luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Rừng tự nhiên là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của cả nước. Nó không chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu về gỗ và các loại lâm đặc sản khác mà còn có tác dụng phòng hộ, điều hoà không khí, bảo vệ môi trường, điều hoà dòng chảy hạn chế tối đa tình trạng xói mòn và rửa trôi. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế làm cho quá trình đô thị hoá ngày càng phát triển, nhu cầu về gỗ nguyên liệu phục vụ cho ngành nguyên liệu giấy ngày càng tăng. Vì vậy, nhu cầu về sử dụng lâm sản ngày càng nhiều, để đáp ứng cho nhu cầu của người dân trong việc xây dựng nhà và các công trình dân dụng làm cho chất lượng rừng tự nhiên ngày càng bị giảm sút. Nguyên nhân dẫn đến diện tích rừng giàu ngày càng cạn kiệt là do nạn khai thác trái phép một cách bừa bãi, không có quy hoạch vùng khai thác và bảo vệ. Mặt khác, nhu cầu sử dụng đất của người dân ngày càng tăng, để có đất sản xuất người dân đã trực tiếp phá rừng tự nhiên, các khu rừng đang phục hồi để có đất trồng trọt. Bên cạnh đó, diện tích rừng và đất lâm nghiệp phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế lâm nghiệp chưa được đánh giá một cách đúng mức để có hướng quy hoạch sử dụng hợp lý. Phong Sơn là một trong 3 xã thuộc vùng núi của huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, có tổng diện tích tự nhiên 11.600,5 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 5.686,1 ha, chiếm 49% tổng diện tích tự nhiên. Với những tiềm năng đất đồi chưa sử dụng hiện có 2.024 ha người dân xã Phong Sơn có cơ hội tiếp cận với các chương trình, hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn. Hiện nay đã có nhiều chương trình, dự án đã và đang triển khai với mục đích là tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao năng lực cộng đồng. Trên cơ sở phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển 5 triệu ha rừng sẽ góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng nói riêng… Qua đó thu hút người dân địa phương tham gia tích cực vào sản xuất lâm nghiệp với những kế họach chi tiết, thông qua công tác giao đất giao rừng cộng đồng trực tiếp tham gia quản lý rừng với tư cách là chủ rừng thực sự theo quy định của luật pháp. 1 Vừa qua, được sự hỗ trợ của dự án “Hướng tới người nghèo ở vùng sinh thái nông nghiệp Bắc Trung Bộ” và Tổ tư vấn cùng với sự phối hợp với các ban ngành cấp huyện, xã, và sự tham gia tích cực của người dân, xã Phong Sơn tiến hành xây dựng phương án giao rừng tự nhiên cho cộng đồng thôn Công Thành quản lý và bảo vệ. Để hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện dự án giao rừng cộng đồng của dân cư xã Phong Sơn cũng như tác động của dự án đến sinh kế của người dân, tôi chọn đề tài “Quản lý rừng cộng đồng và sinh kế của người dân xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở địa phương, bao gồm hiệu quả đạt được về mặt kinh tế, xã hội, môi trường, và quy hoạch sử dụng hợp lý đất lâm nghiệp mà rừng cộng đồng mang lại. Đồng thời xem xét việc quản lý rừng cộng đồng đã tác động đến sinh kế, cuộc sống, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao năng lực cộng đồng của người dân ở địa phương như thế nào. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rừng cộng đồng, cải thiện tốt hơn nữa đời sống của người dân địa phương. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu: Việc quản lý rừng cộng đồng và sự thay đổi trong sinh kế của người dân thôn Sơn Quả, Thanh Tân, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền. * Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn xã Phong Sơn, huyện Phong Điền. * Tình hình quản lý rừng cộng đồng và sinh kế của người dân xã Phong Sơn, huyện Phong Điền từ năm 2004 – 2009. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà tôi đã áp dụng trong đề tài này nhằm đạt được mục tiêu nghiên cúu là: - Phương pháp duy vật biện chứng. - Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. - Phương pháp xử lý, phân tích số liệu. 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.1. Vai trò của rừng Tài nguyên rừng là một yếu tố nguồn lực đặc biệt, là lá phổi xanh của toàn nhân loại, có vai trò quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp. Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nơi trú của các loài động thực vật quý hiếm. Rừng có vai trò cung cấp, phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái, xã hội. a. Vai trò cung cấp Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất tham gia vào tái sản xuất tổng hợp sản phẩm xã hội. Hàng năm, một phần trong tổng số sản phẩm do ngành lâm nghệp sản xuất ra dưới dạng hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Các sản phẩm của ngành lâm nghiệp có thể là sản phẩm tiêu dùng cuối cùng nhưng cũng có thể là yếu tố đầu vào cho các ngành sản xuất khác. Trong số sản phẩm chính của ngành lâm nghiệp phải kể đến sản phẩm gỗ. Gỗ cung cấp cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và trong mỗi gia đình. Ngày nay hầu như không có một ngành nào không dùng đến gỗ, vì nó là nguyên liệu phổ biến, dễ gia công chế biến và nhiều tính năng ưu việt khác nên được nhiều người ưa chuộng. Lâm sản ngoài gỗ, ví dụ như là mây tre song nứa, chất đốt – củi, thực phẩm (rau, nấm…), dược liệu (nhân sâm…), hương liệu (trầm…), và các lâm sản khác. b. Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng - Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi, thoái hóa đất, chống bồi lắng sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện. - Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn… bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển. - Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch không khí, tăng dưỡng khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hòa khí hậu tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. 3 - Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng. - Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là nơi dự trữ sinh quyển bảo tồn nguồn gen quý hiếm. c. Vai trò xã hội Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trên địa bàn miền núi và trung du là chủ yếu, ở đó đại bộ phận dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số có thu nhập thấp, đời sống khó khăn và phụ thuộc nhiều các hoạt động sinh kế từ rừng. Lâm nghiệp thực hiện chính sách giao đất, giao rừng đến từng hộ gia đình và cộng đồng địa phương đã thu hút dân cư địa phương tham gia vào các hoạt động trồng, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng, khai thác chế biến lâm sản. Thông qua các hoạt động khai thác từ rừng, một bộ phận dân cư miền núi sẽ có thu nhập từ rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo. 1.1.1.2. Quản lý rừng cộng đồng a. Khái niệm Thuật ngữ “Quản lý rừng cộng đồng” (Community Forest Manager) được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) lần đầu tiên định nghĩa vào năm 1991 với nội dung: “Quản lý rừng cộng đồng diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn người dân với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích các sản phẩm này”. b. Vai trò của quản lý rừng cộng đồng - Góp phần vào việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cộng đồng. - Nhằm bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng tự nhiên hiện còn nhằm phát huy tính năng và tác dụng nhiều mặt của khu rừng này, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng văn hóa du lịch trên địa bàn. - Làm cho rừng có chủ thật sự, cả cộng đồng lẫn từng người dân gắn bó với khu rừng trên nền tảng lợi ích của việc bảo vệ và phát triển khu rừng gắn liền cụ thể sát thực với lợi ích của chính họ. Tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ việc bảo vệ và phát triển rừng trên toàn vùng. 4 c. Các hình thức quản lý rừng cộng đồng Các hình thức quản lý rừng trực tiếp bởi cộng đồng đã xuất hiện từ lâu đời trong các cộng đồng dân tộc khác nhau ở Việt Nam. Truyền thống quản lý rừng của họ được thể hiện ở những lệ tục giữ rừng, trồng cây, xây dựng hương ước, luật tục bảo vệ rừng, bảo vệ cây cối của nhiều làng xã. Để quản lý tài nguyên rừng một cách hiệu quả và bền vững, không thể bỏ qua việc phát huy vai trò của cộng đồng người dân sống gần rừng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Phát huy vai trò tham gia của các cộng đồng trong việc quản lý nguồn tài nguyên này vừa mang ý nghĩa phát huy truyền thống dân tộc vừa có thể tạo ra một cách quản lý rừng có hiệu quả và bền vững hơn. Theo quan điểm của đại đa số nhà nghiên cứu ở Việt Nam về lĩnh vực rừng cộng đồng dựa trên định nghĩa của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) thì rừng cộng đồng có thể là những diện tích rừng do cộng đồng dân cư thôn hoặc liên thôn, nhóm hộ gia đình hoặc nhóm sở thích cùng quản lý, bảo vệ và sử dụng. Trên cơ sở điều tra tại tỉnh Thừa Thiên Huế, có thể phân chia thành 5 hình thức rừng cộng đồng sau: 1) Rừng được nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn bản quản lý Quản lý rừng cộng đồng là hình thức quản lý chủ yếu và chiếm phần lớn diện tích của mỗi bản. Cộng đồng các bản có nội quy riêng quy định việc bảo vệ, khai thác sử dụng và xử phạt nếu có vi phạm luật tục. 2) Rừng được nhà nước giao cho nhóm hộ quản lý Đối tượng quản lý là rừng chung của bản nhưng được chia cho các nhóm hộ theo từng vùng để dễ quản lý bảo vệ và thực chất việc sử dụng rừng vẫn là chung của bản. Nét nổi bật là trách nhiệm của các hộ đối với rừng cộng đồng được quy định cụ thể hơn và giúp bản dễ dàng quản lý. Do vậy trong quá trình quản lý và bảo vệ không xảy ra tranh chấp về diện tích và tài nguyên rừng giữa các nhóm sử dụng trong bản. 3) Rừng do cộng đồng quản lý theo luật tục, hương ước 4) Rừng giao cho cộng đồng liên thôn quản lý 5) Rừng giao cho nhóm sở thích (câu lạc bộ quản lý) 5 Trong 5 hình thức trên thì hình thức 1, 2, 4 và 5 được nhà nước công nhận chính thức và ở hình thức 3 rừng cộng đồng được quản lý theo hương ước, chưa được nhà nước chính thức công nhận nhưng mặc nhiên được thừa nhận. d. Các tiêu chí đánh giá quản lý rừng cộng đồng * Tiêu chí kinh tế: - Diện tích rừng của cộng đồng được trồng, bảo vệ, khoanh nuôi. - Khối lượng lâm sản khai thác từ rừng cộng đồng cho tiêu dùng hoặc bán. - Cơ cấu thu nhập từ rừng trong toàn bộ thu nhập của hộ gia đình. * Tiêu chí Lâm sinh và bảo vệ môi trường: - Diện tích rừng được bảo vệ, không bị chặt phá. - Độ che phủ thay đổi so với thời gian trước. - Tác dụng về duy trì nguồn nước của các sông suối, ao hồ. * Tiêu chí về xã hội: - Công lao động cho các hoạt động lâm nghiệp. - Số lớp tập huấn, số người tham gia vào các lớp tập huấn về quản lý rừng cộng đồng. - Thực hiện hương ước bảo vệ và phát triển rừng. - Số người và vụ vi phạm các quy định của hương ước… 1.1.1.3. Sinh kế và sinh kế bền vững a. Khái niệm sinh kế Về định nghĩa theo từ điển tiếng anh, sinh kế (livelihood) là những phương thức cho một cuộc sống nó không đồng nghĩa với thu nhập bởi vì nó quan tâm trực tiếp đến những phương thức (cách thức – ways, means) mà một cuộc sống đạt được (Ellis, 2000). Chambers and Conway (1992) cho rằng, sinh kế là sự kết hợp những khả năng, các nguồn vốn tài sản và những hoạt động cần thiết để duy trì cuộc sống của một cá nhân hay hộ gia đình. b. Khái niệm sinh kế bền vững Sinh kế được coi là bền vững (sustainable livelihood) khi có thể đương đầu và vượt qua những áp lực và sốc, đồng thời duy trì hoặc nâng cao khả năng cũng như tài 6 sản ở cả hiện tại và tương lai, nhưng không gây ảnh hưởng đến nguồn lực tự nhiên (Rakodi, 1999). Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) (2001), sinh kế bền vững là định nghĩa được mô tả bao gồm các khía cạnh sau: - Chống đỡ được với những cú sốc và áp lực bên ngoài. - Không phụ thuộc vào các hỗ trợ từ bên ngoài. - Được thích nghi hóa để duy trì sức sản xuất lâu dài của nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Bền vững mà không làm suy yếu và ảnh hưởng tới các giải pháp sinh kế của người khác. c. Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm các nhân tố thuộc về môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội như yếu tố môi trường tự nhiên, yếu tố chính trị, yếu tố văn hóa, xã hội, yếu tố khoa học, kỹ thuật, yếu tố pháp luật, yếu tố kinh tế. Nhóm nhân tố này ảnh hưởng đến việc các hoạt động sinh kế được thực hiện như thế nào, có phù hợp hay không và hoạt động sinh kế đó diễn ra gặp thuận lợi hay khó khăn gì. Nhóm nhân tố bên trong bao gồm các nhân tố thuộc về năng lực và nguồn lực của từng cá nhân, hộ gia đình như: lao động, nhân khẩu, đất đai, vốn đầu tư cho sản xuất, trình độ của cá nhân, hộ gia đình… Nhóm nhân tố này ảnh hưởng đến việc ra quyết định lựa chọn hoạt động sinh kế nào cho phù hợp với các nguồn lực sẳn có của gia đình. d. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của các hoạt động sinh kế của người dân - Giá trị hiện tại ròng (NPV): Là chỉ tiêu cho biết quy mô lợi ích của hoạt động trồng rừng được tính theo mặt bằng thời gian hiện tại. Công thức: - Trong trường hợp của đề tài vốn đầu tư đã phát sinh trong quá khứ, ta sử dụng công thức giá trị tương lai ròng để đưa về mặt bằng thời gian hiện tại. Công thức: 7 n t = 0 B t – C t (1 + r) t NPV = ∑ Trong đó: o B t : Giá trị thu nhập từ trồng rừng ở năm t. o C t : Chi phí trồng rừng của năm t. o r: lãi suất tiền gởi ngân hàng. o n: số năm của chu kỳ trồng rừng. o t: năm thứ t của chu kỳ trồng rừng. 1.1.1.4. Phương pháp nghiên cứu a. Thu thập thông tin thứ cấp Các thông tin thứ cấp về tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội của thôn được thu nhập qua các tài liệu lưu trữ tại UBND xã Phong Sơn, số liệu diễn biến rừng từ website của Tổng cục thống kê, các báo cáo liên quan đến dự án lâm nghiệp cộng đồng được thu thập tại Chi cục Lâm nghiệp Huế. b. Thu thập thông tin sơ cấp Xã có 2 thôn Thanh Tân, Sơn Quả đã tiến hành trồng rừng cộng đồng nên để thực hiện đề tài này tôi chọn số lượng 40 hộ từ 2 thôn Sơn Quả và Thanh Tân. Do thôn Công Thành mới thực hiện trồng rừng cộng đồng đầu năm 2010 nên ở đề tài này tôi không điều tra hộ tại thôn đó. Xã tiến hành giao rừng cộng đồng cho mỗi thôn trung bình là 28 hộ. Việc lựa chọn mỗi thôn 20 hộ là điều tra mẫu ngẫu nhiên và do sự khó khăn trong việc tiếp cận phỏng vấn tất cả các hộ trong 2 thôn. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1.1.2.1. Tình hình tài nguyên rừng Thế Giới Theo báo cáo chính thức của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) năm 2001 về rừng toàn cầu, tổng diện tích đất lâm nghiệp trên toàn cầu tính đến năm 2000 là 13.064 triệu ha. Trong đó phân ra diện tích đất rừng Châu Á là 3.085 triệu ha, Châu Âu là 2.260 triệu ha, Châu Phi là 2.978 triệu ha, Trung và Bắc Mỹ 8 n t = 0 B t (1 + r) n-t - NFV = ∑ C t (1 + r) n-t ∑ n t = 0 là 1.755 triệu ha. Hiện nay tổng diện tích đất có rừng trên toàn cầu là 3.869 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là 3.682 triệu ha và rừng trồng là 187 triệu ha. Đồng thời theo báo cáo gần đây của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) thì tốc độ mất rừng là 20 triệu ha/năm trong đó rừng nhiệt đới bị mất lớn nhất. Năm 1990, Châu Phi và Mỹ La Tinh còn 75% diện tích rừng nhiệt đới, Châu Á còn 40% diện tích. Diện tích rừng Châu Phi hiện nay chiếm gần 16% diện tích rừng Thế Giới nhưng đã bị mất 9% trong giai đoạn 1990 – 2005, mỗi năm giảm 0,64%, mức cao nhất Thế Giới. Diện tích rừng khu vực Mỹ La Tinh và Caribe chiếm 47% diện tích rừng Thế Giới và giảm 6,4 triệu ha từ năm 2000 – 2005. Theo dự báo đến năm 2010, rừng nhiệt đới trên Thế giới còn khoảng 20 – 25 % ở một số nước Châu Phi, Mỹ La Tinh và Đông Nam Á. Rừng ôn đới không giảm về diện tích nhưng chất lượng và trữ lượng gỗ bị suy giảm đáng kể do ô nhiễm không khí. Theo tính toán giá trị kinh tế rừng ở Châu Âu giảm 30 tỷ USD/ năm. 1.1.2.2. Tình hình tài nguyên rừng ở Việt Nam Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng: rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước. Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt… Qua quá trình quản lý chưa bền vững, độ che phủ của rừng ở Việt Nam đã giảm sút đến mức báo động. Chất lượng của rừng tự nhiên còn lại đã bị hạ thấp quá mức. 9 Trước đây phần lớn đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ khoảng một thế kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhiều vùng đất rộng lớn ở phía Nam đã bị khai phá để trồng cà phê, cao su, chè và một số cây công nghiệp khác. Vào khoảng giữa thế kỷ XX, hầu như các khu rừng thuộc châu thổ sông Hồng, một phần lớn châu thổ sông Cửu Long cùng với các khu rừng trên đất thấp ven biển đã bị khai phá để trồng trọt và xây dựng xóm làng. Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là giai đoạn mà rừng Việt Nam bị thu hẹp lại khá nhanh. Hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom đạn với hơn 25 triệu hố bom đạn, bom cháy cùng với đội xe ủi đất khổng lồ đã tiêu hủy hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các loại. Năm 1943 Việt Nam có khoảng 14,3 triệu ha rừng với độ che phủ 43%. Đến năm 1990 diện tích rừng giảm xuống còn 9,18 triệu ha với độ che phủ 27,2%. Trong giai đoạn 1980 – 1990 bình quân mỗi năm có hơn 100.000 ha rừng bị mất. Từ 1990 trở lại đây, diện tích rừng có tăng lên nhờ công tác trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên. Tính đến 31/12/2005, diện tích rừng toàn quốc là 12,61 triệu ha, độ che phủ là 37% trong đó có 10,28 triệu ha rừng tự nhiên và 2,33 triệu ha rừng trồng được phân chia theo 3 loại sau: rừng đặc dụng 1,93 triệu ha chiếm 15,2%, rừng phòng hộ 6,2 triệu ha chiếm 49%, rừng sản xuất 4,48 triệu ha chiếm 35,8%. Tổng trữ lượng gỗ là 813,3 triệu m 3 . Rừng tự nhiên chiếm 94% còn 6% là rừng trồng và khoảng 8,5 tỷ cây tre, nứa. Trữ lượng gỗ bình quân của rừng tự nhiên là 76,5 m 3 /ha, rừng trồng là 40,6 m 3 /ha. Gỗ tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên 33,8%, Bắc Trung Bộ 23% và Nam Trung Bộ là 17,4% tổng trữ lượng. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay, chiều hướng biến động rừng cơ bản vẫn ở tình trạng suy thoái, còn xa mức ổn định và mức cần thiết để bảo vệ môi trường. Tuy một số diện tích rừng thứ sinh tự nhiên được phục hồi, nhưng nhiều diện tích rừng già và rừng trồng chưa đến tuổi thành thục đã bị xâm hại, đốn chặt, "khai hoang". Từ năm 1999 đến nay, cháy rừng đã được hạn chế mạnh mẽ và việc khai thác gỗ trái phép đã kiểm soát được một phần, nhưng tình trạng mất rừng vẫn ở mức độ nghiêm trọng. Rừng phòng hộ đầu nguồn trên lưu vực những con sông lớn ở nước ta vẫn đang bị phá hoại. Tuy diện tích rừng trồng có tăng lên hàng năm, nhưng với số lượng rất khiêm tốn và phần lớn rừng được trồng lại với mục đích kinh tế, sản xuất cây lấy gỗ ngắn ngày, cây 10 . giao rừng cộng đồng của dân cư xã Phong Sơn cũng như tác động của dự án đến sinh kế của người dân, tôi chọn đề tài Quản lý rừng cộng đồng và sinh kế của người. nghiên cứu: Địa bàn xã Phong Sơn, huyện Phong Điền. * Tình hình quản lý rừng cộng đồng và sinh kế của người dân xã Phong Sơn, huyện Phong Điền từ năm 2004