Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 53 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
53
Dung lượng
570,5 KB
Nội dung
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Từ lâu, kinh tế HTX là một hình thức tổ chức sảnxuất phổ biến ở các nước trên Thế giới, bản thân nó xuất phát từ sự tự nguyện hợp tác của các cá nhân mong muốn làm tăng hiệu quả công việc. Trong nông nghiệp, kinh tế HTXđóngvaitrò đặc biệt quan trọng bởi lẽ hoạtđộngnôngnghiệp vốn đòi hỏi sự hợp tác của nhiều người trong quá trình sản xuất. Kinh tế HTX trong nôngnghiệp ở nước ta hình thành khá sớm do nhu cầu tập thể hóa sảnxuất và muốn xây dựng một nền nôngnghiệp có trình độ cơ giới hóa cao. Do đó nó đã trở thành đối tượng được khuyến khích phát triển trong các chính sách nôngnghiệpcủa nước ta. Những năm gần đây, nền kinh tế thị trường ở nước ta phát triển rất mạnh mẽ, cùng với xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế nên việc phát triển kinh tế nhiều thành phần đang là mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta. Ở khu vực nông thôn nước ta thành phần kinh tế HTX trong nôngnghiệp đang đóngvaitrònòng cốt trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa quy mô lớn, góp phần cải thiệnđời sống củangườidân ở vùng nông thôn. Từ khi Luật HTX có hiệu lực đến nay, qua hơn 20 năm đổi mới, hầu hết các HTX trên cả nước đều tiến hành đổi mới hoạtđộng để phù hợp với nhu cầu phát triển chung của thời đại. Số lượng HTX làm ăn kém hiệu quả đã giảm đi, thay vào đó là xuất hiện nhiều HTX điển hình trong sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Đặc biệt từ sau khi Luật HTX sửa đổi năm 2003, ngày càng có nhiều HTXsản xuất, kinh doanh hiệu quả, hoạtđộng kinh doanh của nhiều HTX đã có nhiều chuyển biến đáng kể, phát triển và dần đi vào ổn định. Ở nhiều nơi, HTXđóngvaitrò làm đầu mối trong việc tham gia các chương trình kinh tế - xã hội của Nhà nước, góp phần không nhỏ vào việc xóa đói giảm nghèo đặc biệt ở các khu vực vùng sâu vùng xa. Trong quá trình phát triển các HTX đã liên minh lại với nhau để sản xuất, kinh doanh tạo nên một sức mạnh mới cho 1 mình. Chính sự thay đổi tích cực này đã góp phần đáng kể vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. ThừaThiênHuế là một địa phương có phong trào HTX khá mạnh so với cả nước, nó được hình thành và phát triển từ sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng. Hiện nay, trên toàn tỉnh có tất cả 256 HTX các loại đang hoạtđộng trong đó có 162 HTXnôngnghiệp [9]. Theo xu hướng chung, từ sau khi có Luật HTX thì hầu hết các HTXnông nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng tiến hành đổi mới tổ chức hoạtđộng để sảnxuất kinh doanh hiệu quả hơn nhưng nhìn chung quy mô và hiệu quả hoạtđộng cũng như vaitròcủa các HTX này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của kinh tế hộ. Hương Toàn là một xã thuần nôngcủahuyệnHươngTrà,tỉnhThừaThiên Huế, nôngnghiệp ở đây chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập và thu hút hầu hết lực lượng lao độngcủa địa phương. Ở xãHương Toàn hiện đang tồn tại hai HTXnôngnghiệp (HTX nôngnghiệp Tây Toàn và Đông Toàn). Hai HTX này đang giữ vaitrò quan trọng đốivớihoạtđộngsảnxuấtnôngnghiệpcủaxã và thúc đẩy kinh tế củangườidân trong lĩnh vực nôngnghiệp ngày càng phát triển. Tuy nhiên trong quá trình hoạtđộngsản xuất, kinh doanh thì hai HTX này đang gặp phải nhiều khó khăn làm hạn chế đến vaitròcủa mình trong quá trình phát triển nôngnghiệpcủa xã. Trên cơ sở đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểuvaitròcủaHTXNôngnghiệpđốivớihoạtđộngsảnxuấtnôngnghiệpcủangườidânxãHươngToàn,huyệnHươngTrà,tỉnhThừaThiên Huế” 1.2. Mục tiêu đề tài Tìmhiểu các hoạtđộng chính củaHTX Đánh giá vaitròcủaHTXđốivớihoạtđộngsảnxuấtnôngnghiệpcủaxã viên và ngườidân Đánh giá đóng góp củaHTX vào quá trình phát triển nông thôn mới của địa phương 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác 2.1.1. Các khái niệm liên quan đến kinh tế hợp tác và HTX Hợp tác là hình thức tất yếu trong lao độngsảnxuất và hoạtđộng kinh tế của con người. Hợp tác bắt nguồn từ tính chất xã hội củahoạtđộng nói chung, của lao động và hoạtđộng kinh tế nói riêng của con người. Do vậy, sự phát triển của hợp tác gắn liền và bị quy định bởi tiến trình nâng cao trình độ xã hội hóa sảnxuất và hoạtđộng kinh tế. Trong lao độngsản xuất, hợp tác có tác dụng làm tăng năng suất lao động. Sự phát triển của các hình thức và thính chất thích hợp của hợp tác có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế. Kinh tế hợp tác là phạm trù hẹp hơn, phản ánh một phạm vi hợp tác - hợp tác trong lĩnh vực kinh tế. Kinh tế hợp tác là một hình thức quan hệ kinh tế hợp tác tự nguyện, phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, kết hợp sức mạnh của từng thành viên với ưu thế và sức mạnh của tập thể để giải quyết tốt hơn những vấn đề củasảnxuất kinh doanh và đời sống kinh tế,nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng và lợi ích của mỗi thành viên. Trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ thì kinh tế hợp tác là một hình thức kinh tế mà nhờ đó các chủ thể kinh tế tự chủ có điều kiện phát triển. Như vậy, quan hệ kinh tế hợp tác phải được xây dựng trên nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và tính tự chủ độc lập của các thành viên tham gia. Hợp tác trong lĩnh vực nôngnghiệp là nhu cầu khách quan. Quá trình hợp tác được thực hiện bằng nhiều hình thức từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn ngành đến đa ngành. Trình độ xã hội hóa sảnxuất càng phát triển thì nhu cầu hợp tác càng tăng, mối quan hệ hợp tác càng sâu rộng, do đó tất yếu hình thành và ngày càng phát triển các hình thức kinh tế hợp tác ở trình độ cao hơn. [1, 11-13] HTX là một tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát huy sức mạnh của tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt 3 độngsản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. HTXhoạtđộng như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các vốn khác củaHTX theo quy định của pháp luật.[6] HTXnôngnghiệp (HTXNN) là tổ chức kinh tế tự chủ, do nôngdân và những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạtđộng dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của các xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn, phục vụ cho sảnxuấtnông nghiệp. HTXhoạtđộng như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các vốn khác củaHTX theo quy định của pháp luật.[7] 2.1.2. Vaitròcủa kinh tế hợp tác trong nền kinh tế Hợp tác lao động có vaitrò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Hợp tác trong phạm vi xí nghiệp làm cho năng suất và hiệu quả lao động tăng lên. Trong bộ tư bản, Mác đã phân tích rõ ưu thế của hợp tác lao động thông qua việc phân tích ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp. Có thể khái quát những ưu thế này trên một số phương diện như: Bổ sung cho sự khéo léo của mỗi lao động cá thể Giải quyết được những công việc nặng nhọc mà một người không thể làm được Giải quyết kịp thời những công việc mang tính thời vụ Tạo ra sự kích thích thi đua giữa những người lao động Chuyên môn hoá việc sảnxuất những chi tiết sản phẩm, tạo điều kiện để cải tiến công cụ sảnxuất 4 Trên phạm vi toàn xã hội hợp tác lao động giữa các chủ thể độc lập đáp ứng nhu cầu đa dạng về sản phẩm cho sảnxuất và tiêu dùng của con người. Từ đó, nó tác động mạnh mẽ trở lại thúc đẩy sự phát triển của phân công lao độngxã hội, làm xuất hiện những ngành nghề mới, mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế. Đồng thời nó cũng tạo ra sự cạnh tranh về sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả nhất. [4] 2.1.3. Tính tất yếu khách quan về sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của vấn đề hợp tác hóa trong nôngnghiệp Cả trên phương diện lý luận và thực tiễn quá trình phát triển kinh tế hàng hóa diễn ra trên Thế giới đều chỉ rõ kinh tế hợp tác và HTX là đòi hỏi khách quan củasảnxuất hàng hóa. Sảnxuất hàng hóa càng phát triển, sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường càng gay gắt thì người lao động riêng lẻ, các hộ sảnxuất cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng có yêu cầu phải liên kết, hợp tác với nhau trong sảnxuất kinh doanh, nếu không thì khó có thể tồn tại và phát triển. Phát triển kinh tế hợp tác và HTX còn là con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa sảnxuất nhỏ, manh mún vớisảnxuất hàng hóa lớn nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa. Chính vì vậy, kinh tế hợp tác và HTX đã có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu trong lòng các nước tư bản chủ nghĩa và ngày nay tại các nước phát triển, kinh tế HTX phát triển rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. [3] Những hộ tiểu nông cá thể không thể không liên kết lại trước những diễn biến phức tạp của điều kiện tự nhiên, trước sự chèn ép của các cơ sở kinh doanh lớn trong lĩnh vực cung ứng vật tư kỹ thuật và tiêu thụ nôngsản phẩm Sự liên kết tự nhiên đó đã gắn bó những ngườisảnxuất nhỏ trong các tổ chức kinh tế (được gọi là HTX) theo yêu cầu sảnxuấtcủa họ. C.Mác cho rằng đốivới “nghề nông hợp lý” thì phải có “Bàn tay củangười tiểu nông sống bằng lao độngcủa mình” hoặc phải có “sự kiểm soát của những ngườisảnxuất có liên quan với nhau”. Khi nói về sự liên kết giữa những ngườinông dân, F.Ănghen chỉ rõ: “Liên hiệp kinh tế củanôngdânvới hiệp hội mà trong đó có thể ngày càng giảm bớt sự bóc lột lao động làm thuê, những hiệp hội đó dầndần sẽ chiếm được đa số áp đảo những bộ phận cấu thành của hiệp hội sảnxuất toàn xã hội ”. Khi nói về tính tất yếu của sự hợp 5 tác trong nông nghiệp, Cauki cũng chỉ ra: “Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất, của nền nông hộ đã dẫn đến nhu cầu hợp tác phong phú, nhiều vẻ”. Từ các luận điểm trên đã cho thấy hợp tác hoá nôngnghiệp là một xu hướng phát triển tất yếu xuất phát từ yêu cầu sảnxuấtcủa những ngườisảnxuất tiểu nông. Trên thực tế, sự phát triển nôngnghiệp trên thế giới đã chứng tỏ các luận điểm trên là hoàn toàn đúng đắn và HTX là một tổ chức kinh tế thu hút nôngdânsảnxuất nhỏ với mức độ, quy mô và hình thức khác nhau. Nhiều mô hình HTX điển hình được hình thành ở các nước trên thế giới (như hợp HTX cung ứng phân bón hoá học, HTX tiêu thụ rau, HTX nuôi gà, nuôi ong, HTX tín dụng ) đã chứng tỏ sự cần thiết củaHTXnôngnghiệp trong khu vực kinh tế nông thôn.[2] Đốivới sự phát triển của nước ta, kinh tế hợp tác và HTX không chỉ là những hình thức tổ chức của kinh tế nhằm xã hội hóa lực lượng sảnxuất và lao động, mà còn là nhân tố rất quan trọng để xây dựng, thiết lập quan hệ sảnxuất mới theo định hướngxã hội chủ nghĩa để làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và giáo dục ý thức phát triển cộng đồng; kinh tế hợp tác và HTX cũng là hình thức tổ chức kinh tế quan trọng để người lao động, hộ xã viên tiếp nhận sự hỗ trợcủa Nhà nước, liên kết với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, thực hiện liên minh công – nông – trí thức. Do đó, phát triển kinh tế hợp tác và HTX là phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướngxã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX dưới tác dụng chủ đạo của kinh tế Nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.[3] 2.1.4. Đặc điểm hợp tác hoá trong nôngnghiệp Hợp tác giữa những ngườinôngdân gắn liền với sự lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc tínhsảnxuất phân tán, tự sản tự tiêu và đặc biệt là tâm lý tư hữu, tầm nhìn hạn hẹp củangườisảnxuất nhỏ tiểu nông. F.Ănghen cho rằng: “Phải để cho ngườinôngdân có thời giờ suy nghĩ trên mảnh đất của họ”. Trong tác phẩm Bàn về chế độ hợp tác, mặc dù cho rằng “HTX là bước quá độ sang một chế độ mới bằng con đường đơn giản nhất, dễ dàng nhất, để tiếp thu nhất đốivớinông dân” nhưng V.I Lênin đã nhắc nhở phải kiên trì giáo dục, thuyết phục ngườinôngdân và khi nói về sự nôn nóngvội vàng đưa 6 nôngdân vào HTX V.I.Lênin đã cảnh báo rằng: “Chính sách đó sẽ bị phá sảnđốivới một Đảng nào muốn dùng nó”. Từ đặc điểm trên cho thấy hợp tác hoá trong nôngnghiệp là một vấn đề cực kỳ phức tạp nên không thể nóngvội mà phải kiên trì và điều quan trọng là hợp tác hoá phải được tiến hành trước hết trên cơ sở tôn trọng lợi ích và sự tự nguyện củanông dân.[2] 2.2. Tình hình phát triển của hợp tác hóa trong nôngnghiệp trên Thế giới và ở Việt Nam 2.2.1. Trên Thế giới Trên thế giới, tỷ lệ nôngdân tham gia HTX chưa phải là cao (ở Philipin chỉ có khoảng 10% nôngdânhoạtđộng trong các HTX, tỷ lệ này ở Thái Lan là 4 - 5%, ở Hàn Quốc là 15%, ở Nhật Bản là 18% ). Tuy nhiên điều quan trọng là tính thiết thực của vấn đề; các HTX không nhất loạt ra đời cùng một lúc mà được thành lập vào thời điểm khác nhau tuỳ theo sự chín muồi của chúng. Nôngdân chỉ vào HTX khi cần thiết (ở Đài Loan lúc đầu các hộ nôngdân khá giả thường chưa vào HTX, nhưng sau này khi kinh tế HTX phát triển, thị phần củaHTX lớn dần thì những người này mới lại muốn gia nhập HTX); Các HTX thường phải giải quyết những khâu mà bản thân một nôngdân riêng lẻ khó có thể tự đảm nhận như áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, chế biến và tiêu thụ nông sản, tín dụng, Thông thường khi đã đăng ký hoạtđộngHTX thường được sự hỗ trợ ban đầu của Chính phủ về kỹ thuật và tài chính [2] Một số mô hình phát triển HTX ở các nước Tại Nhật Bản Từ 1870-1890 ở Nhật đã xuất hiện các HTXsảnxuất lụa và chè. Một thế kỷ trước, năm 1900, luật tổ hợp tác sảnxuất được ban hành quy định 4 nội dung hoạtđộng chính của các HTX lúc đó: cung ứng vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất, tín dụng, tiêu thụ sản phẩm, sử dụng tập thể các máy móc thiết bị. Khác Với đài Loan và Hàn Quốc, Nhật không ép buộc nôngdân xây dựng một hệ thống HTX từ trung ương xuống địa phương. Sau 20 năm phát triển, khi các HTX cơ sở đã trưởng thành, thực sự hình thành nhu cầu liên kết và phối hợp toàn quốc, Liên hiệp HTX toàn quốc mới ra đời. 7 Một đặc điểm nổi bật khác củaHTXnôngnghiệp Nhật Bản đó là hình thức hợp tác trong phân phối chứ không hợp tác trong sản xuất. HTXnôngnghiệp chịu trách nhiệm thực hiện hai nhiệm vụ chủ yếu: thứ nhất là cung cấp cho nôngdân các yếu tố đầu vào phục vụ sảnxuấtnôngnghiệp như phân bón, hoá chất nông nghiệp, thức ăn, trang thiết bị sảnxuất và kỹ thuật cho sảnxuất trồng trọt và chăn nuôi gia súc cũng như các hàng hoá cần dùng cho nông hộ: thứ hai là giúp cho ngườinôngdân tiêu thụ các sản phẩm bằng cách thu gom, bảo quản dự trữ và bán các sản phẩm nôngnghiệp và vật nuôi dựa vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩm quốc gia và quốc tế. Theo Luật HTXnông nghiệp, năm 1972, Liên hiệp các HTXnôngnghiệp quốc gia Nhật Bản (ZEN-NOH) chính thức được thành lập và được chính phủ giao thực hiện các mục tiêu về phát triển nôngnghiệp và nông thôn. Hệ thống HTXnôngnghiệp Nhật Bản được phân làm 3 cấp, hoạtđộngvới tôn chỉ dựa vào sự nỗ lực hợp tác giữa các HTXnôngnghiệp cấp cơ sở, các liên đoàn cấp tỉnh và cấp trung ương tạo thành một bộ máy thống nhất hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. Một trong những đặc trưng nổi bật củaHTXnôngnghiệp Nhật Bản là hình thức HTXnôngnghiệp đa chức năng về hoạtđộng kinh doanh. Các HTX đa chức năng không bị hạn chế về qui mô hoạt động, họ tham gia hầu hết các hoạtđộng và dịch vụ từ marketing, cung ứng vật tư, nhận tiền gửi và cho vay, bảo hiểm, hướngdẫn kinh doanh nôngnghiệp cho nông dân. Tại Hà Lan Kinh tế hợp tác trong nôngnghiệp Hà Lan rất phát triển, mỗi trang trại thường tham gia nhiều hoạtđộngcủa nhiều HTX. Các HTX dịch vụ phục vụ nôngnghiệp ở Hà Lan ra đời cuối thế kỷ 19, khi kinh tế trang trại bắt đầu đi vào sảnxuất hàng hóa và phát triển cho đến ngày nay. HTX cung ứng đầu tiên ra đời từ năm 1877, HTX sữa từ năm 1886, HTX tiêu thụ rau quả từ năm 1887 và năm 1896 HTX tín dụng nôngnghiệp đầu tiên được thành lập cùng vớiHTX chế biến củ cải đường và bột. Đến thời kỳ 1939-1945, mạng lưới HTX dịch vụ phục vụ nôngnghiệp và nghề làm vườn ra đời theo hướng chuyên ngành theo từng loại sản phẩm và phần lớn hộ nôngdân thường tham gia vào 3 - 4 HTX. 8 Trong quá trình phát triển, các HTX trong nữa thế kỷ gần đây giảm nhiều về số lượng, cụ thể HTX tín dụng từ 1.322 cơ sở, HTX cung ứng từ 1.160 cơ sở thời gian 1949-1950 đã giảm xuống còn 935 cơ sở (tín dụng) và 107 cơ sở cung ứng. Việc giảm số lượng HTX, sáp nhập HTX quy mô nhỏ thành quy mô lớn để tập trung nguồn vốn và các điều kiện khác đã tạo năng lực kinh doanh hiệu quả dịch vụ củaHTXđốivớinông dân, tạo ưu thế cạnh tranh củaHTX trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài. Vì vậy kim nghạch xuất khẩu nôngsản có sự tham gia của các HTX chiếm 25% khối lượng kim nghạch xuất khẩu của Hà Lan. Các HTXxuất khẩu các mặt hàng chủ yếu: thịt bò, thịt gia cầm, sữa, trứng, rau quả, hoa tươi. Riêng về hoa, Hà Lan chiếm 60% thị trường thế giới. Ngoài ra các HTX tham gia nhập khẩu ngũ cốc và nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc.[4] 2.2.2. Thực trạng về hợp tác hóa trong nôngnghiệp ở Việt Nam 2.2.2.1.Thực trạng chung Ở Việt Nam sau cải cách ruộng đất Đảng và Chính phủ ta đã hướngnôngdân tham gia các HTXsảnxuấtnông nghiệp. Trong thời gian ngắn (1958 - 1960), 85% nôngdân miền Bắc đã vào HTX và tỷ lệ đó cũng đã khá cao đốivới cả nước sau này. Sự tiến triển của phong trào hợp tác hoá nôngnghiệp Việt Nam có thể thấy qua 2 thời kỳ (Trước và sau “Đổi mới”). Trước “Đổi mới” Do quan điểm ấu trĩ về phát triển kinh tế, chịu ảnh hưởngcủa cơ chế quản lý tập trung gò bó, vấn đề tập thể hoá và mở rộng quy mô HTX được coi trọng. Từ đó Chính phủ Việt Nam đã định ra các bước đi của phong trào hợp tác hoá là: Thứ nhất: Từ thấp lên cao (thuộc quan niệm về tập thể hoá về tư liệu sản xuất). Số HTX bậc cao tăng nhanh và đạt tỷ lệ tương đối cao (năm 1960 là 10,8%; năm 1965 là 60,1%, năm 1975 là 88%) Thứ hai: Từ nhỏ đến lớn (thường là quy mô xã) - Những kết quả chủ yếu từ phong trào hợp tác hoá là + Bảo đảm chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, giữ gìn hậu thuẩn vững mạnh cho công cuộc chống Mỹ cứu nước, đấu tranh thống nhất đất nước. + Bước đầu xây dựng cơ sở hạ tầng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong nông nghiệp, nâng cao năng lực cây trồng, vật nuôi và nâng cao đời sống nông dân. 9 + Góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nâng cao trình độ thâm canh cho người lao động. + Phát triển liên kết kinh tế trong nông thôn, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn. - Những mặt yếu kém chủ yếu của phong trào hợp tác hoá trước “Đổi mới” là: + Nhận thức ấu trĩ, đồng nhất hợp tác hoá với tập thể hoá. + Nóng vội, ồ ạt, nặng về hình thức trong chỉ đạo. + Cứng nhắc về cơ chế quản lý và chính sách điều hành. Rất tiếc tình trạng kéo dài trên chậm được phát hiện và được lặp lại máy móc ở miền Nam sau ngày giải phóng. Hậu quả trên dẫn đến tình trạng trì trệ kéo dài trong sản xuất, phát sinh nhiều mâu thuẫn về kinh tế, xã hội. Trước tình hình đó, năm 1981 Chỉ thị 100BBT (khoá IV) về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong HTXsảnxuấtnông nghiệp” ra đời. Tuy Chỉ thị 100BBT chưa phải là sự đổi mới căn bản về cơ chế quản lý trong nôngnghiệp nhưng đã làm cho người lao động quan tâm hơn đến công việc của mình và kết quả là từ năm 1981 đến 1984 (mặc dù điều kiện tự nhiên không thuận lợi) nhưng sản lượng lương thực tăng lên liên tục, nôngnghiệp được phát triển hơn. Sự không bền vững của cơ chế quản lý cũ cộng với sai lầm của chính sách Giá - Lương - Tiền năm 1985 đưa kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng và tất yếu dẫn đến đòi hỏi phải đổi mới triệt để. Sau “Đổi mới” Sự thay đổicủanôngnghiệpnông thôn Việt Nam được kể đến như là một thành tựu từ sau khi có Nghị quyết 10 BCT (13/4/1988) của Bộ chính trị về Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp. Theo tinh thần đó, hộ nôngdân được coi là một đơn vị kinh tế tự chủ, được tự quyết định lấy mọi hoạtđộng kinh tế của mình. Từ đấy mọi hoạtđộngcủa hộ trở nên thiết thực hơn và mọi nhu cầu hợp tác củanôngdân cũng bắt nguồn từ yêu cầu sảnxuấtcủa họ. - Theo tinh thần Nghị quyết 10 BCT, hoạtđộngcủa các HTXnôngnghiệp đã có sự thay đổi căn bản: + Hộ xã viên được quyền tự chủ trong sảnxuất kinh doanh với diện tích đất được giao tạm thời (5 năm), được quyền lựa chọn các yếu tố đầu vào, tự quyết định việc bán sản phẩm Quan hệ giữa HTX và xã viên không phải là quan 10 [...]... cứu Là hai HTXnôngnghiệp Tây Toàn và ĐôngToàn, các xã viên của 2 HTX đó 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 03/1/2011 đến 06/5/2011 - Địa điểm nghiên cứu: Tại HTXnôngnghiệp Tây Toàn và HTXnôngnghiệpĐôngToàn,xãHươngToàn,huyệnHươngTrà, tỉnh ThừaThiênHuế - Nội dung nghiên cứu: VaitròcủaHTXnôngnghiệpđốivớihoạtđộngsảnxuấtnôngnghiệpcủaxã viên 3.3 Nội dung... (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạtđộng SX, KDDV năm 2010 của 2 HTX) 4.3.2 Hoạtđộng kinh doanh dịch vụ Kể từ sau khi đổi mới mô hình hoạtđộngđộng đến nay thì cả 2 HTX đều lấy hoạtđộng kinh doanh dịch vụ nôngnghiệp làm hoạtđộng chính của mình Ngoài vaitrò điều hành sảnxuấtHTX còn đóngvaitrò cung cấp các dịch vụ nôngnghiệp cho xã viên, tạo điều kiện cho hoạtđộngsảnxuất diễn ra đúng thời vụ,... phát triển nôngnghiệpxãHương Toàn) 4.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội Toàn xã có hơn 85% dân số sống về nôngnghiệp và các ngành nghề thủ công như nấu rượu gạo, làm cốm, chằm nón, làm bún và các ngành nghề dịch vụ Trên địa bàn xã hiện có 2 HTXnôngnghiệp đang hoạtđộng và giữ vaitrò quan trọng đốivớihoạtđộngsảnxuấtnôngnghiệpcủa xã, thúc đẩy kinh tế nông hộ ngày một phát triển Ngườidân có mức... củaHTX nên sảnxuấtnôngnghiệpcủa địa phương đã vượt qua khó khăn và đạt được những kết quả nhất định Qua khảo sát 50 hộ xã viên thì có hơn 90% cho rằng sự tồn tại củaHTX là cần thiết đốivớihoạtđộngsảnxuấtnôngnghiệpcủanông hộ nói riêng và sự phát triển nôngnghiệpcủa địa phương nói chung 4.3.1.1 Trồng trọt Trong năm vừa qua, trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, BQT của cả 2 HTX. .. tế, xã hội củaxãHương Toàn 3.3.2 Tổng quan tình hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ củaHTXnôngnghiệp Tây Toàn và Đông Toàn 3.3.2.1 Quá trình thành lập và phát triển của 2 HTX 3.3.2.2 Tình hình số lượng xã viên, nhân sự và cơ cấu tổ chức 2 HTX 3.3.2.3 Nguồn vốn và cơ sở vật chất 3.3.3 Các hoạtđộngsản xuất, kinh doanh dịch vụ của 2 HTX 3.3.3.1 Hoạtđộngsảnxuất - Trồng trọt: năng suất, sản lượng của. .. Toàn,huyệnHươngTrà, tỉnh ThừaThiênHuế được thành lập năm 1978 dưới sự chỉ đạo của UBND huyệnHương Điền (nay là huyệnHương Trà và Quảng Điền) và xãHươngToàn, hiện nay mỗi HTX gồm có 6 độisảnxuất (là 6 thôn, giáp của xã) Qua quá trình hoạtđộngcủa mình, kể từ khi thành lập hai HTX đã có đóng góp đáng kể vào sự phát triển nông hộ nói riêng và củaxã nói chung Từ sau khi có Luật HTX năm 1997 thì... nôngdân dễ bị ép giá 4.1.2.2 Về xã hội Dân số- lao động 19 Bảng 1: Tình hình dân số - lao độngcủaxãHương Toàn Danh mục Đvt Số lượng Tổng số hộ hộ 2.735 Tổng số hộ nghèo hộ 198 Tổng nhân khẩu người 13.679 Lao độngnôngnghiệpngười 3.514 Lao động tiểu thủ cồng nghiệpngười 1.088 Lao động thương mại dịch vụ người 998 Lao động khác người 881 Tổng số lao độngngười 6.481 (Nguồn: Đánh giá tinh hình nông. .. xây dựng các HTX mới nhằm thực hiện các dịch vụ sau thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. [4] 2.2.3 Tình hình phát triển HTXNôngnghiệp ở tỉnh ThừaThiênHuế 2.2.3.1 Thực trạng tình hình HTX NN ở tỉnh ThừaThiênHuế trước năm 1997 Phong trào hợp tác hóa ở tỉnh ThừaThiênHuế bắt đầu vào thời kỳ 1977-1978 Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đại bộ phận nôngdân hăng hái gia nhập HTX đi theo con... với tư nhân Hệ thống kênh mương km 20 (Nguồn: Dự thảo kế hoạch-xây dựng đơn giá sảnxuất kinh doanh của 2 HTX) 25 4.3 Các hoạtđộngsản xuất, kinh doanh dịch vụ củaHTX 4.3.1 Hoạtđộngsảnxuất Những năm gần đây do thiên tai, giá cả có sự biến động lớn, nhiều nôngdân không còn gắng bó với ruộng đồng, đa số họ bỏ ruộng ra thành phố kiếm việc làm Với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và tác động. .. lao độngnôngnghiệp trên địa bàn xã đều là xã viên thuộc hai HTXnôngnghiệp Tây Toàn và Đông Toàn Bảng 2: Số lượng xã viên của 2 HTXHTX Đvt Số lượng Đông Toàn Xã viên 3.320 Tây Toàn Xã viên 3.121 Tổng Xã viên 6.441 (Nguồn: Dự thảo kế hoạch - xây dựng đơn giá sảnxuất kinh doanh của 2 HTX) 4.2.2.2 Về nhân sự và cơ cấu tổ chức Tình hình tổ chức cơ cấu nhân sự của 2 HTX nhìn chung đã đáp ứng nhu cầu hoạt . triển nông nghiệp của xã. Trên cơ sở đó, tôi quyết định chọn đề tài: Tìm hiểu vai trò của HTX Nông nghiệp đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh. nông nghiệp Đông Toàn, xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Nội dung nghiên cứu: Vai trò của HTX nông nghiệp đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã viên. 3.3. Nội dung. Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 1.2. Mục tiêu đề tài Tìm hiểu các hoạt động chính của HTX Đánh giá vai trò của HTX đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã viên và người dân Đánh giá