Qua điều tra cho thấy việc chuyển đổi đất đai dẫn đến chuyển đổi nghề nghiệp đã mang lại thu nhập cao hơn cho nhiều hộ có đất bị thu hồi. Nhìn vào hình 4.3 ta thấy được sự chênh lệch trong nguồn thu nhập của các hộ, cụ thể là thu nhập từ NN giảm 18,05% so với trước thu hồi đất còn thu nhập từ phi NN tăng 18,02% so với trước thu hồi đất.
Sở dĩ sau thu hồi đất nguồn thu nhập của các hộ tăng lên đáng kể như vậy là do một bộ phận lao động NN đã chuyển sang các hoạt động phi NN trong vùng và chủ yếu là làm các nghề phụ như thợ mộc, thợ nề, bán bún, buôn bán hàng vặt, mở cửa hàng dịch vụ, cơng nhân….Trong đó tăng mạnh nhất là thu nhập từ đi làm cơng nhân trong các nhà máy, xí nghiệp ngay tại tỉnh hoặc ở các tỉnh khác như: Đồng Nai, Bình Dương, Sài Gịn (Hình).
Hình 4.4: Biểu đồ thu nhập bình quân từ phi NN của hộ
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2011)
Số liệu nghiên cứu thể hiện ở hình 4.4 cho thấy một thực trạng sau thu hồi đất là một số lượng lao động chưa thể tìm kiếm ngành nghề ổn định đã chuyển sang các dạng lao động khác. Nguồn thu nhập từ các hoạt động này đã trở thành nguồn thu chủ yếu cho các hộ sản xuất NN. Có đến 95% số hộ cho rằng họ có thu nhập tăng hơn so với trước thu hồi đất, theo ý kiến của một số hộ và hộ ông Đỗ Cần cho rằng: “trước đây thu nhập của các hộ gia đình chủ yếu từ sản xuất NN và được tính bằng thóc, khơng phải bằng tiền mặt”. Trong thực tế, sản xuất NN không mang lại cho người dân nơi đây một nguồn thu nhập tốt để có thể làm cho họ giàu về kinh tế, vì sau khi trừ đi các chi phí về
giống, phân bón, thuốc trừ sâu....họ chỉ cịn được hưởng dưới hai tạ lúa/một sào/một vụ. Nếu vào năm 2008 giá lúa 4300 đồng/kg thì một hộ gia đình bình thường có lẽ chỉ thu được khoảng 1.075.000 đồng/sào/vụ và 2.150.000 đồng/sào/năm. Tuy nhiên, vào năm 2009 - 2010 thu nhập bình quân của nhiều hộ gia đình bình thường từ việc đi làm thuê đạt khoảng 2.000.000 - 2.500.000 đồng/tháng. Cịn 5% số hộ cho rằng họ có thu nhập giảm hơn so với trước thu hồi đất NN vì ở các hộ này sau khi đất thu hồi thì số lao động NN khơng chuyển đổi ngành nghề trong khi diện tích đất bị suy giảm hoặc một số hộ diện tích đất thu hồi ít nên số lao động NN vẫn giữ nguyên. Điều này cho thấy nguồn thu nhập từ phi NN đóng một vai trò quan trọng trong thu nhập của các hộ thuần nơng, cịn nguồn thu từ NN chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng thu nhập của các hộ gia đình, nó chỉ đóng vai trị cung cấp lương thực cho các hộ, trong các hộ được điều tra thì có rất ít hộ có lúa dư để bán.
Phân tích, xử lý số liệu thập được thì có đến 90% tổng số hộ cho rằng cuộc sống hiện tại của họ tốt hơn so với trước thu hồi đất, 7,5% tổng số hộ cho rằng cuộc sống hiện tại của họ không thay đổi so với trước, 2,5% tổng số hộ cho rằng cuộc sống hiện tại của họ kém hơn so với trước thu hồi đất. Tuy nhiên, 90% số hộ dân này lại cảm thấy sinh kế của họ mỏng manh, không bền vững so với những tháng ngày làm NN: khi họ có thể tự chuẩn bị cho mình lương thực hàng ngày như gạo, rau, v.v. Sau khi bị thu hồi quyền sử dụng đất NN, họ phải mua rất nhiều thứ cho cuộc sống hàng ngày. Thực tế này tạo đà để họ thâm nhập sâu hơn vào thị trường song cũng làm cho cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường.
Bảng 4.4: Mục đích sử dụng tiền bồi thường sau thu hồi đất Mục đích sử dụng Số hộ (N = 40) Tỷ lệ (%)
Học nghề 6 15
Chi tiêu hàng ngày 14 35
Xây dựng nhà cửa 3 7,5
Học hành cho con cái 23 57,5
Chữa bệnh 7 17,5
Sản xuất 9 22,5
Gửi tiết kiệm ngân hàng 4 10
Dùng vào việc khác 14 35
Kết quả điều tra cũng cho thấy, sau khi thu hồi đất người dân được bồi thường thiệt hại về đất NN và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đều bằng tiền, tổng số tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ điều tra là 2071,7 triệu đồng, như vậy trung bình mỗi hộ có 54,52 triệu đồng số tiền bồi thường hỗ trợ. Nhìn chung số tiền có được từ việc thu hồi đất ở mỗi hộ không cao, nhưng đây cũng là một nguồn thu nhập giúp các hộ gia đình giải quyết được những khó khăn trước mắt.
Đa số người dân được phỏng vấn họ đều trả lời đã sử dụng nguồn vốn này với nhiều mục đích khác nhau như: xây cất, sửa chữa nhà cửa, chữa bệnh, gửi tiết kiệm, cho con ăn học, mua sắm tài sản, chi tiêu hàng ngày.
Số liệu điều tra theo bảng 4.4 cho thấy số tiền người dân sử dụng cho việc học của con cái chiếm tỷ lệ khá cao 57,5%. Đối với người nông dân sinh kế của họ chủ yếu là NN, khó có cơ hội tích góp số tiền lớn để đầu tư cho việc học và các khoản khác trong gia đình, vì vậy chi phí để đầu tư cho việc học hành của các con đối với họ cũng là một vấn đề mà hầu hết các gia đình phải lo lắng. Khi bị thu hồi đất NN, được bồi thường hỗ trợ một khoản tiền và đây là cơ hội để các hộ có điều kiện để chi cho việc học của con cái, tuy số tiền bồi thường hỗ trợ ở đây khơng lớn nhưng đối với các hộ thuần nơng thì đó là một nguồn thu nhập lớn mà từ trước đến nay họ chưa bao giờ có được. Qua phỏng vấn, các hộ gia đình đều cho biết rằng vẫn biết sau này sinh kế sẽ khó khăn nếu dùng hết số tiền bồi thường, hỗ trợ nhưng vẫn phải chi cho việc học.
Ngoài ra việc chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày như mua lương thực, thực phẩm, các đồ dùng sinh hoạt trong nhà, các công việc khác như cúng, kỵ.. cũng được các hộ sử dụng từ số tiền bồi thường hỗ trợ này và chiếm 35%, Bên cạnh đó một số hộ sau khi đất NN bị thu hồi thì họ lại dùng số tiền bồi thường để đầu tư vào các hoạt động sản xuất khác như phát triển chăn nuôi, mở các cửa hàng, dịch vụ ngay trên địa bàn, tuy nhiên con số này chiếm tỷ lệ khơng cao 22,5%. Một hình thức nhằm tăng thêm thu nhập của người dân nơi đây nữa là họ dùng ngay số tiền bồi thường, hỗ trợ để gửi tiết kiệm thu tiền lãi suất, như đã đề cập ở trên vì số tiền bồi thường hỗ trợ thấp cho nên người dân cất trong nhà để sử dụng chứ không gửi tiết kiệm, họ cho rằng nếu khi cần
đến số tiền mà phải ra ngân hàng rút thì quá vất vả, rườm rà, vì vậy số hộ gửi tiết kiệm chiếm tỷ lệ thấp 10%.
Qua điều tra cũng như quan sát thực tế ở vùng nghiên cứu tôi nhận thấy rằng hầu hết người dân ở khu vực 4 đều đã có nhà kiên cố từ trước, tuy nhiên một số hộ cũng đã sử dụng số tiền đền bù vào mục đích tu bổ lại nhà chiếm 7,5%. Mục đích sử dụng tiền bồi thường được thể hiện ở hình 4.5.
Hình 4.5: Biểu đồ mục đích sử dụng tiền bồi thường sau khi thu hồi đất (%)
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2011)
4.4.2. Sự thay đổi các loại tài sản
Theo xu hướng chung, q trình đơ thị hóa làm biến đổi mạnh mẽ cuộc sống các hộ gia đình. Kiên cố hóa nhà cửa và những tiện nghi, đồ dùng gia đình là một trong những tiêu chí để đo lường mức sống của người dân, mặc dù tiêu chí này khơng phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực trạng.
Khi điều tra về tài sản của hộ dân thấy rằng, đồ dùng sinh hoạt cũng được các hộ dân đầu tư mua sắm. Tuy nhiên thực tế cho thấy những tài sản thiết yếu được người dân đầu tư mua sắm nhiều trước khi thu hồi đất chẳng hạn như 100% số hộ đã có nhà ở, 95% số hộ đã có xe máy và ti vi, 80% số hộ đã sử dụng điện thoại….còn sau thu hồi đất một số hộ mới có điều kiện mua sắm những đồ dùng hiện đại như: tủ lạnh tăng 35%, điện thoại (chủ yếu điện thoại di động) tăng 30%, máy vi tính, bếp ga tăng 25%… Bên cạnh đó thì
10% số hộ sử dụng số tiền bồi thường, hỗ trợ mua thêm xe máy để làm phương tiện đi lại và cũng là phương tiện lao động cho một số lao động chuyển từ NN sang phi NN như: xe ôm, làm công xa ...Mặc dù các hộ được điều tra đã có nhà nhưng sau khi có thêm một khoản tiền mặt thì 5% số hộ tiến hành tu sửa lại, tỷ lệ các loại tài sản trong gia đình trước và sau thu hồi đất được thể hiện trong hình 4.6.
Hình 4.6: Biểu đồ tỷ lệ tăng đồ dùng gia đình sau hồi đất
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2011)
Thực tế cho thấy người dân có điều kiện tiếp cận với các loại tài sản sinh hoạt hiện đại, phương tiện truyền thông tốt hơn trước khi thu hồi đất NN, các tài sản gia đình có sự gia tăng đáng kể sau thu hồi đất, tuy nhiên cũng không thể khẳng định mức sống người dân được cải thiện, chuyển biến tích cực do tác động của việc thu hồi đất. Tuy nhiên người dân có khoản tiền từ bồi thường hỗ trợ để đầu tư xây, sửa nhà cửa, mua sắm tài sản là điều không thể phủ nhận.
4.4.3. Đối với việc làm của hộ trước và sau thu hồi đất.
CNH - ĐTH diễn ra nhanh chóng trong một thời gian ngắn đã làm cho người nông dân phải từ bỏ sản xuất NN truyền thống của mình. Trước đây, khi đất NN chưa bị thu hồi thì nguồn thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi cũng
chiếm một phần quan trọng trong tổng thu nhập của các hộ, nguồn thu nhập này được bổ sung bằng nguồn thu nhập từ các hoạt động phi NN khác như bn bán nhỏ, làm nghề xây dựng... trong số đó thì có 12,5% số hộ cho rằng nguồn thu nhập chủ yếu của họ từ NN.
Một trong những thách thức lớn nhất của việc thu hồi đất NN để đơ thị hóa là việc làm của nơng dân sau khi chuyển giao đất cho các công ty xây dựng, bán lô thu ngân sách.... Thời điểm hiện tại đất NN của các hộ cịn lại khơng nhiều, trong khu vực điều tra thì diện tích đất NN giảm 56324,7m2 tính trung bình một hộ cịn lại hơn 2 sào đất NN.
Việc thu hồi quyền sử dụng đất NN dẫn đến việc thúc ép nhiều người lao động phải tìm kiếm các nguồn sinh kế thay thế và trong thực tế nhiều người lao động, nhất là lao động nữ trung niên đã gia nhập đội ngũ buôn bán nhỏ như bán bún, bán rau muống, bán hàng vặt, mở cửa hàng tạp hóa bán cho những người sống và trọ trong và quanh khu vực. Các hoạt động buôn bán và dịch vụ này chủ yếu diễn ra ở hai địa điểm. Một là chợ Cống của phường, địa điểm thứ hai quan trọng hơn lại chính là dọc các kiệt đường như đường Nguyễn Lộ Trạch, đường An Vân Dương... việc buôn bán đã lấn chiếm không gian công cộng song lại mang lại cho những người tham gia bán buôn một nguồn thu nhập bổ sung.
Qua điều tra cho thấy số lao động trong lĩnh vực NN của các hộ so với trước khi thu hồi đất có giảm đi. Trung bình mỗi hộ chỉ cịn từ 1 đến 2 lao động làm nghề nơng, trồng cấy trên diện tích đất cịn lại hoặc chăn nuôi theo qui mô nhỏ. Một số hộ thuê đất của các hộ khác trong khu vực hoặc các khu vực khác trong phường hoặc các phường lân cận như phường An Đông và xã Thủy Thanh...để làm NN. Một phần lớn lao động ở các hộ phải tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực khác. Lao động làm thuê dưới nhiều hình thức như làm thuê trong NN, làm việc gia đình, phụ hồ, bán hàng th, cơng nhân… là cơng việc rất nhiều nông dân mất đất thực hiện. Các loại hình dịch vụ khác như bn bán nhỏ, bán hàng rong, làm nghề phụ như nghề may, nghề mộc, thợ nề...cũng được đông đảo các lao động tham gia. Nhìn chung, những nơng dân sau khi bị thu hồi đất làm bất cứ thứ việc gì có thu nhập để đảm bảo cuộc sống.
Hình 4.7: Biểu đồ số lượng lao động trước và sau thu hồi đất
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2011)
Dựa vào hình 4.7 ta thấy, số lao động NN có sự giảm sút, trước thu hồi đất bình quân lao động NN là 3,2 lao động/hộ, sau thu hồi đất lao động NN bình qn chỉ cịn 1,9 lao động/hộ. Kết quả điều tra cho thấy lao động NN sau thu hồi đất đã giảm đi 1,3 lao động, ngược lại lao động phi NN, công nhân, lao động kiêm....đều tăng, trong đó tăng mạnh nhất là lao động kiêm. Trước thu hồi đất số lao động kiêm là 0,8 lao động thì sau thu hồi đất con số này tăng lên là 1,61 lao động. Qua phân tích thấy được số lao động NN sau khi thu hồi một số diện tích đất đã khơng chuyển hẳn sang lao động phi NN mà ở ngay tại địa bàn tìm kiếm các công việc như bốc vác, thợ nề, ve chai... khi có thời gian rảnh rỗi, một số hộ cịn đất sản xuất thì khi thời vụ đến họ vẫn tham gia sản xuất. Do những hạn chế về vốn xã hội và vốn con người của chính bản thân nhiều người lao động vì vậy nhiều lao động vốn là nông dân nay vẫn đang là nông dân. Ở phường Xuân Phú nói chung và khu vực 4 nói riêng các lao động chủ yếu tham gia vào những công việc đơn giản, tự trả lương, khơng địi hỏi nhiều về trình độ đào tạo cao hay nhiều kỹ năng nghề nghiệp và quan hệ con người, nhưng lại đem lại cho họ một việc làm và một nguồn thu nhập dù ở mức khiêm tốn. Tóm lại, sau khi bị thu hồi quyền sử dụng đất NN, nhiều người lao động ở phường Xuân Phú đã tham gia vào nhiều việc làm và dịch
vụ giản đơn, phi NN để đạt được các mục tiêu sinh kế của mình và các hoạt động này phụ thuộc một phần vào lao động nhập cư và sinh viên.
Qua điều tra hộ cũng như phỏng vấn người am hiểu chúng tôi được biết tại thời điểm thu hồi đất cho đến nay thì tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có một một chủ trương đào tạo nghề cho các lao động NN có đất bị thu hồi, mà chỉ được hỗ trợ bằng một một khoản tiền mặt. Tuy nhiên cũng có 15% số hộ gia đình đã chủ động sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ này để đầu tư cho việc học nghề của các con, và họ tự lựa chọn ngành nghề phù hợp cho mình. Các ngành nghề mà lao động ở đây theo học là: lái xe, may mặc, làm mộc…nhưng khi được phỏng vấn thì họ đều trả lời: “hiện tại chưa có việc làm thi đi học đã
nhưng học xong cũng chưa biết làm chỗ nào cả”. Đây là một trong những khó
khăn lớn nhất mà các lao động NN đang phải đối mặt, vì vậy chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động có đất bị thu hồi là cần thiết và cấp bách đối với các cấp chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.4.4. Đối với an ninh lương thực của hộ trước và sau thu hồi đất
Trước khi thu hồi đất cho CNH, chính sách phát triển kinh tế hộ nông dân của nhà nước đã mang lại sự đảm bảo về lương thực cho các hộ nông dân. Kết quả điều tra cho thấy ở khu vực 4 với năng suất lúa trung bình khoảng 2,5 tạ/sào/vụ, một hộ nơng dân với diện tích trung bình 5 sào (2500m2), một năm cho thu nhập từ trồng lúa khoảng 2,5 tấn thóc. Trong các hộ được phỏng vấn thì 100% số hộ đều trồng lúa, ngồi trồng lúa thì 5% số hộ cịn trồng thêm rau