Đặc điểm cơ bản của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Khóa luận quản lý rừng cộng đồng và sinh kế của người dân xã phong sơn, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 41)

VIII. Thời gian và đối tượng thực hiện

2.2.1.Đặc điểm cơ bản của nhóm hộ điều tra

Để thực hiện đề tài khóa luận này, tôi đã điều tra 40 hộ trên địa bàn 2 thôn Sơn Quả, Thanh Sơn, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền.

Nhóm I: Những hộ tham gia quản lý rừng cộng đồng thuộc thôn Sơn Quả, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền.

Nhóm II: Những hộ tham gia quản lý rừng cộng đồng thuộc thôn Thanh Tân, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền.

Năng lực sản xuất của các hộ được phản ánh thông qua các yếu tố như: Lao động, đất đai, tư liệu sản xuất, vốn… Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất, trong đó lao động của các nhóm hộ đóng vai trò quyết định trong quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào khác để tạo ra thu nhập cho các hộ.

+ Lao động:

Lao động là một trong những nguồn lực cơ bản và quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho nông hộ. Số lượng lao động trong hộ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động mở rộng sản xuất và nâng cao thu nhập của các nhóm hộ.

Qua kết quả phân tích của Bảng 3: Nhân khẩu và Lao động của 2 nhóm hộ

điều tra năm 2009 ta thấy, năm 2009 với 40 hộ điều tra có 198 nhân khẩu và 102 lao

động, bình quân mỗi hộ có 4,95 nhân khẩu và 2,55 lao động.

Nếu xem xét riêng của mỗi nhóm hộ trong năm 2009 ta có thể đưa ra kết luận sau:

- Nhóm I thôn Sơn Quả năm 2009 có 89 nhân khẩu chiếm 44,95% trong tổng số nhân khẩu của 2 thôn và 49 lao động chiếm 48,04% trong tổng số lao động của 2 thôn. Bình quân mỗi hộ thôn Sơn Quả có 4,45 nhân khẩu và 2,45 lao động.

- Nhóm II thôn Thanh Tân năm 2009 có 109 nhân khẩu chiếm 55,05% trong tổng số nhân khẩu của cả 2 thôn và 53 lao động chiếm 51,96% trong tổng số lao động của 2 thôn. Bình quân mỗi hộ thôn Thanh Tân có 5,45 nhân khẩu và 2,65 lao động

- Tổng nhân khẩu nhóm I ít hơn tổng nhân khẩu nhóm II là 20 nhân khẩu và 4 lao động. Điều này chứng tỏ nguồn lực lao động hộ nhóm II khá hơn.

Bảng 3: Nhân khẩu và Lao động của 2 nhóm hộ điều tra năm 2009

Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Nhóm I Nhóm II

SL % SL % SL %

Tổng số hộ điều tra Hộ 40 100 20 50 20 50

Tổng nhân khẩu Khẩu 198 100 89 44,95 109 55,05 - Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,95 4,45 5,45

Tổng số lao động Lao động 102 100 49 48,04 53 51,96 - Bình quân lao động/hộ Lao động/hộ 2,55 2,45 2,65

(Nguồn: Số liệu điều tra)

+ Đất đai:

Sau lao động, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt của nông hộ, có vai trò quan trọng không kém trong việc tạo ra thu nhập cho hộ gia đình.

Qua kết quả phân tích của Bảng 4: Diện tích đất đai của 2 nhóm hộ điều tra

năm 2009 ta thấy, năm 2009 với 40 hộ điều tra có 1.650.850 m2 diện tích đang sử dụng, trong đó tổng diện tích đất ở là 25.650 m2 (tương ứng bình quân diện tích đất ở/hộ là 1.282,5 m2), tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 63.200 m2 (tương ứng bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/hộ là 3.160 m2), và tổng diện tích đất trồng keo lai là 1.562.000 m2 (tương ứng bình quân diện tích đất trồng keo lai/hộ là 78.100 m2).

Nếu xem xét riêng của mỗi nhóm hộ trong năm 2009 ta có thể đưa ra kết luận sau:

- Nhóm I thôn Sơn Quả năm 2009 có 827.000 m2 diện tích đang sử dụng chiếm 50,1% tổng diện tích đang sử dụng của 2 thôn, trong đó tổng diện tích đất ở là 12.550 m2 (tương ứng bình quân diện tích đất ở/hộ là 627,5 m2) chiếm 49,93% tổng diện tích đất ở của 2 thôn , tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 31.450 m2 (tương ứng bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/hộ là 1.572,5 m2) chiếm 49,76% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của 2 thôn, và tổng diện tích đất trồng keo lai là 783.000 m2

(tương ứng bình quân diện tích đất trồng keo lai/hộ là 39.150 m2) chiếm 50,13% tổng diện tích đất trồng keo lai của 2 thôn.

- Nhóm II thôn Thanh Tân năm 2009 có 823.850 m2 diện tích đang sử dụng chiếm 49,9% tổng diện tích đang sử dụng của 2 thôn, trong đó tổng diện tích đất ở là 13.100 m2 (tương ứng bình quân diện tích đất ở/hộ là 655 m2) chiếm 51,07% tổng diện tích đất ở của 2 thôn , tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 31.750 m2 (tương ứng bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/hộ là 1.587,5 m2) chiếm 50,24% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của 2 thôn, và tổng diện tích đất trồng keo lai là 779.000 m2 (tương ứng bình quân diện tích đất trồng keo lai/hộ là 38.950 m2) chiếm 49,87% tổng diện tích đất trồng keo lai của 2 thôn.

- Nguồn lực đất đai của 2 thôn tương ứng khá đều nhau, chênh lệch nguồn lực đất đai là không lớn.

Bảng 4: Diện tích đất đai của 2 nhóm hộ điều tra năm 2009 Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Nhóm I Nhóm II SL % SL % SL % Tổng diện tích đất đang sử dụng m2 1.650.850 100 827.000 50,1 823.850 49,9 Tổng diện tích đất ở m2 25.650 100 12.550 49,93 13.100 51,07 - Bình quân diện tích đất ở/hộ m2/hộ 1.282,5 627,5 655 Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp

m2 63.200 100 31.450 49,76 31.750 50,24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/hộ

m2/hộ 3.160 1.572,5 1.587,5 Tổng diện tích đất trồng keo lai m2 1.562.000 100 783.000 50,13 779.000 49,87 - Bình quân diện tích đất trồng keo lai/hộ m2/hộ 78.100 39.150 38.950

+ Vốn:

Vốn sản xuất của 2 nhóm hộ chủ yếu là vốn vay mượn và vốn tự có. Theo kết quả điều tra cho thấy hoạt động trồng rừng cộng đồng của 2 thôn vào năm 2004 chưa được sự hỗ trợ về vốn của dự án và đến năm 2010 tuy chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan đã hỗ trợ giúp đỡ người dân trong thôn vay vốn để chuyển đổi sinh kế, giúp người dân thoát khỏi cuộc sống phụ thuộc vào rừng nhưng mức vay và số hộ quyết định vay mượn vốn vay không cao trong năm nay.

Một phần của tài liệu Khóa luận quản lý rừng cộng đồng và sinh kế của người dân xã phong sơn, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 41)