Dự đoán bối cảnh tương la

Một phần của tài liệu Khóa luận quản lý rừng cộng đồng và sinh kế của người dân xã phong sơn, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 53 - 54)

VIII. Thời gian và đối tượng thực hiện

2.3.3.Dự đoán bối cảnh tương la

Độ che phủ của rừng sẽ ngày càng lớn hơn thông qua công tác bảo vệ, nuôi dưỡng và làm giàu rừng ở trong khu vực. Chính vì thế không chỉ xã Phong Sơn, hay huyện Phong Điền mà cả tỉnh Thừa Thiên Huế nên phát triển rừng cộng đồng. Lâm nghiệp phát triển sẽ góp phần không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân, bảo vệ môi trường, cảnh quan văn hóa xã hội, tạo nguồn thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân đặc biệt là đại bộ phận dân cư miền núi.

Và nếu như rừng cộng đồng được bảo vệ tốt thì các loại chim, thú rừng sẽ phong phú và phát triển nhiều hơn trước. Ngoài ra, công tác làm giàu rừng sẽ du nhập một số loài động vật, nhiều loại cây mới sẽ kết hợp với cây bản địa làm phong phú hơn cơ cấu cây trồng, phong phú các loài động vật làm tăng ý nghĩa đa dạng sinh học của rừng. “Vận động công chúng tham gia xây dựng qui chế quản lý tài nguyên tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” là tên dự án mà Trung tâm nghiên cứu và Tư vấn quản lý tài nguyên (CORENARM) đang chuẩn bị tiến hành đã bắt đầu thực thi dự án từ ngày 1/04/2010.

Với mục tiêu của dự án này là: Thứ nhất, nâng cao nhận thức của người dân tại vùng đệm khu bảo tồn trong việc tham gia quản lý, bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thứ hai là huy động sự tham gia của người dân vào việc xây dựng quy chế quản lý, khai thác, sử dụng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững tại vùng đệm thuộc khu bảo tồn. Mục tiêu cuối cùng là góp phần cải thiện môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học. Với tất cả các mục tiêu đã đặt ra, dự án trên hứa hẹn sẽ đem lại những kết quả tích cực cho cả khu bảo tồn lẫn người dân địa phương huyện Phong Điền nói riêng và cộng đồng tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

Ngoài ra, công tác quản lý nuôi dưỡng bảo vệ rừng tốt sẽ làm cho trữ lượng gỗ bình quân của rừng tăng lên từ đó đem lại lợi ích lớn hơn cho người dân trong thôn.

Tóm lại, rừng cộng đồng trước chưa có chủ thật sự quản lý nay đã có chủ thật sự. Người dân trong thôn đã xem rừng cộng đồng như vườn nhà mình. Công tác quản lý bảo vệ ngày càng được thực hiện tốt hơn làm cho rừng cộng đồng trong tương lai ngày càng tăng trưởng và phát triển thuận lợi.

Một phần của tài liệu Khóa luận quản lý rừng cộng đồng và sinh kế của người dân xã phong sơn, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 53 - 54)