1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự phát triển kinh tế xã hội của cộng hòa dân chủ nhân dân lào

129 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 706,5 KB

Nội dung

Đi sâu nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào từ năm 2000 đến năm 2014 để làm sáng tỏ những nhân tố tác động; những thành tựu cơ bản công hòa dân chủ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CAO THỊ HẰNG

SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CỘNG HÒA DÂN CHỦ

NHÂN DÂN LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2014

Chuyên ngành: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Mã số: 60 22 03 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

TS Bùi Văn Hào

NGHỆ AN, NĂM 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Thế giới, tôi xinbày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ: Bùi Văn Hào – người thầy đã tận tìnhgiúp đỡ, hướng dẫn tôi từ khi nhận đề tài cho đến khi Luận văn hoàn thành

Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy, Cô giáo Khoa Lịch sử, các Thầy, Côgiáo Khoa Sau Đại học Trường Đại học Vinh đã giúp đỡ tôi trong quá trình họctập tại trường

Tôi xin cảm ơn các Cán bộ ở Thư Viện quốc gia Việt Nam, Thư viện Họcviện Ngoại giao Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Thư viện tỉnh Nghệ

An, Văn phòng Đại sứ quán Lào tại Hà Nội, đã nhiệt tình cung cấp tài liệu đểchúng tôi hoàn thành Luận văn

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian, do năng lực bản thân cònhạn chế, chắc hẳn Luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót cả về nội dung vàhình thức Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy, Cô giáo

và bạn đọc

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, người thân,anh chị và bạn bè đã luôn ủng hộ giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đềtài

Xin chân thành cảm ơn! Nghệ An, tháng 9 năm 2015

Tác giả

Cao Thị Hằng

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

3 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 15

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 16

5 Đóng góp của luận văn 16

6 Bố cục của luận văn 16

NỘI DUNG 18

CHƯƠNG 1 18

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2014 18

1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào .18

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 18

1.1.2 Tình hình xã hội 21

1.2 Những nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế -xã hội của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào từ năm 2000 đến năm 2014 24

1.2.1 Những nhân tố khách quan 24

1.2.2 Những nhân tố chủ quan 28

*Tiểu kết chương 1: 46

CHƯƠNG 2 48

SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA LÀO TỪ NĂM 2000 48

ĐẾN NĂM 2014 48

2.1 Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao và quốc phòng – an ninh 48

2.1.1 Về chính trị - ngoại giao 48

2.1.2 Về quốc phòng – an ninh 57

2.2 Trên lĩnh vực kinh tế 61

2.2.1 Trong lĩnh vực nông nghiệp 61

Trang 4

2.2.3 Trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải 63

2.2.4 Trong lĩnh vực thương mại – đầu tư 65

2.2.5 Trong phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu 75

2.3 Trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và các lĩnh vực khác 78

2.3.1 Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội 78

2.3.2 Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo 81

2.3.3 Trong lĩnh vực y tế 83

* Tiểu kết chương 2 84

CHƯƠNG 3 86

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2014 86

3.1 Đánh giá về sự phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ năm 2000 đến năm 2014 86

3.1.1 Những thành tựu và hạn chế 86

3.1.2 Ý nghĩa của sự phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào từ năm 2000 đến năm 2014 93

3.2 Những thuận lợi và khó khăn để phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 95

3.2.1 Sự tồn tại phổ biến của kinh tế tự túc, tự cấp 95

3.2.2 Những khó khăn trong phát triển nền kinh tế thị trường 96

3.2.3 Thế mạnh khu vực kinh tế nông – lâm nghiệp của Lào 97

3.2.4 Những mặt trái của việc phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn ở Lào .98

3.2.5 Những khó khăn trong việc giải quyết vấn đề cán cân thương mại 99

3.2.6 Vấn đề cân đối ngân sách và ổn định lạm phát 100

3.2.7 Vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hội nhập khu vực và quốc tế .100 3.2.8 Vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 101

3.3 Liên hệ sự phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào với Việt Nam 102 3.3.1 Quan hệ Việt Nam - Lào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào .102

Trang 5

3.3.2 Những bài học kinh nghiệm của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào đối với

Việt Nam 115

* Tiểu kết chương 3 117

KẾT LUẬN 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày 2/2/1975, nhân dân Lào giành thắng lợi trọn vẹn trong cuộc đấutranh giành độc lập dân tộc, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thứcđược thành lập, mở ra thời kỳ lịch sử mới – thời kỳ xây dựng phát triển kinh tế -

xã hội

Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Cách mạng Lào, nhân dân các bộtộc Lào đã từng bước vượt qua khó khăn, thử thách đưa đất nước đi lên theo conđường định hướng xã hội chủ nghĩa Sau 10 năm xây dựng và phát triển đấtnước (1975 – 1985), với ý chí độc lập và tự cường, Lào đã từng bước ổn địnhtình hình chính trị - xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục và tăng cường công tác

an ninh – quốc phòng Tuy nhiên, tình hình kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn.Trong khi đó, tình hình thế giới có nhiều biến đổi, nhất là hệ thống xã hội chủnghĩa ở Đông Âu lâm vào khủng hoảng, nhiều nước tiến hành cải tổ, cải cáchkinh tế Trong bối cảnh đó, Đại hội IV Đảng nhân dân Cách mạng Lào Lào (năm1986) đã đề ra đường lối đổi mới

Sau hơn một thập kỷ (1986 -2000) kiên trì thực hiện đường lối đổi mới,bước sang thế kỷ XXI, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã thu được nhiều thànhtựu quan trọng, tạo ra sự biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội, không chỉ góp phần

ổn định tình hình trong nước mà còn khẳng định vị thế của mình trong khu vực

và trên trường quốc tế Đi sâu nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào từ năm 2000 đến năm 2014 để làm sáng tỏ

những nhân tố tác động; những thành tựu cơ bản công hòa dân chủ nhân dânLào đạt được trong những năm đầu thế kỷ XXI; cũng như rút ra một số bài họckinh nghiệm , vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc khôngchỉ đối với Lào mà cả đối với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam

Trang 7

còn góp phần lý giải nguyên nhân, tìm hiểu nội dung của công cuộc đổi mớicũng như ý nghĩa của nó trong 15 năm đầu của thế kỷ XXI.

1.2 Ý nghĩa thực tiễn

Là một quốc gia láng giềng, có quan hệ hữu nghị đặc biệt với Việt Nam,

đi sâu nghiên cứu về kinh tế - xã hội của Lào trong giai đoạn từ năm 2000 đếnnăm 2014 không chỉ góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa haiquốc gia, mà qua đó còn rút ra những bài học bổ ích để thực hiện thắng lợi côngcuộc đổi mới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn vấn

đề: “Sự phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào từ

năm 2000 đến năm 2014” làm đề tài luận văn tốt nghiệp nghiệp cao học Thạc sĩ

2.1 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Nghiên cứu về lịch sử nước Lào có đáng chú ý có các công trình: Lịch sử Đảng Nhân dân cách mạng Lào, của Ban chỉ đạo nghiên cứu lý luận và thực tiễn

Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội xuấtbản năm 2005 [2]; hay các tác giả Lương Ninh - Nghiêm Đình Vỳ - Đinh Ngọc

Bảo với Đất nước Lào, lịch sử và văn hoá, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 1997 [41]; Lịch sử Lào hiện đại, tập 1, 2 của Nguyễn Hùng

Phi - Buasi Chalơnsúc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2006 [42, 43];Trung tâm KH XH và NV Quốc gia - Viện Nghiên cứu ĐNA xuất bản công

trình, Lịch sử Lào, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội năm 1997 [83]; Nguyễn Duy Thiệu (1996), Cấu trúc tộc người ở Lào, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội [57]; Lào đất nước – con người của tác giả Hoài Nguyên, Nxb Thuận Hóa 1997 [40]

Các công trình tập trung nghiên cứu trình bày lịch sử hình thành và phát triển

Trang 8

của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, tập trung trình bày về lịch sử, vănhóa, quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo củaĐảng nhân dân cách mạng Các công trình này có ít nhiều đề cập đến công cuộcđổi mới, sự thay đổi về kinh tế xã hội của Lào nhưng còn chưa tập trung, chuyênsâu và chủ yếu trước năm 2000, đây là một nguồn tài liệu hữu ích giúp chúng tôitrong quá trình thực hiện đề tài.

Gần đây xuất hiện thêm một số công trình liên quan đến sự phát triển kinh

tế - xã hội của Lào trong những năm đầu của thập niên đầu thế kỷ XXI đó là:

Công trình Một số vấn đề và xu hướng chính trị -kinh tế ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI của Tiến sĩ Trương Duy Hòa,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2012 [28] Công trình tập trung trình bày các xuhướng chính trị ở Lào, bên cạnh đó là những vấn đề kinh tế nổi bật của Lào tầmnhìn đến năm 2020, từ đó chỉ ra tác động đến Việt Nam

Kỷ yếu Hội thảo quốc tế phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và Lào giai đoạn 2011 -2020 (gồm 02 tập) [33, 34], do Văn phòng Chính phủ CHDCND

Lào, Đại học quốc gia Lào, Viện Khoa học xã hội Lào phối hợp với Trường Đạihọc Kinh tế quốc dân của Việt Nam tổ chức vào tháng 7/2011 tại Viêng Chăn(Lào) Đây là một công trình công phu, gồm nhiều bài tham luận của các nhànghiên cứu, các chuyên gia kinh tế Việt Nam, Lào tập trung vào nhiều nội dungphát triển kinh tế của hai quốc gia láng giềng Việt –Lào

Tìm hiểu về quan hệ giữa chính phủ Việt Nam và Lào có một số côngtrình đáng chú ý như:

Ban chỉ đạo nghiên cứu biên tập lịch sử quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam

với công trình, Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào (1930 – 2007), Hà Nội,

2010 [35]; hay công trình nghiên cứu của tác giả Lê Đình Chỉnh xuất bản năm

2007 với nội dung Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong giai đoạn 1954 - 2000, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [6]; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội với công trình Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt xuất bản năm

1993 [45]; Hoàng Văn Thái, Liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào - Cămpuchia,

Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội năm 1983 [52]; tác giả Nguyễn Duy Dũng chủ

biên hai công trình Việt Nam –Lào –Campuchia hợp tác hữu nghị và phát triển,

Trang 9

Nxb Thông tin, Hà Nội năm 2012 và Tam giác phát triển Việt Nam –Lào – Campuchia từ lý thuyết đến thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2010 [10,

11] Các công trình tập trung nghiên cứu về mối quan hệ anh em bền vững giữahai Đảng, hai dân tộc Việt - Lào, mối quan hệ gắn bó đó không chỉ thể hiệntrong thời chiến tranh cách mạng, mà ngay trong đổi mới, phát triển kinh tế, xâydựng chủ nghĩa xã hội cũng được phát huy Hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóagiữa hai dân tộc có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển, giao lưu kinh tế trong quátrình hội nhập khu vực và thế giới Các công trình nghiên cứu mối quan hệ giữahai dân tộc cũng phần nào giúp chúng tôi thấy được những thay đổi về kinh tế -

xã hội cũng như vai trò của Việt Nam đối với sự biến đổi đó của Lào trong quátrình đổi mới đất nước

Các luận án, luận văn tìm hiểu về Lào cũng như công cuộc đổi mới vàphát triển kinh tế, xã hội:

Trong luận án Tiến sĩ: “Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào từ năm 1975 đến nay”[55], bảo vệ tại trường Đại

học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội năm 1996 tác giả Trần Cao Thành đisâu nghiên cứu sự phát triển kinh tế xã hội của Lào từ năm 1975 đến năm 1995,trong đó có đề cập đến thành tựu của công cuộc đổi mới Tuy nhiên, luận án tiến

sĩ mới dừng lại ở việc tìm hiểu quá trình phát triển kinh tế xã hội trong 20 năm

đầu sau đổi mới của Lào, phát triển công trình “Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào: 20 Năm xây dựng và phát triển” [54] trước đó của ông Những thành tựu

về công cuộc đổi mới từ sau năm 1995 đến năm 2014 chưa được đề cập vànghiên cứu đầy đủ và hệ thống

Luận văn cao học Thạc sĩ lịch sử chuyên ngành Lịch sử thế giới “Tìm hiểu công cuộc đổi của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (1986 – 2005)” [9] của

tác giả Nguyễn Thị Ngọc Dung, bảo vệ tại trường Đại học Vinh năm 2006 làmột công trình tiêu biểu tìm hiểu về công cuộc đổi mới của Lào trong một phạm

vi thời gian dài, 20 năm tính từ công cuộc đổi mới Trong luận văn tốt nghiệpcủa mình, tác giả trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống về công cuộc đổimới đất nước của Lào từ năm 1986, tìm hiểu nhân tố thúc đẩy quá trình đổi mớidiễn ra, đường lối đổi mới và dành một chương để nói về thành tựu 20 năm đổi

Trang 10

mới Đây là một công trình tìm hiểu về đổi mới của Lào công phu và đầy đủ,tính đến thời điểm năm 2005 Tuy nhiên, từ đó đến nay, thành tựu của công cuộcđổi mới ở Lào từ sau năm 2005 đến năm 2014 còn là một khoảng trống, chưađược tìm hiểu và nghiên cứu đầy đủ Đây là một khoảng trống lịch sử, một giaiđoạn có nhiều biến động và thay đổi trong công cuộc đổi mới ở Lào, đang cầnđược nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể.

Tác giả Trần Thị Thủy trong luận văn tốt nghiệp cao học Thạc sĩ lịch sử

chuyên ngành Lịch sử thế giới với đề tài: “Tình hình kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn 1986 đến 2007 và vai trò của Việt Nam” [82] bảo vệ thành công tại Đại học Vinh năm 2008, trong phần nội dung

của luận văn, ngoài trình bày về sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào từ năm

1986 đến năm 2007 đã giành một chương nội dung để nói về những thành tựukinh tế, chính trị xã hội của Lào trong khoảng thời gian đề tài thực hiện Đây làmột nguồn tài liệu quan trọng để chúng tôi tham khảo, đối chiếu, so sánh trongquá trình thực hiện đề tài luận văn của mình

Ngoài những công trình chính kể trên, còn có một số công trình Luận án,Luận văn, Khóa luận tốt nghiệp đại học lưu trữ tại thư viện Đại học Vinh có tìmhiểu đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Lào ở những mức độ và khía

cạnh khác nhau, trong đó đáng chú ý có: “Tình hình giáo dục nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (1986 - 2007) và vai trò của Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hiền Nga; hay “Quá trình hợp tác kinh tế giữa hai tỉnh Nghệ An (Việt Nam) – Xiêng Khoảng (Lào) từ năm 1991 đến 2008” của tác giả Trần Việt Hà; “Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Bình (CHXHCNVN) – Khăm Muộn (CHDCND Lào) giai đoạn 1976 – 2006”, tác giả Nguyễn Thị Hương Trà;

“Quan hệ hợp tác Hà Tĩnh (CHXHCNVN) – Bôlykhămxay (CHDCND Lào) từ

1976 – 2003” của Dương Thị Kim Ly, Đây là những công trình đều ít nhiều

có đề cập đến nội dung của công cuộc đổi mới ở Lào và một số thành tựu trongnhững lĩnh vực của từng đề tài tìm hiểu thực hiện

Ngoài ra, tìm hiểu và nghiên cứu về Lào còn có các bài viết của các nhànghiên cứu đăng trong các tạp chí, chuyên san hoặc kỷ yếu hội thảo khoa học:

Trang 11

Hà Minh Tân với bài viết "Cơ sở khách quan bền vững của mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào" [51], Tạp chí Cộng sản 1995; Báo Nhân dân, số 18649, ngày 29/08/2006, tr.1 có bài viết "Tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Lào"; bài báo Việt Nam – Lào: 45 năm hợp tác hữu nghị (Đặc san Báo Thế giới và Việt Nam), Hà Nội năm 2007; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,

Hà Nội ấn hành Văn kiện đại hội lần thứ VI Đảng Nhân dân cách mạng Lào

năm 1996,

Nhà nghiên cứu Trần Cao Thành cho xuất bản công trình “Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào: 20 Năm xây dựng và phát triển”[54], năm 1995, nhân dịp kỷ

niệm hai thập kỷ nước Lào giành được độc lập đi lên xây dựng, phát triển và bảo

vệ đất nước Công trình phác họa bức tranh kinh tế - xã hội trong suốt nhữngnăm đầu sau giải phóng và 10 năm đầu bước vào thời kỳ đổi mới Đây là giaiđoạn xây dựng và bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân từ Trung ương tới địaphương, hoạch định đường lối đối ngoại, phát triển kinh tế làm trọng tâm Tuy

có đề cập đến một số thành tựu bước đầu đạt được trong những năm đầu đổimới, xong đây không phải là công trình tìm hiểu về thành tựu của công cuộc đổimới ở Lào, đặc biệt mới chỉ dừng lại ở mốc thời gian năm 1995 Nhưng đâycũng là một công trình và tài liệu hữu ích giúp chúng tôi trong quá trình tìm hiểu

về thành tựu công cuộc đổi mới ở Lào từ năm 1986 đến năm 2010

Tiến sĩ Bùi Văn Hào có một loạt công trình như sách chuyên khảo, tạpchí, nghiên cứu về quan hệ Việt Lào ở góc độ hợp tác một số tỉnh có chung

đường biên giới như: Sách chuyên khảo, Hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục và y

tế giữa tỉnh Nghệ An (Việt Nam) với các tỉnh Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay (Lào)

từ năm 1986 đến năm 2010 [26]; Quá trình hoạch định tuyến biên giới Việt Nam

- Lào khu vực do tỉnh Nghệ An và tỉnh Xiêng Khoảng quản lý Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á Số 130, năm 2011 [18]; Hợp tác giáo dục - đào tạo giữa tỉnh

Nghệ An của Việt Nam với các tỉnh Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay của Lào từ

năm 1976 đến năm 2010, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á Số 132, năm 2011

[19]; Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa tỉnh Nghệ An của Việt Nam với

tỉnh Xiêng Khoảng của Lào từ năm 1976 đến năm 2009, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á Số 133, năm 2011 [20]; Hợp tác thương mại giữa Nghệ An của

Trang 12

Việt Nam với Xiêng Khoảng và Bôlykhămxay của Lào từ năm 1991 đến năm

2010, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á Số 161, năm 2013; Quan hệ thương mại

và hợp tác đầu tư giữa tỉnh Hà Tĩnh của Việt Nam với tỉnh Bôlykhămxay của

Lào từ năm 1991 đến năm 2013 Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á Số 180, năm

2015 [24]; Quan hệ giữa tỉnh Thanh Hóa của Việt Nam với tỉnh Hủa Phăn của

Lào trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tạp chí Nghiên cứu Lịch

sử Số 454, năm 2014 [23],

Sách chuyên khảo và các bài viết trên Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á,Tạp chí nghiên cứu lịch sử của Tiến sĩ Bùi Văn Hào đều tập trung tìm hiểu,nghiên cứu và làm rõ mối quan hệ hợp tác toàn diện, bền chặt và có hiệu quảtrên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Thanh Hóa,Nghệ An với các tỉnh Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay, Hủa Phăn của Lào Nhữngnội dung được tác giả đề cập trong các công trình, bài viết nêu trên giúp chúngtôi có cái nhìn cụ thể hơn về kinh tế, chính trị, xã hội của Lào trong khoảng thờigian nội dung các bài viết xác định, bên cạnh đó cũng thấy được quan hệ hợp táchữu nghị tốt đẹp giữa hai nhà nước Việt – Lào, nhân dân các tỉnh của hai nước

có chung đường biên giới trong quá trình hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội

2.2 Các công trình nghiên cứu ở Lào và các nước khác

Đề cập đến sự phát triển của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ở Lào có

một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Sự giúp đỡ của Việt Nam đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Lào 1945 - 1954,của Xinhthong Xinghapănnha, Luận án PTS, Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1991 [90]; Lịch sử Quân đội nhân dân Lào, của Viêngvichit Suthiđêt, Nhà xuất bản QĐND Lào, Viêng Chăn (Bản dịch chép tay) năm 2006 [85]; tác giả Khămtày Xiphănđon với bài Tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện và liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam trong thời kỳ cách mạng mới, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 1 – 1995 [31]; Khămtày Xiphănđon (1985), với nội dung Bài phát biểu của đồng chí Khăm tày Xiphănđon tại Hội nghị liên tịch các tỉnh kết nghĩa Lào – Việt Nam ngày 14 - 2 -

1985, ĐVBQ: 15, Phòng lưu trữ - Tỉnh uỷ Nghệ An [30]; 25 năm chiến đấu và thắng lợi của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, của Cayxỏn Phômvihản, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội năm 1980 [4]; Cayxỏn Phômvihản (1986), Về cuộc

Trang 13

cách mạng dân tộc dân chủ ở Lào, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội [5], Đây là

các công trình nghiên cứu của các tác giả người Lào, các công trình tiếp tụckhẳng định mối quan hệ khăng khít giữa hai dân tộc, hai nhà nước đặc biệt trongthời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc

Liên quan đến hành lang Luật pháp trong quá trình phát triển kinh tế xã

hội của Lào có công trình Hoàn thiện pháp luật kinh tế trong quá trình đổi mới quản lý kinh tế của Lào [91] của tác giả Xổm Xay Xỉ Hà Chắc, Nxb Tư pháp,

Hà Nội 2006

Và một phần quan trọng không thể không kể đến là những khóa luận tốtnghiệp Đại học, luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của các tác giả người Lào bảo vệthành công tại trường Học viện Ngoại giao có liên quan đến quá trình phát triểnkinh tế - xã hội của Lào trong thời gian đề tài chúng tôi thực hiện Trong đóđáng chú ý có:

Khóa luận tốt nghiệp của Phonevichit Sivilay với đề tài Thu hút FDI của Việt Nam vào Lào thực trạng và giải pháp [44], bảo vệ thành công tại khoa Kinh

tế Quốc tế của Học viện Ngoại giao năm 2010 Công trình tập trung làm sáng tỏthêm quan hệ kinh tế Việt –Lào qua lĩnh vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) giai đoạn trước năm 2010

Luận vănThạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế của Chonny

Thongsavanh với đề tài Quá trình hội nhập quốc tế của Lào từ sau chiến tranh lạnh đến nay, bảo vệ thành công tại Học viện ngoại giao năm 2014 Công trình

khái quát quá trình Đảng cách mạng Lào lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế,từng bước hội nhập vào khu vực và thế giới trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Somleuthai Vienthongpasert với đề tài Quan

hệ kinh tế của Lào với các nước ASEAN từ 1997 đến 2010 [48], chuyên ngành

Quan hệ quốc tế, bảo vệ thành công tại trường Học viện Ngoại giao năm 2011.Luận văn tập trung vào trình bày nội dung hợp tác kinh tế của Lào với các nướcASEAN, trong đó có Việt Nam

Ngoài ra còn một số luận văn khác có liên quan ít nhiều đến nội dung của

đề tài như: Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế của Sengping

Sinvongsa Vấn đề đầu tư trực tiếp trong quan hệ Lào –Trung Quốc từ năm 2000

Trang 14

đến năm 2013 [47], bảo vệ thành công tại Học viện Ngoại giao năm 2014 Tác giả Vilayvone Bouatongmoua với luận văn Thạc sĩ Hợp tác phát triển lưu vực sông Mê Kông trong quan hệ Việt – Lào [89], bảo vệ thành công tại Học viện Ngoại giao năm 2013 Luận văn Quan hệ Lào từ năm 1986 đến 2012 của tác giả

Thong Sivlay, bảo vệ thành công tại Học viện Ngoại giao năm 2013,…

Nghiên cứu về Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào còn có một số công trình,tài liệu bằng tiếng Anh như:

Indochinese the peoples will win (1970), H., Foreign Languages Publishing House; Laos đề cập đến cuộc chiến tranh cách mạng và giành thắng lợi của nhân dân 3 nước Đông Dương trong đó có Lào; Lao Issara the memoits

of oun sananikone (1975), Ed and with an introd by David K Wyatt, tranls by

John B Mur University; Mac Alister Brown, Joseph J Zasloff (1986),

Apprentice Revolutionaries: The Communist Movement in Laos 1930 - 1985,

Hoover Institution, Stanford University, viết về phong trào cách mạng do Đảngnhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo từ năm 1930 đến năm 1985; Joseph J Zasloff

(1991), Laos: Beyon the Revolution, Edited by Joseph J Zasloff and Leonard

Unger, Macmillan Academic and Professional Ltd, Houndmills, Basingstock,Hampshire RG21 2XS and London, công trình có nội dung về cuộc cách mạng

giành độc lập và thống nhất của nhân dân Lào; Bernard Gay (1995), La nouvelle frontière Lao – Vietnammienne: Les accords de 1977 - 1990, Raris L’ Harmattan; Bernard Hamel (1994), Resistances au Vietnam, Cambodge et Laos (1975 - 1980), Éditions L’ Harmattan 5 - 7, rue de L’ École - Polytechique

75005, Paris, nói về mối quan hệ và hợp tác giữa Lào và Việt Nam sau khi giànhđộc lập đến những thập niên 90 của thế kỷ XX

Qua tìm hiểu nội dung đề tài, các công trình nghiên cứu của những tác giả

đi trước, chúng tôi thấy vấn đề đổi mới, phát triển kinh tế cũng như hợp tác giữaLào và Việt Nam được nhiều người quan tâm nghiên cứu Các công trình củacác tác giả đi trước đã ít nhiều đề cập đến sự biến đổi kinh tế - xã hội của Làotrong thời kỳ đổi mới từ sau năm 1986, tuy nhiên trong đó, chưa có một công

trình nào tìm hiểu và trình bày một cách có hệ thống về: Sự biến đổi kinh tế - xã hội của Lào trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2014) Là một người nghiên cứu, tìm

Trang 15

hiểu lịch sử, chúng tôi nhận thấy đang còn là một khoảng trống lịch sử cần được

bổ sung lấp đầy trong thời gian tới Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: Sự

phát triển kinh tế - xã hội của Lào từ năm 2000 đến năm 2014 làm đề tài luận

văn tốt nghiệp cao học Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử thế giới

3 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung vào nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào từ năm 2000 đến năm 2014

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi không gian của nước CHDCND Lào Tuy nhiên, để làm nổi rõ sự

tương đồng và khác biệt của sự biến đổi kinh tế - xã hội ở Lào, đề tài có sự liên

hệ, so sánh với một số quốc gia khác, nhất là Việt Nam

Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào trong 15 năm đầu thế kỷ XXI (từ năm 2000 đến năm 2014).

Phạm vi nội dung: Ngoài phần khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội của

Lào và thực trạng phát triển kinh tế của Lào trước năm 2000 để cho kết cấu luận

văn logic và liền mạch Đề tài đi sâu nghiên cứu sự phát triển của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trên các lĩnh vực: chính trị - ngoại giao; quốc phòng – an ninh; kinh tế; văn hóa; giáo dục và một số lĩnh vực khác từ năm 2000 đến năm

2014

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung giải quyết 3 nhiệm vụ sau:

1 Phân tích những nhân tố tác động đến sự biến đổi kinh tế - xã hội củaCộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2014

2 Trình bày và phân tích sự phát triển chủ yếu về kinh tế - xã hội của

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2014

3 Đưa ra một số nhận xét, đánh giá về sự phát triển kinh tế - xã hội củaCộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn 15 năm đầu thế kỷ XXI (2000 -2014), trong đó có sự liên hệ với tình hình của Việt Nam

Trang 16

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tài liệu

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi có tham khảo, sử dụng một sốloại tài liệu tham khảo chính sau đây:

- Nguồn tài liệu gốc: Các văn kiện Đảng, các báo cáo chính trị qua các kỳ

Đại hội, các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cáchmạng Lào

- Tài liệu chuyên khảo: Các báo cáo, biên bản, bài báo, sách chuyên khảo

được lưu trữ ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Học viện Ngoại giao, Thông tấn

xã Việt Nam, Thư viện quốc gia, Thư viện Nghệ An, Thư viện Đại học Vinh,

- Một số luận án, luận văn Cao học lưu trữ tại Thư viện Đại học Vinh

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên cơ sở nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin

để nghiên cứu và giải quyết yêu cầu đặt ra của đề tài

Để giải quyết các vấn đề, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp logic lịch sử Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, một số phương pháp nghiên cứukhác như: thống kê, so sánh, nghiên cứu liên ngành, cũng đã được sử dụng

-5 Đóng góp của luận văn

Thứ nhất, luận văn là công trình đầu tiên trình bày có hệ thống sự biến đổicăn bản về kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong 15 nămđầu của thế kỷ XXI (từ năm 2000 đến năm 2014)

Thứ hai, rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu trong quá trình đổimới cải cách hiện nay của Việt Nam và một nước có thể chế chính trị và nhiềuđiểm tương đồng với Lào từ trong lịch sử

Thứ ba, nghiên cứu sự biến đổi kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủnhân dân Lào trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2014 để góp phần làm cơ sởcho việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa Lào và Việt Nam trong thời kỳ mớihiện nay

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính củaluận văn được thể hiện trong 3 chương:

Trang 17

Chương 1: Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội và những nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ năm 2000 đến năm 2014.

Chương 2: Sự phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ năm 2000 đến năm 2014.

Chương 3: Một số nhận xét về sự phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ năm 2000 đến năm 2014.

Trang 18

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA LÀO

TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2014 1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là một nước lục địa nằm giữa lòngbán đảo Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) ở khu vực Đông Nam châu

Á, nằm trải dài trên 80 vĩ tuyến (từ 140 đến 2005) Phần lớn diện tích tự nhiên củaLào nằm giữa dãy Trường Sơn và sông Mê Công Nước Lào có trên 4.700kmđường biên giới đất liền với 05 quốc gia là: Trung Quốc, Việt Nam, Mianma,Thái Lan và Campuchia Đặc biệt Lào là quốc gia không có đường biên giớigiáp biển và đường thông ra biển, muốn ra biển phải thông qua các cảng củamiền Trung Việt Nam như: Cảng Cửa Lò, Cửa Việt hay Đà Nẵng [40; Tr 17]

Lào là một quốc gia diện tích đất rộng trong khi dân số thưa, với diện tíchđất tự nhiên là 236.800 km2 và dân số là hơn 6,3 triệu người (số liệu tính đếnnăm 2009) Về tổ chức hành chính, hiện tại Lào chia thành 17 đơn vị hànhchính, trong đó có 16 tỉnh và 01 thành phố (thủ đô Viêng chăn)

Về địa hình: Đặc điểm nổi bật của Lào là địa hình đa dạng, có cả núi, cao

nguyên và đồng bằng, thung lũng nhưng núi và cao nguyên là địa hình chiếm3/4 diện tích đất tự nhiên Do cấu tạo địa chất, địa hình Lào chia thành hai vùnglớn rõ rệt: Vùng phía Bắc từ sông Nậm Cà Dinh đổ lên núi đồi trùng điệp, hiểmtrở, chia cắt thành nhiều thung lũng hẹp, vực thẳm, đi lại khó khăn và chủ yếuđịa hình nghiêng dần theo hướng từ Bắc xuống Nam Và vùng Trung Hạ Lào từsông Nậm Cà Dinh đổ về Nam địa hình ít uốn nếp, nhiều cao nguyên lớn, nhiềuđồng bằng rộng, bằng phẳng và nghiêng dần từ Đông sang Tây Chính sự khácbiệt của hai dạng địa hình tạo nên độ dốc cho toàn bộ nước Lào theo chiều Bắc –Nam và Đông –Tây

Trang 19

Về sông ngòi: Lào là một nước có rất nhiều sông, suối, trong đó đáng chú

ý nhất là hệ thống sông Mê Công chảy theo hướng Bắc –Nam và quy tụ các chilưu phụ của nó thành hai hệ thống sông: Hệ thống phụ lưu phía Bắc gồm cácsông: Nậm Xằng, Nậm To, Nậm Ngừm, Nậm Nghiệp, Nậm Xăn chảy theohướng từ Bắc xuống Nam và các sông Nậm Xeng, Nậm Khan, Nậm U, NậmBăng, Nậm Thà chảy theo hướng Đông Bắc –Tây Nam Ngoài ra cũng có một số

ít các con sông như: Nậm Mạ, Nậm Sầm, Nậm Lơn chảy theo hướng Đông ravịnh Bắc Bộ của Việt Nam Hệ thống phụ lưu ở phía Nam gồm các sông Nạm

Cà Dinh, Xêbăngphai, Xêbănghiêng ở Trung Lào, sông Sécdôn, sông Xêkông ở

Hạ Lào chảy theo hướng Đông –Tây Nhìn chung, sông ngòi ở Lào nhiều nhưngđều là sông trẻ, mang đặc điểm của sông ở miền núi, nhiều thác, lắm ghềnh đilại khó khăn Riêng sông Mê Công là sông lớn không những của Lào mà của thếgiới đã và đang được khai thác, sử dụng góp phần to lớn vào sự phát triển kinh

tế của Lào Sông ngòi vừa là đường giao thông quan trọng, đặc biệt trong điềukiện địa hình chủ yếu là đồi núi như ở Lào, đồng thời sông ngòi cũng là nguồncung cấp thực phẩm chủ yếu (cá, thủy sản,…) cho nhân dân Ngoài ra, các dòngsông còn mang nặng phù sa, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng trọt,chăn nuôi và là tiềm năng thủy điện to lớn

Về khí hậu: Lào nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ở khu vực Bắc bán

cầu và ở miền gió mùa châu Á Do đặc điểm địa hình trải dài trên 80 vĩ tuyếnnên khí hậu có nhiều sự khác biệt, lại nằm sâu trong lục địa ít chịu tác động từbiển nên khí hậu của Lào không thuần nhất từ Bắc tới Nam, từ đồng bằng đếncao nguyên và miền núi Khí hậu Lào mang tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm

là chủ yếu và có tính chất ôn đới ở những vùng núi cao, nhưng đồng thời cũngbiểu hiện tính chất lục địa, tính chất đa dạng và đặc trưng cho từng vùng Khíhậu của Lào một năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô Mùa mưađồng thời là mùa nóng có gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5, 6 đến tháng 10,mùa khô bắt đầu với 4 tháng lạnh và hanh có gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đếntháng 3 và tiếp tục với 2 tháng khô và nóng là tháng 4 và 5 Nhiệt độ trung bìnhtoàn quốc là 250 C Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới với hai mùa rõ rệt đã đặt racho nhân dân Lào bao thế hệ vấn đề phải khắc phục khó khăn và biến nó thành

Trang 20

yếu tố "tài nguyên" trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Đó là việc giảiquyết vấn đề thủy lợi một cách quy mô, để chống lại nạn úng, lụt trong mùa mưa

và biến mùa khô hạn thành mùa sản xuất trồng trọt quanh năm

Về tài nguyên thiên nhiên: Thiên nhiên nhiệt đới đã ưu đãi cho Lào nhiều

loại tài nguyên không những phong phú về số loại, số lượng và cả chất và lượng,đất đai màu mỡ, đồng cỏ bao la, rừng nhiều gỗ quý, tiềm lực thủy điện dồi dào

Tài nguyên rừng rất phong phú với hệ động thực vật rất đa dạng có giá trịkinh tế cao Rừng già nhiệt đới cung cấp những cây gỗ lớn, song mây, rừng thưamây xạt, may cung, rừng thông, rừng tre nứa, đồng cỏ Đối với người dân Làorừng là nguồn sinh sống rất quan trọng, một số thực phẩm phục vụ nhu cầu sinhhoạt hàng ngày của đại bộ phận người Lào có nguồn gốc khai thác từ rừng(măng, nõn mây, nấm, hoa quả, ) Rừng là nguồn cung cấp vật liệu xây dựng,làm công cụ, vật dụng trong gia đình, xuất khẩu, nhiều cây thảo dược trong rừng

có chức năng chữa được một số bệnh

Hệ động vật đa dạng gồm các loài động vật phổ biến ở khu vực ĐôngNam Á: Trâu, bò rừng, bò tót, tê giác, lợn rừng, nai, hổ, beo, gấu,… đặc biệt làvoi Có đến 800 loài chim, trong đó có nhiều loài chim đẹp và quý như: Công,trĩ màu, có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao

Các loại khoáng sản, các loại quặng phân bố dải rác khắp cả nước VùngPhongsaly có đồng, sắt, than, muối; vùng Sầm Nưa có đồng, sắt, chì, kẽm vàthan; vùng Xiêng Khoảng có quặng sắt với trữ lượng lớn, đồng và một số kimloại như: Ăngtimoan, mănggan, kẽm, vàng, bôxit; vùng cao nguyên đá vôi

Trang 21

Khăm Muộn có thiếc trữ lượng lớn, chì, sắt, bạc, đồng; vùng Savanakhet cóvàng, sắt, đồng, thạch cao; vùng Viêng Chăn có vàng, than, bôxit, bồ tạt, đá quý;vùng Hạ Lào có vàng, sắt, đồng Trong các khoáng sản trên có trữ lượng nhiềunhất là: Sắt, thiếc và bồ tạt.

Nguồn năng lượng thủy điện của Lào có tiềm năng rất lớn và quan trọngđối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Sông Mê Công có tiềm năngthủy điện ước tính 42 triệu KW, trong đó riêng Lào đã chiếm 70% Ngoài ra, cácphụ lưu của sông Mê Công trên đất Lào cũng đạt 10 triệu KW Việc đầu tư, khaithác, mở rộng đem lại những lợi ích kinh tế cao, ngoài sử dựng trong nước, Làocòn xuất khẩu điện sang một số nước xung quanh, đáng chú ý là Thái Lan

Qua trình bày một cách khái quát về điều kiện tự nhiên của Lào có thểthấy Lào có rất nhiều lợi thế về vị trí, tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế

xã hội Song bên cạnh đó cũng không ít khó khăn do địa hình chia cắt, khí hậuphức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của Lào Với điều kiện

tự nhiên như vậy, với sự cố gắng của Đảng và nhân dân Lào từng bước vượtqua, khắc phục những hạn chế về tự nhiên, phát huy những thế mạnh, những tàinguyên tự nhiên vốn cố để đưa kinh tế Lào phát triển ngày càng mạnh đưa nhândân Lào sánh bước cùng các nước trong khu vực và thế giới

1.1.2 Tình hình xã hội

Lào là một nước đa dân tộc (49 dân tộc) trong cộng đồng các dân tộc Làocùng nhau đoàn kết chung sống, xây dựng một nước Lào vững mạnh từ tronglịch sử, có những dân tộc gồm nhiều nhánh tộc và được chia làm 04 nhóm ngônngữ: Nhóm ngôn ngữ Lào –Thái; nhóm ngôn ngữ Môn –Khơme; nhóm ngônngữ Mông –Dao; nhóm ngôn ngữ Hán –Tây Tạng Lào là một đất nước Phậtgiáo, số tín đồ theo đạo Phật chiếm đến 85% dân số

Theo các tài liệu nghiên cứu của giới Khảo cổ học cho thấy Lào là mộttrong những nơi có sự xuất hiện và cư trú của con người cách ngày nay hàng vạnnăm Và từ đó, có người nơi đây đã lao động, sáng tạo phát triển không ngừng,đấu tranh với thiên nhiên, đoàn kết với nhau chinh phục những khó khăn xâydựng nên một nước Lào hiện đại, phát triển như ngày nay Từ những công cụbằng đá thô sơ của thời kỳ đồ đá cũ tiến đến những công cụ ngày càng tinh vi

Trang 22

thuộc thời kỳ đồ đá mới với những sự sáng tạo riêng biệt của mình Người Làotheo sự phát triển chung của nhân loại bước vào văn minh của thời đại kim khívới những công trình phong phú và độc đáo của trụ đá ở Mường Pơn và chum

đá ở Cánh đồng Chum Xiêng Khoảng Niên đại của những trụ đá ở Mường Pơnđược xác định vào thời kỳ đồng thau trong lịch sử nhân loại, còn chum đá ởCánh đồng Chum Xiêng Khoảng ở vào thời kỳ muộn hơn, thời kỳ mà nhữngcông cụ bằng sắt đã xuất hiện phổ biến

Những công trình chế tác bằng đá độc đáo và công phu còn đến ngày naycho thấy một điều trình độ kỹ thuật của người nghệ nhân đã thành thạo vàchuyên nghiệp, bên cạnh đó việc tổ chức trong các xưởng thủ công phải rất chặtchẽ và có kỷ luật Ngoài săn bắn, hái liệm để phục vụ cuộc sống hàng ngày, dầndần không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống, việc trồngtrọt trên các nương, rẫy và việc mở rộng đất đai được đặt ra, chăn nuôi cũng dần

ra đời và phát triển từ đó Một số hiện vật còn lại đến ngày nay như ngọc trai,đục đạc bằng đồng thau, cũng như dấu vết của những con đường đi theo hướngnhững vùng có nhiều mỏ muối –một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của conngười cho chúng ta thấy được có thể lúc bấy giờ đã có sự trao đổi, mua bán nhuyếu phẩm với bên ngoài [40; Tr 45 - 49]

Trước thế kỷ XIV, lịch sử Lào không được ghi chép rõ ràng, chủ yếu là theotruyền thuyết, theo đó vào khoảng thế kỷ thứ VII (năm 658) "Khun-Lo" lậpnước tại Mường-xoa (Luông-pha-bang ngày nay) Sáu người em của Khun-Lochia nhau cai trị các tiểu vương quốc lân cận

Vào thế kỷ thứ XIV (năm 1353) Vua Phà Ngừm thống nhất các Tiểuvương quốc (Hủa-phăn, Mương-phương, Viêng Chăn, Chăm-pa-xắc ) thànhVương quốc Lạn-xạng (Triệu voi) bao gồm diện tích hiện nay và vùng I-xản (18tỉnh Đông Bắc Thái Lan) cùng một phần tỉnh Stung-treng (Đông Bắc Căm-pu-chia) Vua Phà-ngừm đã xây dựng chế độ phong kiến tập trung, đây là thời kỳrực rỡ nhất của lịch sử phong kiến Lào Đầu năm 2003, lần đầu tiên Lào tổ chức

lễ kỷ niệm vua Phà Ngừm

Giữa thế kỷ XVI (năm 1556), Vua Xệt-tha-thi-lạt đã rời đô từ băng về Viêng Chăn Cũng vào thời kỳ này (1559-1571), Vương quốc Lạn-xạng

Trang 23

Luông-pha-bị Miến Điện xâm lược ba lần Nhân dân Lào kiên cường nổi dậy khởi nghĩachống ách thống trị của Miến Điện và đến năm 1581 giành lại độc lập Sau đódưới thời Vua Xu-li-nha Vông-xả, đất nước Lạn-xạng được khôi phục về mọimặt Sau khi Vua Xu-li-nha Vông-xả mất, các thế lực phong kiến nổi lên tranhgiành chính quyền Năm 1713, Lạn-xạng bị chia thành 3 vương quốc là Luông-pha-bang, Viêng-chăn và Chăm-pa-xắc.

Năm 1778, Xiêm đưa quân sang đánh Lào Năm 1779, đất nước Lào xạng trở thành thuộc địa của phong kiến Xiêm Nhân dân Lào dưới sự lãnh đạocủa Vua A-nụ đã vùng lên chống lại ách đô hộ của phong kiến Xiêm

Lạn-Từ 1893-1945, Pháp đô hộ Lào Trong thời kỳ này đã nổ ra nhiều cuộc khởinghĩa vũ trang dưới sự lãnh đạo của Pho-ca-đuộc, Ông-Kẹo, Côm-ma-đăm,Chậu-phạ-pắt-chay nhưng đều thất bại Đáng chú ý là năm 1892, sau cuộc chiếntranh Pháp-Xiêm, Pháp đã ký một hiệp ước bất bình đẳng gây thiệt hại cho Lào

là cắt vùng I-xản (các tỉnh Đông Bắc Thái lan hiện nay) cho Thái lan, lấy sông

Mê Công làm biên giới

Ngày 12/10/1945, nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trậnLào It-xa-la đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền và tuyên bố độc lập Từ1953-1974, tiến hành kháng chiến chống Mỹ Thời kỳ này có 3 lần hòa hợp dântộc (lần thứ nhất: 18/11/1957; lần thứ hai: 23/6/1962; lần thứ ba: 5/4/1974).Ngày 2/12/1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nhândân Lào lật đổ chế độ Quân chủ lập hiến Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dânLào ra đời

Từ Đại hội IV (1986) Đảng Nhân Dân Cách mạng Lào đã đề ra đường lốiđổi mới, cụ thể hóa và bắt tay thực hiện Đại hội V (1991) tiếp tục hoàn thiệnđường lối đổi mới với chủ trương tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ Dân chủnhân dân, từng bước tiến tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa Đại hội VI (1996) tổngkết 5 bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 10 năm lãnh đạo thực hiện đổi mới

và đánh giá đó là thành quả lịch sử quan trọng Đại hội VII (2001) đã triển khaiđường lối đổi mới thành chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020; đề ra chỉtiêu phấn đấu khắc phục tình trạng đói nghèo, đưa đất nước thoát khỏi tình trạngchậm phát triển Đại hội VIII (3/2006) tiếp tục khẳng định hai nhiệm vụ chiến

Trang 24

lược là bảo vệ và xây dựng Tổ quốc và đường lối đổi mới để phát triển đất nướcvững chắc hơn, đưa Lào ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo tiền đề vững chắccho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hướng tới chủ nghĩa xã hội.

Lịch sử hình thành và phát triển của Lào có từ lâu đời, từ thời nguyênthủy, trải qua một thời kỳ dài phát triển với nhiều biến động to lớn, chiến tranhloạn lạc, nhiều lần trở thành thuộc quốc của các quốc gia mạnh trong khu vực vàtrên thế giới Nhân dân Lào anh dũng đấu tranh từng bước giành lại độc lập, giảiphóng chính mình, xây dựng một nhà nước độc lập tự do, đặc biệt từ khi ĐảngNhân dân Cách mạng Lào ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh nơi đây đã mở ra thời

kỳ cách mạng mới, nhân dân Lào từng bước đi từ thắng lợi này đến thắng lợicuối cùng thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ đi vào giaiđoạn đổi mới phát triển đất nước và đạt được nhiều thành tựu trên hầu hết cáclĩnh vực khẳng định bản lĩnh, sức sống và sự phát triển của dân tộc Lào

1.2 Những nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế -xã hội của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào từ năm 2000 đến năm 2014

1.2.1 Những nhân tố khách quan

1.2.1.1 Bối cảnh quốc tế

Kết thúc thế kỷ XX với nhiều biến động chính trị xã hội chưa từng có(Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh lạnh, khủng hoảng kinh tế, sự sụp đổcủa thành trì chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô,…), nhân loại bước vào thế kỷ XXI vớinhững sự thay đổi lớn lao chưa từng có: Cục diện đối đầu hai cực kéo dài trongchiến tranh lạnh giữa Xô –Mỹ trong Chiến tranh lạnh đã lùi vào quá khứ, thayvào đó là xu thế toàn cầu hóa kinh tế do Mỹ và các nước tư bản phát triển hàngđầu thế giới thống lĩnh và chi phối đã trở thành xu hướng phát triển chủ đạo củathế giới, và quá trình liên kết và hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế đã trởthành nhân tố quyết định mọi đường hướng phát triển của các quốc gia, khu vựctrên thế giới

Cùng với xu thế toàn cầu hóa và liên kết khu vực, trong tiến trình pháttriển kinh tế và chính trị thế giới đang diễn ra một cuộc cạnh tranh mới cũngkhốc liệt không kém giữa các cường quốc với tâm điểm chính là Mỹ và TrungQuốc nhằm xác lập lại vị trí bá chủ thế giới Cuộc chạy đua vị trí thế giới giữa

Trang 25

một siêu cường đã được xác lập hơn nửa thế kỷ qua là Mỹ với một đại cườngquốc đang trên đường tìm kiếm vị trí siêu cường là Trung Quốc có phần khốcliệt hơn cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa hai phe Xô –Mỹ trong suốt một thời

kỳ dài, Mỹ và Trung Quốc đã và đang lôi kéo cả thế giới vào cuộc chiến tranhgiành vị trí bá chủ thế giới của mình

Sau hơn nửa thế kỷ ở vị trí siêu cường, Mỹ trở nên suy yếu một các tươngđối do phải đối diện cùng một lúc với nhiều khó khăn đó là: Nạn khủng bố toàncầu (đặc biệt là vụ khủng bố ngày 11/9/2001) không chỉ đặt Mỹ đồng thời cònđặt cả nhân loại vào một nguy cơ mới – nguy cơ chủ nghĩa khủng bố thế giới,đồng nghĩa với đó là những hoạt động quân sự, chính trị nhầm chống lại những

tổ chức, cá nhân có âm mưu khủng bố trên phạm vi thế giới; chi phí khổng lồcủa Mỹ ở các cuộc chiến tranh ở Irac, Apghanistan, Ai Cập, Xiri,…; thêm vào

đó là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu vào năm 2008 cùng với nạn

nợ công chưa thể giải quyết được càng làm kinh tế Mỹ khủng hoảng Tuy nhiênvới ưu thế nổi bật và toàn diện về kinh tế, chính trị đặc biệt là nền tảng khoa học– kỹ thuật công nghệ cao của mình, Mỹ đã và đang nhanh chóng điều chỉnhchiến lược toàn cầu mới nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính, sự trỗi dậymạnh mẽ của Trung Quốc, sự vươn lên của Ấn Độ và một số cường quốc khácthông qua vai trò tích cực của Mỹ trong NATO Đồng thời Mỹ cũng tăng cườngcác mối liên minh truyền thống với EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước thuộckhu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó bao gồm các các cuộc tập trậnquân sự trên biển và đất liền, và củng cố các mối quan hệ truyền thống với cácnước Đông Nam Á qua việc đàm phán và thực hiện một loạt các hiệp địnhthương mại tự do (FTA) với nhiều nước ASEAN và tích cực tiến hành điềuchỉnh chiến lược can dự ở Đông Nam Á, thông qua tuyên bố về lợi ích quốc giaquan trọng của Mỹ trong việc duy trì hòa bình và đối thoại trong các tranh chấpchủ quyền của các quốc gia trên biển Đông,…

Các chuyên gia chính trị thế giới nhận định thế kỷ XXI là "thế kỷ củachâu Á", khi mà vấn đề chính trị của các nước châu Á nổi bật lên trên chínhtrường thế giới: Tình hình chính sự, khủng bố ở Xiri, Apghanistan, Syria, Irac,Iran, Isaen, vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên và đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ

Trang 26

quyền trên biển Đông giữa Trung Quốc với một loạt nước có chủ quyền ở khuvực Đông Nam Á (Việt Nam, indonexia, philippin,….) Đây cũng chính là nơitiếp tục thể hiện sự tranh giành ưu thế và ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc.Tầm quan trọng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong cục diện chính trịthế giới làm nóng lên tầm quan trọng của các nước ASEAN, Nhật Bản, HànQuốc, Triều Tiên và làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các cặp quan hệ chủ chốttrong quá trình phát triển và tranh giành ảnh hưởng: Mỹ - Trung; Trung Nhật;Nga – Nhật; Nga – Mỹ; Trung - Ấn,… đây là những nhân tố khách quan tácđộng và tạo ra nhiều chuyển biến mới cho môi trường địa chính trị, địa kinh tế ởkhu vực Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương Tất cả những biến động

đó đều tác động trực tiếp và sâu sắc đến các nước Đông Nam Á nói chung vàLào nói riêng

1.2.1.2 Tình hình khu vực Đông Nam Á

Trong bối cảnh chung của thế giới, cùng với xu thế cạnh tranh của cáccường quốc, toàn cầu hóa kinh tế làm chủ đạo, trong đó có tự do hóa thương mại

và đầu tư, khu vực Đông Nam Á nói chung và Tiểu vùng sông Mê Công mởrộng nói riêng đã từng bước gia tăng các lộ trình hội nhập trên nhiều phươngdiện và cấp độ Trên cơ sở tăng cường và mở rộng khuôn khổ khu vực mậu dịch

tự do ASEAN (AFTA), các phương thức hợp tác ASEAN + 1, ASEAN + 3, Hợptác Đông Á, Hợp tác APEC, Hợp tác Á –Âu,… đã và đang được các thành viêncủa ASEAN tích cực hưởng ứng nhằm gia tăng khả năng buôn bán và thu hútđầu tư từ các đối tác trong và ngoài khu vực

Nằm trong xu thế liên kết khu vực và toàn cầu hóa, sau những khó khăntạm thời của hệ thống thương mại đa phương, nhất là khó khăn trong việc thúcđẩy vòng đàm phán thương mại Đôha, các khuynh hướng đẩy mạnh các hiệpđịnh thương mại tự do song phương và khu vực đang được gia tăng mạnh mẽ tạicác nước ASEAN và Tiểu vùng Mê Công mở rộng Đây chính là xu hướng pháttriển nổi trội của khu vực ASEAN trong thập niên đầu của thế kỷ XXI Các lộtrình hội nhập trên nhiều phương diện, cấp độ và tốc độ ở các nước ASEAN vàTiểu vùng Mê Công đã góp phần tạo ra diện mạo mới cho khu vực Đông Nam Ámột vùng đệm tiềm năng và lý tưởng nằm giữa hai nền kinh tế lớn mới nổi là

Trang 27

Trung Quốc và Ấn Độ đã và đang lôi cuốn sự tham gia của hầu hết các nước lớn

và vừa vào tiến trình đua tranh ảnh hưởng kinh tế này, trong đó trước hết phải kểđến nhân tố Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia, NewZeland,…

Nhân tố đáng chú ý nhất trong xu thế phát triển và hợp tác là Trung Quốc,cùng với học thuyết "Phát triển hòa bình" nhằm xây dựng "thế giới hài hòa" củaTrung Quốc, sự phát triển bùng nổ về kinh tế của nước này và bước phát triểntrong mối quan hệ với ASEAN những năm gần đây đã làm gia tăng vai trò đặcbiệt của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á Đây cũng chính là một trongnhững nhân tố chủ đạo góp phần làm thay đổi môi trường địa chính trị trong khuvực Dựa trên trụ cột chính Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc,trong những năm gần đây Trung Quốc đã và đang triển khai tích cực nhiều dự

án mang tầm cỡ chiến lược "một trục hai cánh", "hai hành lang một vành đai",…những cách tiếp cận mới này của Trung Quốc đang và sẽ có tác động rất lớn đếnchiều hướng phát triển của toàn bộ các nước ASEAN và Tiểu vùng Mê Công

mở rộng, đây vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức gay gắt chưa từng cóđối với các nước Đông Nam Á [28; Tr 14-16]

Cùng với sự phát triển của Trung Quốc, Mỹ và sự quan tâm đối với khuvực Đông Nam Á, các nước lớn khác cũng đồng thời tích cực điều chỉnh chiếnlược hợp tác với các nước ASEAN và Tiểu vùng Mê Công mở rộng Nhật Bản

đã tăng cường viện trợ cho các nước Đông Nam Á, đặc biệt là các dự án trongkhuôn khổ Tiểu vùng Mê Công mở rộng như Dự án hành lang kinh tế Đông –Tây nối thông bốn nước Việt Nam – Lào –Thái Lan –Myanmar, Dự án Tam giácphát triển Campuchia –Lào –Việt Nam EU đã thay đổi cách tiếp cận vớiASEAN theo cách hướng tới một quan hệ đối tác năng động và bình đẳng hơn.Nga cũng bắt đầu chuyển hướng để từ một bên đối thoại với ASEAN tiến dầnđến hình thành một quan hệ đối tác tích cực với các nước Đông Nam Á thôngqua "Chiến lược Thái Bình Dương" Ấn Độ cũng ngày càng quan hệ chặt chẽhơn với ASEAN trong tổng thể của "Chính sách hướng Đông"

Có thể thấy rõ hội nhập khu vực và quốc tế đã tạo ra cho các nướcASEAN nói chung, Lào nói riêng một vị thế địa chiến lược mới Các nước lớn

Trang 28

quan tâm đến khu vực ASEAN là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanhchóng của cả khu vực và từng nước, tuy nhiên đây cũng chính là tâm điểm cho

sự tranh giành quyền lực và ảnh hưởng chính trị của các nước lớn, rất có thể sẽlàm nảy sinh nhiều mâu thuẫn nội bộ, có thể làm phân rã, ly tâm các nước ĐôngNam Á Sự ổn định chính trị xã hội chỉ mang tính tương đối và chưa bền vữngtrong khu vực ASEAN lại tồn tại trong điều kiện có sự hiện diện của các nướclớn, rất có thể sẽ làm cho sự bất ổn ở các nước trong khu vực có nguy cơ giatăng Trong các tình huống cụ thể, khả năng can dự trực tiếp từ bên ngoài vàonội tình mỗi nước là rất cao, nếu xung đột nội bộ về các vấn đề phát triển chínhtrị, kinh tế - xã hội ở bên trong mỗi nước không được kiểm soát và giải quyếtmột cách ổn thỏa Đây là sự hai mặt của xu thế liên kết khu vực và toàn cầu

Trong bối cảnh thế giới vừa có nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn nhữngnguy cơ và thách thức cho sự phát triển của các nước ASEAN như hiện nay đòihỏi các nước này cần tỉnh táo và khôn ngoan để không bị bất ngờ trước nhữngbất ngờ về chính trị - xã hội có thể xảy ra trong tiến trình phát triển ở bên trongmỗi nước, cũng như sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á với nhau và với cácđối tác bên ngoài khu vực Thực hiện tốt được điều này sẽ giúp các nướcASEAN và Lào phát triển ổn định, bền vững tránh được những rủi ro khôngđáng có trong quá trình hội nhập và phát triển trong xu thế toàn cầu

Như vậy, bối cảnh phát triển của khu vực và thế giới trong hơn một thậpniên đầu của thế kỷ XXI đã có những tác động to lớn và sâu sắc, toàn diện đếnchính sách đối nội, đối ngoại cũng như mục tiêu của những kế hoạch ngắn hạn,dài hạn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ Nhândân Lào

1.2.2 Những nhân tố chủ quan

Bên cạnh những nhân tố khách quan tác động đến tình hình chính trị - xãhội của Lào trong quá trình đổi mới, xây dựng phát triển kinh tế thì nhân tố chủquan nội tại của Lào cũng đóng vai trò quan trọng không kém, trực tiếp quyếtđịnh sự thành bại của nền kinh tế, cũng như thể chế chính trị xã hội của Lào Ởđây chú ý đến thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Lào từ khi tiến hành đổi

Trang 29

mới (1986) đến hết thế kỷ XX là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của Lào ởthập niên đầu thế kỷ XXI.

1.2.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Lào từ khi đổi mới đến năm 2000

Cùng với xu thế phát triển tất yếu của khu vực và thế giới trong kỷnguyên thông tin, để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xãhội chung của thế giới ở những thập niên 80 của thế kỷ XX, Lào đã từng bướcthực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế và đạt được một số thành côngquan trọng Khởi đầu bằng chính sách đổi mới từ sau Đại hội Đảng toàn quốcĐảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ IV (1986), trải qua Đại hội V (1991),Đại hội VI (1996) đường lối đổi mới tiếp tục được hoàn thiện, nền kinh tế củaLào đã được được nhiều thành tựu đáng kể để Đảng và nhân dân Lào vững tinbước vào kỷ nguyên mới với những mục tiêu phát triển, xây dựng đất nước, đưaLào trở thành một nước phát triển trong khu vực và hội nhập quốc tế Từ năm

1986 đến năm 2000 bên cạnh một số tồn tại, hạn chế không thể tránh khỏi, Làođạt được một số thành quả sau:

*Về kinh tế: Thứ nhất, công cuộc đổi mới đã đưa đất nước ra khỏi khủng

hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế Lào đã liên tục tăng mạnh trong suốt hơn mộtthập kỷ, với mức tăng bình quân từ 5% - 6%/năm Thu nhập bình quân đầungười cũng không ngừng tăng, đời sống nhân dân dần ổn định

Những năm đầu sau giải phóng (năm 1975), cả nước Lào bị thiếu ăn trongkhoảng 6 đến 8 tháng mỗi năm, tức là Lào phải nhập 800 000 đến một triệu tấnlương thực/năm Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, chínhphủ Lào đã đề ra những chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể, thích hợp, kếthợp với nổ lực của nhân dân các bộ tộc Lào, ngành nông - lâm nghiệp đã đạtmức tăng trưởng trung bình 4 - 5%/năm Đến những năm cuối của thế kỷ XX,Lào đã vươn lên tự túc hoàn toàn về lương thực

Ngành công nghiệp - thủ công nghiệp Lào phát triển cả về số lượng vàchất lượng Tốc độ tăng trưởng của ngành thủ công nghiệp Lào bình quân ở mứctrên 11,3 %/năm, chiếm 27% tổng giá trị sản phẩm trong nước (GDP) Mộttrong những ngành công nghiệp Lào có ưu thế nhất là ngành năng lượng Được

Trang 30

thiên nhiên ưu đãi, Lào có thế mạnh về phát triển nguồn năng lượng bằng hệthống thủy điện Đến những năm cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, Lào đãkhánh thành và đưa vào hoạt động một số nhà máy thủy điện mới như ThơnHỉnbun, Huội họ, Năm lực, Xê Xệt 1,…nâng tổng công suất điện trong cả nướcLào lên trên 690 MW Bên cạnh đó, chính phủ Lào đã đầu tư xây dựng mới cáctuyến đường dây tải điện 115 KV đưa điện lưới quốc gia đến các địa phươngthuộc các tỉnh Luông pha băng, Xaynhabuli (Bắc Lào), Khăm muộn (TrungLào) Xavẳnnakhẹt, Chămpaxắc (Nam Lào)

- Về giao thông vận tải: Hiện nay đường giao thông được trải nhựa trên cảnước đạt khoảng 4 476 Km, hơn 10 000 Km đường được rải đá và xây dựngthêm nhiều tuyến đường mới, nâng tổng chiều dài đường đất lên hơn 16 600

Thứ hai, thực hiện có kết quả chính sách phát triển kinh tế nhiều thànhphần Để nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, Đảng đã quan tâm lãnhđạo đổi mới cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp Nhà nước Cơ chế quản lýdoanh nghiệp Nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo hướng xóa baocấp, thực hiện chế độ công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của doanhnghiệp trong kinh doanh, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vàohoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đã tập trung chỉ đạo sắp xếp, đổi mới,nâng cao chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước Qua sắp xếp, đổimới và cổ phần hóa, số doanh nghiệp nhà nước giảm dần, nhờ đổi mới như vậycác doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn

Trang 31

Kinh tế tập thể, mà nòng cốt là hợp tác xã, đã được đổi mới từng bướctheo luật hợp tác xã và các chính sách của Đảng và Nhà nước Các hợp tác xã đãchứng tỏ được rõ hơn vai trò, vị trí đối với kinh tế hệ trọng sản xuất hàng hóa,đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đóng góp vào tổng sản phẩmtrong nước của khu vực hợp tác xã giảm nhanh, nhưng bắt đầu có chiều hướngphục hồi Số lượng hợp tác xã tuy giảm nhiều so với trước, nhưng nhờ đổi mới

cơ chế quản lý trong hợp tác xã, nên đã bảo đảm được nguyên tắc tổ chức vàhoạt động của hợp tác xã tốt hơn, chất lượng và hiệu quả hoạt động khá hơntrước

Kinh tế tư nhân phát huy ngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năngtrong nhân dân, đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của kinh tế tư nhân là tạoviệc và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng có bước phát triển quan trọng Kể

từ khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ban hành luật đầu tư nước ngoài vàonăm 1988 đến nay, trải qua hai lần sửa đổi, đã có khoảng 800 dự án với tổng sốvốn trên 7 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào Lào Nếu tính cả các dự án viện trợkhông hoàn lại thì đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng tương đối cao, khoảng 40 -

45 % đầu tư toàn xã hội Tuy nhiên đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vàonhững ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh, hoặc khai thác tài nguyên để xuấtkhẩu, tỷ trọng vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất lại rất thấp và đều là những dự

án nhỏ Để tăng thêm hấp dẫn cho đầu tư, trong nước và ngoài nước, năm 2003chính phủ đã sửa đổi một số quy định, tạo điều kiện phân cấp cho đầu tư, cấptỉnh được cấp phép cho các chủ đầu tư tới 1 triệu USD, một số tỉnh lớn đượcquyền cấp phép đầu tư lên đến 2 triệu USD Kinh tế đối ngoại được chú trọngphát triển theo hướng tăng giá trị xuất khẩu, giảm dần nhập khẩu thu hút đầu tưnước ngoài, nhờ vậy đến nay Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã có quan hệthương mại với 50 nước

Thứ ba, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần đượchình thành Nền kinh tế nhiều thành phần theo chủ trương của Đảng đã được cụthể hóa bằng các luật, pháp lệnh, quyền tự do kinh doanh được nhà nước quyđịnh từ năm 1993 đã thực sự đi vào cuộc sống Pháp luật về hợp đồng kinh tế,

Trang 32

Bộ luật Dân sự, Luật thương mại, Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khíchđầu tư trong nước đã tạo khuôn khổ pháp lý ban đầu cho các yếu tố thị trườnghình thành và vận hành từng bước Đồng thời,nhà nước đã thể chế hóa thành cơchế, chính sách về đất đai, tín dụng, ưu đãi thuế…Nhờ đó, nhà nước đã gópphần tích cực cho quá trình phát triển kinh tế thị trường trong suốt hơn một thập

kỷ qua

Chính phủ Lào đã từng bước tách chức năng quản lý nhà nước về kinh tếcủa các cơ quan nhà nước, chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước củanhà nước và chức năng của doanh nghiệp, chuyển từ quản lý cụ thể các hoạtđộng của nền kinh tế sang quản lý tổng thể nền kinh tế quốc dân, chuyển từ canthiệp trực tiếp vào nền kinh tế sang can thiệp gián tiếp thông qua hệ thống phápluật, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các công cụ điều tiết vĩ mô khác

Thứ tư, cơ cấu kinh tế ngành có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, côngnghiệp phát triển với tốc độ bình quân hơn 10%/năm Về cơ cấu các vùng kinhtế: Đã có sự chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế và quan tâm hỗ trợ cácvùng còn có nhiều khó khăn Các vùng kinh tế trọng điểm đã phát triển với tốc

độ cao hơn mức bình quân của cả nước, dần phát huy lợi thế, bước đầu có vaitrò thúc đẩy các vùng khác phát triển Các vùng kinh tế còn khó khăn đang từngbước vươn lên, có chuyển biến tốt về đời sống kinh tế - xã hội

Thứ năm, là những kết quả đạt được trong hội nhập kinh tế và khu vực.Cùng với quá trình đổi mới, kinh tế đối ngoại của Lào có tác động mạnh mẽ đếnquá trình tăng trưởng và phát triển của xã hội Vì thế ở Lào mở cửa và hợp tác làtiền đề quan trọng thúc đẩy thị trường phát triển, làm cho sản xuất được mởrộng Phát huy vị thế về kinh tế, chính trị của mình, Đảng và Nhà nước Lào đãxác định chủ trương chiến lược của mình biến Lào từ chỗ đất nước không cóđường ra biển, trở thành trung tâm dịch vụ quá cảnh của Tiểu khu vực và củaquốc tế ở cấp cơ sở, một đầu mối của hành lang liên kết Đông - Tây, thông quaviệc đẩy mạnh hội nhập vào tiểu vùng Mê Công để tranh thủ sự hợp tác của các

tổ chức quốc tế như ADB, và các nước láng giềng trong Tiểu vùng Mê Công mởrộng Các khu kinh tế cửa khẩu đã hoàn thành như Noọng Hét - Nậm Cắn, Đen

Xa Vẳn - Lao Bảo, Cầu Treo - Napê, Ắttapư - Bờ X… nhằm xây dựng cơ sở hạ

Trang 33

tầng xã hội cho khu vực biên giới Lào - Việt Nam, gắn các dự án giảm nghèo vànâng cao môi trường ở khu vực biên giới, đồng thời mở ra những cơ hôi thúcđẩy liên kết kinh tế giữa Lào với các nước làng giềng trong khu vực Đặc biệt,Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã có một đội tàu viễn dương ở cảng Nghệ An(Việt Nam) đi quan hệ buôn bán với Nhật Bản và Xingapo với đội ngũ thuyềnviên đạt tiêu chuẩn quốc tế [9; Tr 68 -70].

*Về chính trị: Ngay từ những ngày đầu xây dựng đất nước, Đảng, Nhà

nước và Chính phủ Lào đã tập trung lực lượng cho công cuộc xây dựng hệ thốngchuyên chính dân chủ nhân dân vững chắc trên khắp cả nước, từ trung ương đến

cơ sở, ra sức củng cố và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ở mọi địaphương, cơ sở nhằm ngăn chặn và đập tan mọi hoạt động của các thế lực thùđịch hòng phá hoại và lật đổ chế độ mới

Đảng, Nhà nước và Chính phủ Lào đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơnvai trò của dân chủ hóa toàn bộ đời sống xã hội, của việc từng bước xác lập vàphát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, từng bước làm rõ mối quan hệ giữa dânchủ xã hội chủ nghĩa và nhất nguyên về chính trị, bảo đảm vai trò lãnh đạo duynhất của Đảng, giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền, yêu cầu

và tác động của phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế tới việcphát huy dân chủ ở Lào

Trong xây dựng nhà nước, đã quán triệt nguyên tắc quyền lực Nhà nướcthuộc về nhân dân, thực hành dân chủ, phát huy tính sáng tạo của nhân dân, biếttham khảo và vận dụng có chọn lọc lý luận xây dựng nhà nước pháp quyền củanhân loại vào điều kiện cụ thể của dân tộc sao cho phù hợp với đất nước, thờiđại, và hòan cảnh thực tiễn của Lào

Quốc hội có bước đổi mới quan trọng, từ khâu bầu cử đại biểu quốc hộiđến hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động, tăng cường bộ phậnchuyên trách, làm tốt hơn chức năng lập pháp, công tác giám sát và quyết địnhcác vấn đề trọng đại của đất nước Quốc hội hoạt động thường xuyên hơn, ngàycàng dân chủ hơn, tranh luận, thảo luận một cách thẳng thắn, mở rộng chấtvấn… Nhờ vậy hiệu quả và hiệu lực được nâng cao, được nhân dân quan tâmnhiều hơn Trên cơ sở đường lối và nguyên tắc chỉ đạo của Đảng Nhân dân Cách

Trang 34

mạng Lào, hệ thống chính trị của Lào từng bước được củng cố và phát triển,nâng cao về chất lượng, đảm bảo cho hệ thống tổ chức Nhà nước không ngừnglớn mạnh, nền kinh tế - xã hội không ngừng được phát triển Tính từ năm 1982đến năm 2000, Chính phủ Lào đã tiến hành nhiều đợt cải cách về cơ cấu tổ chức.Trong đó nhiều bộ luật, quy chế quản lý Nhà nước được xây dựng mới và sửađổi để phù hợp cho từng giai đoạn Vai trò, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy củachính phủ, tới tổ chức chính quyền địa phương các cấp được củng cố, sắp xếp lạiphù hợp với điều kiện thực tế Công tác quản lý cán bộ công chức và các quychế có liên quan được chuyển hóa thành hệ thống ngày càng tốt hơn

Chính phủ đã có nhiều chủ trương, biện pháp để đẩy mạnh qúa trình dânchủ hóa xã hội, việc ban hành và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phầntích cực vào quá trình phát huy quyền làm chủ của nhân dân Quyền sản xuất -kinh doanh, quyền sở hữu và sử dụng đối với tư liệu sản xuất, trong quản lý sảnxuất và trao đổi kết quả lao động - cả phạm vi trong nước và với nước ngoàiđược khẳng định và bảo quản bằng pháp luật Quyền ứng cử, lựa chọn trong bầu

cử, giám sát đại biểu được thực hiện có hiệu quả hơn Quyền của công dân thamgia vào các công việc Nhà nước và xã hội, xây dựng các quyết định chính trịquan trọng của Đảng và Nhà nước được mở rộng và thực chất hơn Trình độ vànăng lực làm chủ của nhân dân từng bước được nâng lên

Dân chủ trên lĩnh vực thông tin đại chúng được mở rộng Thông tin đadạng nhiều chiều, có định hướng đã mang lại đời sống tinh thần ngày càngphong phú hơn Quyền sáng tạo và thưởng thức những thành quả văn hóa đượcđáp ứng tốt hơn…Các ấn phẩm văn hóa đến với nhân dân các vùng, miền củađất nước kịp thời và nhanh chóng hơn nhờ hệ thống chuyển tải thông tin đạichúng ngày một hiện đại

*Về đối ngoại: Nhìn chung, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào đã có

những cách tiếp cận mới về vấn đề nội dung tính chất, thời đại, thấy đầy đủ hơntính chất lâu dài, quanh co phức tạp của “thời đại quá độ”, đánh giá đúng hơntiềm năng phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng như các nội dung phong phú, đadiện, nhiều chiều của thời đại

Trang 35

Đảng Nhân dân cách mạng Lào khẳng định, mặc dù chế độ xã hội chủnghĩa ở Liên xô và các nước Đông Âu sụp đổ khiến chủ nghĩa xã hội tạm thờilâm vào thoái trào, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất thời đại, loàingười vẫn trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Đồngthời, Đảng cũng làm rõ thêm một số nét mới về cuộc cách mạng khoa học vàcông nghệ hiện đại, về toàn cầu hoá kinh tế cũng như là một xu thế khách quanlôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêucực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh, ảnh hưởng tới công cuộc và nhịp độ pháttriển của các dân tộc

Trước những diễn biến phức tạp trên thế giới, nhất là sau khi chế độ xãhội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu sụp đổ, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào

đã tỉnh táo đánh giá thành tựu mà chủ nghĩa xã hội hiện thực đã dành được,không sa vào phủ nhận sạch trơn, đồng thời cũng chỉ ra nguyên nhân sâu xa của

sự sụp đổ là việc chưa phát hiện kịp thời và khắc phục có hiệu quả những khuyếtđiểm, sai lầm về cơ chế quản lý về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, vềphát huy dân chủ và nâng cao đời sống nhân dân, đưa đến trì trệ và khủng hoảng

về kinh tế xã hội

Đã có sự đánh giá toàn diện hơn về chủ nghĩa tư bản cả mặt mạnh và mặtyếu, chỉ ra những mâu thuẫn nội tại, những khó khăn khuyết tật của nó Đã nhậnthức sâu hơn tính phức tạp và gay gắt của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấptrong điều kiện mới, chống âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực đếquốc, đồng thời tiếp tục khẳng định khả năng vừa hợp tác vừa đấu tranh trongtồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau

Về đường lối đối ngoại, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào kiên trì theođuổi đường lối đối ngoại hoà bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác với tất cả cácnước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội của họ, trên cơ sở các nguyêntắc tôn trọng độc lập, chủ quyền không can thiệp vào nội bộ của nhau bình đẳng

và cùng có lợi Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới (1986), Lào tiếp tục đẩymạnh đa phương hoá và đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế coi đây là trọngtâm của hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế

Trang 36

Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chính phủ Lào coi mục tiêu đối ngoại làgóp phần củng cố môi trường quốc tế để phát triển kinh tế, lấy việc giữ vữngmôi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế xã hội là lợi ích cao nhất củađất nước.

Tháng 3 năm 1996, Chính phủ Lào thành lập Vụ ASEAN trực thuộc BộNgoại giao để làm tham mưu cho Chính phủ về các vấn đề liên quan đếnASEAN nhằm xúc tiến việc gia nhập Hiệp hội Và chỉ trong hơn một năm sau

đó, ngày 23/7/1997, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào được kết nạp là thànhviên đầy đủ của ASEAN

Thời gian gần đây, Lào đã có nhiều đóng góp tích cực vào các hoạt độngQuốc tế và khu vực như tổ chức thành công nhiều hội nghị Quốc tế như hội nghị

Bộ trưởng khu vực sông Mêkông – Sông Hằng về hợp tác du lịch (10/11/2000)hội nghị bàn tròn về tài trợ cho Lào lần thứ 7 (21/11/2000), hội nghị Bộ trưởngngoại giao ASEAN – EU (11/12/2000)

Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào đã từng bước tranh thủ được nguồn vốnODA, thu hút FDI, mở rộng thị trường nước ngoài, chủ động hội nhập kinh tếquốc tế và khu vực, đã tranh thủ được nguồn vốn, khoa học công nghệ tiên tiến,

kỹ thuật quản lý của nước ngoài để phát triển đất nước Đã thiết lập được quan

hệ tín dụng với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, tranh thủ được một sốlượng đáng kể vốn vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF) và ngân hàng phát triển châu á (ADB)

*Về quốc phòng, an ninh: Đảng Nhân dân cách mạng Lào, chính phủ

Lào đã có nhận thức rõ mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủnghĩa, khẳng định xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa

là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau, xâm nhập vào nhau,xây dựng phải gắn liền với bảo vệ, bảo vệ phải nhằm mục tiêu xây dựng, pháttriển tốt hơn

Cách mạng Lào vừa mới thành công thì ngay lập tức các thế lực đế quốc

và bọn phản động bên trong đã cay cú tiến hành phản kích ở tất cả mọi nơi: Nộiđịa, rừng núi, đồng bằng, đô thị và biên giới… Trước tình hình đó, được sự chiviện kịp thời của quân tình nguyện Việt Nam, quân và dân Lào đã kịp thời ngăn

Trang 37

chặn và phá tan đập nát các vụ bạo loạn của kẻ thù Bị thất bại trong mưu đồ gâyrối, bạo loạn hòng lật đổ chính quyền cách mạng các thế lực thù địch chuyểnsang dùng quân đội nước ngoài kết hợp với bọn người Lào phản động lưu vongtiến công lấn chiếm biên giới phía tây một cách dai dẳng trong nhiều năm Đếncuối tháng 2 năm 1988 sau thất bại nặng nề ở Bò Tên (Xay ha Bu ly), chúng mớichịu chấm dứt thủ đoạn chiến lược này và chuyển sang thực hiện chiến lược

“Diễn biến hoà bình” thầm lặng mà nham hiểm, hết sức nguy hiểm theo kiểu

“Mối xông nhà ” Với chiến thắng Bò Tên, một bước ngoặt trong quan hệ Lào –Thái được mở ra, được quan hệ hai nước chuyển từ đối đầu sang hữu nghị lánggiềng và hợp tác

Đi đôi với những hoạt động giải quyết tình thế, Cộng hoà Dân chủ nhândân Lào đã tăng cường củng cố và xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân theophương châm lấy chất lượng làm chính, số lượng thích hợp với hoàn cảnh đấtnước, bộ đội chủ lực đã có quy mô sư đoàn bộ binh và các trung đoàn binhchủng, quân chủng (Máy bay, pháo binh, tên lửa, đặc công…) Bộ đội địaphương có quy mô tiểu đoàn ở cấp tỉnh và đại đội ở cấp huyện, những địaphương xung kích ở biên giới có khi cấp huyện cũng có tới hai đại đội Lựclượng công an cảnh sát được xây dựng tốt đủ sức hoàn thành nhiệm vụ ở nội địa,biên giới, cửa khẩu Lực lượng an ninh đã kịp thời phát hiện và đập tan các vụxâm nhập từ ngoài vào và âm mưu gây bạo loạn, bảo đảm trật tự an ninh cho các

cơ quan lãnh đạo, các đoàn khách quốc tế, nhất là các hội nghị quốc tế liên tục ởthủ đô Viêngchăn trong những năm gần đây, được thế giới khen ngợi và đánhgiá cao

Bên cạnh đó, chính quyền các cấp thường xuyên chăm lo giáo dục độngviên các tầng lớp nhân dân, giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của dântộc Lào được bạn bè quốc tế ca ngợi Có thể nói, thành công trong công cuộc đổimới của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào từ 1986 – 2000 một phần là nhờ vàocông tác quốc phòng – an ninh – bảo vệ chế độ mới, bảo vệ độc lập, chủ quyền

và toàn vẹn lãnh thổ một cách vững chắc, bảo đảm giữ gìn trật tự an ninh, antoàn xã hội, bảo đảm cuộc sống, lao động hoà bình của nhân dân các bộ tộc Lào

Trang 38

*Về văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế: Đi đôi với sự phát triển kinh tế, Lào

còn đẩy mạnh các hoạt động xã hội văn hóa - giáo dục

Về giáo dục - đào tạo: Đại hội IV Đảng Nhân dân Cách mạng Lào năm

1986 đã đề ra chương trình cải cách giáo dục và chiến lược phát triển giáo dụcđến năm 2000 Chiến lược giáo dục được xác định là trung tâm của chiến lượccon người, là vấn đề trọng yếu của chính sách xã hội Lào tập trung phát triểngiáo dục cấp 1 trên phạm vi cả nước, đặc biệt chú ý tới vùng sâu, vùng xa.Ngành giáo dục đã tập trung xây dựng các trường kiên cố tại một số huyện lớn

và các trường kiên cố và bán kiên cố tại các huyện vùng sâu, vùng xa, đồng thờitriển khai xây dựng dự án đầu tư 700 trường phổ thông do chính phủ Nhật Bảntài trợ vốn Đứng trước đòi hỏi cần nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, đáp ứng công cuộc đổi mới, công tác đào tạo nghề, đại học và caođẳng cũng được phát triển

Công tác giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt Vềlao động và việc làm, Quốc hội đã sửa đổi, và bổ sung một số điều trong luật laođộng và ban hành sắc lệnh công nhân viên chức, luật tổ chức quỹ cứu trợ xã hội

và quỹ bảo hiểm xã hội, giải quyết việc làm mới cho 87 000 lao động, đặc biệtcông tác xuất khẩu lao động được quan tâm hơn trước

Công tác xóa đói giảm nghèo có nhiều tiến bộ Nhà nước đã đầu tư cótrọng điểm cho các ngành kinh tế - văn hóa khu vực, hỗ trợ phát triển sản xuấthàng hóa và dịch vụ, ổn định đời sống, định canh định cư tại một số địa phươngnhư Nậm Kha (Huyện Hun, tỉnh U Đôm Xay) Nôn Hay, Bản Vằng (Huyện Xa

Na Kham tỉnh Viêng Chăn) bản Nòng Té (tỉnh Chăm pa sắc) Huổi Ngùn (tỉnh

Sa La Văn), Xay Xẳm Phăn (Huyện Chăm Phồn, tỉnh Xa Văn Na Khẹt) và PhuLẳn (huyện Xiêng Hon, tỉnh Xay Nha Bu Ly)

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ Ngành y tế đã sửa đổi

bổ sung Quyết định 52 của Thủ tướng chính phủ về chế độ điều trị miễn phí chongười nghèo và chế độ miễn viện phí Xây dựng quỹ chăm sóc sức khoẻ chongười có thu nhập thấp và củng cố hệ thống bệnh viện Mạng lưới y tế của Lào

đã phát triển rộng khắp từ trung ương đến các địa phương Ngành y tế tập trungđẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo phương châm: "Phòng

Trang 39

bệnh là chính, chữa bệnh là quan trọng", để mọi người dân có sức khỏe tham giaphát triển kinh tế - xã hội của đất nước Các lĩnh vực công tác xã hội khác như:Chính sách người có công và gia đình thương binh liệt sĩ, chính sách nuôi dưỡngtrẻ mồ côi không nơi nương tựa, cứu trợ người nghèo, người tàn tật, hỗ trợ thiêntai, hỏa hoạn, tai nạn phòng chống ma túy, … đều được Nhà nước quan tâmđúng mức góp phần giúp nhân dân phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

Trải qua 15 năm tiến hành thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế

- xã hội (1986 -2000), Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo nhân dân thựchiện nhiều mục tiêu, kế hoạch nhằm đưa nước Lào ra khỏi tình trạng khủnghoảng và dần phát triển mạnh trong khu vực Đời sống xã hội của đại bộ phậnLào từng bước được cải thiện, kinh tế ổn định, kéo theo sự ổn định của xã hội,chính trị không có nhiều biến động, quan hệ ngoại giao được mở rộng với nhiềunước trên thế giới và khu vực, mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương ngàycàng tốt đẹp, công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, hạ tầng cơ sở đang tiếptục được đầu tư mở rộng đáp ứng sự phát triển trong giai đoạn tiếp theo lànhững thành công bước đầu đạt được đây cũng là tiền đề thuận lợi cho sự pháttriển kế tiếp

1.2.2.2 Đường lối phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2000 đến năm 2014

Từ năm 2000 – 2005, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Lào đượcxây dựng trong bối cảnh quốc tế và khu vực được dự báo là cơ bản thuận lợi Ởtrong nước, nền kinh tế Lào bắt đầu lấy lại được nhịp độ tăng trưởng khá saukhủng hoảng tài chính, tiền tệ châu Á 1997 -1998 và tạo được đà để phát triểnnhanh hơn trong những năm tiếp theo Năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng kinh

tế -xã hội đã tạo ra tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển mới trước mắt Hệthống luật pháp và cơ chế chính sách của Lào được xây dựng ngày càng phù hợphơn và phát huy tích cực rõ rệt trong phát triển kinh tế và đời sống xã hội Đếngiai đoạn này, thể chế kinh tế thị trường ở Lào đã bước đầu được hình thành vàvận hành có hiệu quả Trên cơ sở đó, chính trị -kinh tế và xã hội tiếp tục đượccủng cố và ổn định Quan hệ ngoại giao, kinh tế của Lào đã được mở rộng trêntrường quốc tế Nhìn chung, thế và lực của Lào đến lúc này đã mạnh hơn nhiều

so với giai đoạn trước đó

Trang 40

Bên ngoài bối cảnh quốc tế cũng có nhiều thuận lợi Cuộc cách mạngkhoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh như vũ bão Xu thế liên kết khuvực và toàn cầu hóa ngày càng được đẩy mạnh, tạo cơ sở ổn định và phục hồiđối với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới Tất cả những nhân tố nàyvừa tạo ra cơ hội lớn vừa đan xen thách thức đối với Lào.

Nằm trong bối cảnh lịch sử nhiều thuận lợi trên, Đại hội lần thứ VII củaĐảng Nhân dân Cách mạng Lào (2001) đã họp, tổng kết và đề ra mục tiêu cho

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ V (2001 -2005) với nhữngđịnh hướng tổng quát như sau: "Bảo đảm phát triển ổn định và vững chắc vềkinh tế -chính trị và trật tự, an toàn xã hội Đến năm 2005, phấn đấu giảm hơnmột nửa số hộ nghèo so với khi bắt đầu thực hiện kế hoạch; bảo đảm đầy đủ vàvững chắc về lương thực và thực phẩm cho nhân dân trong cả nước; giải quyết

cơ bản vấn đề chặt phá rừng làm nương rẫy và chấm dứt việc trồng cây thuốcphiện; thực hiện việc định canh, định cư Tạo tích lũy ban đầu, củng cố và pháttriển các hình thức tổ chức doanh nghiệp, trước hết là doanh nghiệp nhà nước.Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành chuyên môn trong nền kinh tế

và ở các cấp, các ngành nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa và hiệnđại hóa,…

Mục tiêu tổng quát trên đây được Đại hội VII Đảng Nhân dân Cách mạngLào cụ thể hóa thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế -xã hội như sau: Tốc độ tăngtrưởng GDP bình quân hàng năm 7 -7,5%; trong đó nông –lâm –ngư nghiệp tăng

4 -5%, công nghiệp –xây dựng tăng 11%, dịch vụ tăng 8 -9% Phấn đấu đến cuối

2005, khu vực nông nghiệp chỉ còn chiếm 47% tổng GDP, công nghiệp và xâydựng chiếm 26%, dịch vụ chiếm 27%; tổng kinh ngạch xuất khẩu tăng 8,6%; tỷ

lệ lạm phát dưới 10%; tỷ giá hối đoái ổn định, hàng năm tạo thêm khoảng 100ngàn việc làm mới và đào tạo nghề cho khoảng 270 ngàn lượt người lao động

Mục tiêu đến cuối năm 2005, tổng thu ngân sách đạt 18% GDP; thâm hụtcán cân thanh toán vãng lai khoảng 6% GDP; tiết kiệm nội địa đạt 12% GDP;đầu tư nhà nước chiếm khoảng 12 -14% GDP; GDP bình quân đầu người đạtkhoảng 500 -550 USD; dân số cả nước đạt khoảng 5,6 triệu người; tuổi thọ trungbình đạt khoảng 63 tuổi; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 20 -25%; tỷ lệ trẻ em

Ngày đăng: 22/01/2016, 18:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Ban chỉ đạo nghiên cứu biên tập lịch sử quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam (1930 - 2007), (2010), Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào (1930 – 2007), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào (1930 –2007)
Tác giả: Ban chỉ đạo nghiên cứu biên tập lịch sử quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam (1930 - 2007)
Năm: 2010
[2] Ban chỉ đạo nghiên cứu lý luận và thực tiễn Đảng Nhân dân cách mạng Lào, (2005), Lịch sử Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nxb, Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng Nhân dân cách mạng Lào
Tác giả: Ban chỉ đạo nghiên cứu lý luận và thực tiễn Đảng Nhân dân cách mạng Lào
Năm: 2005
[3] Bớc set .U (1986), Tam giác Trung Quốc, Căm puchia, Việt Nam, Nxb TTLL, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tam giác Trung Quốc, Căm puchia, Việt Nam
Tác giả: Bớc set .U
Nhà XB: NxbTTLL
Năm: 1986
[4] Cayxỏn Phômvihản, (1980), 25 năm chiến đấu và thắng lợi của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 25 năm chiến đấu và thắng lợi của ĐảngNhân dân Cách mạng Lào
Tác giả: Cayxỏn Phômvihản
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1980
[5] Cayxỏn Phômvihản, (1986), Về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Lào, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Lào
Tác giả: Cayxỏn Phômvihản
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1986
[6] Lê Đình Chỉnh, (2007), Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong giai đoạn 1954 - 2000, Nxb: Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam -Lào trong giai đoạn 1954 - 2000
Tác giả: Lê Đình Chỉnh
Nhà XB: Nxb: Chính trị Quốc gia
Năm: 2007
[7] Cơ sở của quan hệ Việt Lào, (1998), Tạp chí Cộng sản, số 5, tr.34 – 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Cơ sở của quan hệ Việt Lào
Năm: 1998
[8] Chonny Thongsavanh (2014), Quá trình hội nhập quốc tế của Lào từ sau chiến tranh lạnh đến nay, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Lưu trữ tại Thư viện Học viện Ngoại giao Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình hội nhập quốc tế của Lào từsau chiến tranh lạnh đến nay
Tác giả: Chonny Thongsavanh
Năm: 2014
[9] Nguyễn Thị Ngọc Dung, (2006), Tìm hiểu công cuộc đổi mới của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (1986 – 2005), Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử thế giới, lưu trữ tại Thư viện Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu công cuộc đổi mới của Cộnghòa dân chủ nhân dân Lào (1986 – 2005)
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Dung
Năm: 2006
[10] Nguyễn Duy Dũng (2010), Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia từ lý thuyết đến thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tam giác phát triển Việt Nam – Lào –Campuchia từ lý thuyết đến thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Duy Dũng
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2010
[11] Nguyễn Duy Dũng (2012), Việt Nam -Lào -Campuchia hợp tác hữu nghị và phát triển, Nxb Thông tin và Truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam -Lào -Campuchia hợp tác hữunghị và phát triển
Tác giả: Nguyễn Duy Dũng
Nhà XB: Nxb Thông tin và Truyền thông
Năm: 2012
[12] Đại hội IV Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, (1987), Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại hội IV Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, (1987)
Tác giả: Đại hội IV Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
[13] Đoàn Minh Điền, (2004), Sự phối hợp chiến đấu của quân và dân Quân khu IV Việt Nam với quân và dân Trung Lào trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), Luận văn Thạc sỹ Sử học, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phối hợp chiến đấu của quân và dânQuân khu IV Việt Nam với quân và dân Trung Lào trong thời kỳ kháng chiếnchống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)
Tác giả: Đoàn Minh Điền
Năm: 2004
[14] Đảng Cộng sản Việt Nam, (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốccủa Đảng lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
[15] Trần Kim Đôn (chủ biên), (2007), Biên niên sự kiện Hữu nghị và Hợp tác Nghệ An - Xiêng Khoảng, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biên niên sự kiện Hữu nghị và Hợptác Nghệ An - Xiêng Khoảng
Tác giả: Trần Kim Đôn (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2007
[16] Nguyễn Hoàng Giáp, (2001), Nhìn lại quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào trên lĩnh vực chính trị - an ninh và kinh tế thời kỳ 1991 - 2000, Nghiên cứu Quốc tế, số 41 (4), tr. 3-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu Quốctế
Tác giả: Nguyễn Hoàng Giáp
Năm: 2001
[17] Bùi Văn Hào (2010), Hợp tác thương mại giữa Nghệ An của Việt Nam với Xiêng Khoảng và Bôlykhămxay của Lào từ năm 1991 đến năm 2010, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á. Số 161, năm 2013. Trang 38 – 42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu Đông Nam Á
Tác giả: Bùi Văn Hào
Năm: 2010
[18] Bùi Văn Hào (2011), Quá trình hoạch định tuyến biên giới Việt Nam - Lào khu vực do tỉnh Nghệ An và tỉnh Xiêng Khoảng quản lý Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á. Số 130, năm 2011. Trang 63 – 68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiêncứu Đông Nam Á
Tác giả: Bùi Văn Hào
Năm: 2011
[19] Bùi Văn Hào (2011), Hợp tác giáo dục - đào tạo giữa tỉnh Nghệ An của Việt Nam với các tỉnh Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay của Lào từ năm 1976 đến năm 2010, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á. Số 132, năm 2011. Trang 41 – 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu Đông Nam Á
Tác giả: Bùi Văn Hào
Năm: 2011
[20] Bùi Văn Hào (2011), Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa tỉnh Nghệ An của Việt Nam với tỉnh Xiêng Khoảng của Lào từ năm 1976 đến năm 2009, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á. Số 133, năm 2011. Trang 31 – 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu Đông Nam Á
Tác giả: Bùi Văn Hào
Năm: 2011

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w