luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Đô thị hoá là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trên con đường phát triển. Để đẩy mạnh quá trình đô thị hóa cần phải thực hiện việc thu hồi đất cho xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia. Và cũng trong xu hướng phát triển chung đó, nước ta nói chung và phường Hương Sơ nói riêng cũng đã và đang đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn phường trong thời gian qua có khuynh hướng giảm mạnh, điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của người dân. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu về sự tác động của quá trình đô thị hóa đối với sinh kế của người dân. Từ đó ta có thể biết được quá trình đô thị hóa này đã tác động như thế nào đến cuộc sống của họ, bên cạnh đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, cũng như phát huy những mặt tích cực của quá trình đô thị hóa đến cuộc sống của người dân. 2. Số liệu phục vụ cho nghiên cứu: • Số liệu thứ cấp: gồm các tài liệu được thu thập từ các nguồn tài liệu sau: - Các báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội, báo cáo kiểm kê đất đai phường Hương Sơ qua các năm. - Từ sách, báo, tạp chí khác và mạng internet • Số liệu sơ cấp: bao gồm các số liệu được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp 50 hộ dân tại phường Hương Sơ 3. Phương pháp nghiên cứu: • Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử • Phương pháp thống kê kinh tế + Điều tra thu thập số liệu + Tổng hợp các số liệu thống kê, thu thập được, tính toán các chỉ tiêu cần thiết trên cơ sở sử dụng các bảng biểu và phương pháp phân tổ thống kê + Phương pháp phân tích ANOVA. 4. Kết quả nghiên cứu đạt được: 1 Biết được quá trình đô thị hóa tác động như thế nào đến sinh kế của người dân, thông qua việc nghiên cứu các ảnh hưởng của cơ cấu việc làm, tình hình sử dụng thời gian làm việc, quy mô và cơ cấu thu nhập của người dân bị thu hồi đất. Đồng thời qua quá trình nghiên cứu có thể biết được những thuận lợi và khó khăn mà người dân gặp phải trong quá trình chuyển đổi ngành nghề. Từ đó tìm ra được hướng giải pháp cho những người có đất bị thu hồi. 2 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu của nước ta trong những năm trở lại đây là trở thành một nước có nền công nghiệp theo hướng hiện đại và con đường duy nhất là phải đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa càng nhanh thì trình độ đô thị hóa càng cao. Đi liền với quá trình đô thị hóa là việc thu hồi đất nông nghiệp do vậy một bộ phận không nhỏ diện tích đất nông nghiệp phải chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp. Điều này dẫn đến tình trạng sinh kế của người nông dân bị ảnh hưởng và thậm chí nhiều hộ buộc phải chuyển đổi sang các ngành nghề khác do không còn hoặc thiếu đất canh tác và khi sinh kế của người dân thay đổi thì đã tác động đến mọi mặt về đời sống cũng như tinh thần của họ. Tuy nhiên, không phải bất cứ người nông dân nào sau khi bị thu hồi đất cũng có thể tìm kiếm được một hướng sinh kế mới có thu nhập cao, ổn định cuộc sống mà tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, không chuyển đổi được ngành nghề hoặc chuyển đổi khó khăn… đã và đang diễn ra phổ biến hiện nay. Trong những năm tới, tốc độ đô thị hóa sẽ còn diễn ra nhanh và mạnh hơn nữa, do đó diện tích đất canh tác nông nghiệp sẽ ngày càng bị thu hẹp hơn, và vấn đề về giải quyết việc làm tạo thu nhập cho những người nông dân có đất bị thu hồi ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Phường Hương Sơ tuy không ở trung tâm thành phố nhưng có tốc độ đô thị hóa trong những năm gần đây khá nhanh và mạnh mẽ. Các trụ sở, cơ quan, trường học, các tuyến đường giao thông, khu định cư vạn đò… lần lượt được quy hoạch và đưa vào sử dụng. Quá trình này tất yếu dẫn đến một lượng lớn diện tích đất bị thu hồi mà chủ yếu là đất nông nghiệp. Do vậy người dân phường Hương Sơ cũng đang phải đối mặt với tình trạng mất dần ruộng đất canh tác, sinh kế của các hộ dân cũng gặp nhiều khó khăn, đó là lý do tôi chọn đề tài: “Tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của người dân phường Hương Sơ” làm khóa luận của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 - Đánh giá được mức độ tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của người dân. - Đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo cuộc sống cho người dân sau khi thu hồi đất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu 50 hộ dân bị thu hồi cho quá trình đô thị hóa ở phường Hương Sơ, trong năm 2008 và năm 2009. 4. Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử • Phương pháp thống kê kinh tế - Điểm nghiên cứu: trên địa bàn phường Hương Sơ - Số liệu thứ cấp: Được tham khảo và thu thập trên các báo, tạp chí niêm giám thống kê, báo cáo tổng kết của địa phương và trên internet - Điều tra thu thập số liệu: Để tiến hành điều tra tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân loại. Cơ cấu mẫu điều tra được phân loại thành 3 nhóm theo diện tích đất bị thu hồi: Nhóm I: thu hồi <50% diện tích; Nhóm II: Thu hồi từ 50-70%; Nhóm III: thu hồi từ 70-100% diện tích. - Phân tích và xử lý số liệu: + Sử dụng các bảng biểu + Tổng hợp phân tích, so sánh các chỉ tiêu cơ bản + Phân tổ thống kê + Phương pháp phân tích ANOVA 4 PHẦN 2 NỘI DUNG NGHÊN CỨU CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cở sở lý luận 1.1.1. Khái niệm chung về sinh kế Khái niệm về sinh kế đang được sử dụng phổ biến trong khi đề cập đến chiến lược xóa đói giảm nghèo và phát tiển nông thôn. Về định nghĩa theo từ điển tiếng anh, sinh kế là những phương thức cho một cuộc sống nó không đồng nghĩa với thu nhập bởi vì nó quan tâm trực tiếp đến những phương thức mà một cuộc sống đạt được (Ellis, 2000). Chambers and Conway (1992) cho rằng, sinh kế là sự kết hợp những khả năng, các nguồn vốn tài sản và những hoạt động cần thiết để duy trì cuộc sống của một cá nhân hay hộ gia đình. Đây là một khái niệm đã được những nhà nghiên cứu, người làm công tác phát triển sử dụng rộng rải trong phương pháp tiếp cận sinh kế nông thôn (Ellis, 2000). Xuất phát từ khái niệm do Chambers and Conway đề xuất, chúng ta cần phải lưu ý và hiểu rõ các thuật ngữ quan trọng sau đây: - Năng lực: Năng lực thường đề cập đến những vấn đề về sức khỏe, kỹ năng, kinh nghiệm, tiền của, … để thực hiện các hoạt động của con người tùy thuộc vào đặc điểm về kinh tế và xã hội. - Tài sản: Tài sản trong khái niệm của Chambers and Conway quan tâm đến năm loại nguồn vốn tài sản: nguồn vốn con người, tự nhiên, xã hội, tài chính, vật chất. - Tiếp cận: Tiếp cận trong định nghĩa đề cập đến khả năng tiếp cận để thực hiện và đạt được những lợi ích từ các dịch vụ công cộng do nhà nước cung cấp như giáo dục, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng,… (Ellis, 2000). Theo Ellis (2000), khả năng tiếp cận chịu ảnh hưởng bởi pháp luật, luật tục, những quy tắc xã hội. Những nhân tố này sẽ quyết định đến năng lực khác nhau của con người trong việc quản lý, sỡ hữu, sử dụng,… các nguồn lực. - Các hoạt động: Các hoạt động tạo thu nhập trong nông thôn bao gồm: hoạt động sản xuất nông nghiệp và hoạt động phi nông nghiệp. Tuy nhiên khi nói đến nguồn thu nhập của cá nhân hay gia đình trong nông thôn, người ta lại chia ra ba 5 nguồn thu nhập: Thập từ nông nghiệp; thu nhập từ các việc làm thuê, trao đổi công trong phạm vi nông nghiệp và thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp. 1.1.2. Tầm quan trọng của việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện CNH- HĐH và ĐTH Nước ta đang trong quá trình phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới, quá trình đô thị hóa đã đang và sẽ diễn ra ở các vùng trên khắp cả nước. Đây là xu hướng phát triển đúng nhằm góp phần thay đổi bộ mặt của đất nước từ nông thôn cho đến thành thị. Đô thị hóa lan tỏa không chỉ ở các thành phố, các vùng ven đô thị mà còn ở các vùng nông thôn cũng sẽ chịu ảnh hưởng lớn của quá trình đô thị hóa vì ở đó đường sá được xây dựng mới hay mở rộng, làm cho việc đi lại trở nên thuận tiện và nhanh chóng ít tốn kém hơn. Và để thực hiện quá trình đô thị hóa thì đồng thời phải đi liền với việc thu hồi đất mà đặc biệt là đất nông nghiệp. Nhờ có thu hồi đất, chúng ta đã xây dựng nhiều khu công nghiệp, các khu đô thị; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội giao thông, trường học,…; hoàn thiện và phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, xây dựng mới các khu vui chơi giải trí… chính điều đó làm cho quá trình CNH-HĐH có bước tiến đáng kể, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hơn. Những tác động này thể hiện rõ ở những điểm sau: - Thứ nhất, thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho quá trình xây dựng các cơ sở hạ tầng đã phần nào làm cho quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh, đồng thời góp phần làm thay đổi bộ mặt của đất nước, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội và an ninh, quốc phòng. - Thứ hai, việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động với mức thu nhập ổn định, giúp họ nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần. Tóm lại, xu thế thu hồi đất mà chủ yếu là đất nông nghiệp là một tất yếu khách quan và có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa của nước ta. 6 1.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 1.1.3.1. Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao đông trong năm Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao đông trong năm là tỷ số giữa ngày- người đã sử dụng vào sản xuất kinh doanh so với tổng số ngày- người làm việc trong năm (quỹ thời gian làm viêc trong năm tính bình quân cho một lao động). Công thức tính: Trong đó: T q : Tỷ suất sử dụng thời gian làm việc của lao động trong năm (%) N lv : Số ngày đầu tư vào sản xuất kinh doanh hoạc dịch vụ tính bình quân cho một lao động trong năm (ngày) T lv : Quỹ thời gian làm việc trong năm của lao động (ngày) Chỉ tiêu này nói lên tình hình sử dụng thời gian làm việc của hộ gia đình trong năm, từ đó thấy được mức thời gian rảnh rổi của lao động để tận dụng được hết tối đa khả năng làm việc, cũng như khoảng thời gian rảnh của người dân. Thời gian làm việc của người lao động trong năm là số ngày trung bình mà mỗi người lao động dùng để sản xuất kinh doanh trừ các ngày nghỉ do đau ốm, bão, lụt… Do đó có thể lấy quỹ thời gian làm việc trong năm của lao động nông nghiệp khoảng 285 ngày là phù hợp. 1.1.4.2. Thu nhập bình quân của một lao động trong năm Công thức tính: Thu nhập = Thu từ sản Thu từ sản Thu từ Thu từ các khoản xuất nông, + xuất kinh + tiền lương + thu khác được tính lâm, ngư doanh Nn, Dv tiền công vào thu nhập Trong đó thu từ tiền lương bao gồm: + Tiền lương, tiền công ( không kể BHXH) + Phụ cấp làm thêm giờ, ăn trưa, nghỉ trưa, ăn giữa ca, phụ cấp + Phụ cấp độc hại + Thưởng và các khoản khác + Các khoản trợ cấp Ngoài ra thì các khoản thu từ các mục khác ta có thể lấy tổng số tiền thu được trừ cho chi phí đã bỏ ra. 7 T q = N lv / T lv 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Quy định về thu hồi đất nông nghiệp ở nước ta 1.2.1.1. Quy định thu hồi đất Quy định của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh ban hành về việc thu hồi chung đối với toàn bộ các thửa đất của khu đất có nội dung bao gồm tổng diện tích đất thu hồi, tên, địa chỉ của người sử dụng đất và danh sách các thửa đất bị thu hồi; Quy định của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh hoặc của Ủy ban Nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền ban hành về việc thu hồi đất đối với từng thửa đất có nội dung bao gồm tên, địa chỉ người bị thu hồi đất; số tờ bản đồ hoặc số của bản trích đo địa chính, số thửa, loại đất, diện tích. Quy định thu hồi đất phải được gửi đến người có đất bị thu hồi và được niêm yết tại trụ sở Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi trong suốt thời gian kể từ ngày Ủy ban Nhân dân cấp xã nhận được quy định đến thời điểm kết thúc việc thu hồi. 1.2.1.2. Bồi thường đối với đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi Đất nông nghiệp đã được giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng, tuỳ thuộc vào thực tế quỹ đất nông nghiệp ở địa phương để giao đất mới cho mỗi hộ gia đình nhưng không vượt quá diện tích đất thu hồi; nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng. Và tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có mức bồi thường cụ thể. 1.2.1.3. Quy định về hỗ trợ cho người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi - Hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất và thuê nhà tạm cư. + Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao, thì được hỗ trợ ổn định đời sống với mức hỗ trợ bằng tiền cho một nhân khẩu/01 tháng tương đương 30 kg gạo tẻ loại vừa với giá trung bình tại thời điểm bồi thường theo giá cả thị trường do Sở Tài chính thông báo để tính mức tiền hỗ trợ - Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: + Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp mà không được Nhà nước bồi thường bằng đất nông 8 nghiệp tương ứng thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo quy định sau đây: 1. Được giao đất có thu tiền sử dụng đất tại vị trí có thể làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp; hạn mức đất được giao do Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư căn cứ vào khả năng quỹ đất và mức đất bị thu hồi của từng hộ gia đình, cá nhân đề xuất trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt; giá đất được giao bằng giá đất nông nghiệp tương ứng cộng với chi phí đầu tư hạ tầng trên đất nhưng không cao hơn giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có điều kiện tương ứng tại thời điểm thu hồi đất đã được UBND tỉnh quy định và công bố; 2. Trường hợp không có nguyện vọng nhận bồi thường bằng đất làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này thì được bồi thường bằng giao đất ở có thu tiền sử dụng đất tại khu tái định cư hoặc tại vị trí trong khu dân cư phù hợp với quy hoạch; hạn mức đất được giao do Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư căn cứ vào khả năng quỹ đất và mức đất bị thu hồi của từng hộ gia đình, cá nhân đề xuất trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt nhưng không được vượt quá hạn mức đất ở của tỉnh; giá đất ở được giao bằng giá loại đất nông nghiệp tương ứng đã thu hồi cộng với chi phí đầu tư hạ tầng khu dân cư nhưng không cao hơn giá đất ở có điều kiện tương ứng tại thời điểm thu hồi đất đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh quy định và công bố. 3. Trường hợp đặc biệt không có đất để bố trí như quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì những thành viên trong hộ gia đình còn trong độ tuổi lao động được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; mức hỗ trợ cụ thể được quy định như sau: a) Mức hỗ trợ chi phí học nghề: Được áp dụng cho những lao động nông nghiệp được học nghề để chuyển làm nghề khác do bị thu hồi đất sản xuất (trường hợp không thể có đất nông nghiệp để đền bù) với chi phí học nghề phổ thông là 500.000 đồng/tháng (bao gồm: học phí, tài liệu, tiền ở trọ) với thời gian học nghề tối đa là 06 tháng/cho 01 suất và được chuyển cho người lao động. b) Số lao động nông nghiệp được học nghề để chuyển làm nghề khác được tính theo tỷ lệ bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp: - Bị thu hồi từ 30% đến 50% diện tích đất nông nghiệp được giao, được tính 01 suất hỗ trợ cho một lao động 9 - Một hộ gia đình bị thu hồi trên 50% đến 70% diện tích đất nông nghiệp được giao, được tính 02 suất hỗ trợ cho hai lao động; - Một hộ gia đình bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp được giao, được tính suất hỗ trợ bằng tổng số lao động nông nghiệp thực tế cho người trong độ tuổi lao động có tên trong hộ khẩu của hộ đó (trừ các trường hợp đã có việc làm hoặc thành lập gia đình ở riêng nhưng chưa chuyển hộ khẩu). 1.2.2. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp và sinh kế của người dân có đất bị thu hồi ở nước ta Trong những năm qua, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã chuyển làm khu công nghiệp, đến giữa năm 2008, trên phạm vi cả nước đã có gần 200 khu công nghiệp, phân bố trên địa bàn 52 tỉnh, thành phố với trên 6.000 dự án đầu tư trong ngoài nước, thu hút hơn 1.000.000 lao động. Phần lớn diện tích các khu công nghiệp đều là đất nông nghiệp. Mỗi năm cả nước có khoảng 100.000 ha đất nông nghiệp đô thị hóa, trở thành các khu công nghiệp, nhà ở, công trình công cộng. Chỉ tính riêng trong 5 năm, từ năm 2001-2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi là 366,44 nghìn ha (chiếm 3,89% đất nông nghiệp đang sử dụng), trong đó diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 39,56 nghìn ha, xây dựng đô thị là 70,32 nghìn ha và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136,17 nghìn ha.Tỉnh có diện tích đất bị thu hồi nhiều nhất là tỉnh Bình Dương có khoảng 16627,5 m 2 đất bị thu hồi tính cho tới năm 2005. Các vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, đây là những khu vực đất màu mỡ trồng hai vụ lúa một năm chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc. Theo số liệu điều tra của Bộ NN&PTNT, tại 16 tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm khoảng 89% hầu hết là đất lúa, thuộc diện "bờ xôi ruộng mật" với diện tích này, hằng năm sản lượng lúa cả nước có thể giảm hơn một triệu tấn và diện tích đất thổ cư chiếm 11%. Vùng đồng bằng sông Hồng có số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất lớn nhất: khoảng 300 nghìn hộ với diện tích đất bị thu hồi chiếm 4,4% tổng diện tích đất nông nghiệp; Đông Nam Bộ: khoảng 108 nghìn hộ với diện tích đất bị thu hồi chiếm là 2,1% tổng diện tích đất nông nghiệp; số hộ bị thu hồi đất ở các vùng khác thấp hơn: Tây Nguyên chỉ có trên 138.291 hộ với chỉ khoảng dưới 0,5% so với tổng diện tích đất nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh: 52.094 hộ . 10 . đất canh tác, sinh kế của các hộ dân cũng gặp nhiều khó khăn, đó là lý do tôi chọn đề tài: Tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của người. người dân phường Hương Sơ làm khóa luận của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 - Đánh giá được mức độ tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của