Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội nông thôn vùng Xuân Mai trong quá trình đô thị hóa theo quy hoạch thị xã Xuân Mai - Hòa Bình

MỤC LỤC

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .1 Điều kiện tự nhiên

Xã Nhuận Trạch nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai loại gió chính là gió Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10, khoảng thời gian này mưa nhiều, chiếm khoảng 70 - 75% tổng lượng mưa cả năm, chủ yếu vào các khoảng tháng 7, 8 hàng năm. - Về giao thông: Xã Nhuận Trạch có 1 trục đường quốc lộ chạy qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá dịch vụ của thị trấn với các vùng xung quanh, tạo điều kiện cho thương mại dịch vụ phát triển.Hệ thống đường trong các thôn xóm đã được bê tông hoá rất nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá của người dân.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Là phương pháp nghiên cứu dựa vào phân tích các mức độ ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến thực trạng kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu, từ đó đưa ra dự báo xu hướng phát triển kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu. - Số lượng các câu lạc bộ văn hoá - Một số chỉ tiêu phản ánh tệ nạn xã hội - Tỷ lệ người được dùng nước sạch.

Khái quát quá trình ĐTH vùng đô thị Xuân Mai

Nhận thức được tầm quan trọng đó thì trong những năm qua, xã Nhuận Trạch cũng như thị trấn Xuân Mai và các xã lân cận nằm trong quy hoạch đã tập trung xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho ngành giáo dục và y tế nhằm hỗ trợ chăm lo nuôi dưỡng những nhân tài cho thị xã trong tương lai. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này là rất khó khăn vì yêu cầu của quá trình đô thị hoá cũng như CNH – HĐH, thực tế một phần đất nông nghiệp đã và sẽ đang bị mất đi do nhu cầu nhà ở, giao thông, cho xây dựng cơ bản, khu công nghiệp.

Chỉ tiêu BQ

Kết quả phát triển kinh tế trước và sau khi quy hoạch phát triển đô thị

Ngành chăn nuôi phát triển tăng trưởng 23,94% và còn có thể tăng trưởng hơn trong tương lai; tại đây có các trại gà lớn của các hộ dân nuôi gia công cho công ty CP theo hợp đồng đầu tư đầu vào và đảm bảo bao tiêu đầu ra cho nông dân. Thương mại dịch vụ phát triển do thu nhập người dân được nâng cao và hưởng lợi từ đô thị hoá (bán đất, được đền bù khu công nghiệp, khu đô thị mới) làm cho sức mua tăng mạnh, nhiều dịch vụ tiện ích ra đời nâng cao đời sống nhân dân. Cơ cấu kinh tế các ngành trong nông thôn của 2 xã a) Xã Nhuận Trạch (bảng 1a). Qua cơ cấu kinh tế ta có nhận thấy năm 2000 cơ bản Nhuận Trạch vẫn là xã thuần nông. Nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao. - Năm 2005 cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỉ trọng ngành nghề nông nghiệp. + Thương mại dịch vụ đã có sự thay đổi đột biến góp phần đưa cơ cấu kinh tế xã hội của xã chuyển dịch theo hướng công nghiệp, hoá hiện đại hoá. Đây là một xã thuần nông thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và đại bộ phận dân cư đều thamg gia sản xuất nông nghiệp. + Thương mại dịch vụ chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ 7,24% nói lên sự trao đổi hàng hoá chưa phát triển, sức mua của người dân kém, hệ thống chợ, cửa hàng manh mún chưa đáp ứng được nhu cầu đông đảo của người dân về giá cả cũng như chất lượng kịp thời. + Tiểu thủ công nghiệp cũng chưa phát triển chỉ chiếm tỉ lệ 18,65% so với cơ cấu kinh tế. Như vậy đòi hỏi lãnh đạo địa phương cùng người dân cần có sự thay đổi mạnh mẽ trong phát triển kinh tế. Những tháng nông nhàn ngoài mùa vụ nông nghiệp tỉ lệ thất nghiệp không có việc làm rất cao làm cho thu nhập của người lao động/năm thấp, chưa phát huy giải phóng hết tiềm năng sức lao động của người dân. Đặc biệt là thương mại dịch vụ đã tăng vượt. nhưng thương mại dịch vụ đã tăng gấp đôi so với năm 2000. Xã đã nâng cấp, tu sửa tạo mọi điều kiện thuận lợi để bà con kinh doanh trao đổi hàng hoá nâng cao đời sống của nhân dân. Cơ cấu đầu tư vốn vào các ngành kinh tế a) Xã Nhuận Trạch (bảng 9). - Năm 2000 Tổng vốn đầu tư toàn xã là 2.506 triệu đồng, đây là nguồn vốn chủ yếu được cấp từ ngân sách nhà nước và một phần nhỏ thu thuế từ dân, ngân sách xã luôn trong tình trạng thu không đủ chi. Với nguồn kinh phí eo hẹp như thế đòi hỏi chính quyền xã phải cân đối lựa chọn đầu tư vào những lĩnh vực mang lại hiệu quả cao và thiết thực nhất đối với người dân. Chủ yếu xây dựng đường xá liên thôn theo hướng bê tông hoá cải thiện nhu cầu đi lại của nhân dân. Số tiền này được mở rộng hệ thống lưới điện đến các thôn đáp ứng nhu cầu dùng điện của người dân giảm bớt tỷ lệ bán điện qua trung gian hướng tới người dân được mua điện trực tiếp từ ngành điện với mức giá thống nhất trong cả nước. cùng với số tiền phụ huynh học sinh đóng góp xây dựng mới và tu bổ các phòng học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Tạo điều kiện tốt nhất cho các em học sinh được tới trường học tập. + Y tế đầu tư chiếm tỷ trọng 5,98% dùng để đầu tư trang bị mới giường bệnh và thiết bị y tế cho các trạm y tế, thực hiện các đợt tiêm chủng vacxin phòng suy dinh dưỡng…. xã Hoà Sơn. Năm 2000 tổng vốn đầu tư toàn xã là 2248 triệu đồng đầy là nguồn vốn chủ yếu đựơc cấp từ ngân sách Nhà nước và một phần nhỏ thu thuế từ dân, ngân sách xã luôn trong tình trạng thu không đủ chi. Với nguồn kinh phí eo hẹp như thế đòi hỏi chính quyền xã phải cân đối lựa chọn đầu tư vào những lĩnh vực mang lại hiệu quả cao và thiết thực nhất đối với người dân. Chủ yếu xây dựng đường xá liên thôn theo hướng bê tông hoá cải thiện nhu cầu đi lại của nhân dân. Điện nông thôn được đầu tư 560 triệu chiếm tỷ trọng 27,91% số tiền này được dùng để mở rộng hệ thống lưới điện đến các thôn đáp ứng nhu cầu dùng điện của người dân, giảm bớt tỷ lệ bán điện qua trung gian hướng tới người dân được mua điện trực tiếp từ ngành điện mới mức giá thống nhất trong cả nước. + Giáo dục được đầu tư 185 triệu đồng chiếm tỷ lệ 8,23% cùng với số tiền của phụ huynh học sinh đóng góp xây mới và tu bổ các phòng học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập; tạo điều kiện tốt nhất cho các em học sinh được tới trường. + Y tế được đầu tư 132 triệu đồng chiếm tỷ lệ 5,87% dùng để đầu tư trang thiết bị giường bệnh và thiết bị y tế cho trạm xá, thực hiện các các bệnh tiêm chủng vaxin phòng chống suy dinh dưỡng đầu tư 189 triệu chiếm tỷ trọng 8,4% để sửa chữa và xây mới các công trình công cộng. Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành của 2 xã a) Xã Nhuận Trạch (bảng 4a).

Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến phát triển của từng lĩnh vực kinh tế xã hội nông thôn vùng Xuân Mai

Đô thị hoá góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, hình thành lối sống công nghiệp xây dựng xã hội mới, tuy nhiên khi tăng quy mô thành phố bằng các giải pháp mở rộng không gian, hình thành các quận mới, phường mới sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng thất nghiệp. Hầu hết các xã, thôn đều được đầu tư xây dựng sân vận động, tạo điều kiện cho các hoạt động thường xuyên của câu lạc bộ văn hoá, thể thao cấp cơ sở.Mỗi xã đều được đầu tư xây dựng trung tâm văn hoá, thể thao làm nòng cốt cho các hoạt động tổ chức thi đấu giao hữu giữa các thôn, xã và các đơn vị.

Bảng 15: Thành phần và tính chất nước sông Bùi tại xã Nhuận Trạch
Bảng 15: Thành phần và tính chất nước sông Bùi tại xã Nhuận Trạch

Định hướng thúc đẩy quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế xã hội nông thôn bền vững ở vùng Xuân Mai - Hà Tây

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH Đễ THỊ HểA GẮN LIỀN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI. NÔNG THÔN BỀN VỮNG CỦA VÙNG XUÂN MAI - HÀ TÂY. Định hướng thúc đẩy quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế xã. b) Quan điểm đô thị hoá theo chiều rộng Các chỉ tiêu định lượng:. - Quy mô diện tích đô thị. - Tỷ lệ diện tích đất đô thị/đất nông thôn. - Trình độ dân trí. Các chỉ tiêu định tính:. - Chất lượng hạ tầng kỹ thuật - Chất lượng hạ tầng xã hội - Trình độ văn minh đô thị - Kiến trúc đô thị. Trong các quan điểm trên đây những quan điểm chỉ áp dụng khi đánh giá trình độ đô thị hoá của các đô thị lớn, ví dụ diện tích nhà ở bình quân một người dân đô thị, số lượng các trường đại học trên địa bàn. Ở các quận, phường mới thành lập, tiêu chí diện tích nhà ở bình quân một người dân có thể cao nhưng điều đó không nói lên trình độ đô thị hoá. Chẳng hạn, diện tích nhà ở của các hộ nông dân thường cao hơn ở đô thị nhưng chất lượng nhà ở và vấn đề tiện nghi trong nhà thì rất kém. Định hướng và mục tiêu quá trình đô thị hoá gắn liền với phát triển kinh tế xã hội của vùng Xuân Mai đến năm 2015. a) Sự hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong các đô thị lớn. Sự hình thành các trung tâm có tính chất chuyên ngành trong những đô thị lớn là xu thế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đô thị, là biểu hiện của tính chuyên môn hoá cao trong sản xuất. Tất cả các hoạt động sản xuất có cùng đặc điểm, tính chất được tập trung vào một khu vực tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu tốt hơn, sản xuất với năng suất và hiệu quả cao hơn và tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm đô thị, thị trường lao động phong phú hơn…. b) Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở các vùng ngoại ô. Sự hình thành các trung tâm của mỗi vùng có tính khách quan nhằm đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và đời sống ngày càng tăng lên của chính vùng đó. Đó là biểu hiện của tính tập trung hoá trong sản xuất. Tuy nhiên, quy mô sản xuất và hoạt động thương mại dịch vụ sẽ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và quy mô dân số của vùng để đảm bảo tính hoạt động có hiệu quả. Đồng thời các trung tam này còn là điểm nối, hay sự chuyển tiếp giữa các vùng đô thị lớn làm cho tính hiệu quả của hệ thống đô thị được nâng cao. Trong quá trình đô thị hoá, các trung tâm này sẽ trở thành những đô thị vệ tinh của các đô thị lớn. c) Mở rộng các đô thị hiện có. Việc mở rộng các đô thị hiện có theo mô hình làn sóng là xu thế tất yếu khi nhu cầu về đất xây dựng đô thị tăng và khả năng mở có thể thực hiện tương đối dễ. Xu hướng này tạo sự ổn định tương đối và giải quyết các vấn đề quá tải cho đô thị lớn. d) Chuyển một số vùng nông thôn thành đô thị. Vấn đề cơ bản là tạo nguồn tài chính để tải tạo đất, xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, ví dụ như khu đô thị Xuân Mai chính là việc chyển một số vùng nông thôn thành đô thị hiện đại.

Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá gắn liền phát triển kinh tế xã hội nông thôn bền vững

Trong đề tài chúng tôi đã phân tích, đánh giá thực trạng ảnh hưởng tích cực và những vướng mắc của quá trình đô thị hoá ở vùng nông thôn 2 xã Nhuận Trạch và Hoà Sơn, đồng thời nêu lên những bức xúc trong quá trình giải quyết việc đền bù khi Nhà nước thu hồi đất.Trên cơ sở đó tôi kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết ảnh hưởng cảu đô thị hoá đối với nông thôn và hoàn thiện chính sách đền bù khu thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở Nhuận Trạch và Hoà Sơn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Đại học Nông nghiệp I; Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thị trấn Xuân Mai, hai xã Nhuận Trạch và Hoà Sơn thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình cũng nằm trong vùng quy hoạch của thị xã Xuân Mai.