PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận quản lý rừng cộng đồng và sinh kế của người dân xã phong sơn, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 69 - 71)

VIII. Thời gian và đối tượng thực hiện

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

1. KẾT LUẬN

Việc rà soát đánh giá hiệu quả các hộ gia đình đã cho chúng ta nắm được thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng trên nhiều khía cạnh của từng hộ, những mặt mạnh, mặt yếu, khó khăn, thuận lợi cũng như cơ hội thách thức mà bản thân họ đang gặp phải. Về phương pháp tiếp cận không như nhau tùy thuộc vào tính đặc thù của các chủ rừng, tùy thuộc từng dự án hỗ trợ điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả từng loại hình quản lý rừng.

Có thể nói rằng mô hình quản lý ở các Công ty, Ban quản lý rừng được hình thành từ hàng chục năm nay, với đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn và kinh nghiệm nhưng kỳ thực với định suất 500 – 1000 ha/người không thể nào quản lý một cách có hiệu quả từ rừng tự nhiên vốn dĩ nó có nhiều khó khăn phức tạp luôn bị đe dọa, tác động vào rừng, chỉ khi nào giải quyết vấn đề an sinh xã hội cả hai phía người giữ rừng và người phá rừng, thì lúc đó công tác quản lý rừng mới thực sự có hiệu quả.

Các chủ thể quản lý rừng bao gồm cộng đồng dân cư thôn bản, nhóm hộ, hộ gia đình mới xuất hiện trong vòng 7 – 8 năm nay, với trình độ dân trí thấp, đời sống khó khăn, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, tuy nhiên vẫn tốt hơn nếu để rừng vô chủ. Về quy mô chỉ mang tính thử nghiệm nên giao rừng ở mức độ vừa phải 100 – 200 ha/cộng đồng, nhóm hộ, 3 – 5 ha/hộ chắc chắn việc quán xuyến khu rừng được thường xuyên hơn, kịp thời hơn.

Với phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân nên mỗi người trong cộng đồng, nhóm hộ đều xác định vai trò của mình đối với rừng, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với rừng được giao. Nhận thức của cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình về rừng được nâng lên nhiều kể từ khi họ tham gia quản lý rừng, thậm chí họ còn tự gieo tạo cây con để trồng bổ sung vào rừng được giao cho dù việc hưởng lợi từ rừng hầu như chưa có gì.

Mô hình giao rừng cộng đồng cho cộng động dân cư thôn quản lý có hiệu quả khu rừng cộng đồng thực sự có nhu cầu, có năng lực tổ chức quản lý rừng, tự giác được biểu thị bằng sự tự nguyện tham gia bảo vệ rừng của cộng đồng. Việc xây dựng kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng phải dựa vào nguồn lực của cộng đồng nếu không sẽ

không mang tính khả thi. Đồng thời Ban quản lý thôn nhiệt tình, có tâm huyết, thực hiện phân công trách nhiệm cụ thể giữa các thành viên, tăng cường kiểm tra giám sát tổ bảo vệ rừng cũng như của cả cộng đồng trong quá trình tổ chức thực hiện.

2. KIẾN NGHỊ

Nhân rộng mô hình quản lý rừng cộng đồng trên các xã vùng dự án, bình quân mỗi xã 2 thôn, mỗi thôn giao từ 100 – 200 ha rừng, trong năm 2010 tập trung 4 cộng đồng ở 4 xã Hương Nguyên, Hồng Thái, Phong Sơn, Phong Xuân.

Giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình quản lý với số lượng 20 hộ/xã, bình quân mỗi hộ 10 ha.

Công tác quản lý rừng tự nhiên ở các Ban quản lý hiện nay rất đơn điệu, đơn lẻ không ngoài nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng tự nhiên là chính, nên chăng cần nghiên cứu chính sách trong việc quản lý rừng ở các Ban quản lý đảm bảo thực sự có hiệu quả, gắn trách nhiệm và quyền lợi của chủ rừng với rừng theo đúng tinh thần của luật, tăng cường các hoạt động lâm sinh để cải thiện chất lượng rừng.

Đồng thời các cấp quản lý vĩ mô cần quan tâm trong việc ban hành cơ chế hưởng lợi từ rừng đối với các chủ từng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình. Các chủ trương chính sách hiện nay còn nhiều bất cập nhưng vẫn chưa thay đổi được.

Hiện Ủy ban Nhân dân xã đang quản lý một số rừng tự nhiên chưa giao cho ai quản lý, nên chăng cần có kế hoạch giao diện tích cho cộng đồng và hộ gia đình quản lý, tránh tình trạng rừng vô chủ như hiện nay.

Đề nghị Nhà nước quan tâm nhiều hơn, hỗ trợ vốn, giống cây con và hướng dẫn biện pháp kỹ thuật lâm sinh để công tác nuôi dưỡng, làm giàu rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng đạt kết quả tốt nhằm nâng cao chất lượng rừng được giao.

Người dân nòng cốt trong cộng đồng được tham gia tập huấn kiến thức cơ bản về phương pháp điều tra rừng, lập kế hoạch quản lý rừng, xây dựng bảo vệ và phát triển rừng, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật lâm sinh và điều quan trọng là trực tiếp tham gia vào các hoạt động, do đó hiệu quả cao hơn so với phương pháp trước đây, chủ yếu thông qua các cuộc họp thôn và báo cáo của tư vấn.

Đối với 2 nhóm hộ Thanh Tân và Sơn Quả đã điều tra xác định lại trạng thái rừng trên diện tích được giao, cần xây dựng kế hoạch quản lý rừng trong giai đoạn 2010

– 2015. Sau khi phương án được duyệt, cộng đồng sẽ xây dựng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng và quy ước bảo vệ và phát triển rừng của thôn là cơ sở cộng đồng dân cư thôn thực hiện phương án này.

Một phần của tài liệu Khóa luận quản lý rừng cộng đồng và sinh kế của người dân xã phong sơn, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w