Những hạn chế,tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận Thanh Xuân đến năm 2010.DOC (Trang 42 - 47)

III. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quận

2.Những hạn chế,tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch

2.1. Những hạn chế,tồn tại

Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị còn khoảng cách khá xa so với yêu cầu xây dựng đô thị văn minh hiện đại. Hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn quận nói chung thuộc loại yếu kem so với các quận thành cũ của Hà Nội. Mạng lưới giao thông của quận thiếu các trục đường cơ bản theo quy hoạch , các tuyến đường khu vực còn ít và chưa được quan tâm đầu tư theo hướng quy hoạch đô thị hiện đại.

Dân số trên địa bàn quận đã và đang tăng nhanh, trong đó chủ yếu là tăng cơ học. Tình hình đó sẽ có thể tiếp tục gây quá tải cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Đồng thời xu thế đó cũng sẽ gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý xã hội và môi trường trên địa bàn quận.

Một số doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Quận có công nghệ sản xuất lạc hậu, đang ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí, môi trường nước thải.

Quỹ đất tuy thuận lợi cho pát triển đô thị song cơ cấu sử dụng đất hiện nay vẫn chưa hơp lý, một số khu dân cư đan xen hoặc bao bọc xung quanh các doanh nghiệp. Một số khu tập thể cũ được xây dựng từ những năm 1970 đến nay vẫn tiếp tục sử dụng trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Trên địa bàn Quận quỹ đất cho phát triển công trình công cộng còn hạn chế, tỷ lệ đất dành cho giao thông còn quá thấp so với tiêu chuẩn của các đô thị hiện đại , trong khi chi phí GPMB ngày càng tăng nhanh. Do vậy , nếu GPMB càng chậm, sẽ càng tăng chi phí GPMB về dất đai. Ngoài ra, nếu không căn cứ mốc quản lý ranh giới quy hoạch mở đường và các dự án đã xác định ranh giới sẽ làm tăng chi phí đền bù các công trình kiến trúc khi GPMB. Cuộc chạy đua với thời gian theo đó là với chi phí GPMB cho việc xây dựng các công trình công cộng đang là thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội quân Thanh Xuân.

Khi chuyển sang kinh tế thị trường , cơ chế huy động vốn để phát triển các khu đô thị mới ngày càng ít phụ thuộc vào nguồn vốn từ ngân sách nhà nước . Tuy nhiên , cũng theo cơ chế thị trương, chi phí GPMB cho các dự án đầu tư đang có xu hướng tăng nhanh . Đây cũng là một thách thức không nhỏ trong quá trình đô thị hóa tren địa bàn quận Thanh Xuân

Việc triển khai nhiệm vụ ,kế hoạch công tác của một số đơn vị chưa kịp thời;tiến đọ thi công một số dự án,công tác giải phóng mặt bằng,thanh quyết toán các công trình dự án đã hoàn thành đã đưa vào sử dụng từ năm 2007 trở về trước chậm. Công tác quản lý đất đai ở một số phường chưa tốt;quản lý trật

tự xây dựng đô thị ở một số địa bàn phường hiệu quả chưa cao. Việc thực hiện tổ chức điều hành nhiệm vụ của một số đơn vị,cá nhân còn chậm chạp,chưa đạt yêu cầu. Công tác kiểm tra giám sát của thủ trưởng các đơn vị đối với một số công chức phòng ban còn yếu.

2.3. Nguyên nhânKhách quan: Khách quan:

Tình hình lạm phát những tháng đầu năm 2008 tăng cao đã tác động lớn làm hạn chế sự phát triển của đất nước và thủ đô, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội của quận, nhất là công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND quận đã có sự thay đổi sau khi thực hiện nghị định số 14/CP của chính phủ và quyết định 1601/QĐ-UBND của UBND thành phố. Năm 2008 tiếp tục thực hiện phân quản lý KTXH của thành phố, khối lượng công việc đã tăng thêm nhiều, nhưng biên chế cán bộ công chức chưa đủ đáp ứng nhu cầu công việc.

Những yếu kém vốn có của nền kinh tế đã dồn tích từ nhiều năm nhưng chậm được xử lý, khắc phục. Cơ cấu kinh tế chậm cải thiện; công tác khai thác tài nguyên và gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn,công nghiệp khai thác tài nguyên và gia công vãn chiếm tỷ trọng lớn, công nghiệp phụ trợ chậm phát triển phần lớn vật tư, nguyên liệu trung gian cho sản xuất phải nhập khẩu ; giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp thấp. Tình trạng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước vẫn còn dàn trải , không đảm bảo tiến độ, còn nhiều thất thoát , hiệu quả thấp… kéo dài chậm được khắc phục. Quản lý tài chính, tiền tệ , thị trường , giá cả, xuất nhập khẩu chưa chặt chẽ..

- Công tác dự báo và dự kiến các bioeenj pháp , kế hoạch ứng phó với những tác động tiêu cực của kinh tế thế giới trong điếu kiện hội nhập chưa được quan tâm đúng mức ; các cơ quan nghiên cứu , tham mưu phát hiện chưa kịp thời khi tình huống xảy ra, do chưa có kinh nghiệm và chủ động

trong việc ứng phó nên chỉ đạo, xử lý của một số ngành chức năng có lúc còn lung túng , chưa kịp thời , thiếu phối hợp đồng bộ , thiếu linh hoạt. Có chính sách , giải pháp chưa tạo được sự đồng thuận cao trong địa bàn Quận.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến , giải thích tình huống không kịp thời, nhất là trong những trường hợp ban hành các chính sách , giải pháp có tính nhạy cảm , ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân và nhà đầu tư , gay tâm lý lo lắng trong xã hội.

Vào thời điểm khủng hoảng kinh tế trầm trọng cuối năm 2008 và đầu năm 2009 ở một số nước lớn trên thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của quận Thanh Xuân nói riêng. Nó đa gây ra tình trạng thất nghiệp do các công ty ,xí nghiệp khi chưa tim được lối thoát cho viêc tìm đầu ra cho sản phẩm của mình.

Bên cạnh đó,tỷ giá bấp bênh,đồng Việt Nam đồng bị mất giá khiến doanh thu ở các công ty giảm do chi phí đầu vào quá cao. Chịu sức ép không nhỏ từ các daonh nghiệp nước ngoài

Về chủ quan:

Công tác lập, triển khai thực hiện kế hoạch ở một số đơn vị còn yếu, vai trò tham mưu đề xuất những lĩnh vực, nội dung công tác mới của một số đơn vị chưa kịp thời, hiệu quả thấp; năng lực tổ chức thực hiện, trách nhiệm cá nhân một số vị trí, đơn vị, cơ sở hạn chế, cá biệt có những trường hợp phải xử lý kỷ luật. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có việc chưa dứt điểm.

Chất lượng của các bản kế hoạch vẫn còn thấp việc thể hiện nội dung của nó vẫn còn máy móc theo những khuôn mẫu nhất định, thiếu đi những điểm đổi mới. Dẫn đến đánh giá đưa ra 1 cách chung chung,là không tìm dược nguyên nhân của các vấn đề. Các bản kế hoạch thiế tính khả thi trong thực hiện điều này xuất phát từ nguyên nhân chính là việc lập kế hoach không gắn với nguồn lực, thiếu tính xác thực, thiếu sự tham gia của các bên liên

quan. Chính vì vậy việc xác định thực trạng , cũng như việc xác định các định hướng , mục tieu, chỉ tiêu và đè xuất các chính sách không thực tế.

Công tác chỉ đạo, kiểm tra của ủy ban nhân dân quận tuy đã quyết liệt, chỉ đạo phối hợp công tác đã có chuyển biến, song còn những việc cụ thể chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận Thanh Xuân đến năm 2010.DOC (Trang 42 - 47)