Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 61 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
61
Dung lượng
22,44 MB
Nội dung
PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước ta là một nước nôngnghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và gần 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực NN. Khu vực nông thôn có 13 triệu hộ trong đó có khoảng 11 triệu hộ chuyên sản xuất NN. Vì thế đảm bảo sinhkế bền vững cho hộ nôngdân là vấn đề được quan tâm nhiều trong nông thôn khi mà hiện nay quá trình CNH - HĐH ngày càng diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Quá trình phát triển khu công nghiệp đã mang lại nhiều kết quả tốt, giúp nhiều địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên cùng với đó là việcthuhồiđất sản xuất đã có tác động đến đời sống của hàng ngàn hộ gia đình có sinhkếphụ thuộc chính vào NN. Việcthuhồiđất không chỉ làm các hộ nôngdân mất đi tài sản sinhkế đặc biệt quan trọng là đất đai mà còn làm mất đi địa vị, các cơ hội, nguồn thực phẩm, thu nhập của hộ gia đình và cộng đồng, gây ra sự xáo trộn xã hội. Không còn hoặc còn rất ít đất sản xuất NN, nôngdân phải tìm cách kiếm sống mới. Nhiều người phải di cư ra thành thị để kiếm việc làm và đối mặt với rủi ro của cuộc sống nơi đô thị, một số ít lao động trẻ được tuyển dụng vào làm việc trong khu công nghiệp, một số lao động tìm kiếm việc làm tại các địa phương khác hoặc mở các dịch vụ (mở quán nước, xây dựng nhà ở cho thuê ). Bên cạnh đó những nôngdân không bị thuhồiđất cũng bị tác động đến sản xuất của mình, một phần lao động trong gia đình chuyển sang làm việc trong nhà máy hoặc dịch vụ trong khu công nghiệp. Cùng với quá trình CNH - HĐH đang diễn ra trên khắp cả nước thì Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh đang nằm trong sự vận động đổi mới chung đó. Những chuyển biến của công cuộc đổi mới đó chính là sự xuất hiện các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp, các khu qui hoạch đô thị Sự phát triển tích cực đó đã dẫnđến tình trạng một số diện tích lớn đất NN bị thuhồi cụ thể: khu qui hoach làng Đại học Huế đã thuhồi 100 ha đất sản xuất NN củangườidân xã Thuỷ An, 170,2 ha đất NN tại 3 thôn Kế Sung, Mỹ Khánh, 1 Thanh Dương (xã Phú Diên) bị thu hồi, cho phép Công ty cổ phần Sông Hương thuê để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản Từ năm 2004 đến nay, toàn tỉnh có hơn 2.400 hộ bị thuhồi đất, trong đó, 450 hộ bị thuhồi hết đất ở và 500 hộ bị thu hết đất sản xuất NN [7]. XuânPhú là một trong những phườngcủathànhphốHuế có diện tích đất NN bị thuhồi khá lớn trong những năm qua [1]. Theo kết quả của nhiều công trình, khảo sát, nghiên cứu cứ 1 ha đất NN thuhồiảnhhưởngđếnviệc làm của 13 lao động [6]. Trên phương diện tích cực và tiêu cực việcthuhồiđấtảnhhưởng rất lớn đếnviệc làm cũng như nguồn sinhkếcủangườidân nơi đây. Để làm rõ những tác động đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Ảnh hưởngcủaviệcthuhồiđấtnôngnghiệpđếnsinhkếngườidânphườngXuânPhúthànhphố Huế" 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng thuhồiđất NN trên địa bàn phườngXuânPhú - Đánh giá ảnhhưởngcủaviệcthuhồiđấtđếnsinhkếngườidân trong vùng nghiên cứu 1.3. Ý nghĩa đề tài Thấy rõ thực trạng sinhkếcủangườidân sau thuhồiđất NN từ đó góp phần đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo sinhkế cho họ. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Khái quát đất NN 2.1.1.1. Khái niệm về đất NN Theo quan niệm truyền thống củangười Việt Nam thì đất NN thường được hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như: ngô, khoai, sắn và những loại cây được coi là cây lương thực. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng đất NN tương đối phong phú, không chỉ đơn thuần là để trồng lúa, hoa màu mà còn dùng vào mục đích chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản hay để trồng cây lâu năm. Luật đất đai năm 1993 quy định về đất NN tại Điều 42 như sau: “Đất NN là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất NN như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về NN.” Trong những nghiên cứu gần đây khái niệm đất NN được mở rộng với tên gọi “Nhóm đất NN” thay cho “ Đất NN” trước đây. Theo quy định của Luật đất đai năm 2003 có thể hiểu nhóm đất NN là tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau, với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất NN, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệm về NN, lâm nghiệp. 2.1.1.2. Phân loại nhóm đất NN Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật đất đai năm 2003 nhóm đất NN được chia thành 6 loại đất bao gồm: (1) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; (2) Đất trồng cây lâu năm; (3) Đất rừng sản xuất; (4) Đất rừng phòng hộ; (5) Đất rừng đặc dụng; (6) Đất nuôi trồng thuỷ sản. 3 2.1.2. Những tác động củathuhồiđấtđếnsinhkếngườidân ở các nghiên cứu trước đây 2.1.2.1. Khái niệm sinhkế Có nhiều định nghĩa khác nhau về sinhkế tuỳ theo quan điểm và bối cảnh đưa ra định nghĩa cũng như những khía cạnh quan tâm khác nhau trong quá trình thực hiện công tác phát triển. Theo Chamber and Conway (1992): một sinhkế bao gồm khả năng, tài sản - (các nguồn dữ trữ, các nguồn tài nguyên, quyền được bảo vệ và tiếp cận)- và các hoạt động cần có cho một cách thức kiếm sống. Một sinhkế bền vững khi có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng nguồn lực tự nhiên [12]. Sinhkế cũng có thể được mô tả như tổng hợp của nguồn lực và năng lực liên quan tới các quyết định và hoạt động của một người hoặc một nhóm người nhằm cố gắng kiếm sống và đạt được các mục tiêu và mơ ước của mình. Tiêu chí sinhkế bền vững bao gồm: an toàn lương thực, cải thiện điều kiện môi trường tự nhiên, cải thiện môi trường cộng đồng – xã hội, cải thiện điều kiện vật chất, tránh rủi ro và các cú sốc [8]. Andrew Barnett (2005) đã đưa ra sơ đồ “Chiến lược khung sinhkế và các nhân tố liên quan” để xem xét các mối quan hệ giữa các nhân tố với trung tâm là các chiến lược khung sinh kế. Không có nhân tố nào trong sơ đồ có thể tách biệt ra khỏi quan hệ với các nhân tố khác [13]. 4 Hình 2.1: Khung sinhkế và các nhân tố liên quan Nguồn: Andrew Barnett (2005) Như vậy sinhkếcủa một hộ gia đình gồm khả năng, tài sản và các hoạt động của hộ đảm bảo cho việc kiếm sống, nó chịu tác động của nhiều yếu tố. Một sinhkế bền vững khi nó có thể ứng phó và phục hồi từ những tác động bên ngoài. 2.1.2.2. Khung sinhkế bền vững Khung sinhkế bền vững là một phương pháp tiếp cận toàn diện về các vấn đề phát triển thông qua việc nhấn mạnh đến thảo luận đếnsinhkếcủa con người. Nó có nguồn gốc từ phân tích của Amartya Sen về các quyền trong mối quan hệ với nạn đói, đói nghèo và gần đây được Cục Phát triển Quốc tế Anh (DFID) phát triển cũng như được các học giả cùng với cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi [11]. Khung sinhkế bền vững bao gồm những nhân tố cơ bản ảnhhưởngđếnsinhkếcủa con người, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Sử dụng sinhkế bền vững để lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững sinhkếcủa những hoạt động hiện tại. 5 Các chiến lược sinhkế Các nguồn tài nguyên thiên nhiên Sở hữu và sử dụng nguồn tài nguyên vật chất Thời gian sử dụng và thời gian củangười nghèo An ninh Nguồn nhân lực Tổ chức và môi trường chính sách Thu nhập và tiêu dùng Trao quyền và tham gia thực hiện Bối cảnh tổn thương Sốc và khủng hoảng Những xu hướng kinh tế-xã hội và môi trường Thể chế, chính sách Chính sách và pháp luật Các cấp chính quyền Dịch vụ nhà nước tư nhân Luật Tập quán Những thay đổi trong thực trạng tài sản Chiến lược sinhkế Kết quả sinhkếThu nhập tốt hơn Đời sống nâng cao Khả năng tổn thương giảm An ninh lương thực củng cố Sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững Tự nhiênTài chính Vật chấtXã hội Con người Hình 2.2: Khung sinhkế bền vững của DFID (Nguồn: Andrew, 2005) Theo quan điểm của tổ chức quốc tế vương quốc Anh DFID khung sinhkế có thể chia làm năm hợp phần chính: bối cảnh tổn thương, các tài sản sinh kế, những chính sách thể chế và tiến trình, các chiến lược sinhkế và kết quả sinh kế. Tài sản sinhkế là một hợp phần chính trong khung phân tích sinhkế bền vững, đây là những tài sản sinhkế mà các loại hình sinhkế được xây 6 Vốn tự nhiênVốn tài chính Vốn tài chínhVốn vật chất Vốn con người dựng trên đó. Các tài sản này được chia làm năm loại (hay loại vốn), đó là: vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn tự nhiên, vốn xã hội). Hay còn gọi là ngũ giác tài sản sinhkế được thể hiện theo hình 2.3 Hình 2.3: Tài sản sinhkế Nguồn: ( Andrew, 2005) - Vốn con người: bao gồm kỹ năng kiến thức và giáo dục của từng cá nhân và các thành viên trong gia đình, sức khoẻ, thời gian và khả năng làm việc để họ có thể theo đuổi những chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt được những mục tiêu sinhkếcủa họ. Ở mức độ gia đình nguồn vốn con người được xem là số lượng và chất lượng lao động sẵn có. Nguồn vốn con người là một yếu tố cấu thành nên kếsinh nhai. Nó được xem là nền tảng hay phương tiện để đạt được mục tiêu thu nhập. Cải thiện phương thức tiếp cận với giáo dục, thông tin, công nghệ, nâng cao dinh dưỡng và sức khỏe sẽ góp phần phát triển nguồn vốn con người. - Vốn xã hội: đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ, các tổ chức xã hội và các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để từ đó có những kết quả sinh kế. - Vốn tự nhiên: là các nguồn lực tự nhiên (của một hộ hoặc của cộng động) mà con người trông cậy vào. Khung sinhkế bền vững coi đất đai là một tài sản tự nhiên rất quan trọng đối với sinhkếngườidânnông thôn. Quyền đất đai đóng một vị trí rất quan trọng về nhiều mặt và tạo cơ sở để ngườinôngdân tiếp cận các loại tài sản khác và những lựa chọn sinhkế thay thế. 7 - Vốn tài chính: là các nguồn lực tài chính mà con người có được như nguồn thu nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và các nguồn thu nhập tiền mặt như lương hưu, tiền do thân nhân gửi về hay những trợ cấp của nhà nước…để đạt được mục tiêu sinhkếcủa mình. Có hai nguồn vốn tài chính chủ yếu: là vốn sẵn có và dòng tiền vào thường xuyên. Vốn vật chất: gồm tài sản tư nhân như gia súc và công cụ canh tác nhằm hỗ trợ sinhkế để sản xuất đạt hiệu quả hơn, tài sản công cộng như đường sá, cơ sở hạ tầng và xã hội cơ bản… là môi trường vật chất giúp con người tiếp nhận được với nhu cầu thiết yếu của họ và đạt năng suất cao hơn. Những yếu tố của cơ sở hạ tầng thường có ý nghĩa cho sinhkế bền vững: vận chuyển, nơi cư trú, cấp và thoát nước, cung cấp năng lượng và tiếp cận thông tin. Những tài sản sinhkế kết nối với nhau tạo theo vô số cách để tạo ra kết quả sinhkế có lợi. Việc sở hữu một loại tài sản giúp ngườidân tự tạo thêm các loại tài sản khác. Ví dụ ngườidân có thể dùng tiền (vốn tài chính) để mua sắm vật dụng sản xuất và tiêu dùng (nguồn vốn vật thể). 2.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Thực trạng thuhồiđất và kinh nghiệm thuhồiđấtcủa một số nước trên thế giới Phát triển công nghiệp và đô thị là một tiến trình tất yếu trên toàn thế giới. Để đáp ứng nhu cầu về đất đai cho phát triển công nghiệp và đô thị thì thuhồiđất NN là cách thức thường được thực hiện, mỗi quốc gia có cách làm riêng của mình để có thể hài hoà được lợi ích của xã hội, tập thể và cá nhân. Một đất nước rộng lớn và có tốc độ ĐTH diễn ra khá nhanh trong những năm qua điển hình như Trung Quốc, trong giai đoạn từ năm 2000 đến tháng 6- 2005 diện tích đất canh tác của Trung Quốc bị thuhồi lên tới 7,3 triệu ha, thực trạng này đi ngược với nguyên tắc bảo vệ đất canh tác "lấy đi bao nhiêu, khai hoang bấy nhiêu" mà Chính phủ Trung Quốc đề ra. Theo thống kê, hiện nay số nôngdân bị thuhồiđất ở Trung Quốc đã lên tới 40 triệu người, mỗi năm số nôngdân bị thuhồiđất tăng thêm từ 2,5 đến 3 triệu người. Theo dự báo đến năm 2030 số lượng nôngdân mất đấtcủa Trung Quốc tăng từ 40 triệu người hiện nay lên tới 110 triệu người và có khoảng trên 50 đến 80 triệu 8 người rơi vào hoàn cảnh mất đất và thất nghiệp, đây là nguy cơ tiềm ẩn và ảnhhưởng trực tiếp đến sự ổn định xã hộicủa Trung Quốc. Để giải quyết những vấn đề tồn tại trong thuhồiđất NN, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các giải pháp gồm: cải cách chế độ sở hữu ruộng đấtnông thôn, làm rõ nội hàm của "lợi ích công cộng", khắc phục tình trạng bất cập về giá đất, đảm bảo cuộc sống lâu dài cho ngườinông dân, giải quyết kịp thời việc làm cho ngườinôngdân bị thuhồiđất [2], [10]. Theo Nguyễn Thành Lợi thì chính sách bồi thường khi thuhồiđất ở Thái Lan được tiến hành theo trình tự: tổ chức nghe ý kiến ngườidân từ đó định giá đền bù. Giá đền bù phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án. Nếu một dự án mang tính chiến lược quốc gia thì nhà nước đền bù với giá rất cao so với giá thị trường. Nhìn chung, khi tiến hành lấy đấtcủa dân, nhà nước hoặc cá nhân đầu tư đều đền bù với mức cao hơn giá thị trường [10]. Bên cạnh đó thì Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia đang đối mặt với tình trạng di dân ồ ạt từ các vùng nông thôn vào đô thị. Để giải quyết nhà ở cho dân nhập cư, chính quyền thànhphố phải tiến hành thuhồiđấtcủanôngdân vùng phụ cận. Việcđền bù được thực hiện thông qua các công cụ chính sách như hỗ trợ tài chính, cho quyền mua căn hộ do thànhphố quản lý và chính sách tái định cư [10]. Tóm lại để phục vụ cho việc xây dựng và mở rộng đô thị, xây dựng CSHT, khu công nghiệp các nước đều phải lấy một diện tích lớn đất NN và nhiều nước đã bồi thường cho người có đất bị thuhồi với giá cao. Nhìn chung ĐTH ở các nước trên thế giới cũng đã làm nảy sinh những vấn đề cần giải quyết như việc bồi thường cho nôngdân bị thuhồi đất, vấn đề giải quyết việc làm, ổn định xã hội và vấn đề môi trường. 2.2.2. Thực trạng thuhồiđất NN ở nước ta Trong quá trình thực hiện CNH, ĐTH các địa phương đã thuhồi một diện tích lớn đất NN. Đất NN từ thu hồi, cả nước đã xây dựng được hơn 200 khu công nghiệp, nâng cấp và xây dựng mới CSHT ngày càng hoàn thiện hơn. Nhiều đô thị được nâng cấp mở rộng, từng bước thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển đô thị Việt Nam, kinh tế phát triển đã tạo điều kiện thu hút, giải quyết việc làm ổn định cho hàng triệu lao động với mức thu nhập khá [2]. 9 Theo kết qủa kiểm kêđất đai năm 2005, diện tích đất NN của nước ta là 24.822.560 ha. Trong diện tích đất NN thì đất sản xuất NN chỉ khoảng 9.300.000 ha, trong đó đất trồng lúa là 4.100.000 ha [9]. Trong 5 năm, từ năm 2001-2005, tổng diện tích đất NN đã thuhồi là 366.440 ha (chiếm 3,89% đất NN đang sử dụng). Trong đó, diện tích đất NN đã thuhồi để xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 39.560 ha, xây dựng đô thị là 70,32 ha và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136.170 ha. Các vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất NN thuhồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đấtthuhồi trên toàn quốc. Những địa phương có diện tích đấtthuhồi lớn là Tiền Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Nam, Cà Mau, Hà Nội, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc. Theo số liệu điều tra của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, tại 16 tỉnh trọng điểm về thuhồi đất, diện tích đất NN bị thuhồi chiếm khoảng 89% và diện tích đất thổ cư chiếm 11%. Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích đất bị thuhồi lớn nhất, chiếm 4,4% tổng diện tích đất NN, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 2,1%, ở nhiều vùng khác dưới 0,5%. Mặc dù diện tích đất NN, đất ở bị thuhồi tại mỗi tỉnh chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số diện tích đất tự nhiên của địa phương nhưng lại tập trung vào một số huyện, xã có mật độ dân số cao. Diện tích đất NN bình quân đầu người thấp, có xã diện tích đất bị thuhồi chiếm tới 70-80% diện tích đất canh tác. Bảng 2.1: Thống kê diện tích đất NN thuhồi qua các năm ở một số tỉnh Đơn vị tính: ha Tỉnh Năm Diện tích thuhồi Tiền Giang 2001 – 2005 20.308 Đồng Nai 2001 – 2005 19.752 Bình Dương 2001 – 2005 16.627 Quảng Nam 2001 – 2005 11.812 Cà Mau 2001 – 2005 13.242 Hà Nội 2001 – 2005 7.776 Hà Tĩnh 2001 – 2005 6.391 Vĩnh Phúc 1997 – 2008 5.573 Bắc ninh 2001 – 2008 3.000 (Nguồn: Bộ nôngnghiệp và phát triển nông thôn, 2008) 10 [...]... đô thị hoá việcthuhồiđất NN ảnhhưởngđến sinh kếcủangườidân trong vùng Căn cứ vào tình hình thực tế và số liệu thống kê về đất đai của phường, chọn khu vực 4 là khu vực có diện tích đất NN bị thuhồi nhiều nhất trong năm 2008 đến nay - Phương pháp chọn hộ nghiên cứu Để đánh giá việcthuhồiđấtảnhhưởngđến sinh kếcủangườidân chúng tôi chọn điều tra các hộ dân có đất NN bị thuhồi tại các... một nguồn thu nhập và một loại tài sản có giá trị củangườinôngdân Vùng nghiên cứu nằm trong khu vực thànhphố nhưng sinh kếcủangườidân ở đây tương đối giống với vùng ven đô Sinh kếcủangườidân phụ thu c nhiều vào hoạt động sản xuất từ đất đai Dựa vào số liệu thu thập được ở phường trước khi chưa tiến hành thuhồiđất vào năm 2007 thì chúng tôi được biết diện tích đất NN củaphườngXuânPhú là... 40 hộ có đất bị thuhồi ở 6 tổ dân phố, nội dung phỏng vấn hộ bao gồm: (1) Thông tin chung của hộ; (2) Tình hình sử dụng đất NN;(3) Tài sản gia đình của hộ trước và sau thuhồi đất; (4)Tình hình việc làm của các lao động trước và sau thuhồi đất; (5) Thu nhập của hộ trước và sau thuhồi đất; (6) An ninh lương thực của hộ trước và sau thuhồi đất; ( 7) Tình hình môi trường sau thuhồi đất; (8) Các vấn... nhiên, kinh tế xã hộicủaphường - Tình hình cơ bản của các hộ nghiên cứu - Hiện trạng đất đai ở vùng nghiên cứu - Phân tích ảnhhưởngcủathuhồiđất NN đếnsinhkếngườidân bao gồm: + Đối với thu nhập bình quân đầu người + Sự thay đổi các loại tài sản trong gia đình của hộ + Đối với việc làm của hộ trước và sau thuhồiđất + Đối với an ninh lương thực của hộ trước và sau thuhồiđất + Đối với các vấn... sử dụng đất, các quyết định thuhồiđấtcủa tỉnh đối với phường, tình hình biến động đất đai qua các năm tại các phòng ban củaphườngXuânPhú để có được thông tin về vùng nghiên cứu Thu thập những văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trung ương và địa phương về chính sách thuhồi đất, bồi thường, hỗ trợ, cho ngườidân có đất NN bị thu hồi, chính sách giải quyết việc làm cho người có đất NN bị thuhồi từ... hoạt động tạo thu nhập, sự chuyển đổi nghề nghiệp sau khi mất ruộng, thu nhập và đời sống của các hộ dân ở phườngXuânPhúthànhphốHuế 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu - Vùng nghiên cứu: phườngXuânPhú - một phường có diện tích đất NN bị thuhồi nhiều nhất củathànhphốHuế - Thời gian nghiên cứu: từ ngày 03/01/2011 - 06/05/2011 PhườngXuânPhú Tỉnh Thừa Thiên Huế 15 Hình 3.1: Vị trí vùng nghiên cứu 3.1.2... tích đất NN bị thuhồi rất lớn Việc chuyển mục đích từ đất NN sang đất phi NN ở nước ta đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực và tạo điều kiện để phát triển đô thị, công nghiệp, cơ sở hạ tầng nhưng làm nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết 2.2.3 Việc làm và sinhkếcủangườidân bị thuhồiđất NN Lực lượng lao động ở nông thôn dư thừa ngày càng nhiều, việc làm thiếu, đời sống củanôngdân bị thuhồi đất. .. hộ bị thuhồiđất có 1,5 lao động mất việc làm, bình quân mỗi ha đất NN bị thuhồi có khoảng 13 lao động NN mất việc làm phải chuyển đổi nghề mới [3], [2] Thống kêcủa Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy việc thu hồiđấtnôngnghiệp trong 5 năm (2003 -2008) đã tác động đến đời sống của trên 627.000 hộ gia đình với khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu người Mặc dù quá trình thuhồi đất, các... nhằm duy trì sinhkếcủangườidân nơi đây Đối với ngườinông dân, tư liệu sản xuất đất NN được xem là sinhkế duy nhất, khi bị mất phương tiện kiếm sống đại đa số ngườidân gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn thu nhập để duy trì sinhkế Hiện tại trên địa bàn thànhphốHuế nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng không còn quỹ đất dự trữ để bồi thường, nên khi Nhà nước thuhồiđất để thực... tổ dân phố) để biết tình hình diện tích đất đai bị thu hồi, những dự án cần thuhồiđếnđất NN, hoạt động sinhkế chính củangườidân trước và sau khi có đất NN bị thuhồi + Phỏng vấn bán cấu trúc: phỏng vấn các nhóm hộ gia đình bằng phiếu điều tra soạn sẵn Các hộ được chọn phỏng vấn một cách ngẫu nhiên trong danh sách thống kê các hộ có đất NN bị thuhồicủa khu vực 4 Số hộ phỏng vấn là 40 hộ có đất . thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế người dân phường Xuân Phú thành phố Huế& quot; 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng thu hồi đất NN trên địa bàn phường Xuân Phú - Đánh giá ảnh hưởng. cực việc thu hồi đất ảnh hưởng rất lớn đến việc làm cũng như nguồn sinh kế của người dân nơi đây. Để làm rõ những tác động đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " ;Ảnh hưởng của việc thu. Xuân Phú - Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế người dân trong vùng nghiên cứu 1.3. Ý nghĩa đề tài Thấy rõ thực trạng sinh kế của người dân sau thu hồi đất NN từ đó góp phần đưa