Quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở CHND Trung Hoa
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo Viện khoa học xã hội việt nam
Viện sử học
Nguyễn xuân cường
quá trình phát triển kinh tế-xã hội
Trang 2Phần I: mở đầu
I Lý do chọn đề tài
Phát triển kinh tế-xã hội nông thôn là tiền đề quan trọng, đồng thời cũng là nhiệm vụ chiến lược của quá trình chuyển biến từ xã hội nông nghiệp lạc hậu sang xã hội công nghiệp hiện đại
Trung Quốc là nước nông nghiệp lớn với dân số đông nhất thế giới Từ khi tiến hành cải cách mở cửa năm 1978 đến nay, Trung Quốc đã giành được những thành tựu to lớn và toàn diện, trong đó kinh tế-xã hội nông thôn cũng
đạt được những thành tích rất quan trọng, cơ cấu kinh tế-xã hội nông thôn đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hiện đại Tuy vậy, kinh tế nông thôn phát triển chưa bền vững, lao động nông nghiệp còn đông, thu nhập của nông dân còn thấp, tăng trưởng kinh tế chưa thật gắn liền với tiến bộ xã hội nông thôn Đặc biệt là những thách thức của sự phát triển không hài hoà giữa thành thị-nông thôn, công nghiệp-nông nghiệp Hiện nay, Trung Quốc đang
nỗ lực giải quyết và khắc phục những trở ngại thách thức trên, đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới XHCN
Trung Quốc là nước láng giềng, có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa với Việt Nam Những kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá trình cải cách nông nghiệp và nông thôn nói chung, đặc biệt là phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, xây dựng nông thôn mới XHCN là những kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam đang trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
Với những suy nghĩ trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài Quá trình phát triển kinh tế-xã hội nông thôn ở CHND Trung Hoa (1978-2003) làm
đề tài nghiên cứu Theo chúng tôi, đề tài này vừa có ý nghĩa khoa học vừa có
ý nghĩa thực tiễn sâu sắc
II Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quá trình cải cách và mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 nói chung,
và quá trình cải cách, phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Trung Quốc,
đặc biệt là quá trình phát triển kinh tế-xã hội nông thôn được các nhà khoa học, các nhà quyết sách tập trung tìm hiểu và nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau
1 Tại Trung Quốc
Trang 3Quá trình cải cách nông thôn, quá trình tìm tòi phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, đã được các nhà khoa học Trung Quốc tìm tòi và phân tích qua các tác phẩm tiểu biểu như “20 năm cải cách nông thôn Trung Quốc” của Sử Vạn Lý, Lý Ngọc Chu (năm 1998), “Tìm hiểu diễn biến nông nghiệp Trung Quốc” của Mao Dục Cương (năm 1998), “Báo cáo vấn đề phát triển nông nghiệp Trung Quốc” của Lâm Thiện Lương và Trương Quốc (năm 2003), “Phân tích lựa chọn con đường hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc” (2004)của Bạch Thế Việt, “Nghiên cứu hiện đại hoá nông thôn Trung Quốc” của Lí Vân Tài (năm 2005) Đề tài phát triển công nghiệp nông thôn
được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như “Con đường công nghiệp hoá nông thôn Trung Quốc” của Trần Cát Nguyên, Hàn Tuấn 1993 , “Bàn về công nghiệp hoá nông thôn Trung Quốc” của Ngô Thiên Nhiên (năm 1997),
“Cải cách và phát triển kinh tế nông thôn Trung Quốc” của Trương Tú Sinh (năm 2005)
Cuối thế kỷ XX, những năm đầu thế kỷ XXI, nhiều công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn và nông dân (tam nông) xuất hiện, tiêu biểu như “Bàn về tam nông“(tam nông luận) năm 2002 và “Bàn thêm về tam nông” năm 2005 của Lục Học Nghệ, “Báo cáo vấn đề tam nông của Trung Quốc” của Lưu Bân (năm 2004), “Báo cáo vấn đề nổi cộm của nông nghiệp, nông thôn, nông dân Trung Quốc” của Tứ Tất Sinh, “Báo cáo tương lai tam nông Trung Quốc” của Khổng Tường Trí (năm 2004), “Nhìn lại và triển vọng vấn đề tam nông của Trung Quốc” (năm 2004) của Ngưu Nhạc Phong v v Bàn về những nguyên nhân cơ bản trong hạn chế của phát triển kinh tế-xã hội nông thôn có nhiều công trình như “Bàn về kinh tế nhị nguyên” (2003) của Ngô Thừa Minh, “Nghiên cứu đối sách thay đổi cơ cấu kinh tế nhị nguyên thành thị nông thôn của Trung Quốc” Quách Văn Kiệt, Dư Thuỵ Tường, “Nghiên cứu chuyển hoá cơ cấu kinh tế nhị nguyên nước ta” của Lí á Quyên, Lí Kiến Trung và Dương Tiểu Huân (năm 2005),
“Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhị nguyên thành thị nông thôn Trung Quốc” của Hạ Canh (2005), “Chuyển đổi cơ cấu và phát triển nông nghiệp” của Mã Hiểu Hà, “Đô thị hoá và chuyển đổi kinh tế nhị nguyên” của Tô Tuyết Xuyến Nghiên cứu các vấn đề xã hội nông thôn được tập trung phản ánh qua các công trình nghiên cứu như “Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội nông thôn Trung Quốc” của Phan Tông Bạch (năm 2000) , “Nghiên cứu cải
Trang 4cách nông thôn Trung Quốc” của Trương Tương Đào, “Gian nan cải cách nông thôn” của Đảng Quốc Anh , “xã hội học nông thôn” của Lí Thủ Kinh ,
“Báo cáo phát triển an sinh xã hội” của Trần Gia Quí ,…
2 Tại các nước Âu-Mỹ
Công nghiệp hoá của những nước nông nghiệp là tiêu điểm thảo luận của nhiều tác gia kinh điển như Kuznet, Rostow, Lewis, Todaro, Schultz Nhiều học giả đã nghiên cứu về quá trình chuyển dịch từ xã hội nông nghiệp lạc hậu lên xã hội công nghiệp hiện đại của Trung Quốc, quá trình cải cách nông nghiệp, nông thôn Tiêu biểu như công trình “Hiện đại hoá của Trung Quốc” của Gibert Rozman, China“s rural industry-structure, development and reformc của William Byrd, Qing song Lin, “China take of“ của J.Oil,
Bernard H Sonntag Tuy nhiên, các học giả phương Tây chủ yếu nghiên cứu trường hợp hay ví dụ điển hình (case study) đối với một địa phương hay một vùng của Trung Quốc
CHND Trung Hoa” của Nguyễn Minh Hằng (năm 1995) , “Trung Quốc: cải cách và mở cửa” (năm 2000) của Nguyễn Thế Tăng, “Trung Quốc cải cách
và mở cửa-những bài học kinh nghiệm” do Nguyễn Văn Hồng chủ biên (năm 2003) Song, bàn về cải cách và phát triển nông nghiệp nông thôn Trung Quốc vẫn còn rất khiêm tốn Một số tác phẩm tiêu biểu như “Cải cách nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc” của Nguyễn Đăng Thành (năm 1994), “Xí nghiệp hương trấn ở nông thôn Trung Quốc” của Đỗ Tiến Sâm, “Một số vấn
đề về hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc” (năm 2003) của Nguyễn Minh Hằng Trên các tạp chí khoa học, có một số bài như “Nông nghiệp Trung Quốc thành tựu phát triển và cải cách 50 năm qua” của Nguyễn Điền; “Đô thị hoá ở Trung Quốc” của Nguyễn Minh Hằng,“Tìm hiểu vấn đề đa dạng hoá ngành nghề trong nông nghiệp Trung Quốc hiện nay” của Đỗ Tiến Sâm
ở cấp độ luận án tiến sỹ có “Quá trình công nghiệp hoá ở Trung Quốc từ
1979 đến nay” (năm 1999) của Phạm Thái Quốc, “Công nghiệp hoá nông thôn Trung Quốc thời kỳ cải cách mở cửa từ 1978-2000” (năm 2004),
Trang 5Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu cấp Bộ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam như “Dân chủ cơ sở nông thôn Trung Quốc” của Đỗ Tiến Sâm (năm 2003) và “Những vấn đề xã hội bức xúc ở nông thôn Trung Quốc” (năm 2004) của Phùng Thị Huệ
Có thể nói, các công trình khoa học và các bài viết về quá trình cải cách, phát triển của nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc có số lượng rất lớn, nhưng mỗi công trình, bài viết lại đứng từ góc độ khác nhau hoặc tìm kiếm lời giải cho vấn đề khác nhau, đề cập gián tiếp hoặc đề cập trực tiếp vào một trong những vấn đề của nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc trong giai đoạn lịch sử nhất định Có thể thấy, ở Việt Nam chưa có công trình nào đề cập một cách hệ thống, trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu kinh tế- xã hội nông thôn, giải quyết cơ cấu phân cách thành thị nông thôn Trung Quốc Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu trên ở chừng mực nhất định đã phác thảo ra bức tranh
đa dạng về nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc, là những công trình khoa học đáng quý, có tác dụng gợi mở lớn để tác giả kế thừa và đi sâu vào thực hiện luận án
Iii mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tài liệu
1 Mục tiêu
Làm rõ quá trình phát triển kinh tế-xã hội nông thôn Trung Quốc, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế-xã hội, quá trình giải quyết sự phân cách thành thị nông thôn qua các giai đoạn từ cải cách mở cửa năm 1978 tới năm 2003; nêu những thành công, hạn chế; rút ra những bài học kinh nghiệm, những tham khảo đối với Việt Nam
2 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn Trung Quốc, chủ yếu là cơ cấu kinh tế-xã hội, sự phân cách thành thị-nông thôn, quan hệ thành thị-nông thôn, các loại hình kinh doanh nông nghiệp, phát triển công nghiệp, thị trường, xóa đói giảm nghèo, việc làm và chuyển dịch lao động, giáo dục và an sinh xã hội nông thôn
3 Phạm vi nghiên cứu
-Luận án tập trung nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn từ năm 1978, tức từ Hội nghị TW 3 khoá XI đưa ra quyết sách cải cách nông thôn, cải cách mở cửa đến năm 2003- năm tiến hành hội
Trang 6nghị TW 3 khoá XVI của ĐCS Trung Quốc, đưa ra Quyết định về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN Năm 2003 cũng là năm mà vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân (tam nông) được toàn xã hội chú ý, trong đó
Đảng và Nhà nước Trung Quốc tiến hành các hội nghị quan trọng và đưa ra những quyết sách đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội nông thôn
- Luận án tập trung nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn của Trung Quốc Đại lục, không bao gồm Hồng Công, Ma Cao,
Đài Loan Thuật ngữ Trung Quốc dùng trong luận án là chỉ CHND Trung Hoa
4 Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu chính phục vụ luận án là các văn bản về đường lối chính sách, các số liệu thống kê, niên giám của Trung Quốc, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc và các nước khác Đồng thời, với các nguồn tư liệu trên là các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam qua các ấn phẩm Các tư liệu tập hợp từ sách báo, Internet và đặc biệt là các chuyến đi khảo sát thực tế của tác giả tại Trung Quốc
IV Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tác giả nghiên cứu, trình bày theo phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic, phân tích, tổng hợp, so sánh, tuân thủ theo tiến trình thời gian, địa điểm và các nhân vật liên quan, tôn trọng các sự kiện Bằng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin, lý giải, tổng kết về những nhân tố thành công và tồn tại trong quá trình cải cách nông thôn ở Trung Quốc từ cải cách mở cửa đến nay
V Đóng góp của luận án
-Luận án hệ thống hoá toàn bộ quá trình phát triển kinh tế-xã hội nông thôn của Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 2003, qua đó phác thảo bức tranh toàn cảnh về những biến chuyển của nông thôn Trung Quốc trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá
-Trên cơ sở đi sâu tìm hiểu quá trình phát triển kinh tế-xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế-xã hội, giải quyết cơ cấu nhị nguyên thành thị nông thôn, phân tích đánh giá và tổng kết những thành công và hạn chế, bước đầu đúc rút những bài học kinh nghiệm Từ đó, nêu những suy nghĩ về tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam
Trang 7-Thông qua luận án, cung cấp những thông tin phong phú và tin cậy về nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc, về tiến trình hiện đại hoá ở Trung Quốc, giúp ích cho việc tìm hiểu kinh tế-xã hội nông thôn và công cuộc xây dựng hiện đại hoá của Trung Quốc
núi, 26,04% cao nguyên, 18,75% thung lũng, 9,90% đất trung du, 11,98%
là đồng bằng Phần lớn nông thôn Trung Quốc nằm ở lưu vực ba con sông lớn Hoàng Hà, Trường Giang và Chu Giang
Từ năm 1949-1952, Trung Quốc bắt tay vào khôi phục kinh tế, xây dựng chính quyền mới, ổn định đời sống nhân dân sau chiến tranh Năm
1953, Trung Quốc bắt đầu thực hiện kế hoạch “5 năm lần thứ nhất”, tiến hành cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, phong trào cải cách ruộng đất, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp phát triển rầm rộ Tuy nhiên, việc thực hiện chuyển đổi nhanh chóng, trong thời gian ngắn từ hợp tác xã cấp thấp lên hợp tác xã cấp cao đã đi ngược lại nguyên lí quan hệ sản xuất phải thích ứng
Trang 8với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất đi trước xa so với năng lực thực tế của lực lượng sản xuất; hạn chế tính tích cực sản xuất của nông dân
Từ năm 1957-1965 là thời kỳ “Đại nhảy vọt” Tại Hội nghị Trung ương
3 khoá VIII, Mao Trạch Đông đã đề ra chủ trương “Đường lối chung”; “Dốc lòng hăng hái, tranh thủ vươn lên hàng đầu, sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ”,
“Đại nhảy vọt” và “Công xã nhân dân”
Từ 1966-1976 là những năm “Cách mạng văn hoá”, đấu tranh giai cấp
được đẩy lên cao trào Sự hỗn loạn về chính trị đã dẫn tới sự đình trệ về kinh tế-xã hội
Ngày 14-10-1976, Trung ương ĐCS Trung Quốc chính thức công bố tin
“bè lũ bốn tên” bị đập tan Sự kiện này được coi là cái mốc đánh dấu kết thúc
10 năm động loạn của “Đại cách mạng văn hoá vô sản”
1.1.2 Nhận xét về phát triển kinh tế-xã hội nông thôn Trung Quốc trước năm 1978
Nông nghiệp phát triển chậm, ngành trồng trọt vẫn là ngành chủ yếu, tỷ trọng ngành chăn nuôi thấp, an ninh lương thực không được bảo đảm Cư dân nông thôn đông, số lao động nông nghiệp nhiều, mức độ đô thị hoá thấp Nông thôn và thành thị là hai khu vực có kinh tế xã hội độc lập, khép kín và khác nhau Quan hệ thành thị -nông thôn, công nghiệp-nông nghiệp là quan
hệ bóc lột và bị bóc lột Đặc biệt hơn là thị trường thành thị và nông thôn phân cách, gây trở ngại lớn cho việc hình thành một thị trường thống nhất trong toàn quốc và hoàn thiện thế chế kinh tế
Có thể thấy, từ khi nước CHND Trung Hoa ra đời (1949), Trung Quốc đã thực hiện chính sách phát triển thiên lệch, coi trọng phát triển công nghiệp
và thành thị, dồn nguồn lực, lấy của nông nghiệp và nông thôn để nuôi công nghiệp và thành thị Do vậy, quan hệ giữa công nghiệp-nông nghiệp, thành thị và nông thôn mất cân đối và không hài hoà Đặc biệt là sự nôn nóng muốn chuyển đổi nhanh phương thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu đã dẫn tới hậu quả kinh tế-xã hội nghiêm trọng
1.2 Quá trình phát triển kinh tế-xã hội nông thôn Trung
Quốc (1978-1991)
Từ thập kỷ 70 thế kỷ XX, châu á chứng kiến sự phục hồi kinh tế của các nước Nhật Bản, sự ra đời của các “con rồng” công nghiệp hoá mới như Hàn Quốc, Xingapo, Hồng Công, Đài Loan (NIEs)
Trang 9Hội nghị Trung ương 3 khoá XI (năm 1978) của ĐCS Trung Quốc đã
đưa ra quyết định chuyển trọng tâm công tác của toàn Đảng từ “lấy đấu tranh giai cấp là chính” sang lấy “phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trung tâm” Việc từng bước thực hiện chế độ khoán trách nhiệm ở nông thôn đã
mở màn công cuộc cải cách ở Trung Quốc
1.2.1 Chuyển đổi thể chế kinh tế nông nghiệp, nông thôn (1978-1984) Những năm 1978-1984 được coi là giai đoạn đầu trong cải cách và phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, chuyển đổi thể chế kinh tế nông nghiệp, nông thôn là đặc trưng nổi bật của thời kỳ này
Cải cách thể chế kinh tế nông nghiệp, nông thôn Hội nghị TW 4 khoá XI Đảng Cộng sản Trung Quốc đã họp và thông qua “Quyết định về một số vấn đề đẩy nhanh phát triển nông nghiệp” Năm
1982, Trung ương ĐCS Trung Quốc phê chuẩn “Kỷ yếu Hội nghị công tác nông thôn toàn quốc” (Văn kiện số 1 năm 1982), đã khẳng định đầy đủ chế
độ khoán trách nhiệm sản xuất
Chế độ khoán trách nhiệm đã trải qua các bước như từ cuối năm 1978 tới tháng 9 năm 1980 là thời kỳ thí điểm và bước đầu thực hiện chế độ khoán trách nhiệm Bước thứ hai từ tháng 10-1980 tới cuối năm 1981 là thời kỳ chế
độ khoán trách nhiệm bước vào giai đoạn phát triển Từ năm 1982, chế độ khoán trách nhiệm bước vào thời kỳ tổng kết, ổn định và hoàn thiện
Chế độ khoán đến hộ gia đình đã kích thích được tính tích cực của nông dân, sản xuất nông nghiệp tăng trưởng nhanh Hình thức kinh doanh này phù hợp với trình độ sản xuất trong nông nghiệp, giải phóng được sức sản xuất ở nông thôn Cục diện kinh tế xã hội ở nông thôn đã có bước thay
đổi căn bản.Việc thực hiện chế độ khoán trách nhiệm đã mang đến cho nông thôn những thay đổi sâu rộng
Việc chuyển đổi thể chế kinh tế nông thôn gắn liền với cải cách tổ chức hành chính, kinh tế ở nông thôn trên cơ sở giai thể công xã nhân dân, phân tách chính quyền và xí nghiệp, thành lập chính quyền nhân dân cấp xã (trấn), uỷ ban thôn dân Tới đầu năm 1985 về cơ bản đã giải thể công xã nhân dân, thực hiện xong việc phân tách, chính quyền và xí nghiệp
1.2.1.2 Cải tiến chế độ thu mua, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp
Cải cách giá cả lương thực và thực phẩm là biện pháp quan trọng tiếp theo trong phát triển kinh tế nông thôn Trung Quốc Hiện tượng trao đổi không ngang giá giữa các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp (giá cánh kéo) được thu hẹp, chủng loại các sản phẩm nông nghiệp thu mua thống nhất giảm xuống
Trang 101.2.2 Phát triển công nghiệp nông thôn Trung Quốc (1985-1991)
1.2.2.1.Chính sách phát triển công nghiệp nông thôn
Đảng và Nhà nước Trung Quốc đưa hàng loạt các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, đặc biệt là xí nghiệp hương trấn Năm 1979, Quốc vụ viện đã ra “Quy định về mấy vấn đề phát triển xí nghiệp xã đội” Tiếp nữa là Văn kiện số 1 và Văn kiện số 5 năm 1984,
1.2.2.2 Xí nghiệp hương trấn- công nghiệp nông thôn đặc sắc Trung Quốc
Các xí nghiệp hương trấn tiền thân là các xí nghiệp xã đội, thuộc sở hữu tập thể như các công xã, đại đội sản xuất hoặc các đội sản xuất Các xí nghiệp khi đó về cơ bản là các xí nghiệp nhỏ, chuyên sửa chữa máy nông nghiệp, gia công lương thực hay vận tải…phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
Năm 1978 giá trị sản lượng xí nghiệp hương trấn (xã đội) là 49,3 tỷ NDT, năm 1985 lên tới 272,8 tỷ NDT, tới năm 1987 giá trị sản lượng của các
xí nghiệp hương trấn vượt qua giá trị sản lượng nông nghiệp Đến năm 1988, giá trị sản lượng của các xí nghiệp hương trấn đạt 499,29 tỷ NDT, chiếm 27,4% tổng giá trị sản lượng công nghiệp trong toàn quốc Xí nghiệp hương trấn không chỉ tăng nhanh về số lượng, đa dạng hoá loại hình sở hữu, mà còn
mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh với nhiều ngành nghề công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ
Các xí nghiệp hương trấn đã đóng góp rất lớn cho nông thôn, tạo của cải vật chất cho nông thôn, mang lại nguồn thu nhập cho nông dân, thu hút lao động dư thừa, và là động lực chính trong phát triển nông thôn Có thể coi
xí nghiệp hương trấn là nội dung cơ bản của công nghiệp hoá nông thôn đặc sắc Trung Quốc
1.2.3 Quá trình giải quyết các vấn đề xã hội nông thôn
1.2.3.1 Xoá đói giảm nghèo nông thôn
Ngày 30-9-1984, Trung ương Đảng và Quốc vụ viện Trung Quốc đã ra
“Thông tri về giúp đỡ các vùng nghèo khó thay đổi diện mạo” Năm 1986, thành lập Ban chỉ đạo công tác xoá đói giảm nghèo Trung ương Năm 1986, Trung Quốc xác định 592 huyện trọng điểm nghèo khó, coi đó làm cơ sở để trợ giúp xoá đói giảm nghèo Năm 1987, công tác xoá đói giảm nghèo nông thôn đã chuyển biến từ cứu tế là chính chuyển sang hỗ trợ phát triển kinh tế, xây dựng ba chương trình xoá đói giảm nghèo, bao gồm: chương trình tín dụng ưu đãi, chương trình trợ giúp hạ tầng cơ sở, và quỹ phát triển Như vậy, giai đoạn này xoá đói giảm nghèo chủ yếu thông qua hỗ trợ phát triển kinh
tế
Trang 111.2.3.2 Việc làm và chuyển dịch lao động
Những năm 1978-1983, việc xác lập chế độ khoán đã làm cho tính chủ động, tích cực của người lao động được nâng cao, đồng thời người lao
động cũng có quyền tìm việc và tăng thu nhập ngoài nông nghiệp, phần lớn nông dân từ làm nông nghiệp đơn thuần bắt đầu chuyển sang làm nhiều ngành nghề khác Những năm 1984-1991, sự phát triển mạnh mẽ của xí nghiệp hương trấn trở thành một kênh chủ yếu thu hút lao động nông thôn
Đây cũng là thời kỳ cao độ của “ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập
đô” Người dân vào làm việc tại các xí nghiệp hương trấn gần kề với thôn xóm của mình, mà không phải rời xa quê hương
1.2.2.3 Giáo dục nông thôn
Năm 1983, Trung ương ĐCS Trung Quốc đưa ra “Thông tri về mấy vấn
đề tăng cường và cải cách giáo dục trường học nông thôn” Năm 1986, Trung Quốc công bố “Luật giáo dục nghĩa vụ”, nhấn mạnh “Nhà nước thực hiện giáo dục nghĩa vụ chế độ 9 năm”, quy định “tất cả trẻ em tròn 6 tuổi, không phân biệt giới tính, dân tộc, chủng tộc, cần nhập học tiếp nhận giáo dục nghĩa vụ theo số năm quy định”
Tiểu kết chương I
Con đường phát triển kinh tế-xã hội nông thôn từ khi thành lập nước CHND Trung Hoa thật khúc khuỷu quanh co và không thành công; sự phân cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng mở rộng, quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp không hài hoà Sự chỉ đạo xa rời thực tế trong giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân của ĐCS Trung Quốc từ cuối thập kỷ 50 đến thập kỷ 70 thế kỷ XX đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng Chế độ khoán trách nhiệm được khôi phục và thực hiện rộng rãi Công xã nhân dân bị giải thể, chính quyền và hợp tác xã được tách rời Giá cả các mặt hàng nông sản được điều chỉnh, chế độ thu mua và thể chế lưu thông các mặt hàng nông nghiệp được cải tiến (1978-1984, xí nghiệp hương trấn (1985-1991) phát triển mạnh mẽ Quá trình trên đã làm thay đổi cục diện kinh tế nông thôn, góp phần to lớn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế-xã hội nông thôn Đây là giai đoạn giải phóng sức sản xuất xã hội, đưa kinh tế-xã hội nông thôn vào quỹ đạo phát triển
Trang 12Chương II
quá trình phát triển kinh tế-xã hội
nông thôn Trung Quốc (1992 – 2003)
Bước sang thập kỷ 90 thế kỷ XX, tình hình thế giới và Trung Quốc diễn
ra những biến đổi to lớn và sâu sắc Hệ thống các nước XHCN tan rã, Liên Xô giải thể, đảng Cộng sản ở các nước Đông Âu mất vị trí cầm quyền Chiến tranh lạnh kết thúc, nhiều nước tiến hành điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế-xã hội, ngoại giao
Đại hội XIV ĐCS Trung Quốc (năm 1992) nêu ra mục tiêu xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN, tiếp tục đi sâu cải cách, đẩy mạnh mở cửa
Đây được coi là cuộc giải phóng tư tưởng lần thứ hai, là mốc đặc biệt qụan trọng trong tiến trình cải các mở cửa ở Trung Quốc
Tại nông thôn, cải cách chế độ lưu thông các sản phẩm nông nghiệp
được đẩy mạnh, hệ thống thị trường nông thôn từng bước hình thành, thể chế kinh doanh nông nghiệp được đổi mới, đa dạng hoá ngành nghề nông nghiệp bắt đầu phát triển, đô thị hoá nông thôn khởi sắc Sự phát triển về kinh tế thúc đẩy công cuộc xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch lao động, giáo dục nông thôn, có bước phát triển mới
2.1 Quá trình phát triển kinh tế nông thôn
2.1.1.Xây dựng hệ thống thị trường nông thôn
Đẩy mạnh cải cách chế độ lưu thông các sản phẩm nông nghiệp Cùng với việc thực hiện chế độ khoán trách nhiệm, giải thể công xã nhân dân, chế độ thu mua và lưu thông nông sản cũng diễn ra nhiều biến chuyển Nhà nước giảm thu mua về số lượng và chủng loại các mặt nông sản, nâng cao giá của 18 mặt hàng nông sản Các mặt hàng lương thực, nông sản (trừ bông), sau khi hoàn thành kế hoạch thu mua của nhà nước đều có thể tự do mua bán trên thị trường
2.1.2 Điều chỉnh sự phát triển của xí nghiệp hương trấn
Trước tình hình cải cách mở cửa bước sang giai đoạn mới, trước yêu cầu của xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN, xí nghiệp hương trấn phải đối mặt với những khó khăn như: quyền tài sản, cơ cấu khu vực và ngành nghề không phù hợp, trình độ khoa học kỹ thuật hạn chế, áp lực cạnh tranh thị trường lớn