Một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động kinh doanh của công TNHH Tiến An

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tỷ giá đến hoạt động xuất nhật khẩu tại công ty minh tâm (Trang 37 - 41)

động kinh doanh của công TNHH Tiến An

Có thể nói rủi ro về tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi ro thường xuyên và đáng lo ngại nhất đối với các công ty hoạt động xuất nhập khẩu. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của công ty bị ảnh hưởng đáng kể. Thế nhưng trên thực tế, rất ít doanh nghiệp ở Việt Nam có cái nhìn đúng đắn về rủi ro tỷ giá nên chưa có sự quan tâm đúng

mức. Qua những phân tích ở trên, chúng ta cũng đã thấy được sự biến động của tỷ giá hối đoái tác động thế nào đến kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của công ty TNHH Tiến An. Trong hiện tại, tỷ giá đang có xu hướng tăng làm tăng doanh thu rất có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng đồng thời cũng làm tăng chi phí nhập khẩu, nhưng vì kim ngạch nhập khẩu của công ty chiếm 100% tổng kim ngạch nên gây thiệt hại cho công ty rất lớn.

Tuy nhiên trong tương lai tỷ giá cũng có thể giảm, lúc đó sẽ có lợi cho công ty vì khi đó chi phí nhập khẩu sẽ giảm. Như vậy công ty cần phải sử dụng những giải pháp phòng tránh rủi ro về tỷ giá. Do đó, đề tài đã trình bày một số giải pháp sau nhằm giúp công ty TNHH Tiến An có thể giảm thiểu rủi ro về tỷ giá. Bằng cách sử dụng hợp đồng kỳ hạn và các công cụ phái sinh khác, để có thể phòng tránh được rủi ro về tỷ giá cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Hiện nay, công ty mới chỉ sử dụng các quỹ dự phòng để kịp thời đáp ứng khi nguồn ngoại tệ của công ty thâm hụt. Còn các công cụ phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn công ty chưa sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Nguyên nhân của thực trạng trên là do mức độ am hiểu của công ty về các sản phẩm phái sinh còn yếu kém. Và do bản thân ban lãnh đạo công ty không khuyến khích nhân viên sử dụng các công cụ này.

Vấn đề đặt ra cho công ty TNHH Tiến An trong giai đoạn tỷ giá biến động phức tạp và tình hình thực tế của công ty như hiện nay là:

- Đối với các quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá mà hiện nay công ty đang sử dụng, cần rà soát lại để cân đối một lượng dự phòng cho hợp lý, để tránh trường hợp lượng dự phòng rất lớn nhưng không dùng đến. Hoặc quá ít không đủ khi có biến động xảy ra. Cụ thể năm 2011 và 2012 quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá của công ty là 2.500.000.000 đồng, sang năm 2014 quỹ dự phòng này tăng lên 2.750.000.000 đồng.

- Đối với việc hiện tại công ty chưa sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá do mức độ am hiểu của công ty về các sản phẩm phái sinh còn yếu kém, và do bản thân ban lãnh đạo công ty không khuyến khích nhân viên sử dụng các công cụ này dù đây là biện pháp rất hữu ích. Trước hết ban lãnh đạo công ty cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, từ đó khuyến khích nhân viên trong công ty tìm hiểu và vận dụng tốt các công cụ này. Đồng thời cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ này do các ngân hàng và các cơ quan nhà nước tổ chức. Các loại công cụ phái sinh cơ bản bao gồm:

a) Nghiệp vụ giao dịch hối đoái kỳ hạn (Forward)

Forward là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai.

Mức ký quỹ 3% giá trị hợp đồng cho các giao dịch USD/VND.

Mức ký quỹ từ 7 – 10% giá trị hợp đồng cho các giao dịch có loại ngoại tệ khác với giao dịch USD/VND nêu trên.

b. Nghiệp vụ giao dịch hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp cần ngoại tệ trong tương lai và nội tệ trong hiện tại hoặc cần ngoại tệ trong hiện tại và nội tệ trong tương tai. Ví dụ như doanh nghiệp có một hợp đồng nhập khẩu và cần USD trong tương lai, như vậy để tránh rủi ro tỷ giá doanh nghiệp có hai giao dịch cần thực hiện, bán USD giao ngay trong hiện tại và mua USD kỳ hạn trong tương lai. Nhưng bây giờ, nhờ có hợp đồng hoán đổi, doanh nghiệp chỉ cần ký hợp đồng hoán đổi với ngân hàng để thực hiện cả hai giao dịch trên. Làm như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp do chênh lệch giá mua và bán USD, đồng thời

cũng hạn chế được thời gian do chỉ cần ký một loại hợp đồng thay vì hai như trước đây.

Nghiệp vụ giao dịch hối đoái hoán đổi là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Kỳ hạn giao dịch: tối thiểu 03 ngày, tối đa 365 ngày.

Phí giao dịch hối đoái: khách hàng không phải trả phí giao dịch hối đoái đối với giao dịch hoán đổi.

Chứng từ trong các giao dịch giao ngay: khách hàng không phải xuất trình chứng từ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ.

Mức ký quỹ 3% giá trị hợp đồng cho các giao dịch USD/VND. Mức ký quỹ từ 7 – 10% giá trị hợp đồng cho các giao dịch có loại ngoại tệ khác với giao dịch USD/VND nêu trên.

c. Quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ

Đối với một doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thường xuyên phải đối mặt với các khoản thu chi bằng ngoại tệ, vì vậy rủi ro về tỷ giá là không thể nào tránh khỏi. Khi có một khoản thu bằng ngoại tệ trong tương lai, để tránh rủi ro doanh nghiệp có thể mua quyền chọn bán ngoại tệ trong tương lai, khi đến thời hạn thanh toán nếu doanh nghiệp thấy có lợi thì sẽ sử dụng hợp đồng quyền chọn để bán ngoại tệ, nếu không thì doanh nghiệp sẽ bán ở bên ngoài thị trường. Ngược lại, khi có một khoản chi bằng ngoại tệ trong tương lai, doanh nghiệp có thể mua quyền chọn mua, để khi đến thời hạn thanh toán, doanh nghiệp có thể tránh được rủi ro về tỷ giá bằng cách sử dụng quyền chọn mua để khi giá thị trường lên cao doanh nghiệp có thể mua ngoại tệ với giá thấp hơn giá thị trường, còn khi giá thị trường giảm

xuống doanh nghiệp có thể mua ngoại tệ ở bên ngoài thị trường và chỉ bị lỗ phần chi phí mua quyền chọn

Quyền lựa chọn tiền tệ:Là một giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá thỏa thuận trước.

Quyền Chọn có 2 loại: Quyền chọn mua là quyền được mua ngoại tệ tại tỷ giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã xác định. Quyền chọn bán là quyền được bán ngoại tệ với tỷ giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã xác định.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tỷ giá đến hoạt động xuất nhật khẩu tại công ty minh tâm (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w