Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc

6 234 2
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Thị Hồng Thắm Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Luận văn ThS. Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. An Như Hải Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội ở Vĩnh Phúc từ năm 2000 đến nay. Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Keywords: Làng nghề; Phát triển kinh tế; Nông thôn; Vĩnh Phúc. Content: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Làng nghề có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Phát triển làng nghề là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn. Thực tế đã chứng minh vai trò quan trọng của làng nghề đối với phát triển kinh tế nông thôn. Sự phát triển làng nghề sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, sử dụng và phát huy các nguồn lực về lao động, vốn và các nguồn lực khác trong nhân dân để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, tác động đến việc phân công lao động xã hội, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Chính vì thế, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp khuyến khích tạo điều kiện để các làng nghề được khôi phục và phát triển. Thực hiện chủ trương đó, các địa phương đã đưa vào quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp làng nghề, làng nghề truyền thống và xây dựng các làng nghề mới. Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm ở phía bắc khu vực đồng bằng Sông Hồng, một tỉnh đồng bằng có trung du và miền núi, một tỉnh thuần nông. Ngoài nghề nông, toàn tỉnh hiện có 39 làng nghề, trong đó có 8 làng nghề truyền thống, theo đó là những nghề phụ gia đình. Một số làng nghề này đã trở nên quen thuộc và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm tiêu dùng trên địa bàn, trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Những sản phẩm của các làng nghề mang bản sắc văn hoá của địa phương như làng gốm Hương Canh, làng đá Hải Lựu, làng mộc Bích Chu, làng đan lát Triệu Đề, mộc Thanh Lãng. Nghề mây tre đan xuất khẩu đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động và tạo nguồn thu nhập cho nhiều hộ nông dân ở xã Cao Phong huyện Lập Thạch… Trong thời gian qua, các cấp đảng và chính quyền trong tỉnh đã có những chính sách và biện pháp khuyến khích khôi phục và phát triển các làng nghề trên địa bàn. Đã tổ chức đào tạo nghề cho nhiều người dân trong tỉnh với nhiều phương thức khác nhau. Đã có những biện pháp hỗ trợ các làng nghề nhằm phát huy lợi thế của các địa phương… Tuy nhiên, phần lớn các làng nghề vẫn trong tình trạng bị mai một hoặc còn tồn tại thì sản xuất cầm chừng, sản xuất chưa ổn định, kém phát triển, quy mô còn nhỏ bé, thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý v.v… Những tiềm năng và lợi thế của làng nghề vẫn chưa được phát huy, thu nhập và đời sống của người dân chưa được cải thiện rõ rệt. Nếu không tiếp tục đẩy mạnh và có những giải pháp thiết thực cho việc khôi phục và phát triển những làng nghề này thì sẽ làm mất đi một nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; những mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn không được thực hiện như mong muốn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, Trung tâm Thông tin công tác chính trị (2009), Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội 2008, tài liệu tham khảo. 2. Ban Quản lý khu công nghiệp Vĩnh Phúc (2007), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2007, Vĩnh Phúc. 3. Ban Quản lý khu công nghiệp Vĩnh Phúc (2008), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2008, Vĩnh Phúc. 4. Ban Quản lý khu công nghiệp Vĩnh Phúc (2009), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2009, Vĩnh Phúc. 5. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ - Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Vĩnh Phúc (2007), Tài liệu học tập nghị quyết Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIV. 6. Bản tin Phát triển nông thôn (2008), “Các vấn đề của nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam”, (1), tr.1-5. 7. Báo Điện tử Hà Tây (2004), “Thăm làng dệt lụa Vạn Phúc”, Tin Thông tấn xã Việt Nam. 8. Báo Vĩnh Phúc (2005), (Xuân 2005). 9. Báo Vĩnh Phúc (2006), (Xuân 2006). 10. Báo Vĩnh Phúc (2007), (Xuân 2007). 11. Báo Vĩnh Phúc (2008), (Xuân 2008). 12. Báo Vĩnh Phúc (2009), (Xuân 2009). 13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1998), Ngành nghề nông thôn Việt Nam - Kết quả điều tra ngành nghề nông thôn năm 1997, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Báo cáo đánh giá thực trạng và định hướng phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2010, Hà Nội. 15. Bộ Thương mại (2000), Định hướng về thị trường và công tác thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thòi kỳ 2001- 2005, Hà Nội. 16. Bác sĩ Đặng Kim Chi (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 17. Nguyễn Sinh Cúc (2005), “Một số mô hình mới cho nông thôn hiện nay”, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, (4), tr.7-8. 18. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2006), Niên giám thống kê 2005, Nxb. Thống kê, Hà Nội. 19. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2007), Niên giám thống kê 2006, Nxb. Thống kê, Hà Nội. 20. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2008), Niên giám thống kê 2007, Nxb. Thống kê, Hà Nội. 21. Đặng Ngọc Dinh (1997), Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Đỗ Quang Dũng (2003), “Phát triển làng nghề ở Đồng bằng sông Hồng”, Nghiên cứu Kinh tế, (4/299). 23. Nguyễn Văn Đại, Trần Văn Luận (1997), Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội 24. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Nghị quyết số 03- NQ/ TU về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006- 2010, định hướng đến năm 2020, Vĩnh Phúc. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Bùi Hữu Đức (2004), “Để các làng nghề ở Hà Tây phát triển”, Tạp chí Cộng sản, (4/14). 29. Tạ Quang Hải (2004), “Lao động làng nghề thực trạng và giải pháp”, Con số và sự kiện, (8), tr.6-7. 30. Lê Hải (2006), “Môi trường làng nghề với sự phát triển bền vững”, Du lịch Việt Nam, (3), tr.51- 52. 31. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2009), Kỷ yếu họp HĐND tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2004- 2009 (Từ kỳ họp thứ 6 đến kỳ họp thứ 8). 32. Mai Thế Hởn (chủ biên - 2003), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Nguyễn Thị Hường (2005), “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề tiểu thủ công nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị, (4). 34. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 3, tiếng Việt, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva. 35. Nguyễn Văn Phúc (2004), Công nghiệp nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Mai Phương (2004), “Nan giải ô nhiễm môi trường làng nghề”, Tạp chí Con số và sự kiện, (7), tr.18-19. 37. Sở Công nghiệp tỉnh Vinh Phúc (20/10/2005), Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện nghị quyết số 07/2001/NQ-HĐ ngày 23 tháng 7 năm 2001 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về khôi phục và phát triển làng nghề - TTCN giai đoạn 2001- 2005. 38. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Phúc (9/2008), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 03/Vĩnh Yên. 39. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. TS Phạm Quốc Sử (2002), “Làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH”, Tạp chí Lý luận chính trị, (2), tr.42-48. 41. “Thông tin về làng nghề” (5/2005), Báo Nhân dân, (18188), tr.1. 42. Nguyễn Thị Anh Thư (2004), “Giải pháp khuyến khích phát triển xuất khẩu của các làng nghề phục vụ phát triển bền vững”, Nghiên cứu Kinh tế, (6/313). 43. Tỉnh uỷ - HĐND - UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Vĩnh Phúc 10 năm một chặng đường phát triển 1997- 2007. 44. Trung tâm Triển lãm nghệ thuật Việt Nam (2000), Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội, Hà Nội. 45. Nguyễn Thế Trường (2008), Những biến đổi kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc giai đoạn 1997- 2005, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 46. Phạm Thị Tuý, “Vấn đề việc làm của nông dân hiện nay- Bài toán không dễ giải”, www.tapchicongsan.org.vn/listcontentbyissus.asp. 47. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2004), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2004, Vĩnh Phúc. 48. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2005, Vĩnh Phúc. 49. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2006, Vĩnh Phúc. 50. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2007, Vĩnh Phúc. 51. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2008), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2008, Vĩnh Phúc. 52. Viện Kinh tế học (2002), Các biện pháp nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với bảo vệ môi trường làng nghề nông thôn đồng bằng sông Hồng, Đề tài khoa học. 53. Viện nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương mại (3/2003), Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ thời kỳ đến năm 2010, Đề tài khoa học, mã số 2002-78-015. 54. Bùi Văn Vượng (1998), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 55. Trần Minh Yến (2003), Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội. . đẩy sự phát triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Keywords: Làng nghề; Phát triển kinh tế; Nông thôn; Vĩnh Phúc. Content: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Làng nghề có. hình kinh tế - xã hội năm 2004, Vĩnh Phúc. 48. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2005, Vĩnh Phúc. 49. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Báo cáo tình hình kinh tế - xã. vực nông thôn. Thực tế đã chứng minh vai trò quan trọng của làng nghề đối với phát triển kinh tế nông thôn. Sự phát triển làng nghề sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Ngày đăng: 25/08/2015, 09:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan