1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trường hợp nghiên cứu tại xã châu cường, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an

70 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 737,5 KB

Nội dung

Chức năng Chức năng của xã hội dân sự bao gồm: thứ nhất, là cầu nối, kênh truyềndẫn tiếng nói, nguyện vọng của người dân đến với nhà nước hay nói cáchkhác, là xã hội hóa các cá nhân, nối

Trang 1

Mục lục

Trang

Mục lục 1

Phần 1: Đặt vấn đề 3

1.1 Vấn đề nghiên cứu 3

1.2 Mục tiêu cụ thể: 4

Phần 2: Tổng quan nghiên cứu 5

2.1 Các khái niệm liên quan 5

2.1.1 Khái niệm tổ chức xã hội dân sự 5

2.2 Bản chất, chức năng của các tổ chức xã hội dân sự 6

2.3 Tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Nghệ An 7

2.4 Các nghiên cứu về các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam 8

2.5 Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam: 9

Phần 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu 12

3.1 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu 12

3.2 Nội dung nghiên cứu 12

3.3 Thu thập số liệu thứ cấp 12

3.4 Thu thập số liệu sơ cấp 13

3.5 Phương pháp xử lý thông tin 13

Phần 4: Kết quả nghiên cứu 14

4.1 Các tổ chức xã hội dân sự và các vấn đề kinh tế - xã hội nông thôn tại xã Châu Cường 14

4.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Châu Cường 14

4.1.2 Các tổ chức xã hội dân sự tại xã Châu Cường 19

4.2 Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội tại xã Châu Cường 38

4.2.1 Sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương 38

4.2.2 Hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự 44

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát huy vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn nghiên cứu 57

4.3.1 Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong tổ chức 57

Trang 2

4.3.2 Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tổ chức 58

4.4 Giải pháp phát huy vai trò và hiệu quả trong hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự 59

Phần 5: Kết luận và Khuyến nghị 61

5.1 Kết luận 61

5.2 Khuyến nghị 61

Danh mục tài liệu tham khảo 63

Phụ lục 64

Trang 3

Phần 1: Đặt vấn đề1.1 Vấn đề nghiên cứu

Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở các vùng nông thôncủa nước ta, sự đóng góp tích cực từ nhiều nguồn lực khác nhau cho nhữngmục tiêu khác nhau, mang lại nhiều lợi ích đáng kể, nhưng bên cạnh đó cũngnảy sinh những vấn đề bất cập khó tránh khỏi Đặc biệt các vấn đề này gâynên nhiều bức xúc cũng như nảy sinh thêm các vấn đề mới, là những trở ngạicho tiến trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong nông thôn Cácnguồn lực cho phát triển và giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội là có hạn,nguồn lực Nhà nước phải dành phần nhiều cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế,bởi tăng trưởng kinh tế là là động lực, là tiền đề cho giải quyết các vấn đềkinh tế - xã hội Nhưng các nguồn lực lại phân tán trong toàn xã hội, muốnphát triển không chỉ dựa vào nguồn lực từ Nhà nước mà phải huy động đượctối đa sự tham gia của tất cả các nguồn lực dựa trên những cái có sẵn là chủyếu, tạo tính tự lực, nâng cao khả năng tự quyết Với tính chất tự quản, tựnguyện, phi lợi nhuận các tổ chức xã hội dân sự thực sự là hình thức phùhợp, là sự cần thiết nhằm huy động sự tham gia tối đa, cũng như phát huy cao

độ vai trò của các cá nhân, tổ chức và cộng đồng trong phát triển kinh tế - xãhội vì mục tiêu phát triển, nhất là trong nông thôn

Xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An là một xã miền núi,dân cư chủ yếu là đồng bào người dân tộc thái Trong những năm gần đây xãnổi lên là một điểm sáng văn hóa với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đốicao, với nhiều chuyển biến tích cực các mặt của đời sống xã hội, bên cạnh đócũng tồn tại không ít các vấn đề kinh tế - xã hội như việc làm, di cư, vốn sảnxuất gây không ít trợ ngại cho sự phát triển của địa phương Cùng với nỗlực đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, các cấp, các ngành và các tổ chức đang rasức cố gắng giải quyết các vấn đề nêu trên, trong đó không thể không kể đếnvai trò của các tổ chức xã hội dân sự ở địa phương

Hiện nay đang có nhiều ý kiến khác nhau về sự tham gia của các tổchức xã hội dân sự cũng như vai trò của các tổ chức này trong phát triển kinhtế-xã hội nông thôn? Vì vậy, tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu vai tròcủa các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn:Trường hợp nghiên cứu tại xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An”

Trang 5

Phần 2: Tổng quan nghiên cứu2.1 Các khái niệm liên quan

2.1.1 Khái niệm tổ chức xã hội dân sự

Thế nào là một tổ chức xã hội dân sự? Nhằm làm rõ khái niệm này,trước hết nên tìm hiểu khái niệm về xã hội dân sự

Theo Civicus (Liên hội Quốc tế Các Tổ chức Xã hội dân sự) định nghĩathì “Xã hội dân sự là lãnh vực, ở bên ngoài gia đình, nhà nước, và thị trường,nơi người dân kết hợp hoạt động nhằm thăng tiến các lợi ích chung” [2]

Nếu theo định nghĩa của Civicus thì những nhóm, hội đoàn nhỏ hoạtđộng vì mục đích từ thiện nhân đạo hay phát triển cũng đều thuộc xã hội dân

sự Các tổ chức này hoạt động trong khuôn khổ luật pháp của nhà nước nhưng

có các cơ chế tự quản lý, tự xử lý thông qua các mối liên kết đa dạng và linhhoạt Các cơ chế tự quản này thường nảy sinh tùy theo niềm tin cậy, sự thânthuộc quen biết, và cả những lề thói qua lại giữa các bên đối tác trong từngtình huống cụ thể

Theo Lê Ngọc Hùng, 2008: “Xã hội dân sự là tổng thể các mối quan hệgiữa con người và xã hội, trong đó các cá nhân thông qua các mối liên kết củamình tạo thành nhóm, tổ chức để thỏa mãn những nhu cầu mà nhà nước, thịtrường, gia đình hay cá nhân riêng lẻ có thể đáp ứng được” [7]

Theo Đặng Ngọc Dinh, 2006: “Xã hội dân sự bao gồm các tổ chức xãhội nằm ngoài nhà nước, nằm ngoài hoạt động của các doanh nghiệp, nằmngoài gia đình để liên kết với nhau trong hoạt động vì mục đích chung” [4].Nếu dựa trên yếu tố quan trọng nhất của xã hội dân sự chính là sự tựnguyện của mỗi công dân thì xã hội dân sự được hiểu là: “Xã hội dân sự ởđây được hiểu là một mảng của đời sống xã hội có tổ chức, mang tính tựnguyện, tự tái tạo, (hầu như) tự tài trợ, độc lập với nhà nước, và gắn bó vớinhau bằng một trật tự pháp lý hay một số nguyên tắc chung Xã hội dân sự làmột xã hội mà ở đó người dân biết tự lo lấy cho mình rất nhiều chuyện, biết tự

tổ chức lại để phát huy năng lực sáng tạo, hiện thực hoá các ý tưởng và đểtương tác với nhà nước nhằm đạt tới một nền quản trị quốc gia minh bạch,hiệu quả và có trách nhiệm” [1]

Đúc rút từ những khái niệm phổ biến nhất, hiện nay có 6 loại tổ chức

xã hội đăng ký chính thức để hoạt động đó là:

- Các tổ chức Chính trị - xã hội: gồm 5 tổ chức quần chúng: công đoàn,nông dân, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Các Hiệp hội nghề nghiệp - xã hội trung ương: Liên hiệp các hội khoahọc và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp Văn học và nghệ thuật Việt Nam, Liênhiệp các Hiệp hội Hoà bình, Hữu nghị và Đoàn kết Việt Nam, Hội Chữ thập

đỏ, Hội người cao tuổi, Hội kinh doanh

- Các Hiệp hội địa phương chỉ hoạt động trong một địa phương

Trang 6

- Các Hiệp hội nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ, bảo tồn

di sản văn hoá truyền thống và môi trường thiên nhiên gồm hơn trăm tổ chức

- Các tổ chức dân lập, tự quản gồm hàng chục nghìn quỹ, hội tín dụng,tiết kiệm, hỗ trợ người nghèo, tàn tật… và các tổ, đội, Câu lạc bộ văn hoá -nghệ thuật, thể dục - thể thao

- Các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng: Đạo Phật, Thiên Chúa giáo, TinLành, Hoà Hảo, Cao Đài

Ngoài ra, ở Việt Nam còn có nhiều tổ chức không đăng ký chính thức,như tổ chức tín ngưỡng mê tín dị đoan, xã hội đen [11]

Đối với đề tài này, chúng tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu vai trò của các tổchức xã hội dân sự đã đăng ký hoạt động tại các cơ quan chức năng mà không

đề cập đến các tổ chức xã hội dân sự không chính thống, không đăng ký

2.2 Bản chất, chức năng của các tổ chức xã hội dân sự

Bản chất:

Cần phải nhấn mạnh rằng, bản chất của xã hội dân sự là tính tự lập của

xã hội, tức là xã hội phải giải quyết các vấn đề của nó Nhà nước là một bộphận của xã hội nhằm giải quyết những vấn đề có chất lượng chiến lược củađời sống chứ không phải là người giải quyết tất cả các vấn đề của đời sống

Xã hội dân sự là một xã hội tự quản lấy mình và đến một mức độ mà nókhông có khả năng để tự quản nữa thì phần còn lại đó rơi vào nhà nướcchuyên nghiệp Hay nói cách khác, nhà nước chuyên nghiệp là bộ phận nốidài của xã hội dân sự để giải quyết những công việc mà bản thân xã hộikhông tự giải quyết được [12]

Xã hội dân sự ra đời trước hết là do kinh tế thị trường đòi hỏi quyền tự

do kinh doanh và được bảo vệ lợi ích của mình Nhưng thị trường chỉ lo kinh

tế, lo lợi nhuận là chính, ít quan tâm và không lo được các vấn đề xã hội, lợiích dân sinh Đồng thời, nhà nước cũng chỉ lo được những vấn đề lớn, nguồnlực, năng lực cũng có hạn, nên các tổ chức xã hội do dân lập ra phải tự lo lấy

và giải quyết các vấn đề của mình Xã hội tự nó cũng có nhu cầu tự tổ chức,

tự thể hiện và tự vệ Hơn nữa nhờ có xã hội dân sự đó mà tránh được phầnnào sự lạm quyền từ cả kinh tế thị trường và nhà nước Các tổ chức xã hội ởnước ta trước đây, có khi xuất hiện còn do các nhu cầu vận động nhân dânchống ngoại xâm, hay tự vệ Hiến pháp năm 1946 cũng cho phép nhân dân tựlập Hội Nhưng ngày nay với nền kinh tế mới, nhà nước pháp quyền nên dânchủ của nhân dân, thì dân tự do lập Hội, để thể hiện và bảo vệ lợi ích chínhđáng của mình Xã hội dân sự vì vậy tạo nên một mạng lưới tổ chức rộngkhắp và đa tầng [6]

Đúng là xã hội dân sự không chỉ bị chi phối bởi kinh tế thị trường, mà

cả nhà nước pháp quyền Nhưng chưa đủ, mà nó còn bị chi phối khá mạnh về

Trang 7

truyền thống văn hóa nói chung và văn hóa chính trị nói riêng, và phụ thuộcvào cả sự tương quan lực lượng xã hội của nó [7].

- Đặc trưng (Tự nguyện, cộng đồng tự tổ chức, phi lợi nhuận, phi chínhphủ, không bị chi phối trực tiếp của đảng cầm quyền)

Chức năng

Chức năng của xã hội dân sự bao gồm: thứ nhất, là cầu nối, kênh truyềndẫn tiếng nói, nguyện vọng của người dân đến với nhà nước hay nói cáchkhác, là xã hội hóa các cá nhân, nối cá nhân với hệ thống xã hội; thứ hai, thamgia hoạch định các chủ trương, chính sách của nhà nước, phối hợp với nhànước trong hoạch định, thực hiện và giám sát thực hiện các chính sách, gópphần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý; thứ ba, tổ chức phản biện xãhội đối với các chủ trương, chính sách cũng như việc thực hiện chính sách, tổchức và hoạt động của bộ máy nhà nước, kiểm soát và giám sát phẩm chất,hành vi của đội ngũ công chức nhằm góp phần chống quan liêu, tham nhũng,nâng cao hiệu lực và hiệu quả của nhà nước; thứ tư, phát huy các nguồn lực

và tính năng động, sáng kiến của các tầng lớp dân cư, tham gia hoạt độngcung cấp dịch vụ công như giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học, bảo vệ môitrường, xoá đói giảm nghèo,… tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sốngcủa mỗi người và của toàn xã hội [10]

Cả bốn chức năng trên đều quan trọng và có quan hệ chặt chẽ với nhau.Việc xem nhẹ một trong các chức năng đó biểu hiện sự nhận thức không đúng

về vai trò, chức năng của xã hội dân sự và ảnh hưởng đến sự ổn định, pháttriển của xã hội Như vậy, nhận thức và việc thực hiện các chức năng của các

tổ chức xã hội dân sự trên địa bàn xã Châu Cường thực tế đã đầy đủ hay chưa,

có đúng với chức năng vốn có của nó hay không? Tất cả những câu hỏi này sẽđược trả lời trong phần 4

2.3 Tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Nghệ An

Nghệ An là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế

- xã hội Trong những năm gần đây, kinh tế - xã hội của tỉnh đã có nhiều bướcphát triển khá toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nhịp độ tăngtrưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 15,08%, thu nhập bìnhquân đầu người ước đạt 11,8 triệu đồng Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúnghướng, giảm tỷ trọng nông, lâm ngư nghiệp từ 45,6% năm 2005 xuống43,25% năm 2009; tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 28,2 % năm

2005 lên 28,9% năm 2009, tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ từ 26,2% năm

2005 lên 28,85 % năm 2009, ước thực hiện năm 2010 là 29,85% [13]

Bên cạnh đó công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc

và các đoàn thể nhân dân được quan tâm và đạt nhiều kết quả Hệ thống chính

Trang 8

trị không ngừng được củng cố, công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộđược quan tâm.

Tuy vậy, so với cả nước, Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo, cơ cấu kinh

tế thiên về nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 65 – 70%mức bình quân của cả nước [13] Tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, chuyểndịch kinh tế còn chậm Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội còn yếu và chưa đồngbộ

2.4 Các nghiên cứu về các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam

Xã hội dân sự ở Việt Nam là một vấn đề thu hút được sự quan tâm củakhông chỉ các nhà nghiên cứu lý luận trong nước mà còn cả trên thế giới.Trong đó nghiên cứu về cấu trúc các tổ chức xã hội dân sự nổi bật là côngtrình nghiên cứu của Dự án CIVICUS CSI-SAT về “Đánh giá ban đầu về xãhội dân sự tại Việt Nam” trong năm 2006 Đây là công trình có quy mô quốcgia, cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về hiện trạng xã hội dân sự ở ViệtNam hiện nay Để đánh giá hiện trạng của Xã hội dân sự tại một nước nào đódựa trên phương pháp tiếp cận toàn diện và đánh giá sự tham gia của các bênliên quan, nghiên cứu chỉ số xã hội dân sự xem xét 4 bình diện chủ chốt của

Xã hội dân sự, đó là: Cấu trúc; Môi trường bên ngoài; Các giá trị; và Tácđộng lên xã hội nói chung [3] Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ tập trung vào mô

tả và đánh giá cấu trúc xã hội dân sự mà còn ít đề cập đến vai trò của xã hộidân sự ở Việt Nam Vì vậy mà trong nghiên cứu này, ngoài đánh giá về hiệntrạng xã hội dân sự còn tập trung vào đánh giá vai trò của các tổ chức xã hộidân sự trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội

Nghiên cứu về cấu trúc và vai trò có công trình của Nguyễn Duy Phúcùng các cộng sự cho ra cuốn sách “Xã hội dân sự - Một số vấn đề chọn lọc”trong năm 2008 Nội dung chủ yếu đề cấp đến vai trò và sự phát triển của xãhội dân sự trong bối cảnh thế giới; phân tích tình hình đặc điểm xã hội dân sựviệt nam dừa trên 4 bình diện chủ chốt của xã hội dân sự và sự phát triển của

xã hội dân sự tương xứng với nhà nước pháp quyền hiện diện ở Việt Nam [8].Nghiên cứu này cho chúng ta bức tranh tổng quát về xã hội dân sự cả về cấutrúc lẫn vai trò của nó trong bối cảnh hiện tại những lại không có sự phân tách

mô tả, phân tích riêng đối với từng nhóm hoặc tổ chức xã hội dân sự khácnhau

“Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong tham gia giải quyết cácvấn đề xã hội ở nông thôn Phúc Thọ - Hà Nội” là công trình nghiên cứu củaTrần Lê Thanh trong năm 2010 Khác với các nghiên cứu trên nghiên cứu nàyđược tiến hành trên phạm vi nhỏ hơn và bằng phương pháp thu thập các thôngtin thứ cấp và phỏng vấn sâu để đi sâu vào phân tích sự tham gia của ngườidân vào các tổ chức xã hội dân sự, các hoạt động của các tổ chức về giải

Trang 9

quyết các vấn đề xã hội địa phương nhưng chưa chú trọng nhiều đến việcđánh giá hiệu quả của các hoạt động này [14].

Kế thừa và phát triển cả về mặt phương pháp cũng như nội dung nghiêncứu vào nghiên cứu, tiến hành tìm hiểu và đánh giá không chỉ về hiện trạng

mà còn về vai trò và hiệu quả trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, vàcác yếu tố tác động đến quá trình đó dựa trên phương pháp tiếp cận toàn diện,huy động sự tham gia của nhiều bên liên quan Thu thập thông tin sơ cấp bằngcách sử dụng cả 3 phương pháp: Phỏng vấn hộ, phỏng vấn sâu, thảo luậnnhóm Đặc biệt là địa bàn nghiên cứu là cộng đồng người dân tộc thiểu số,vùng cao vùng sâu nằm trong diện chương trình 135/CP của Chính phủ

2.5 Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam:

Các tổ chức xã hội dân sự thành lập và hoạt động trong tất cả các lĩnhvực đời sống xã hội Mô hình và tên gọi đa dạng, phong phú, nhiều hộichuyên ngành hoạt động trong cùng lĩnh vực tập hợp thành Liên hiệp các hội,hoạt động phi lợi nhuận với mục đích nhân đạo, từ thiện, khuyến khích pháttriển văn hóa xã – xã hội Nên các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay

có những vai trò sau:

- Các tổ chức xã hội dân sự đáp ứng nhu cầu tự nhiên của con ngườitrong việc liên kết tự nguyện các cá nhân dựa trên sự tin cậy lẫn nhau với mụcđích giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ tâm tư, tình cảm, thể hiện nhu cầuvật chất và tinh thần, bảo vệ lợi ích…Nhu cầu liên kết giữa các cá nhân gắnliền với quyền con người, quyền công dân, sự phát triển ý thức và năng lực tựquản cộng đồng trong đó có ý thức tự quản của mỗi công dân, mỗi thành viên

xã hội [9, 12]

- Các tổ chức xã hội dân sự góp phần xây dựng môi trường thực hànhdân chủ và hoàn thiện nhà nước pháp quyền; tham gia trực tiếp vào việc giámsát, kiểm tra hoạt động của bộ máy công quyền và hành vi của đội ngũ côngchức nhà nước, góp phần ngăn chặn và khắc phục tình trạng tổ chức và cánhân được trao quyền quản lý nhà nước trở nên quan liêu và tha hóa Trongnhà nước pháp quyền, dân chủ hóa đời sống chính trị - xã hội được thực hiệnthông qua việc luật pháp hóa quyền tham gia quản lý nhà nước, quyền giámsát, phản biện của các đoàn thể nhân dân, các hội đối với chủ trương, chínhsách và văn bản pháp luật của nhà nước [9, 12]

- Các tổ chức xã hội dân sự thức đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường, góp phần khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết của thị trường Các

tổ chức xã hội dân sự tập hợp các pháp nhân và thể nhân kinh tế nhằm phốihợp sức mạnh kinh doanh, tự dàn xếp thoả thuận cùng nhau hành động đểkhai thác và phát huy lợi thế của các cá nhân và tổ chức, tăng cường khả năngcạnh tranh, bảo vệ hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, thương lượnggiải quyết tranh chấp thương mại; nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của xã hội, bảo

Trang 10

vệ người tiêu dùng, thẩm định, phản biện xã hội đối với chính sách kinh tếcủa nhà nước [9, 13].

Đồng thời các hiệp hội đã đại diện cho các doanh nghiệp có ý kiếnđóng góp tư vấn và phản biện đối với các chủ chương chính sách, chiến lượcphát triển ngành nghề để Chính phủ và chính quyền địa phương đưa ra nhữngquyết sách sát thực và hiệu quả hơn

- Các tổ chức xã hội dân sự tham gia chủ động, tích cực và tự nguyệnthực hiện một số công việc của nhà nước và cung cấp dịch vụ công, hỗ trợcho hoạt động của Chính phủ trong việc phân phối dịch vụ, tăng chất lượngdịch vụ, giảm gánh nặng của nhà nước

- Các tổ chức xã hội dân sự đã góp phần mở rộng quan hệ đối ngoạinhân dân, tăng cường sự hiểu biết, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong việc giảiquyết các vấn đề có tính chất toàn cầu như bảo vệ môi trường sinh thái, chốngnghèo đói, giảm nhẹ thiên tai

Thời gian qua, các tổ chức xã hội dân sự không chỉ góp phần vào việchoàn chỉnh thể chế kinh tế, cải cách hành chính qua các hình thức như tư vấn,phản biện xã hội, đối thoại, hội thảo, mà còn thiết lập được quan hệ hợp tác,

hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao văn hóa trong các doanh nghiệp, các tổchức thành viên, đồng thời thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi chính đáng,hợp pháp của các thành viên và của cộng đồng, kể cả trong các vụ tranh chấpvới đối tác nước ngoài Nhiều mạng lưới xã hội đã thu được kết quả trongcung ứng các dịch vụ công, như về giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, từthiện nhân đạo, xóa đói giảm nghèo, ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, gópphần bảo vệ môi trường Những tổ chức này đã thu hút được nhiều nguồnlực trong nước và ngoài nước và thu hút được sự tham gia, giám sát của cộngđồng dân cư địa phương, cho nên đã đạt được hiệu quả thiết thực, lại tránhđược thất thoát, lãng phí [15]

Tuỳ tính chất và chức năng, nhiệm vụ của mỗi loại hình tổ chức, bêncạnh việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, thành viên, các

tổ chức này đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước trên nhiềuphương diện:

- Các tổ chức chính trị - xã hội đã tập hợp, giáo dục và phản ánh yêucầu, nguyện vọng cũng như bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của quầnchúng nhân dân, thực sự là cầu nối giữa nhân dân và nhà nước; tham gia cóhiệu quả vào việc xây dựng và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước, phát huy và thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa, giám sát đối vớicác cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức; tư vấn và phản biện xãhội đối với các chủ trương, chính sách của Nhà nước [9, 12]

Trong điều kiện hệ thống chính trị do một Đảng duy nhất lãnh đạo vàđóng vai trò hạt nhân, dễ xảy ra nguy cơ đội ngũ cầm quyền sẽ xa dân, quan

Trang 11

liêu, lạm quyền… Vì vậy, các tổ chức chính trị – xã hội là những thể chếthích hợp để vừa đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, vừa tránh được mọi nguy cơnói trên, tức là thực hiện sự giám sát và phản biện xã hội đối với Đảng và Nhànước Với ý nghĩa đó, các tổ chức chính trị – xã hội không chỉ có chức năngtập hợp, động viên quần chúng, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên,hội viên, mà còn có chức năng thực hành dân chủ, giám sát, phản biện xã hộinhằm bảo đảm cho sự lãnh đạo và điều hành đất nước tránh được những sailầm, khuyết điểm do tình trạng quan liêu, chủ quan duy ý chí gây nên.

- Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thành lập nhằm mục đích phốihợp sức mạnh sản xuất kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh, gópphần xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tư vấn thẩm định,phản biện xã hội đối với các chính sách, công trình kinh tế của nhà nước, bảo

vệ hàng hoá, chất lượng sản phẩm; tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thị trường,bảo vệ người tiêu dùng, thương lượng giải quyết các tranh chấp thương mại

Vụ kiện áp đặt Luật chống bán phá giá cá Basa và cá da trơn, bán tôm vào thịtrường Hoa Kỳ… của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam là ví

dụ điển hình Đồng thời, nhiều tổ chức này đã bước đầu đảm nhiệm tương đối

có hiệu quả việc cung ứng một số dịch vụ công phục vụ xã hội, góp phần thựchiện chủ trương xã hội hoá của Đảng và Nhà nước [10]

- Các hội, tổ chức phi chính phủ đã góp phần khai thác mọi nguồn lực

để phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội; vận động hội viên tích cực tham giavào nhiệm vụ xây dựng xã hội, phát triển kinh tế; phát huy tính năng động,tính tích cực xã hội của mỗi công dân; góp phần cùng Nhà nước giải quyếtnhững khó khăn về kinh tế - xã hội do chiến tranh, do nền kinh tế chậm pháttriển cũng như do sự phân hoá giàu nghèo trong quá trình phát triển kinh tế thịtrường gây nên [10]

Trước vai trò của mình, các tổ chức xã hội dân sự đã có những đónggóp như thế nào cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã ChâuCường? Những yếu tố nào tác động đến quá trình đó? Những câu hỏi này sẽlàm sáng tỏ trong phần 4

Trang 12

Phần 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.1 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu

Xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An được chọn khảo sát vànghiên cứu Đây là xã có các hoạt động kinh tế - xã hội khá phát triển, các tổchức xã hội dân sự hoạt động sâu rộng và cùng tham gia giải quyết nhiều vấn

đề kinh tế - xã hội ở địa phương Đối tượng nghiên cứu là cán bộ xã; trưởng,phó các tổ chức xã hội dân sự xã; người am hiểu và người dân là hội viên các

tổ chức xã hội dân sự trên địa bàn nghiên cứu

3.2 Nội dung nghiên cứu

1) Các vấn đề kinh tế - xã hội của xã Châu Cường trong năm 2010 chủyếu tập trung vào các lĩnh vực sau:

 Lĩnh vực kinh tế bao gồm những thành tựu nổi bật trong năm 2010,các hoạt động phát triển kinh tế địa phương như tập huấn, nâng cao nhậnthức, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và những chuyển biến nổi bật trongkinh tế xã Châu Cường

 Lĩnh vực xã hội bao gồm các vấn đề về việc làm và xóa đói giảmnghèo, dân số và kế hoạch hóa gia đình, văn hóa giáo dục, chính sách xã hội,đất đai

2) Các tổ chức xã hội dân sự, hiện trạng và hoạt động của nó tại xãChâu Cường bao gồm: số các tổ chức xã hội dân sự, loại hình tổ chức, lĩnhvực và loại hình hoạt động, số năm hoạt động, số lượng hội viên, tỷ lệ thu húthội viên, tiềm năng và nguồn lực của tổ chức, chức năng của các tổ chức xãhội dân sự

3) Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xãhội tại xã Châu Cường bao gồm: sự tham gia và lý do tham gia của người dânvào các tổ chức xã hội dân sự, vị trí và chức năng của các tổ chức xã hội dân

sự, quan niệm của cán bộ và hội viên về hiệu quả trong giải quyết các vấn đềkinh tế - xã hội địa phương, thuận lợi và khó khăn của quá trình đó

4) Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò, hiệu quả hoạt động trong pháttriển kinh tế - xã hội tại xã Châu Cường bao gồm: các yếu tố bên trong và yếu

tố bên ngoài của tổ chức

3.3 Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp đã được công bố từ cấp huyện và xã thông quabáo cáo kinh tế xã hội, báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng, báo cáotổng kết và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự qua các năm 2008 - 2010,các văn bản có liên quan khác như: quy định, quy chế về sự tham gia của các

tổ chức xã hội dân sự, chính sách và định hướng của các cấp về xã hội dân sựnông thôn…

Trang 13

3.4 Thu thập số liệu sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách sử dụng các công cụ khácnhau như phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, phỏng vấn hộ Phỏng vấn sâu đượctiến tiến hành với Phó chủ tịch xã, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã,Trưởng/Phó các tổ chức xã hội dân sự Nội dung phỏng vấn sâu bao gồm: lĩnhvực, loại hình hoạt động, tiềm năng và nguồn lực của tổ chức; chức năng, vaitrò của tổ chức trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở địa phương,thuận lợi, khó khăn, nhân tố ảnh hưởng đến chức năng và hiệu quả trong quátrình đó

Từ những thông tin trong phỏng vấn sâu tiến hành xây dựng nội dung,phương pháp và tiến hành thảo luận ở một nhóm với đại diện cán bộ xã,Trưởng/phó một số tổ chức xã hội dân sự Nội dung của cuộc thảo luận nhómnày bao gồm: các vấn đề kinh tế - xã hội nổi cộm trong năm 2010, chức năng

và vai trò của các tổ chức xã hội dân sự, các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò vàhiệu quả hoạt động trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn của các tổ chức

xã hội dân sự

Kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm là cơ sở xây dựng bảng hỏibán cấu trúc và tiến hành phỏng vấn hộ tại xã nghiên cứu Số hộ điều tra đượcchọn ngẫu nhiên là 40 hộ Nội dung chủ yếu về sự tham gia của hội viên vàocác tổ chức xã hội dân sự; quan niệm của hội viên về hiệu quả hoạt động của

tổ chức

3.5 Phương pháp xử lý thông tin

Tất cả các số liệu điều tra được mã hoá, nhập và xử lý thống kê bằngcác phép tính trên phần mềm Excel Trên cơ sở các số liệu đã được sử lý vàthông tin thu được tiến hành phân tích định tính nhằm phân tích hiện trạng xãhội dân sự, các vấn đề kinh tế xã hội nông thôn, chức năng, vai trò của các tổchức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và các yếu tốtác động đến sự phát huy vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triểnkinh tế - xã hội

Trang 14

Phần 4: Kết quả nghiên cứu4.1 Các tổ chức xã hội dân sự và các vấn đề kinh tế - xã hội nông thôn tại

xã Châu Cường

4.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Châu Cường

4.1.1.1 Dân số và lao động

Việc tìm hiểu tình hình dân số và lao động giúp nắm bắt tiềm năng và

sự phân bổ nguồn nhân lực cho các lĩnh vực sản xuất và các hoạt động xã hộitrên địa bàn Trong tiến trình phát triển dân số và lao động có ảnh hưởng rấtlớn đến các chuyển biến xã hội trong cộng đồng, hay nói cách khác cơ cấudân số và lao động quyết định cấu trúc xã hội Kết quả tìm hiểu về dân số vàlao động được thể hiện ở bảng 4.1

Bảng 4.1: Tình hình dân số và lao động xã Châu Cường

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Phần trăm (%)

(Nguồn: Số liệu thống kê UBND xã Châu Cường, 2010)

Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy toàn xã có 1089 hộ, lực lượng lao động dồidào (chiếm 63,44% tổng số khẩu) trong đó lao động nông nghiệp chiếm tới97,82% lao động của toàn xã, với bình quân nhân khẩu 4,64 người/hộ là kháđông Với cơ cấu dân số và lao động như vậy sẽ là gánh nặng cho phát triểnkinh tế địa phương, gây sức ép làm kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên làđiều khó tránh khỏi, đặc biệt trong điều kiện địa phương có tốc độ gia tăngdân số tự nhiên còn khá lớn (1,26%) Nhằm hạn chế hệ quả đó chính quyềncùng các ban, ngành, đoàn thể đang cùng nhau phối hợp cố gắng thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho người lao

Trang 15

động, giáo dục, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng,bảo đảm ổn định cuộc sống cho người dân

Với đặc thù là xã thuần nông lao động chủ yếu tập trung trong lĩnh vựcnông nghiệp (93,55%), tuy nhiên bình quân đất sản xuất nông nghiệp chỉkhoảng 2,25 sào/khẩu Nên nhiều lao động trẻ đã chủ động di cư đến cácthành phố lớn (chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh) để tìm việc làm, hay làmcông nhân tại các xưởng, mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn xã và các xãlân cận (Châu Tiến, Châu Thành, Châu Hồng, Châu Lý ) nhằm nâng cao thunhập Vì vậy cũng như không ít vùng nông thôn lao động trong nông nghiệpchủ yếu là người lớn tuổi và trẻ em

Cộng đồng dân cư chủ yếu là người dân tộc Thái (96,0%) còn lại làngười dân tộc Kinh (4,0%) Người Thái là cộng đồng dân cư bản địa vớinhiều nét văn hóa đặc sắc, với lễ hội văn hóa Mường Ham (lễ hội lớn nhấtQuỳ Hợp) được tổ chức vào ngày 5, mùng 6 tết âm lịch, đậm chất văn hóaThái Cùng với lễ hội Mường Ham, Câu lạc bộ Chữ Thái – Lai tay, Câu lạc bộTrồng dâu nuôi tằm, Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm được thành lập nhằm bảo tồn

và phát triển kiến thức bản địa, văn hóa cộng đồng người dân bản địa

4.1.1.2 Tình hình sử dụng đất đai

Đất đai là loại tài nguyên đặc biệt, vừa là tư liệu sản xuất vừa là đốitượng sản xuất Tiềm năng đất đai nói lên khả năng phát triển sản xuất củamột vùng, đặc điểm tình hình sử dụng đất đai nói lên sự phân bổ dân cư và laođộng của địa phương Do đó việc tìm hiểu tình hình sử dụng đất đai của địaphương có ý nghĩa quan trọng Kết quả tìm hiểu được thể hiện ở bảng 4.2

Bảng 4.2: Tình hình sử dụng đất của xã Châu Cường

TT Các loại đất và khả năng sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

(Nguồn: số liệu thống kê địa chính xã Châu Cường, 2010)

Châu Cường là một xã vùng sâu, vùng cao cách trung tâm thị trấn QuỳHợp 8 km về phía Tây Tổng diện tích tự nhiên là 8.373,03 ha (lớn nhấthuyện) Trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới 97,92% so với tổng diện

Trang 16

tích đất tự nhiên, những diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 6,57%với các loại cây trồng chính như lúa, ngô, rau màu các loại Mặc dù diện tíchđất tự nhiên rất lớn, đất đai màu mỡ phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triểncủa các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao nhưng sản xuất nôngnghiệp trên địa bàn xã chủ yếu là cây lương thực, rừng trồng chủ yếu là keo,bạch đàn Nhằm đảm bảo ổn định và phát triển sinh kế cho người dân, chínhquyền cùng các ban ngành, đoàn thể (Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân…) đãtích cực xúc tiến quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tuynhiên quá trình này diễn ra chậm và chưa sâu sắc.

Với cơ cấu sử dụng đất như trên cho thấy sinh kế của cư dân nôngnghiệp rất đa dạng, không đơn thuần chủ yếu là lúa nước Nét nổi bật chính làdiện tích đất lâm nghiệp rất lớn, cộng đồng người Thái từ ngàn xưa đến nayrất coi trọng rừng, hầu hết mọi hoạt động của họ đều gắn liền với rừng Nhậnthức được tầm quan trọng của rừng đối với cộng đồng, Nhà nước đã tiến hànhtriển khai các chương trình 163/CP, 147/CP…

Ngoài diện tích đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp và phi nôngnghiệp, trên địa bàn còn khoảng 52,8 ha diện tích đất khác chủ yếu là đất núi

đá vôi không có cây Vì vậy mà hoạt động khai thác chế biến đá trắng rất sôinổi góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Tuy nhiên, trong những năm gần đây do lợi ích kinh tế mang lại từ hoạt độngkhai khoáng mà hiện trạng chiếm dụng đất đai, sử dụng đất không đúng mụcđích như chuyển từ đất núi đá có rừng sang khai thác đá ngày càng gia tăng.Những hiện tượng này tiềm ẩm nhiều tác động xấu như ảnh hưởng trực tiếpđến sản xuất nông nghiệp của hộ, gây nên các mẫu thuẫn trong công đồng dotrái ngược về lợi ích… Tuy nhiên chính quyền chưa chủ động trong việc ngặnchặn và xử lý các sai phạm này mà chỉ phối hợp cung với Mặt trận Tổ quốcgiải quyết khi người dân có đơn thu khiếu nại tố cáo Đặc biệt là hiện tượngkhai khoáng ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất của những hộ sản xuất nôngnghiệp xung quanh như không thể tiếp tục trồng, nếu có thì cây trồng cũngsinh trưởng, phát triển kém cho năng suất thấp, thu hẹp các vùng đồng cỏchăn thả gia súc nên hoạt động chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng chậm trongthời gian gần đây Trước tình trạng này chính quyền phối hợp cùng Mặt trận

Tổ quốc xã đã đưa ra một số quy định, hướng dẫn đền bù cho các hộ bị ảnhhưởng trực tiếp, hỗ trợ nông dân chuyển đổi nghề…Không chỉ tác động vềmặt kinh tế mà tiềm ẩn nhiều vấn đề xã hội như ô nhiễm môi trường do bụi vàtiếng ồn, gây bất ổn về an ninh – chính trị… Tuy nhiên do lợi ích mang lại,đồng thời các tác động xấu chưa mạnh nên chính quyền cũng như các tổ chức

xã hội dân sự chưa chủ động đưa ra các giải pháp mà chỉ giải quyết khi có yêucầu

Trang 17

4.1.1.3 Giá trị sản xuất các lĩnh vực kinh tế của xã qua các năm 2008-2010

Cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cơ cấu kinh

tế của xã Châu Cường đang có những nét chuyển biến tích cực, quá trình đóđược thể hiện qua bảng 4.3

Bảng 4.3: Giá trị sản xuất các lĩnh vực kinh tế của xã Châu Cường

Tỷ lệ

%

Giá trị sản xuất

Tỷ lệ

%

Giá trị sản xuất

Tỷ lệ

% Tổng giá trị sản xuất 23.661,0 100 26.271,8 100 27.900,7 100

1 Nông lâm và thủy sản 18.504,3 78,21 19.179,5 73,00 19.805,0 70,982.Công nghiệp và xây

9,26 3.178,0 12,10 3.961,7 14,20

3 Dịch vụ 2.965,70 12,53 3.914,30 14,90 4.164 14,92

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của xã qua các năm)

Qua bảng bảng 4.3 cho thấy cơ cấu kinh tế xã đang chuyển dịch theohướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọngngành nông lâm nghiệp và thủy sản Tuy vậy quá trình này diễn ra khá chậm,một phần là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới làm giảm mạnhlượng hàng xuất khẩu, giá cả các mặt hàng phục vụ sản xuất và sinh hoạt ngàycàng tăng cao, làm giảm sức mua, mức đầu tư vào sản xuất kinh doanh Đặcbiệt trong năm 2009 và 2010 trên địa bàn thời tiết diễn biến phức tạp, lũ lụt,hán hạn xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng mạnh, gây thiệt hạinghiêm trọng về nhà ở, mùa màng làm giảm sản lượng nông sản Trước bốicảnh đó chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể cùng người dân chung tayđoàn kết khắc phục nhanh chóng hậu quả thiên tai như tu sửa cầu, cống,đường giao thông, nhà ở, cấp phát gạo cứu đói cho các hộ gia đình bị thiệthại Nên sản xuất và sinh hoạt của người dân nhanh chóng được phục hồi

4.1.1.4 Thu nhập đầu người

Với đặc thù là một xã vùng cao, vùng sâu thuộc diện chương trình dự

án 135/CP, bình quân thu nhập nội xã còn ở mức thấp (5,55 triệu đồng) Vớimức thu nhập như vậy cho thấy năng lực sản xuất nội xã còn chưa cao, phụthuộc nhiều vào bên ngoài, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.Tuy là một vùng nông thôn thuần nông nhưng sự chênh lệch giàu nghèo khálớn, và khoảng cách này có xu hướng ngày càng tăng Cũng chính vì thế mà

tỷ lệ hộ nghèo của xã năm 2010 còn cao 31,5%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ hộnghèo trên toàn huyện (19,9%) Để đảm bảo quyền lợi, hỗ trợ người nghèophát triển kinh tế nâng cao thu nhập, các tổ chức xã hội dân sự mà trong đóchủ chốt là Hội Nông dân đã phối hợp cùng Ban Nông lâm, Khuyến nông…

Trang 18

tập huấn kỹ thuật, Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức thành viên tổ chức cáchoạt động thông tin tuyên truyền, các tổ chức chính trị - xã hội hối hợp cùngNgân hàng Chính sách Xã hội huyện cho vay vốn chính sách, phối hợp cùngcác doanh nghiệp, các dự án tổ chức giới thiệu, đào tạo nghề và giải quyếtviệc làm cho người lao động….

Nguồn thu nhập của đại bộ phận người dân trong xã chủ yếu là từ nôngnghiệp trong điều kiện sản xuất manh mún nhỏ lẻ, quá trình chuyển dịch cơcấu cây trồng vật nuôi còn chậm Vì vậy mà thu nhập bình quân theo đầungười không cao và tăng chậm qua các năm

4.1.1.5 Tình hình sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi

- Một số loại cây trồng chính của xã trong năm 2010:

Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, hiện nay cây lương thực

và cây lấy củ được trồng trên địa bàn xã chủ yếu là lúa, lạc, ngô, khoai, sắn Tình hình sản xuất của các loại cây trồng này được thể hiện ở bảng 4.4

Bảng 4.4: Diện tích năng suất và sản lượng một số cây lương thực

và cây lấy củ của xã năm 2010

TT Loại cây trồng Diện tích (ha) N.suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

(Nguồn: Số liệu thống kê văn phòng – thống kê UBND xã Châu Cường, 2010)

Số liệu ở bảng 4.4 cho thấy: Tổng diện tích gieo trồng vụ Chiêm xuân

và vụ Mùa là 528,5 ha trong đó lúa là cây lương thực chủ đạo với diện tíchgieo trồng là 295,6 ha, năng suất đạt 48,5 tạ/ha Sau lúa là lạc, ngô và sắnđược coi là những loại cây trồng truyền thống với diện tích gieo trồng khácao Không như lúa diện tích gieo trồng được giữ ổn định qua các năm, cácloại cây trồng khác có sự thay đổi về diện tích gieo trồng qua các năm Cụ thể

là trong những năm gần đây cây sắn được nông dân ưu tiên lựa chọn, mặc dùmỗi năm chỉ trồng và thu hoạch 1 vụ sắn nhưng do giá sắn nguyên liệu ngàycàng tăng mạnh, đầu tư ban đầu cho sắn thấp hơn so với các loại cây trồngkhác

Trong năm 2010 năng suất cây trồng trên địa bàn chỉ ở mức trung bình

và thấp hơn so với những năm trước Đó là trong năm người dân phải hứngchịu 3 trận lũ lụt, và hán hán kéo dài từ cuối năm 2009 cho đến tháng 5, tháng

6 năm 2010 Ngoài ra do tác động của giá đầu vào trong nông nghiệp tăngcao, đã làm giảm mức đầu tư cho sản xuất Theo đó, năng suất cây trồng giảm

đi đáng kể Nhằm khắc phục tình trạng trên chính quyền, Hội Nông dân phốihợp với các công ty, xí nghiệp hỗ trợ cho nông dân vay giống, phân bón

Trang 19

- Tình hình chăn nuôi của xã qua các năm (2008 – 2009)

Quá trình chuyển dịch cơ cấu cơ cấu cây trồng, vật nuôi trongnông nghiệp Việt Nam đang chuyển dần theo hướng tăng tỷ trọng ngànhchăn nuôi, thủy sản và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt Trong những nămqua ngành chăn nuôi ở trên địa bàn xã càng ngày càng phát triển vàchiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp Sự pháttriển đó được thể hiện qua bảng 4.5

Bảng 4.5: Số lượng đàn vật nuôi của xã qua các năm

(Nguồn: Số liệu văn phòng-thống kê UBND xã Châu Cường, 2010)

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy: Trong những năm qua chăn nuôi lợn và

bò có sự phát triển vượt trội hơn so với chăn nuôi trâu và gia cầm Tuy nhiên,chăn trâu trên địa bàn vẫn chiếm ưu thế so với chăn nuôi bò Trâu được nuôichủ yếu là để lấy sức kéo, việc nuôi trâu lấy sức kéo có ý nghĩa hết sức quantrọng trong nền nông nghiệp xã nhà, bởi do đặc thù là một xã vùng cao địahình phức tạp, canh tác chủ yếu trên đất dốc và ruộng bậc thang Trong khi đó

số lượng bò ngày càng tăng, đặc biệt là bò lai sind là do chính sách xóa đóigiảm nghèo của chính phủ và địa phương đã hỗ trợ cấp phát giống bò và tậphuấn kỹ thuật chăn nuôi cho người dân

Trước đây, người dân có tập quán chăn thả rông gia súc vào trong rừng,đến vụ cày kéo hay giao bán mới vào rừng tìm, nên trâu bò thường hay bị mấttrộm hoặc chết Nhưng hiện nay người dân đã chuyển dần sang hình thứcchăn dắt có bổ sung thức ăn, nuôi nhốt nên số lượng gia súc càng ngày càngtăng Đó là cả một quá trình chính quyền cùng các ban, ngành, đoàn thể (Mặttrận Tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ…) phối hợp tuyên truyền vậnđộng nhân dân một cách sâu rộng và lâu dài với nhiều hình thức Đặc biệt,trong chăn nuôi lợn người dân không còn thả rông mà 100% nuôi nhốt trongchuồng trại và phần lớn hộ nuôi trong khẩu phần thức ăn đã bổ sung thêmthức ăn công nghiệp

4.1.2 Các tổ chức xã hội dân sự tại xã Châu Cường

4.1.2.1 Các loại hình tổ chức xã hội dân sự ở địa phương

Cấu trúc các tổ chức xã hội dân sự trên địa bàn xã Châu Cường baogồm 3 nhóm chính: Nhóm các tổ chức Chính trị - xã hội được thành lập cùngvới sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, nhóm các Hiệp hội Nghề nghiệp

xã hội trung ương được thành lập và đi vào hoạt động vào cuối những năm

Trang 20

1990 vào đầu những năm 2000, nhóm các tổ chức dân lập được thành lập vàphát triển mạnh mẽ từ năm 2005 trở lại đây Sự phát triển này đã làm cho cấutrúc xã hội dân sự trên địa bàn xã Châu Cường càng ngày càng phức tạp,phong phú và đa dạng về loại hình tổ chức Kết quả tìm hiểu về các loại hình

tổ chức xã hội dân sự trên địa bàn xã Châu Cường được thể hiện ở bảng 4.6

Bảng 4.6: Các loại hình tổ chức xã hội dân sự xã Châu Cường

Hội Người cao tuổi 11 Chi hội 1998 Mặt trận Tổ quốc

Hội Cựu Thanh niên xungphong

Hội Phụ nữHội Nông dânHội cựu chiến binhĐoàn Thanh niên

(Nguồn: Phỏng vấn sâu, 2011)

Trang 21

Kết quả thể hiện ở bảng 4.6 cho thấy: Trên địa bàn xã Châu Cường có

18 tổ chức xã hội dân sự thuộc 3 nhóm khác nhau Nhóm thứ nhất, các tổchức Chính trị - xã hội bao gồm 5 tổ chức quần chúng và Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, mỗi tổ chức trong nhóm này đại diện cho một nhóm đối tượngkhác nhau trong xã hội Các tổ chức này được thành lập cùng với sự ra đờicủa Đảng Cộng sản Việt Nam và có mối quan hệ mặt thiết với Đảng, phối hợpcùng chính quyền giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội Hoạt động rộng khắpcác xóm bản thu hút đông đảo người dân tham gia

Nhóm thứ hai, các Hiệp hội nghề nghiệp – xã hội trung ương bao gồm

4 tổ chức: Hội Chữ thập đỏ, Hội Cựu Thanh niên xung phong, Hội Khuyếnhọc, Hội Người cao tuổi Tương tự như các tổ chức chính trị xã hội nhóm nàycũng được sự bảo trợ của Nhà nước, chủ yếu hoạt động vì mục tiêu nhân đạo,

từ thiện nhằm đại diện và bảo vệ các nhóm yếu thế trong cộng đồng, có mốiquan hệ mặt thiết với nhà nước thông qua Mặt trận Tổ quốc Tuy mới thànhlập và đi vào hoạt động được 1 – 2 nhiệm kỳ những đã thu hút được đông đảongười dân tham gia, hoạt động rộng khắp các xóm bản

Nhóm thứ ba, các tổ chức dân lập bao gồm: 8 tổ chức hoạt động trênnhiều lĩnh vực, phát triển mạnh trong vòng 5 năm trở lại đây, nhưng đã thểhiện được tính hiệu quả của nó Khác với 2 nhóm trên, trong nhóm này các tổchức có phạm vi phân bố rất khác nhau, hoạt động chuyên biệt hơn, chú trongvào một mảng, hoặc một lĩnh vực nhất định Phần lớn các tổ chức được thànhlập là kết quả của một dự án: Câu lạc bộ Trồng dâu nuôi tằm, Câu lạc bộ Dệtthổ cẩm được thành lập vào năm 2008, là kết quả của dự án “Nâng cao quyền

tự chủ cho phụ nữ thông qua đào tạo nghề thủ công” do “Tổ chức Hòa bình”của Tây Ban Nha phối hợp cùng hội phụ nữ xã lập ra Câu lạc bộ Phòngchống bảo lực gia đình được thành lập vào năm 2009 từ dự án “Cộng đồngtham gia phòng chống bạo lực gia đình” do Hội Phụ nữ xã làm chủ dự án.Câu lạc bộ câu lạc bộ Chữ Thái - Lai tay, Nhóm Cộng đồng, Câu lạc bộ Háttiếng Thái là những tổ chức xã hội dân sự được thành lập lần lượt vào cácnăm 2006, 2007 và 2008, do người dân tự tập hợp với nhau lại lập ra nhằmbảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của công đồng người Thái cổ Vớihoạt động tích cực và sôi động của mình, các tổ chức này đã nhận được sựgiúp đỡ của chính quyền, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài hỗ trợ, giúp đỡnhất là Câu lạc bộ câu lạc bộ Chữ Thái - Lai tay

Như vậy, từ nhận thức về vai trò, vị trí của các tổ chức xã hội dân sựtrong các nhà lãnh đạo và nhân dân, cùng với nhu cầu hợp tác, đoàn kết giúp

đỡ lẫn nhau của người dân ngày càng cao mà trên địa bàn xã các loại hình tổchức xã hội dân sự được hình thành và phát triển ngày một nhiều thêm Mặttrận Tổ quốc và Hội Phụ nữ là 2 tổ chức có đóng góp nhiều nhất trong quátrình thành lập các loại hình tổ chức xã hội dân sự mới trên địa bàn xã nhà,

Trang 22

đặc biệt Hội Phụ nữ là tổ chức được nhiều cơ quan tài trợ lựa chọn để phốihợp Để các tổ chức xã hội dân sự ngày càng phát triển thêm nhiều loại hìnhmới không chỉ tạo môi trường pháp lý thuận lợi mà còn phải nắm bắt tâm tưnguyện vọng, nhu cầu hợp tác của các tầng lớp, đối tượng khác nhau trongcộng đồng.

4.1.2.2 Tình hình hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự

Hệ thống các tổ chức xã hội dân sự trên địa bàn xã Châu Cường vớimột cấu trúc đa dạng và phức tạp, hoạt động rộng rãi trên nhiều lĩnh vực củađời sống xã hội, nhiều loại hình tổ chức, dựa trên sự gắn kết với nhau bởi nhucầu và lợi ích chung, các giá trị truyền thống chung để phối hợp cùng chínhquyền, bổ sung cho các khiếm khuyết của nhà nước, đảm bảo ổn định, cânbằng, phát triển bền vững cho xã hội Xã hội dân sự là một khu vực “Phi nhànước” mà hoạt động chủ chốt của các tổ chức xã hội dân sự là nhằm hướngtới mục tiêu giảm nghèo, từ thiện, nhân đạo, tự quản và phát triển nghềnghiệp… Hoạt động chủ yếu dựa trên tính tự chủ về tài chính, tự quản trong

tổ chức quản lý và sử tự nguyện của các thành viên, hội viên với mục tiêu philợi nhuận, đa dạng về hình thức, phong phú về mục tiêu cụ thể Trên khuônkhổ đó các tổ chức xã hội dân sự trên địa bàn xã Châu Cường hiện nay cónhững đặc điểm sau:

a Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức xã hội dân sự

Xã hội dân sự trên địa bàn xã Châu Cường với đa dạng các loại hình tổchức khác thực hiện đầy đủ các chức năng chủ yếu các chức năng vốn có của

nó Số lượng và mức độ thực hiện các chức năng mà các tổ chức xã hội dân

sự thực hiện rất khác nhau Kết quả tìm hiểu được thể hiện qua bảng 4.7

Trang 23

Bảng 4.7: Chức năng của các tổ chức xã hội dân sự

Cầu nối

Cung cấp dịch vụ kỹ thuật

Cung cấp dịch

vụ công

Phát huy nguồn lực, bảo tồn các giá trị

Thông tin – tư vấn

Giám sát, phản biện

Hoạch định chủ trương, chính sách

Nâng cao năng lực

Trang 24

Các tổ chức xã hội dân sự là cầu nối, đại diện:

Kết quả thể hiện ở bảng 4.7 cho thấy: Tất cả các tổ chức đóng trên địabàn xã đều đảm bảo thực hiện chức năng quan trọng nhất của xã hội dân sự làcầu nối giữa Nhà nước và người dân, là đại diện, đại biểu cho ý chí và nguyệnvọng của các nhóm đối tượng, các tầng lớp khác nhau trong xã hội Trong đó,các tổ chức Chính trị - xã hội, các Hiệp hội nghề nghiệp - xã hội trung ương

và Tổ nhóm Tiết kiểm – Tín dụng là các tổ chức chú trong vào thực hiện chứcnăng này một cách đầy đủ nhất, đặc biệt là cầu nối với Đảng và Nhà nước

Mặt trận Tổ quốc là nơi tập hợp các tổ chức xã hội dân sự lại thànhmột khối chung, thống nhất, có mối quan hệ trực tiếp với Đảng các cấp thôngqua đó truyền tải ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người dân đến Đảng vàNhà nước Ngược lại, các tổ chức xã hội dân sự là chủ thể tuyên truyền, vậnđộng người dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật củaNhà nước như: Trong các tổ chức Chính trị - xã hội mỗi tổ chức sẽ đảm nhận

và đóng vai trò chủ chốt trong một hoặc một vài vấn đề có liên quan các đốitượng là hội viên của tổ chức như: Hội Nông dân là tổ chức nòng cốt đại diệncho người nông dân, đóng vai trò chủ đạo trong tổ chức thông tin, tuyêntruyền, vận động, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan đếnNông nghiệp – Nông dân – Nông thôn; Hội Phụ nữ là đại diện cho các tầnglớp phụ nữ khác nhau trong xã hội, là chủ thể chính trong việc tuyên truyền,vận động các vấn đề liên quan đến giới và bình đẳng giới; Đoàn Thanh niên là

tổ chức đảm nhận các vấn đề liên quan đến nhóm đối tượng Thanh thiếu niên;Công Đoàn là đại diện và bảo vệ quyền lợi cho người lao động, tổ chức tuyêntruyền, giáo dục về chính sách liên quan đến đời sống của người lao động, vềhội nhập kinh tế; Hội Cựu chiến binh là tổ chức đại diện và bảo vệ cho cáccựu binh, tổ chức tuyên truyền về các vấn đề liên quan đến an ninh - quốcphòng, trật tự an toàn xã hội, chính sách cho các đối tượng có công

Trong nhóm các Hiệp hội Nghề nghiệp - xã hội trung ương đóng trênđịa bãn xã chủ yếu tổ chức thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sáchliên quan đến vấn đề an sinh và bảo trợ xã hội Tương tự, các tổ chức Chínhtrị - xã hội, Hội Người cao tuổi và Hội Cựu Thanh niên xung phong chỉ tậphợp và đại diện cho một nhóm đối tượng lần lượt là người cao tuổi và cácCựu Thanh niên xung phong trong kháng chiến, còn Hội Khuyến học và HộiChữ thập đỏ không phân biệt đối tượng tham gia, mà tập hợp đông đảo cácđối tượng khác nhau từ nông dân đến cán bộ công nhân viên chức, từ già đếntrẻ, từ nam giới đến nữ giới…

Nhóm các tổ chức dân lập là các tổ chức đại diện cho những người cócùng sở thích, hay cùng đặc điểm, cùng nhu cầu và hoạt động tương đối độclập với nhà nước, tổ chức các hoạt động trên phạm vi hẹp hơn, giải quyết cácmạng vấn đề nhỏ hơn như: Câu lạc bộ Chữ Thái - Lai tay quy tụ những người

Trang 25

đam mê với chữ Thái cổ, mong muốn bảo tồn và gìn giữ bản sắc dân tộc, tuynhiên chức năng cầu nối với các tổ chức, cá nhân khá mờ nhạt nhất là với nhànước; các tổ chức: Câu lạc bộ Hát tiếng Thái, Câu lạc bộ Trồng dâu nuôi tằm,Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm, cũng chỉ là nơi quy tụ những người có cùng sở thích,chỉ là cầu nối với các tổ chức cá nhân có nhu cầu sử dụng các sản phẩm của

họ Nhóm Cộng đồng, Tổ nhóm Tiết kiểm - Tín dụng, Câu lạc bộ Phòngchống bạo lực gia đình là những tổ chức đại diện cho các nhóm yếu thế, cácđối tượng có cùng nhu cầu, khác những tổ chức khác trong cùng nhóm những

tổ chức này có mối quan hệ mật thiết hơn với Nhà nước, được thành lập nênnhằm hỗ trợ các tổ chức Chính trị - xã hội thực hiện chức năng tuyên truyền,vận động người dân trên một mảng nhỏ, chuyên sâu hơn

- Chức năng tham gia cung cấp các dịch vụ kỹ thuật:

Về chức năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật có sự tham gia của các tổchức như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh,Câu lạc bộ Trồng dâu nuôi tằm, Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm, đây là chức năng có

ít tổ chức tham gia nhất, chủ yếu là cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cho sảnxuất nông nghiệp với vai trò chủ đạo của Hội Nông dân như: giống cây trồng,giống cá, phân bón, thuốc thú y… là chủ yếu, các máy móc, phương tiện phục

vụ sản xuất còn rất ít Chức năng này còn hạn chế, một phần là do đặc điểmkinh tế - xã hội của xã là một xã thuần nông, trình độ cơ giới hóa còn thấp…hơn nữa các tổ chức xã hội dân sự chưa thật sự chủ động, chú trọng vào cungcấp các dịch vụ kỹ thuật cho hội viên mà còn trông chờ vào chỉ thị của cấptrên

- Chức năng tham gia cug cấp các dịch vụ công:

Về cung cấp các dịch vụ công như y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường,văn hóa, khoa học, giấy phép, công chứng… với sự tham gia của hầu hết các

tổ chức xã hội dân sự Trong lĩnh vực y tế, Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ lànhững tổ chức đóng vai trò chủ chốt, với các hoạt động như tuyên truyền, vậnđộng nâng cao ý thức về y tế và chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản, dinhdưỡng, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, tổ chức khám chữa bệnh, tiêmphòng,… Ngoài ra còn có sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanhniên, Hội Người cao tuổi Trong lĩnh vực môi trường có các hoạt động nhưtuyên truyền, vận động người dân xây dựng nếp sống vệ sinh, tham gia hoạtđộng vệ sinh môi trường… với sự tham gia tích cực của Đoàn Thanh niên,Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh Trong giải quyết các chế

độ chính sách là chức năng được các tổ chức như: Hội Cựu chiến binh, HộiCựu Thanh niên xung phong… chú trọng triển khai

- Chức năng phát huy các nguồn lực trong nhân dân và bảo tồn các giá trị truyền thống:

Trang 26

Cũng như chức năng cung cấp dịch vụ công, chức năng phát huy cácnguồn lực và bảo tồn các giá trị cũng có sự tham gia của hầu hết các tổ chức

xã hội dân sự trên địa bàn xã Về bảo tồn các giá trị văn hóa của công đồngdân tộc bản địa, đây là chức năng ưu tiên cao nhất của các tổ chức như: Câulạc bộ Chữ Thái - Lai tay thành lập nhằm gìn giữ chữ Thái cổ; Câu lạc bộ Háttiếng Thái với hoạt động chính là truyền dạy các làn điều dân ca Thái; 2 câulạc bộ Trồng dân nuôi tằm và Dệt thổ cẩm thành lập không chỉ với mục đíchtạo việc làm cho phụ nữ mà còn gìn giữ nghề truyền thống – một nét văn hóađặc sắc đang ngày mai một…

Các tổ chức Chính trị - xã hội với hoạt động như tuyên truyền, vậnđộng các tầng lớp nhân dân phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tổ chứcgiao lưu văn hóa văn nghệ, tổ chức các hội thi, xây dựng mô hình… cũng gópphần không nhỏ trong thực hiện chức năng này Bên cạnh gìn giữ các nét vănhóa của cộng đồng bản địa, các giá trị nhân đạo, tinh thần tương thân tương áicũng được chú trọng, đã ghi nhân sự đóng góp tích cực của các tổ chức thuộccác Hiệp hội nghề nghiệp - xã hội trung ương, Nhóm Cộng đồng, Hội Phụnữ… chủ đạo là Hội Chữ thập đỏ

- Chức năng thông tin tư vấn:

Hơn một nửa các tổ chức xã hội dân sự thực hiện chức năng thông tin –

tư vấn, tuy nhiên chất lượng còn nhiều vấn đề đáng bàn Hầu hết các tổ chứcchủ yếu thông tin về các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, vềhoạt động của các dự án, các chương trình được triển khai trên địa bàn…Những không phải tất cả các hội viên đều được tiếp cận một cách đầy đủ cácthông tin này Chức năng tư vấn còn khá mờ nhạt, chủ yếu là tư vấn về cácvấn đề liên quan đến các chế độ chính sách, hoạt động tư vấn trong sản xuấthầu như không có

- Chức năng giám sát, phản biện xã hội:

Việc ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/05/1998 củaChính phủ về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã và sửa đổi bổ xung thay bằngNghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/07/2003 đã góp phần cho thúc đẩythực hiện chức năng giám sát, phản biện của xã hội dân sự Tuy nhiên hiệnnay trên địa bàn xã chỉ mới có 44,44% các tổ chức xã hội dân sự thực hiệnchức năng này bao gồm: Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, HộiCựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ và Câu lạc bộ Phòngchống bạo lực gia đình Trong đó, Mặt trận tổ quốc và Hội Phụ nữ là hai tổchức có vị trí chủ đạo trong thực hiện chức năng này và đã được đề cập trongmột số báo cáo của tổ chức

- Tham gia hoạch định các chủ trương, chính sách:

Hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là một trongnhững chức năng có ít tổ chức xã hội dân sự ưu tiên thực hiện nhất Trong đó

Trang 27

chủ yếu là các tổ chức nhóm các tổ chức chính trị - xã hội và Hội Chữ thập

đỏ Mặt trận Tổ quốc là tổ chức chủ đạo và có mức độ thực hiện cao hơn sovới những tổ chức khác Bởi Mặt trận là nơi tập hợp tất cả các tổ chức xã hộidân sự lại, từ đó truyền đạt tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân tớicác cấp ủy Đảng và Nhà nước

- Chức năng nâng cao năng lực:

Nâng cao năng lực là chức năng được tổ chức triển khai khá sôi động,với sự tham gia của hơn một nửa các tổ chức bao gồm: Mặt trận Tổ quốc, HộiPhụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Chữ thậpđỏ… với các hoạt động như tuyên truyền, vận động, giáo dục; tập huấn vềkiến thức kỹ thuật và kỹ năng nghiệp vụ; cung cấp sách báo, phát tờ rơi tờgấp… Vai trò chủ đạo thuộc về Mặt trận Tổ quốc và một số tổ chức quầnchúng Nhưng mức độ ưu tiên thực hiện còn thấp, còn trông chờ sự chỉ đạocủa cấp trên

Như vậy, các tổ chức xã hội dân sự trên địa bàn xã Châu Cường đãthực hiện đầy đủ các chức năng vốn có của xã hội dân sự Trong đó các chứcnăng như các tổ chức xã hội dân sự là cầu nối, đại diện; cung cấp các dịch vụcông; phát huy các nguồn lực, bảo tồn các giá trị và nâng cao năng lực… làcác chức năng được nhiều các tổ chức ưu tiên và tích cực triển khai Bên cạnh

đó các chức năng như cung cấp dịch vụ kỹ thuật; thông tin – tư vấn, giám sát

và phản biện, hoạch định các chủ trương chính sách… còn ít tổ chức thựchiện, chưa được các tổ chức chú trọng và hoạt động còn khá mờ nhạt

b Lĩnh vực và loại hình hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự

Các tổ chức xã hội dân sự trên địa bàn xã Châu Cường hoạt động trênnhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhiều loại hình hoạt động khác nhau, từ tuyềntruyền, vận động đến thông tin, tư vấn, từ cung cấp các dịch vụ đến hỗ trợ,cứu trợ…Tùy thuộc vào mức độ ưu tiên thực hiện các chức năng của mỗi tổchức mà đưa ra các loại hình hoạt động cũng như tổng thời gian cho mỗi hoạtđộng là khác nhau Chi tiết về các loại hình và thời gian cho mỗi hoạt độngđược thể hiện qua bảng 4.8

Trang 28

Bảng 4.8: Các loại hình hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự

Đơn vị tính: % thời gian

Tuyên truyền, vận động

Nâng cao năng lực

Cung cấp dịch vụ

Từ thiện, nhân đạo, cứu trợ

VHVN TDTD

-Giám sát, phản biện

Hoạt động khác

Trang 29

Qua kết quả ở bảng 4.8 cho thấy: Các tổ chức chính trị - xã hội là các tổchức có mức độ thực hiện cao chức năng cầu nối với Đảng và Nhà nước dovậy tổng thời gian hoạt động chủ yếu tập trung vào hoạt động tuyên truyền,vận động Hầu hết các tổ chức đều dành hơn một nửa thời gian cho hoạt độngnày như: Mặt trận Tổ quốc dành 70% tổng thời gian hoạt động cho công táctuyên truyền, vận động nhân dân các chủ trương, chính sách, pháp luật củaĐảng và Nhà nước, các ngày lễ lớn trong năm, các cuộc vận động, các phongtrào, bầu cử… Do vậy mà thời gian cho các hoạt động khác còn ít, nếu các tổchức tham gia vào thực hiện chức năng văn hóa dành khoảng 10 – 15% thờigian cho hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao; còn nếu tổ chức cóchức năng cung cấp dịch vụ thì dành 10 – 25% thời gian cho hoạt động cungcấp dịch vụ… Thời gian cho hoạt động từ thiện, nhân đạo và cứu trợ; hoạtđộng kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội… chỉ chiếm 5% tổng thời gian hoạtđộng hoặc thậm chí không hoặc rất ít tham gia.

Từ bảng 4.7 và 4.8 ta thấy, các tổ chức Chính trị - xã hội chú trọng vàolĩnh vực thông tin, tuyên truyền, vận động, cung cấp hàng hóa công… Đây lànhững vấn đề mang tính liên ngành, đa ngành đòi hỏi sự phối hợp cùng nhiềuđối tác khác như các Hiệp hội nghề nghiệp - xã hội trung ương, các tổ chứcthành viên như các Tổ nhóm Tiết kiểm – Tín dụng, các câu lạc bộ…

Tương tự như các tổ chức Chính trị xã hội ,các Hiệp hội nghề nghiệp

-xã hội với là cầu nối với các tổ chức, cá nhân; bảo tồn và phát huy các giá trịtruyền thống như tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách; cung cấpcác dịch vụ công chủ yếu cho các nhóm yếu thế Do đó các tổ chức này dànhphần lớn thời gian cho hoạt động tuyền truyền, vận động nhân dân, hội viên

Ví dụ: Hội Chữ thập đỏ cũng dành 50% thời gian hoạt động cho các hoạtđộng thông tin tuyên truyền, vận động người dân, các tổ chức, doanh nghiệphưởng ứng cuộc vận động, các phong trào như phong trào “Đền ơn đápnghĩa”, “tương thân tương ái”; vận động ủng hộ nạn nhân bị thiên tai, hoạnnạn, ủng hộ tết cho người nghèo; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòngngừa và khắc phục hậu quả thiên tai… 15% quỹ thời gian cho hoạt động cứutrợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo… Do dành nhiều thời gian cho hoạt độngtuyên truyền, vận động mà các hoạt động khác còn chiếm ít thời gian, ít nhất

Trang 30

là hoạt động kiểm tra, giám sát phản biện xã hội chỉ chiếm 5% tổng thời gian,hoặc thậm chí rất ít.

Bên cạnh hoạt động sâu rộng và tích cực của Hội Chữ thập đỏ thì các tổchức còn lại còn ít hoạt động, hoạt động mờ nhạt… Như Hội Khuyến học vớihoạt động chủ yếu là vận động (80% tổng thời gian hoạt động) các tổ chức,các doanh nghiệp, các cá nhân trên địa bàn xã và hội viên tham gia đóng gópủng hộ quỹ khuyến học, thăm hỏi tặng quà cho khuyến học học sinh có hoàncảnh khó khăn vươn lên học giỏi Hội Cựu Thanh niên xung phong với hoạtđộng chủ yếu là giải quyết, phát hiện tồn đọng về chính sách đối với CựuThanh niên xung phong chiếm tới 40% tổng thời gian hoạt động, giúp chínhquyền thẩm định và xác lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết,chế độ sinh hoạt Hội còn ít, nội dung và hình thức chưa phong phú đa dạng

Từ mức độ thực hiện chức năng và loại hình hoạt động ưu tiên của cácHiệp hội nghề nghiệp - xã hội trung ương ta thấy, các tổ chức này đóng vaitrò chủ chốt trong lĩnh vực từ thiện, nhân đạo, cứu trợ, tuyên truyền, vậnđộng, cung cấp dịch vụ công… nên đòi hỏi các tổ chức này phải phối hợpcùng các tổ chức chính trị - xã hội…

Nhóm các tổ chức dân lập, có khung thời gian cho các hoạt động của tổchức khác nhiều so với hai nhóm trên Hầu hết các tổ chức có ít hoạt động vàdành khoảng 40 – 60% cho các hoạt động thuộc lĩnh vực, chức năng ưu tiêncủa tổ chức như: Câu lạc bộ Chữ Thái - Lai tay hoạt động chính là dạy họcchữ thái (60% thời gian hoạt động), do giáo trình dạy học chữ Thái còn ít nênquỹ thời gian cho biên soạn giáo trình còn tương đối nhiều chiếm tới 30%tổng thời gian hoạt động, các hoạt động khác như tuyên truyền, vận độngngười dân tham gia học tập và xây dựng câu lạc bộ còn ít một phần cũng donhân lực của tổ chức còn hạn chế Các hoạt động như văn hóa văn nghệ - thểdục thể thao; kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội… rất ít tham gia

Khác với với 2 nhóm còn lại, các tổ chức dân lập có ít hoạt động hơn,thực hiện ít chức năng hơn nhưng mức độ thực hiện khá cao trong các lĩnhvực như phát huy các nguồn lực, bảo tồn các giá trị truyền thống, cung cấpcác dịch vụ công… Do vậy, hoạt động mang lại hiệu quả hơn, công tác triển

Trang 31

khai, tổ chức thực hiện hoạt động dễ dàng hơn, rất ít chồng chéo, đùn đẩytrách nhiệm lẫn nhau…

Qua khung thời gian cho các hoạt động cho thấy tầm quan trọng củahoạt động tuyên truyền vận động, cũng như vai trò của các tổ chức xã hội dân

sự trong phối hợp cùng Nhà nước thực hiện các chức năng của mình nhằmđảm bảo cho sự phát triển ổn định, cân đối của xã hội Nhận thức của các tổchức xã hội dân sự về vị trí của các hoạt động tinh thần trong nhân dân màcác hoạt động về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được chú trọng Tuynhiên bên cạnh đó quỹ thời gian cho hoạt động kiểm tra, giám sát, phản biệncòn khác hạn chế Điều này đã làm ảnh hưởng đến sự phát huy đầy đủ vai trò,chức năng của xã hội dân sự Để đảm bảo chức năng của mình, các tổ chứccần triển khai nhiều loại hình, huy động thêm nhiều thành phần, dành nhiềuthời gian cho hoạt động kiểm tra, giám sát, phản biện

Hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự rất đa dạng về loại hình, sốlượng tùy thuộc vào loại hình, cũng như chức năng của tổ chức mà tổ chức có

sự phân bổ thời gian cho các hoạt động, tuy nhiên hầu hết các tổ chức chưachủ động trong việc xây dựng khung thời gian cho tổ chức mình mà chỉ dựatrên nội dung công việc, điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượngcác hoạt động, các hoạt động chồng chéo, có lúc không có thời gian nghỉngơi, lúc thì không có việc để làm… Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của

tổ chức hơn trong lập kế hoạch hoạt động của tổ chức cần lên khung thời giancho các hoạt động một cách khoa học

Từ chức năng và loại hình hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự tathấy, mỗi tổ chức xã hội dân sự tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau vàcùng phối hợp triển khai nhiều hoạt động nhất là các tổ chức Chính trị - xãhội Điều này đã gây ra sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, ỉ lại… trongtriển khai hoạt động của các tổ chức Vì vậy cần phải tăng cường phối hợpmột cách chặt chẽ hơn

4.1.2.3 Các tiềm năng và nguồn lực của các tổ chức xã hội dân sự

Các tiềm năng, các nguồn lực về cơ sở vật chất, tài chính, nguồn nhânlực của tổ chức là cở sở, điều kiện để tiến hành các hoạt động của tổ chức,thông qua đó ta thấy được khả năng tổ chức triển khai hoạt động của một tổchức là mạnh hay yếu, hiệu quả hoạt động tới đâu Để đánh giá các tiềm năng

và nguồn lực của các tổ chức chúng tôi đã tiến hành hợp thảo luận nhóm và

Trang 32

cho điểm từ 1 – 5 đối với các chỉ tiêu sau: (i) Mức độ đầy đủ về cơ sở vật chấtcủa tổ chức là cơ sở vật chất, trang thiết bị của các tổ chức xã hội dân sự cóđầy đủ hay không? Có đảm bảo cho hoạt động của không? (ii) Mức độ chủđộng về tài chính thể hiện ở nguồn quỹ hoạt động của tổ chức nhiều hay ít?Khả năng huy động vốn trong và ngoài tổ chức cho các hoạt động, nhất làhoạt động bất thường nhanh hay chậm? (iii) Chất lượng nguồn nhân lực thểhiện ở trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng điều hành,quản lý hội, đoàn, đội… của đội ngũ cán bộ quản lý các tổ chức xã hội dân

sự Đối với mỗi chỉ tiêu, tổ chức nào được đánh giá cao nhất, tốt nhất sẽ cho 5điểm, ngược lại thấp nhất, kém nhất sẽ là 1 điểm Kết quả đánh giá về các nguồnlực và tiềm năng của các tổ chức xã hội dân sự được thể hiện ở bảng 4.9

Bảng 4.9: Chất lượng các nguồn lực của các tổ chức xã hội dân sự

TT Tổ chức xã hội dân sự Mức độ

đầy đủ về

cơ sở vật chất (5)

Mức độ chủ động

về tài chính (5)

Chất lượng nguồn nhân lực (5)

Trang 33

a Cơ sở vật chất của các tổ chức xã hội dân sự

Các tổ chức chính trị - xã hội và các Hiệp hội xã hội nghề nghiệp - xãhội trung ương là những tổ chức được bảo trở của nhà nước, được nhà nướcđầu tư, hỗ trợ về trang thiết bị, cơ sở vật chất như nhau và có trụ sở đóng tại

Ủy ban nhân dân xã, thuận tiện cho công tác phối hợp, trao đổi thông tin…Hơn nữa trong năm 2010, các tổ chức này đã được trang bị thêm hệ thốngmáy tính, máy in mới phục vụ cho hoạt động của tổ chức Vì vậy mà chỉ sốđánh giá về mức độ đầy đủ về cơ sở vật chất của tổ chức khá cao (4,2 điểm)

Bên cạnh đó cơ sở vật chất của các tổ chức dân lập còn nhiều cách biệt,các tổ chức được sự tài trợ của các tổ chức phi chính phủ như Câu lạc bộTrồng dâu nuôi tằm, Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm và Câu lạc bộ Chữ Thái - Lai tay

có cơ sở vật chất khá đầy đủ hơn các tổ chức khác Một điều đáng chú ý làcác tổ chức như Nhóm Cộng đồng, Tổ nhóm Tiết kiểm - Tín dụng, Hội Hưutrí không có trụ sở hoạt động cố định, cơ sở vật chất không có hoặc thậm chírất ít Điều này đã làm ảnh hưởng nhiều đến công tác triển khai hoạt động của

tổ chức, chính vì vậy mà các hoạt động của tổ chức còn giản đơn, số lần sinhhoạt, hội họp còn ít

b Tài chính của các tổ chức xã hội dân sự

Mức độ chủ động về tài chính của tổ chức được thể hiện qua quỹ hội vàkhả năng huy động tài chính của tổ chức Qua thảo luận nhóm, Câu lạc bộTrồng dâu nuôi tằm, Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm, Hội Hưu trí và Công Đoàn lànhững tổ chức có mức độ chủ động về tài chính đạt trên 4 điểm, là mức cómức độ chủ động cao Nhất là 3 tổ chức thuộc nhóm các tổ chức dân lập cómức độ chủ động cao, bởi các tổ chức này có nguồn quỹ hoạt động tương đốilớn (trên 3.500.000 đồng), có cả quỹ phường, hội cho hội viên vay với khốilượng lớn, các hội viên có mức thu nhập khá đồng đều và thường xuyên; ýthức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết cao nên khả năng huy động vốn trong nổi

bộ tổ chức khá nhanh

Các tổ chức chính trị - xã hội và các Hiệp hội nghề nghiệp - xã hộitrung ương mặc dù có số lượng hội viên lớn, những nguồn quỹ hội lại khôngnhiều (500.000 – 1.000.000 đồng), trong khi đó lại phải tiến hành nhiều hoạtđộng hơn Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng các hoạt động của hội,đặc biệt là trong giải quyết các vấn đề đột xuất, khẩn cấp như công tác cứu

hộ, cứu nạn; kinh tế gia đình các hội viên không đồng đều, nhiều hội viên cònrat khó khăn, hơn thế nữa sự tham gia của một bộ phận còn mang tính hìnhthức, tinh thần trách nhiệm chưa cao… đã hạn chế khả năng huy động vốncủa các tổ chức này

Các tổ chức dân lập còn lại, cũng như chỉ số về cơ sở vật chất, chỉ số tàichính cũng rất thấp, một phần là do hoạt động của tổ chức không nhiều, tổchức hội chưa chú ý đến các hoạt động tạo quỹ, tuy nhiên tinh thần tự giác

Trang 34

của hội viên lại cao hơn 2 nhóm trên nên khi cần họ có thể huy động tài chínhtrong thời gian ngắn, nhưng mức huy động không cao và ít huy động từ cácnguồn lực ngoài tổ chức.

c Nguồn nhân lực của các tổ chức xã hội dân sự

Kết quả thảo luận nhóm cho thấy hầu hết các tổ chức chính trị - xã hộiđều có chất lượng nguồn nhân lực ở mức cao, trong đó Mặt trận Tổ quốc,Công Đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân là cao nhất, bởi theo đánh giáđây là những tổ chức có đội ngũ cán bộ có trình độ cao, thường xuyên đượctập huấn về nghiệp vụ công tác đoàn, hội, đội

Trong nhóm các Hiệp hội nghề nghiệp - xã hội, chỉ có Hội Chữ thập đỏ

là tổ chức được đánh giá cao, còn các tổ chức khác như Hội Khuyến học, HộiCựu Thanh niên xung phong, Hội Người cao tuổi do trình độ đội ngũ cán bộcòn hạn chế, nên chưa được đánh giá cao, điều này lý giải vì sao các tổ chứcnày còn ít hoạt động và hoạt động chưa thật sự hiệu quả

Trong các tổ chức dân lập, Câu lạc bộ Chữ Thái - Lai tay là tổ chức cóchất lượng nguồn lực cao nhất, hầu hết các lý do đưa ra trong thảo luận nhómnêu lên rằng, Ban chủ nhiệm câu lạc bộ ngoài trình độ cao còn rất hăng saytìm hiểu, biên soạn các tài liệu dạy và học mới, nhiệt tâm với hoạt độngtruyền dạy chữ Thái cho đồng bào Câu lạc bộ Hát tiếng Thái cũng được đánhgiá cao về nguồn nhân lực của tổ chức bởi Chủ nhiệm Câu lạc bộ là người cótâm huyết, còn lưu giữ được nhiều làn điều dân ca cổ…Ngoài ra, đánh giá vềnguồn nhân lực của tổ chức còn dựa trên cơ sở sự tương xứng về mức độphức tạp, khó hay dễ giải quyết của vấn đề mà tổ chức hội tham gia so vớinăng lực, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, hội viên Vì vậy mà Nhóm côngđồng được đánh giá tương đối cao Các tổ chức khác có chất lượng nguồn lựcthấp hơn là do họ không có trình độ, không có kinh nghiệm, ít được tập huấn,hay vấn đề của tổ chức khó giải quyết không tương xứng với trình độ vốn cócủa tổ chức

Để các hoạt động của tổ chức được triển khai một cách hiệu quả, nhanhgọn cần phải chú ý đầu tư cơ sở vật chất, hướng dẫn các tổ chức các biệnpháp gia tăng nguồn lực tài chính của tổ chức, thường xuyên bối dưỡng, nângcao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hội viên…

4.1.2.4 Mối quan hệ giữa các tổ chức xã hội dân sự trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội

Phát triển kinh tế - xã hội là một vấn đề rộng lớn, đa ngành cần huyđộng sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau, sự phối hợp giữa các cáccấp, các ngành, các đoàn thể… trong giải quyết các vấn đề nhằm đảm bảo cho

xã hội phát triển cân đối, hài hòa và ổn định Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộngsản Việt Nam, chính quyền xã Châu Cường và Mặt trận Tổ quốc xã – đại diện

Trang 35

cho các tổ chức xã hội dân sự đã cùng phối hợp trong giải quyết nhiều vấn đềkinh tế - xã hội của địa phương Sự phối hợp, hợp tác giữa Chính quyền cùngcác tổ chức xã hội dân sự và trong nội tại xã hội dân sự trên địa bàn xã đượcthể hiện qua sơ đồ 1.

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Dự án CIVICUS CSI-SAT, Chỉ số Xã hội Dân sự (CSI-Civil Society Index), trong đó Việt Nam là một trong 9 nước tham gia khảo sát, www.civicus.org, 2006 Khác
3. Dự án CICICUS CSI-SAT, Đánh giá ban đầu về xã hội dân sự tại Việt Nam, 2006 Khác
4. Đặng Ngọc Dinh, 2006, Xã hội dân sự - Bản chất, cấu trúc và xu hướng phát triển ở Việt Nam. Tạp chí khoa học xã hội, số 12-2006 Khác
5. Hồ Bá Thâm – Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, Xã hội dân sự, Tính đặc thù và vấn đề ở Việt Nam, 2009 Khác
6. Hồ Bá Thâm – Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, Xã hội dân sự, Tính đặc thù và vấn đề ở Việt Nam, 2009 Khác
7. Lê Ngọc Hùng, 2008, một số vấn đề phương pháp luận nghiên cứu xã hội dân sự. Tạp chí lý luận chính trị, số 12-2008 Khác
8. Nguyễn Duy Phú, Xã hội dân sự - Một số vấn đề chọn lọc, 2008 Khác
9. Nguyễn Minh Phương, Các tổ chức xã hội trong nền kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội số 7, 2007 Khác
10. Nguyễn Minh Phương, Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay, 2009 Khác
11. Nguyễn Thanh Tuấn, 2009, Từ kinh điển Mác – Lê-nin đến thực tiễn Việt Nam hiện nay Khác
12. Nguyễn Trần Bạt, Phản biện xã hội, Tạp chí The Jourbal Isues & Solutions, 2007, Nhà xuất bản Bibliotheque: Wolrd Wide International Publishers Khác
14. Trần Lê Thanh, Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong tham gia giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn Phúc Thọ - Hà Nội, 2010 Khác
15. Vũ Quốc Tuấn, Xã hội dân sự sẽ ngày càng cần thiết, 2011 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.2: Tình hình sử dụng đất của xã Châu Cường - tìm hiểu vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trường hợp nghiên cứu tại xã châu cường, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 4.2 Tình hình sử dụng đất của xã Châu Cường (Trang 20)
Bảng 4.6: Các loại hình tổ chức xã hội dân sự xã Châu Cường Loại tổ - tìm hiểu vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trường hợp nghiên cứu tại xã châu cường, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 4.6 Các loại hình tổ chức xã hội dân sự xã Châu Cường Loại tổ (Trang 25)
Bảng 4.7: Chức năng của các tổ chức xã hội dân sự - tìm hiểu vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trường hợp nghiên cứu tại xã châu cường, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 4.7 Chức năng của các tổ chức xã hội dân sự (Trang 28)
Bảng 4.8: Các loại hình hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự - tìm hiểu vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trường hợp nghiên cứu tại xã châu cường, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 4.8 Các loại hình hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự (Trang 33)
Bảng 4.9: Chất lượng các nguồn lực của các tổ chức xã hội dân sự TT Tổ chức xã hội dân sự Mức độ - tìm hiểu vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trường hợp nghiên cứu tại xã châu cường, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 4.9 Chất lượng các nguồn lực của các tổ chức xã hội dân sự TT Tổ chức xã hội dân sự Mức độ (Trang 37)
Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa các tổ chức xã hội dân sự trên địa bàn xã Châu Cường - tìm hiểu vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trường hợp nghiên cứu tại xã châu cường, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Sơ đồ 1 Mối quan hệ giữa các tổ chức xã hội dân sự trên địa bàn xã Châu Cường (Trang 41)
Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa các tổ chức xã hội dân sự trong giải  quyết các vấn đề kinh tế - xã hội địa phương - tìm hiểu vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trường hợp nghiên cứu tại xã châu cường, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 4.10 Mối quan hệ giữa các tổ chức xã hội dân sự trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội địa phương (Trang 42)
Bảng 4.11: Sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự trong giải  quyết các vấn đề kinh tế - xã hội địa phương - tìm hiểu vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trường hợp nghiên cứu tại xã châu cường, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 4.11 Sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội địa phương (Trang 43)
Bảng 4.12: Tỷ lệ thu hút hội viên của các tổ chức xã hội dân sự - tìm hiểu vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trường hợp nghiên cứu tại xã châu cường, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 4.12 Tỷ lệ thu hút hội viên của các tổ chức xã hội dân sự (Trang 50)
Bảng 4.13: Người dân tham gia các tổ chức xã hội dân sự - tìm hiểu vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trường hợp nghiên cứu tại xã châu cường, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 4.13 Người dân tham gia các tổ chức xã hội dân sự (Trang 51)
Bảng 4.15: Tính chủ động của các tổ chức xã hội dân sự TT Mức độ chủ động Tổ chức - tìm hiểu vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trường hợp nghiên cứu tại xã châu cường, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 4.15 Tính chủ động của các tổ chức xã hội dân sự TT Mức độ chủ động Tổ chức (Trang 53)
Bảng 4.16: Tính hiệu quả trong hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự TT Mức độ hiệu quả Tổ chức - tìm hiểu vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trường hợp nghiên cứu tại xã châu cường, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 4.16 Tính hiệu quả trong hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự TT Mức độ hiệu quả Tổ chức (Trang 54)
Bảng 4.17: Sự hài lòng của cán bộ quản lý về các tổ chức xã hội dân  sự - tìm hiểu vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trường hợp nghiên cứu tại xã châu cường, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 4.17 Sự hài lòng của cán bộ quản lý về các tổ chức xã hội dân sự (Trang 56)
Bảng 4.18: Quan niệm của người dân về hiệu quả hoạt động của  các tổ chức xã hội dân sự - tìm hiểu vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trường hợp nghiên cứu tại xã châu cường, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 4.18 Quan niệm của người dân về hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự (Trang 58)
Bảng 4.19: Lý do người dân tin tưởng vào năng lực giải quyết vấn  đề của các tổ chức xã hội dân sự - tìm hiểu vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trường hợp nghiên cứu tại xã châu cường, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 4.19 Lý do người dân tin tưởng vào năng lực giải quyết vấn đề của các tổ chức xã hội dân sự (Trang 59)
Bảng 4.21: Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò và hiệu quả trong  hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự - tìm hiểu vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trường hợp nghiên cứu tại xã châu cường, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 4.21 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò và hiệu quả trong hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w