Giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình Nguyễn Thanh Nghị Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Kinh tế chính trị; Giảm nghèo; Phát triển kinh tế. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghèo, đói luôn là nỗi bất hạnh của loài người, và hiện nay vẫn còn đeo đẳng nhiều nước trên con đường phát triển. Trong khi thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn về tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng vượt bậc sự giàu có của con người, thì vẫn còn nhiều người ở các nước đang và kém phát triển chịu cảnh nghèo đói. Thực tế dân số thế giới (năm 2013) có hơn 7 tỷ người, thì thường xuyên có 2,7 tỷ người sống dưới mức 2 USD/ngày, đặc biệt có 1,2 tỷ người sống dưới mức 1 USD/ ngày. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi đói, nghèo là một trong ba giặc nguy hiểm nhất trong thời kỳ mới giành được độc lập (giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm) và cần phải ưu tiên tiêu diệt. Ngay từ khi thành lập nước (tháng 9/1945), Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đến việc trợ giúp người dân thoát khỏi đói, nghèo và coi đó là một nhiệm vụ quan trọng để ổn định và phát triển đất nước trong suốt chiều dài lịch sử hơn 60 năm qua. Trải qua hai cuộc chiến tranh, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới (năm 1986) với nhiều khó khăn, thách thức trong đó phải kể đến tình trạng một bộ phận nhân dân liên tục bị thiếu lương thực, thiếu đói kinh niên. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã tập trung mọi nguồn lực để thực hiện công cuộc xóa đói, giảm nghèo nhằm nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển. Từ thực tiễn phong trào xóa đói giảm nghèo ở các địa phương, đến năm 1998, Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo được Chính phủ phê duyệt, để lần đầu tiên xóa đói giảm nghèo trở thành một chính sách, đưa vào quá trình lập kế hoạch thường kỳ và được thực hiện như một phần của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước cũng như của các địa phương. Đến cuối năm 2005, công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã đi qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1998 - 2000 và 2001 - 2005 với những kết quả đáng khích lệ. Thành quả xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, coi đó là một trong những "câu chuyện thành công nhất" trong thời kỳ đổi mới. Trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội, cùng với các địa phương khác trong cả nước, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều cố gắng trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Kết quả là từ năm 2000 đã được công nhận là địa phương thoát đói. Công tác giảm nghèo của tỉnh Ninh Bình cũng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ theo các chương trình, nghị quyết của Tỉnh ủy và đề án của UBND tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 12,83% (tính đến cuối năm 2006), 10,07% (tính đến cuối năm 2007), 8,91% (cuối năm 2008), 6,88% (cuối năm 2009), 12,39% (cuối năm 2010), 9,85% (cuối năm 2011), 7,54% (cuối năm 2012), 5,44% (cuối năm 2013). Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh Ninh Bình vẫn còn cao so với một số tỉnh, địa bàn khác như TP Hồ Chí Minh, Tỉnh Hải Dương. Vậy thực tế giảm nghèo ở Ninh Bình được thực hiện như thế nào? Ninh Bình đã đạt được những thành công gì trong giảm nghèo? Và còn những hạn chế gì đang tồn tại và nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này? Cần có giải pháp gì để Ninh Bình có thể thành công trong giảm nghèo? Đây là những vấn đề cấp thiết cần được làm rõ để góp phần đẩy mạnh hơn nữa công tác giảm nghèo của tỉnh Ninh Bình. Luận văn với Đề tài: “Giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình” nhằm mục đích nghiên cứu đề tìm ra câu trả lời cho các vấn đề cấp thiết trên. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan tới đề tài này đã có những công trình nghiên cứu sau: “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động để góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam”, luận án Tiến sĩ của Vũ Thị Hiểu (năm 1996) đã nghiên cứu thực trạng công tác xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam, phát hiện những hạn chế và đề xuất giải pháp cải thiện công tác xóa đói giảm nghèo ở nông thôn thôn qua việc sử dụng lao động một cách có hiệu quả. “Các giải pháp tín dụng đối với người nghèo ở Việt Nam hiện nay”, luận án Tiến sĩ của Đào Văn Hùng (2001), nghiên cứu về chính sách tín dụng trong giảm nghèo. Luận văn Thạc sĩ kinh tế: “Thực trạng và những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo ở vùng định canh, định cư tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Đỗ Thế Hạnh (năm 1998) đã nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế ở địa phương nhằm giảm tỷ lệ nghèo đói ở vùng định cư. “Hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015”, Luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Hoa (năm 2009) đã nghiên cứu đánh giá chính sách xóa đói giảm nghèo từ giai đoạn 2009-2013, nhằm chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của mỗi chính sách đến công cuộc giảm nghèo của Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất những định hướng cũng như giải pháp hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đến năm 2015. Luận văn Thạc sĩ kinh tế: “Xóa đói và giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” của tác giả Trương Bảo Thanh (2002), tác giả đã nghiên cứu các nguyên nhân gây ra nghèo đói và thực trạng về nghèo đói ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 1996 – 2001, từ đó đề ra các giải pháp thúc đẩy nhằm xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình. Nhìn chung, các công trình trên đều sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích định tính, các phương pháp suy luận logic dẫn giải trong quá trình phân tích. Tuy nhiên, không đề cập cụ thể đến xóa đói giảm nghèo ở một tỉnh nào. Liên quan trực tiếp đến công tác giảm nghèo của Ninh Bình có luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Mai Hoa (2009). Tác giả đã sử dụng nghiên cứu một cách khá tổng quát công tác giảm nghèo của Ninh Bình giai đoạn từ năm 2006 đến 2009 và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện công tác giải nghèo Ninh Bình. Tuy nhiên, luận văn của tác giả Bùi Mai Hoa chưa áp dụng phương pháp khảo sát điều tra thực trạng giảm nghèo ở Ninh Bình và mới nghiên cứu công tác xóa đói, giảm nghèo của Ninh Bình đến năm 2009. Từ 2009, kinh tế Việt Nam nói chung và của Ninh Bình nói riêng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, do vậy công tác giảm nghèo của Ninh Bình cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng chưa có công trình mới cập nhật tình hình này. Tóm lại, kết quả nghiên cứu của các công trình trên là nguồn tư liệu tham khảo tốt đối với tác giả để viết luận văn. Nhưng các công trình, đề tài phần lớn chỉ tập trung nghiên cứu về giải quyết việc làm đối với người lao động trong quá trình CNH-HĐH trên phạm vi tỉnh và trong cả nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2000 - 2013 nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện giảm nghèo của tỉnh Ninh Bình. 3.2 Nhiệm vụ của luận văn: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về giảm nghèo. - Phân tích, đánh giá thực trạng giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2000 - 2013. - Đưa ra những giải pháp về giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Nghiên cứu giảm nghèo ở Ninh Bình từ góc độ kinh tế chính trị. - Về không gian: Giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình; Luận văn sẽ nghiên cứu kinh nghiệm của TP Hồ Chí Minh, Hải Dương và Quảng Bình (có phương pháp giải quyết giảm nghèo phù hợp với Ninh Bình) để rút ra bài học kinh nghiệm cho Ninh Bình. - Về thời gian: Giai đoạn 2000 -2013. Từ năm 2000 tỉnh Ninh Bình đã không còn hộ đói, nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. 5. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng để nghiên cứu vấn đề dưới góc độ kinh tế chính trị kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng. - Trong quá trình phân tích, luận văn vận dụng phương pháp khảo sát, thống kê, hệ thống, so sánh, tổng hợp báo cáo tổng kết công tác giảm nghèo và các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình để làm rõ vấn đề nghiên cứu và rút ra các kết luận cần thiết. + Phương pháp xử lý số liệu thống kê. Việc xây dựng hệ thống bảng biểu, hệ thống chỉ tiêu, tính toán số liệu được thực hiện trên chương trình phần mềm Excel làm cơ sở cho những kết luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. + Phương pháp phân tích kinh tế Để phân tích công tác giảm nghèo của tỉnh chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh: Dựa trên các nhóm tiêu chí đánh giá để so sánh mức sống trung bình của các hộ nghèo với các loại hộ khác, mức đầu tư cho sản xuất giữa các loại hộ và phân tích số bình quân để đánh giá khả năng thoát nghèo của các hộ trong tương lai. Luận văn sử dụng cả số liệu sơ cấp và thứ cấp, trong đó: - Số liệu thứ cấp được thu thập từ 2 nguồn. + Niên giám thống kê của tỉnh Ninh Bình, các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, các Báo cáo tổng kết hàng năm của UBND tỉnh, báo cáo của Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh, Cục Thống kê tỉnh. + Các sách, công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học được các cơ quan có uy tín xuất bản như: Tổng cục thống kê, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 6. Những đóng góp của luận văn - Đánh giá được thực trạng giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2000-2013 làm rõ những thành tựu đã đạt được và chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thành được mục tiêu đề ra cho giảm nghèo ở Ninh Bình đến năm 2015. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm nghèo của tỉnh Ninh Bình Chương 2: Thực trạng giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2000-2013 Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004: Nghèo, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Báo cáo phát triển Thế giới năm 2004: Cải thiện dịch vụ để phục vụ người nghèo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (1997), Xoá đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế, Nxb. Lao động, Hà Nội. 4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2001) (2005), Báo cáo tổng kết việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1998 – 2001, giai đoạn 2001 – 2005, Hà Nội. 5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2005), Tài liệu tập huấn về công tác xoá đói giảm nghèo cho cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo, Hà Nội. 6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2006), Khung Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, Hà Nội. 7. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2007), Tài liệu tham khảo “Những mô hình, kinh nghiệm giảm nghèo ở Việt Nam”, Hà Nội. 8. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tạp chí Cộng sản (2006), Tài liệu hội thảo xoá đói giảm nghèo theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội. 9. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009), Thông tư số 06 ngày 10/2//2009 hướng dẫn xây dựng quy hoạch sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp, bố trí dân cư đối với 61 huyện nghèo, Hà Nội. 10. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 30a/2008/ NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Hà Nội. 11. Chính phủ (2009), Báo cáo kết quả 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/ NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo của các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động, Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và PTNT, Lào Cai. 12. Cục thống kê tỉnh Ninh Bình (2007-2012), Số liệu thống kê các năm (2007, 2008, 2009,2010, 2011, 2012), Ninh Bình. 13. Dân số và phát triển: Một số vấn đề cơ bản, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2005, Hà Nội. 14. Đại học Kinh tế Quốc dân (2008), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội. 15. Đại học Kinh tế quốc dân (2008), Giáo trình an sinh xã hội, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Nguyễn Văn Hoà (2001), Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2005: Giải pháp nào cho đủ mạnh?, Báo Đầu tư, Hà Nội. 18. Hội đồng dân tộc Quốc hội (2005), Báo cáo số 718/BC- HDDT ngày 10/10/2005 về kết quả giám sát thực hiện chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu vùng xa (chương trình 135), Hà Nội. 19. Trần Thị Lan Hương (2000), Tác động của phân tầng mức sống vào quá trình phát triển văn hoá nông thôn, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 20. Ngân hàng thế giới (2007), Báo cáo phát triển Việt Nam 2007, Hướng tới tầm cao mới, Hà Nội. 21. Ngân hàng Thế giới (2007), Báo cáo phát triển Việt Nam 2008, Bảo trợ xã hội, Hà Nội. 22. GS.TSKH Lê Du Phong, TS. Nguyễn Văn Áng, TS. Hoàng Văn Hoa (đồng chủ biên) (2002), Ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông thôn ngoại thành Hà Nội -thực trạng và giải pháp, (Sách tham khảo), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Thời báo kinh tế Việt Nam (2009), Kinh tế Việt Nam 2008- 2009, Hà Nội. 24. Thủ tướng Chính phủ (2002), Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói giảm nghèo của Việt Nam, Hà Nội. 25. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/02/2007 về chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở, Hà Nội. 26. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, Hà Nội. 27. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư, Hà Nội. 28. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 160/2007/ QĐ-TTg ngày 10/07/2007 phê duyệt đề án “Phát triển kinh tế- xã hội các tuyến biên giới Việt Nam- Lào và Việt Nam- Cam Pu Chia đến năm 2010, Hà Nội. 29. Tỉnh uỷ Ninh Bình (2007), Nghị quyết số 10 về tăng cường lãnh đạo đối với công tác giảm nghèo đến năm 2010, Ninh Bình. 30. Tỉnh uỷ Ninh Bình (2006), Văn kiện Đại hôi Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX, Ninh Bình. 31. Tỉnh uỷ Ninh Bình (2010), Báo cáo sơ kết thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 15/10/2007 của Tỉnh uỷ về tăng cường lãnh đạo đối với công tác giảm nghèo đến năm 2010, Ninh Bình. 32. Trung tâm Môi trường và Phát triển Nguồn lực Cộng đồng (2007), Báo cáo “Tổng quan Lâm nghiệp cộng đồng và giảm nghèo ở Việt Nam”, Hà Nội. 33. Uỷ ban dân tộc và Miền núi (2005), Báo cáo đánh giá việc thực hiện Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa giai đoạn 2001–2005, Hà Nội. 34. UBND tỉnh Ninh Bình (2007), Đề án số 15 về công tác giảm nghèo đến năm 2010 (dành cho các xã nghèo, cụm xã nghèo trọng điểm), Ninh Bình. . giải pháp về giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Nghiên cứu giảm nghèo ở Ninh Bình từ góc độ kinh tế chính. góp phần đẩy mạnh hơn nữa công tác giảm nghèo của tỉnh Ninh Bình. Luận văn với Đề tài: Giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình nhằm mục đích nghiên cứu đề tìm. về giảm nghèo của tỉnh Ninh Bình Chương 2: Thực trạng giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2000-2013 Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế