4.4 .Phân tích ảnh hưởng của thu hồiđất NN đến sinh kế người dân
4.4.2. Sự thay đổi các loại tài sản
Theo xu hướng chung, q trình đơ thị hóa làm biến đổi mạnh mẽ cuộc sống các hộ gia đình. Kiên cố hóa nhà cửa và những tiện nghi, đồ dùng gia đình là một trong những tiêu chí để đo lường mức sống của người dân, mặc dù tiêu chí này khơng phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực trạng.
Khi điều tra về tài sản của hộ dân thấy rằng, đồ dùng sinh hoạt cũng được các hộ dân đầu tư mua sắm. Tuy nhiên thực tế cho thấy những tài sản thiết yếu được người dân đầu tư mua sắm nhiều trước khi thu hồi đất chẳng hạn như 100% số hộ đã có nhà ở, 95% số hộ đã có xe máy và ti vi, 80% số hộ đã sử dụng điện thoại….còn sau thu hồi đất một số hộ mới có điều kiện mua sắm những đồ dùng hiện đại như: tủ lạnh tăng 35%, điện thoại (chủ yếu điện thoại di động) tăng 30%, máy vi tính, bếp ga tăng 25%… Bên cạnh đó thì
10% số hộ sử dụng số tiền bồi thường, hỗ trợ mua thêm xe máy để làm phương tiện đi lại và cũng là phương tiện lao động cho một số lao động chuyển từ NN sang phi NN như: xe ôm, làm công xa ...Mặc dù các hộ được điều tra đã có nhà nhưng sau khi có thêm một khoản tiền mặt thì 5% số hộ tiến hành tu sửa lại, tỷ lệ các loại tài sản trong gia đình trước và sau thu hồi đất được thể hiện trong hình 4.6.
Hình 4.6: Biểu đồ tỷ lệ tăng đồ dùng gia đình sau hồi đất
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2011)
Thực tế cho thấy người dân có điều kiện tiếp cận với các loại tài sản sinh hoạt hiện đại, phương tiện truyền thông tốt hơn trước khi thu hồi đất NN, các tài sản gia đình có sự gia tăng đáng kể sau thu hồi đất, tuy nhiên cũng không thể khẳng định mức sống người dân được cải thiện, chuyển biến tích cực do tác động của việc thu hồi đất. Tuy nhiên người dân có khoản tiền từ bồi thường hỗ trợ để đầu tư xây, sửa nhà cửa, mua sắm tài sản là điều không thể phủ nhận.
4.4.3. Đối với việc làm của hộ trước và sau thu hồi đất.
CNH - ĐTH diễn ra nhanh chóng trong một thời gian ngắn đã làm cho người nông dân phải từ bỏ sản xuất NN truyền thống của mình. Trước đây, khi đất NN chưa bị thu hồi thì nguồn thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi cũng
chiếm một phần quan trọng trong tổng thu nhập của các hộ, nguồn thu nhập này được bổ sung bằng nguồn thu nhập từ các hoạt động phi NN khác như buôn bán nhỏ, làm nghề xây dựng... trong số đó thì có 12,5% số hộ cho rằng nguồn thu nhập chủ yếu của họ từ NN.
Một trong những thách thức lớn nhất của việc thu hồi đất NN để đơ thị hóa là việc làm của nơng dân sau khi chuyển giao đất cho các công ty xây dựng, bán lô thu ngân sách.... Thời điểm hiện tại đất NN của các hộ cịn lại khơng nhiều, trong khu vực điều tra thì diện tích đất NN giảm 56324,7m2 tính trung bình một hộ cịn lại hơn 2 sào đất NN.
Việc thu hồi quyền sử dụng đất NN dẫn đến việc thúc ép nhiều người lao động phải tìm kiếm các nguồn sinh kế thay thế và trong thực tế nhiều người lao động, nhất là lao động nữ trung niên đã gia nhập đội ngũ buôn bán nhỏ như bán bún, bán rau muống, bán hàng vặt, mở cửa hàng tạp hóa bán cho những người sống và trọ trong và quanh khu vực. Các hoạt động buôn bán và dịch vụ này chủ yếu diễn ra ở hai địa điểm. Một là chợ Cống của phường, địa điểm thứ hai quan trọng hơn lại chính là dọc các kiệt đường như đường Nguyễn Lộ Trạch, đường An Vân Dương... việc buôn bán đã lấn chiếm không gian công cộng song lại mang lại cho những người tham gia bán buôn một nguồn thu nhập bổ sung.
Qua điều tra cho thấy số lao động trong lĩnh vực NN của các hộ so với trước khi thu hồi đất có giảm đi. Trung bình mỗi hộ chỉ cịn từ 1 đến 2 lao động làm nghề nơng, trồng cấy trên diện tích đất cịn lại hoặc chăn nuôi theo qui mô nhỏ. Một số hộ thuê đất của các hộ khác trong khu vực hoặc các khu vực khác trong phường hoặc các phường lân cận như phường An Đông và xã Thủy Thanh...để làm NN. Một phần lớn lao động ở các hộ phải tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực khác. Lao động làm thuê dưới nhiều hình thức như làm thuê trong NN, làm việc gia đình, phụ hồ, bán hàng th, cơng nhân… là cơng việc rất nhiều nông dân mất đất thực hiện. Các loại hình dịch vụ khác như bn bán nhỏ, bán hàng rong, làm nghề phụ như nghề may, nghề mộc, thợ nề...cũng được đông đảo các lao động tham gia. Nhìn chung, những nơng dân sau khi bị thu hồi đất làm bất cứ thứ việc gì có thu nhập để đảm bảo cuộc sống.
Hình 4.7: Biểu đồ số lượng lao động trước và sau thu hồi đất
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2011)
Dựa vào hình 4.7 ta thấy, số lao động NN có sự giảm sút, trước thu hồi đất bình quân lao động NN là 3,2 lao động/hộ, sau thu hồi đất lao động NN bình qn chỉ cịn 1,9 lao động/hộ. Kết quả điều tra cho thấy lao động NN sau thu hồi đất đã giảm đi 1,3 lao động, ngược lại lao động phi NN, công nhân, lao động kiêm....đều tăng, trong đó tăng mạnh nhất là lao động kiêm. Trước thu hồi đất số lao động kiêm là 0,8 lao động thì sau thu hồi đất con số này tăng lên là 1,61 lao động. Qua phân tích thấy được số lao động NN sau khi thu hồi một số diện tích đất đã khơng chuyển hẳn sang lao động phi NN mà ở ngay tại địa bàn tìm kiếm các công việc như bốc vác, thợ nề, ve chai... khi có thời gian rảnh rỗi, một số hộ cịn đất sản xuất thì khi thời vụ đến họ vẫn tham gia sản xuất. Do những hạn chế về vốn xã hội và vốn con người của chính bản thân nhiều người lao động vì vậy nhiều lao động vốn là nông dân nay vẫn đang là nông dân. Ở phường Xuân Phú nói chung và khu vực 4 nói riêng các lao động chủ yếu tham gia vào những công việc đơn giản, tự trả lương, khơng địi hỏi nhiều về trình độ đào tạo cao hay nhiều kỹ năng nghề nghiệp và quan hệ con người, nhưng lại đem lại cho họ một việc làm và một nguồn thu nhập dù ở mức khiêm tốn. Tóm lại, sau khi bị thu hồi quyền sử dụng đất NN, nhiều người lao động ở phường Xuân Phú đã tham gia vào nhiều việc làm và dịch
vụ giản đơn, phi NN để đạt được các mục tiêu sinh kế của mình và các hoạt động này phụ thuộc một phần vào lao động nhập cư và sinh viên.
Qua điều tra hộ cũng như phỏng vấn người am hiểu chúng tôi được biết tại thời điểm thu hồi đất cho đến nay thì tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có một một chủ trương đào tạo nghề cho các lao động NN có đất bị thu hồi, mà chỉ được hỗ trợ bằng một một khoản tiền mặt. Tuy nhiên cũng có 15% số hộ gia đình đã chủ động sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ này để đầu tư cho việc học nghề của các con, và họ tự lựa chọn ngành nghề phù hợp cho mình. Các ngành nghề mà lao động ở đây theo học là: lái xe, may mặc, làm mộc…nhưng khi được phỏng vấn thì họ đều trả lời: “hiện tại chưa có việc làm thi đi học đã
nhưng học xong cũng chưa biết làm chỗ nào cả”. Đây là một trong những khó
khăn lớn nhất mà các lao động NN đang phải đối mặt, vì vậy chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động có đất bị thu hồi là cần thiết và cấp bách đối với các cấp chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.4.4. Đối với an ninh lương thực của hộ trước và sau thu hồi đất
Trước khi thu hồi đất cho CNH, chính sách phát triển kinh tế hộ nông dân của nhà nước đã mang lại sự đảm bảo về lương thực cho các hộ nông dân. Kết quả điều tra cho thấy ở khu vực 4 với năng suất lúa trung bình khoảng 2,5 tạ/sào/vụ, một hộ nơng dân với diện tích trung bình 5 sào (2500m2), một năm cho thu nhập từ trồng lúa khoảng 2,5 tấn thóc. Trong các hộ được phỏng vấn thì 100% số hộ đều trồng lúa, ngồi trồng lúa thì 5% số hộ cịn trồng thêm rau muống và chăn ni ở qui mơ gia đình, đây là nguồn đảm bảo an toàn lương thực cho các hộ.
Sau khi thu hồi đất, kết quả điều tra cho thấy, ở các hộ gia đình có đất bị thu hồi thì diện tích đất NN của họ, đặc biệt là đất trồng các cây lương thực như lúa, rau muống giảm đi rất nhiều, trung bình mỗi hộ cịn lại 2,17 sào, có đến 22,5% số hộ khơng còn đất sản xuất. Trong khi dân số ngày càng tăng, việc giảm đất NN sẽ dẫn đến mất an toàn lương thực. 80% số hộ được điều tra phản ánh là không tự chủ được lương thực, họ phải mua gạo thường xuyên và 32,5% số hộ phải mua gạo cả năm.
Số tiền để mua lương thực của người dân ở đây cũng được họ sử dụng khá linh hoạt từ nhiều nguồn khác nhau như: tiền từ làm thuê, số tiền bồi
thường hỗ trợ, tiền lương, tiền lãi gửi ngân hàng, tiền mở các cửa hàng dịch vụ, các nguồn khác chẳng hạn như tiền từ chăn nuôi, buôn bán, tiền từ Mỹ gửi về....Trong các nguồn tiền để mua lương thực đó thì nguồn tiền từ làm thuê được người dân sử dụng nhiều nhất chiếm 80% trong tổng số hộ, vì sau thu hồi đất số lao động NN đã tự chuyển đổi nghề bằng cách xin vào làm ở các công ty trong tỉnh hoặc ở Sài Gịn, Đồng Nai, Bình Dương...và đơng đảo số lao động tìm kiếm nghề phụ cho mình ngay trên chính địa bàn của họ như: thợ nề, bốc vác, thu lượm ve chai.... cả hai con số này chiếm 49% trong tổng số lao động. Tiếp theo là tỷ lệ các nguồn khác chiếm tỷ lệ khá cao 45%, ngồi ra nhiều gia đình sử dụng số tiền lương hàng tháng để mua lương thực chiếm 37,5%. Đây là nguồn thu nhập được coi là ổn định và bền vững nhất, bên cạnh đó tiền lãi gửi ngân hàng nhận hàng tháng, quĩ cũng được người dân sử dụng, tuy nhiên con số này rất ít chiếm 5%. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỷ lệ các nguồn tiền người dân sử dụng để mua lương thực.
Hình 4.8: Biểu đồ nguồn tiền mua lương thực của các hộ điều tra (%)
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2011)
4.4.5. Đối với các vấn đề xã hội
Việc thu hồi đất NN cũng mang lại một sự biến đổi xã hội rất lớn trong các vùng nơng thơn cơng nghiệp hóa. Trước hết là sự phân tầng xã hội trong nông thôn trở nên rất rõ nét. Khoảng cách giữa hộ giàu và nghèo là rất lớn. Hộ giàu có là những hộ tận dụng được những cơ hội của CNH. Họ mua đất
của các hộ trong thôn, lập trang trại, xây nhà trọ, mở cửa hàng, làm các nghành nghề phụ hoặc đầu tư cho con em đi lao động xuất khẩu. Họ có khả năng mua ơ tơ, xây biệt thự, có tài sản cố định hoặc bất động sản. Những hộ nghèo là những nông dân mất đất, nông dân làm th, khơng tìm được việc làm ổn định hoặc gia đình gặp phải những rủi ro như bệnh tật, tai nạn. Xét theo thu nhập, việc thu hồi đất NN, q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và sự phát triển của kinh tế thị trường đã làm cho giai cấp nơng dân phân hóa thành 3 tầng chủ yếu: nơng dân giàu có, nơng dân tự cung tự cấp và nông dân nghèo.
Tuy nhiên qua điều tra nghiên cứu thực tế tôi nhận thấy tại khu vực 4 các vấn đề xã hội có sự khác biệt so với một số vùng cơng nghiệp hóa như đã đề cập ở trên, khi được phỏng vấn thì có đến 95% tổng số hộ cho rằng khơng có sự phân biệt giàu nghèo, tình cảm hàng xóm láng giềng vẫn như trước đây nhưng từ khi thu hồi đất thì nhiều lao động NN đã chuyển sang lao động phi NN do đó họ ít có cơ hội gặp gỡ chia sẻ hơn trước đây. Đặc biệt tình hình tranh chấp mâu thuẫn đất cũng rất ít xảy ra, chỉ có một vài trường hợp mâu thuẫn nhỏ trong gia đình do sự phân chia đất trước đây khơng rõ ràng.
Những tệ nạn xã hội xảy ra ngày càng nhiều trong các vùng nông thôn cũng như đô thị cơng nghiệp hóa. Việc thu hồi đất NN để phát triển các nhà máy, xí nghiệp cơng nghiệp trên địa bàn dân cư đông đúc, lượng lao động nhập cư vào các địa phương này ngày càng tăng. Tại khu vực 4 số người nhập cư từ địa phương khác đến cũng khá nhiều và tồn tại dưới các thành phần khác nhau có cả các lao động đi làm thuê, người làm công chức, những người buôn bán, sinh viên....Việc quản lý chất lượng người nhập cư còn yếu kém, mới chỉ dừng lại ở việc đăng ký tạm trú, thiếu các qui định chặt chẽ đối với người nhập cư. Tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội trở nên rất phức tạp. 100% ý kiến cho rằng tại phường Xuân Phú cũng như khu vực 4 có các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượi chè nhưng con số này tăng lên không đáng kể sau thu hồi đất, đối tượng chủ yếu ở đây là các thanh niên và một số ít người lớn tuổi, sở dĩ có tình trạng này là vì một số người có tuổi cao nên cơ hội tìm kiếm các cơng việc phi NN đối với họ là khó khăn, ngồi ra có một khoản tiền mặt từ bồi thường hỗ trợ cũng là cơ hội tạo điều kiện cho các tệ nạn phát sinh.
Kết quả điều tra cho thấy có đến 67,5% số hộ được phỏng vấn cho rằng các tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến gia đình họ, phổ biến ở đây là tình trạng trộm cắp, rượu chè gây ồn ào trong khu vực.
4.4.6. Đối với môi trường
Một trong những tác động rất lớn của việc thu hồi đất NN cho cơng nghiệp hóa là tình trạng ơ nhiễm mơi trường và lãng phí các nguồn lực tự nhiên, đặc biệt là đất và nước. Tình trạng thiếu qui hoạch trong xây dựng các cơ sở hạ tầng cũng làm một diện tích lớn đất đai khơng thể canh tác được do hệ thống tưới tiêu bị phá vỡ. Thêm vào đó, một số doanh nghiệp mua đất của nơng dân rồi để khơng chờ giá đất lên cao thì nhượng bán cho các cơng ty khác hoặc chậm chễ hoạt động trong khi nơng dân khơng có đất canh tác làm lãng phí rất lớn nguồn đất đai quí giá.
Bảng 4.5: Ý kiến của người dân về tác động của mơi trường
Chỉ số Có ảnh hưởng Khơng ảnh hưởng
Tổng số hộ Tỷ lệ % Tổng số hộ Tỷ lệ %
Nguồn nước 6 15 34 85
Rác thải 7 17,5 33 82,5
Khói bụi 37 92,5 3 7,5
Mùi khó chịu 8 20 32 80
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2011)
Trên thực tế ở khu vực 4 có rất nhiều dự án như: dự án xây dựng Làng Truyền thông và Công nghệ phần mềm Vietgrid Huế; dự án đầu tư xây dựng đường trung tâm mặt cắt 100m, khu đô thị mới An Vân Dương; dự án xây dựng tuyến đường vào khu nhà ở thu nhập thấp; dự án xây dựng trường trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương. Trong đó điển hình là dự án xây dựng khu chung cư cho người có thu nhập thấp, việc thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ cho người dân đã được tiến hành trong năm 2008 nhưng đến thời điểm này mới bắt đầu thi công. Kết quả điều tra cho thấy tình hình ơ nhiễm nguồn nước, tình trạng rác thải....sau thu hồi đất tại khu vực cũng khơng đáng lo ngại, tuy nhiên có đến 92,5% số hộ phản ánh tình trạng khói bụi ảnh hưởng rất lớn đến
sức khỏe người dân, đặc biệt thời gian gần đây do các cơng trình đang trong