tìm hiểu các hoạt động tạo thu nhập của người dân xã quảng vinh, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

46 1.3K 8
tìm hiểu các hoạt động tạo thu nhập của người dân xã quảng vinh, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Hiện nay, ở nước ta đại bộ phận người nghèo, ngườithu nhập thấp đang sống ở nông thôn, với 70% dân số Việt Nam sống dựa vào nông nghiệp, hàng năm đóng góp 20% GDP toàn quốc[14]. Nguồn lao động ở nông thôn rất dồi dào nhưng tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp luôn xảy ra do thiếu việc làm và tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân hiện vẫn làm các công việc mang tính chất thủ công và thời vụ. Đúng vụ sản xuất nông nghiệp thì công việc của họ là thuần nông, ngoài thời vụ kể trên phần lớn là họ chuyển sang các lao động phổ thông khác như gia công thêm một số mặt hàng thủ công truyền thống, buôn bán nhỏ - tham gia lưu thông hàng hoá từ nông thôn ra thành thị, tham gia vào các chợ lao động ở những thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc cũng có một số tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động, nhưng chưa nhiều và mức độ đáp ứng các yêu cầu của thị trường này chưa cao Do tính chất công việc phổ thông, mang tính thời vụ nên thu nhập của họ không cao và không ổn định. Thực tế này tạo nên sự thiếu bền vững và tiềm ẩn những bất ổn về việc làm đối với lực lượng lao động nông thôn nói chung, nông dân nói riêng. Dẫn đến nông dân thiếu việc làm ngày càng tăng, thực trạng trên nếu không được khắc phục sớm sẽ trở thành lực cản đối với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; gia tăng các vấn đề kinh tế - hội…[4] Vì vậy, tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn, đa dạng các hoạt động tạo thu nhập góp phần làm tăng thu nhập cho người dân nông thôn là những chính sách quan trọng trong chiến lược CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn nhằm làm giảm sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị trong tiến trình phát triển kinh tế hội của đất nước. Do đó, đòi hỏi nhiều hơn nữa những nghiên cứu về nông thôn để làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách này. Các hoạt động tạo thu nhập ở nông thôn rất đa dạng, nhưng mức thu nhập vẫn còn thấp và còn phụ thuộc nhiều vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, các hoạt động phi nông nghiệp cũng đống vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, nghiên cứu các hoạt động tạo thu nhập ở nông thôn là hết sức cần thiết. 1 Có nhiều nghiên cứu về các hoạt động tạo thu nhập ở nông thôn nhưng thường đi theo các chương trình, dự án và thường mang tính chất vùng, khu vực rộng lớn. Do đó, nghiên cứu sinh kế và thu nhập ở tầm vi mô sẽ cho chúng ta cách nhìn chi tiết hơn ở từng vùng, từng khu vực cụ thể tương ứng với các điều kiện tự nhiên và kinh tế hội của vùng đó. Tìm hiểu các nguồn thu nhập ở nông thôn không chỉ phác họa nên bức tranh tổng thể về kinh tế nông thôn mà còn là cơ sở để vạch ra những chiến lược kinh tế hội cho nông thôn trong hiện tại và tương lai. Quảng Vinh nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung đều có những điểm tương đồng song cũng có nhiều nét khác biệt được quy định bởi tính chất của điều kiện tự nhiên và kinh tế hội của mỗi vùng. Là một thuần nông thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, sinh kế của người dân nơi đây chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp, ngoài ra có các khoản thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp như buôn bán, xây dựng, từ con em đi làm ăn xa gửi về… Trong những năm gần đây, do sức ép của sự gia tăng dân số kéo theo sự tăng lên của đất thổ cư và sự giảm nhanh của đất sản xuất nông nghiệp. Thời tiết diễn biến thất thường tác động rủi ro trong sản xuất nông nghiệp tăng lên. Do đó, sự rủi ro trong sinh kế cũng ngày càng cao và rất nhiều vấn đề khác đang nảy sinh trong đời sống kinh tế hội của người dân. Vì vậy, nghiên cứu sinh kế của người dân Quảng Vinh sẽ cho chúng ta cách nhìn toàn diện hơn về bối cảnh sinh kế của người dân nơi đây, đồng thời tìm ra những con đường phát triển mới cho vùng đất này. Trước những yêu cầu đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu các hoạt động tạo thu nhập của người dân Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, hội Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Tìm hiểu các hoạt động tạo thu nhập và vai trò của các hoạt động đó đối với sinh kế người dân Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Tìm hiểu/ đánh giá các khó khăn, thuận lợi của người dân khi tham gia các hoạt động tạo thu nhập. 2 PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trong nghiên cứu sinh kế. 2.1.1 Cơ sở lý luận trong nghiên cứu sinh kế bền vững. Cơ sở của sự phát triển phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững là dựa trên lịch sử của quá trình thay đổi những quan điểm về nghèo đói qua ba thập kỷ. Cụ thể là, các phương pháp tiếp cận tham gia trong công tác phát triển đã nêu bật được sự đa dạng trong những mục đích phát triển mà con người hướng tới và sự đa dạng mà con người cần thích nghi trong các chiến lược sinh kế của mình để đạt được thành công. Phân tích đói nghèo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các tài sản sinh kế, tức là vai trò của các loại vốn trong việc quyết định đến hiện trạng đời sống. Mặt khác việc coi trọng vai trò của khung chính sách và thể chế, một vấn đề được quan tâm nhiều trong tư duy phát triển đầu thập kỷ 80, một yếu tố nổi trội của các phương pháp tiếp cận quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng là cơ sở để hình thành nên các phương pháp tiếp cận sinh kế sau này. Tuy nhiên, trong phân tích sinh kế ngoài việc chú trọng vai trò của thể chế và tiến trình nó còn tập trung vào việc tìm hiểu và hỗ trợ mối liên kết của thể chế, tiến trình từ cấp vi mô tới cấp vĩ mô, thay vì chỉ tập trung ở cấp địa phương.[3,2] Các phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững cũng bắt nguồn từ những hạn chế về tính hiệu quả của những hoạt động can thiệp trong công tác phát triển. Sau khi tuyên bố cam kết về giảm nghèo, rất nhiều chính phủ và các nhà tài trợ đã ngay lập tức tập trung nỗ lực vào các nguồn lực và cơ sở vật chất (đất, nước, trạm y tế, công trình hạ tầng) hay tập trung vào những cơ cấu cung cấp dịch vụ (giáo dục, thú y, các tổ chức phi chính phủ) mà không tập trung vào bản thân con người cho nên hiệu quả phát triển rất thấp. Vì thế các phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững đã hình thành và đặt con người chính ngay thời điểm đầu tiên của các họat động phát triển, thước đo của sự thành công ở đây là sinh kế của con người đã được củng cố bền vững. Ở thời điểm đó, người ta dự đoán rằng việc hướng trọng tâm vào người nghèo sẽ tạo ra những thay đổi lớn lao cho sự thành công của các mục đích xóa nghèo.[3,2] Theo DFID thì sinh kế có thể được mô tả là một tập hợp của việc sử dụng các nguồn lực thực hiện các hoạt động để sống. Các nguồn lực có thể 3 bao gồm kỹ năng và khả năng (vốn con người) của một các nhân, đất đai, tiết kiệm và trang thiết bị ( vốn tự nhiên, tài chính, vật chất), các nhóm hỗ trợ chính thức hay các mạng lưới không chính thức hỗ trợ cho việc thực thi hoạt động (vốn hội).[3,5] Một sinh kế được coi là bền vững nếu như nó có khả năng liên tục duy trì hoặc nâng cao mức sống hiện tại và tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để làm được điều này nó cần có khả năng vượt qua và hồi phục những áp lực cũng như những cú sốc, ví dụ: thảm họa thiên nhiên hay khủng hoảng kinh tế.[3,5] Đa dạng hóa sinh kế là tiến trình mà các hộ gia đình xây dựng một danh mục đa dạng các hoạt động, các loại vốn và chiến lược để duy trì sự sống và phát triển kinh tế [3,5]. Ở nông thôn, sự đa dạng sinh kế này càng được biểu hiện rõ rệt, thể hiện là thu nhập của người dân nông thôn rất đa dạng từ nhiều nguồn của nhiều hoạt động khác nhau như nông nghiệp, các hoạt động phi nông nghiêp,… Phân tích sinh kế và bối cảnh sinh kế người ta dùng khung phân tích sinh kế. Các thành phần của khung phân tích sinh kế bao gồm: bối cảnh tổn thương , tài sản sinh kế, thể chế và chính sách, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế, mối quan hệ các thành phần trong khung. Bối cảnh tổn thương đề cập đến phạm vi người dân bị ảnh hưởng và bị lâm vào các loại sốc ( mùa màng thất thu, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, xung đột, lâm bệnh), xu hướng bao gồm cả xu hướng kinh tế hội và môi trường và tính mùa vụ ( sự dao động bao gồm dao động về giá cả thi trường và việc làm,…). Bối cảnh tổn thương bao gồm các xu hướng, các cú sốc, tính mùa vụ hay sự dao động và mối quan hệ giữa chúng. Khi phân tích bối cảnh tổn thương cần phân loại các nhóm kinh tế hội khác nhau như hộ nghèo, trung bình, khá,…Vì các nhóm hội khác nhau thì sự tổn thương sẽ khác nhau. Tài sản sinh kế là một hợp phần chính trong khung phân tích sinh kế bền vững, đây là các loại tài sản sinh kế mà các loại hình sinh kế được xây dựng trên đó. Các tài sản này được chia làm năm loại ( hay loại vốn), đó là: Vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn tự nhiên, vốn hội). Hay còn được gọi là ngũ giác tài sản sinh kế được thể hiện theo hình vẽ: (Hình 1) 4 +Vốn con người: Bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của từng các nhân và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả năng làm việc để họ đạt được những kết quả sinh kế. +Vốn hội: Đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ, các tổ chức hội và các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để từ đó được những kết quả sinh kế. +Vốn tự nhiên: Là các nguồn lực tự nhiên (của một hộ hoặc của cộng đồng) mà con người trông cậy vào. +Vốn tài chính: Là các nguồn lực tài chính mà con người có được như nguồn thu nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và các luồng thu nhập tiền mặt như lương hưu, tiền do thân nhân gửi về hay những trợ cấp của nhà nước. +Vốn vật chất: Bao gồm các công trình hạ tầng và hội cơ bản và các tài sản của hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế, như giao thông, hệ thống cấp nước và năng lượng, nhà ở và các đồ dùng,dụng cụ trong gia đình, các công cụ máy móc phụ vụ sản xuất,…[3;15] Hình 1: Ngũ giác sinh kế Chiến lược sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử dụng và quản lý các nguồn vốn sinh kế của người dân nhằm để kiếm sống cũng như đạt được mục tiêu và ước vọng của họ. Những lựa chọn và quyết định của người dân cụ thể là: Quyết định đầu tư vào loại nguồn lực vốn hay tài sản sinh kế; 5 Vốn con người Vốn hội Vốn tự nhiên Vốn vật chất Vốn tài chính Qui mô của các hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi; Cách thức họ quản lý và bảo tồn các tài sản sinh kế; Cách thức họ thu nhận và phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống; Họ đối phó như thế nào với rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau; Họ sử dụng thời gian và công sức lao động mà họ có như thế nào để làm được những điều trên;…[3;27]. Kết quả sinh kế được khái niệm là những mục tiêu và ước nguyện đạt được - đó là những điều mà con người muốn đạt được trong cuộc sống cả trước mắt và lâu dài.[3;28] Tài sản và những chiến lược sinh kế: Những ai có nhiều tài sản có khuynh hướng có nhiều lựa chọn lớn hơn và khả năng chuyển đổi giữa nhiều chiến lược để đảm bảo sinh kế của họ. Tài sản và những kết quả sinh kế: Khả năng người dân thoát nghèo phụ thuộc chủ yếu vào sự tiếp cận của họ đối với những tài sản. Những tài sản khác nhau cần để đạt được những kết quả sinh kế khác nhau. Ví dụ: Thu nhập nông hộ phụ thuộc vào đầu tư các yếu tố sản xuất chính như: diện tích đất đang sử dụng, số lao động trong gia đình, giá trị của tài sản cố định ngoài đất đai, có điều kiện tiếp cận thuỷ lợi dễ dàng và áp dụng giống lúa mới. Tất cả các yếu tố trên đóng góp vào gia tăng năng suất đất đai và thu nhập của nông hộ. Sự gia tăng năng suất nông nghiệp có thể gián tiếp ảnh hưởng lên lĩnh vực phi nông nghiệp bằng sự gia tăng thặng dư tương tự lúa gạo và như vậy tạo ra cơ hội việc làm trong lĩnh vực chế biến ở nông thôn, thương mại và các hoạt động vận chuyển (Mellor, 1976) từ đó có thể đóng góp trực tiếp làm thu nhập nông nghiệp lớn hơn. Sự phát triển tài nguyên nhân lực tuỳ thuộc cấp lớp đã đến trường của chủ hộ, có thể góp phần làm tăng năng suất lao động các hoạt động phi nông nghiệp, từ đó thu nhập nông hộ gia tăng. Giáo dục cũng tạo cơ hội nghề nghiệp cho thành phần lao động gia đình thủ công, năng suất thấp (chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và các hoạt động xây dựng) chuyển sang các hoạt động ngoài nông nghiệp như: thương maị và dịch vụ. Tình trạng của cơ sở hạ tầng cũng đóng góp tích cực 6 vào thu nhập thông qua giá cả của đầu vào, đầu ra trong lĩnh vực thương mại và qua việc gia tăng cơ hội lao động làm tăng thu nhập trong lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông thôn. Ngoài nguồn vốn tiết kiệm của gia đình, tiếp cận tín dụng làm tăng thêm vốn cũng làm tăng thêm thu nhập của nông hộ.[3;30] 2.1.2 Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài. Trong những năm gần đây, khu vực nông thôn có sự quan tâm mạnh mẽ của Đảng, nhà nước và các ban ngành hữu quan, điều này được thể hiện trong các chủ tương và chính sách của Đảng và nhà nước ta về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tuy nhiên vẫn tồn tại mâu thuẫn lớn nhất trong giai đoạn hiện nay của phát triển là mục tiêu của nhà nước và nông dân khác nhau. Nhà nước coi khu vực nông nghiệp là một khu cực của nền kinh tế, phải tăng trưởng thế nào để vừa đảm bảo được an ninh lương thực, vừa có sản phẩm thặng dư để đóng góp cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Còn nông dân sống trong hội nông thôn cần có đời sống ngày càng được nâng cao cùng với mức sống của đô thị hóa. Trong hội nông thôn không chỉ có nông nghiệp mà còn có tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Những nghiên cứu gần đây về sinh kế nông thôn trên thế giới và nước ta cho thấy nông dân có xu hướng đa dạng hóa sinh kế để tăng thu nhập và xu hướng theo các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng cao. Không phải giá trị tăng của nông nghiệp đều được quay trở về cho nông dân mà còn được phân phối cho khu vực phi nông nghiệp. Vì vậy, nông dân không chỉ sống từ nông nghiệp.[5;81] Trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế hội của đất nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng trong giai đoạn vừa qua, đã có những bước tiến bộ vượt bậc về mọi mặt trong đời sống kinh tế hội, đặc biệt là sau đổi mới 1986. GDP/ người không ngừng tăng lên qua các giai đoạn và các năm, trong đó thu nhập bình quân đầu người năm 2001 là 405 USD, tức xấp xỉ 6.070.000 đồng/người nhưng đến năm 2008 là 1024 USD/ người, tức xấp xỉ 17.000.000 đồng/người/năm.[7] Tuy vậy trong tiến trình phát triển đó, về tổng thể đã đạt được những thành tựu đáng kể song vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất cập nảy sinh trong đời sống hội. Đơn cử trong số đó vẫn còn tồn tại sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Trong đó, thành thị là khu vực tập trung sự tăng 7 trưởng và tiến bộ hội về mọi mặt. Trong khi đó, khu vực nông thôn mặc dù có sự tăng trưởng về kinh tế và tiến bộ về nhiều mặt nhất là cơ sở vật chất, sự đa dạng gia tăng về thu nhập từ nhiều hoạt động, nhưng so với thành thị đây vẫn là bước tiến khiêm tốn. Hiện nay, thu nhập nông thôn thấp hơn 2,06 lần so với thành thị, đây là mức thu nhập chênh lệch khá lớn giữa hai khu vực này.[9] Để phát triển nông thôn, đưa nông thôn tiến gần với thành thị, trong thời gian tới đòi hỏi cần nghiên cứu và đưa ra nhiều chủ trương chính sách mới, đồng thời càn có thời gian phát triển khu vực nông thôn. Tăng cường các nghiên cứu về nông thôn, nhất là nghiên cứu sinh kế và thu nhập là việc làm cần thiết và quan trọng. 2.2 Các nghiên cứu sinh kế trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1 Các nghiên cứu sinh kế trên thế giới Nghiên cứu các hoạt động sinh kế trên thế giới diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nước, nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, đặc biệt là nghiên cứu của các tổ chức quốc tế chính thức và phi chính thức về sinh kế nông thôn, trong đó có WB, FAO, UNDP, CARE. Với những mục tiêu khác nhau mà có những công trình nghiên cứu của các tổ chức quốc tế chủ yếu được thực hiện ở các nước nghèo, các nước đang phát triển, nhất là các nước ở khu vực châu Phi. Các nghiên cứu về đời sống nông thôn và xóa đói giảm nghèo được thực hiện ở Uganda và Tanzania (năm 2005) cho thấy rằng, các hộ gia đình khá thường sở hữu hơn 2-3 ha đất đai, hơn 5 con dê, 2 con bò và một căn nhà với bức tường gạch; các hộ gia đình này đảm bảo được an toàn lương thực quanh năm, đủ tài chính để thuê lao động, con cái được học hành đầy đủ, và tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp ( kinh doanh, xay xát, mở cửa hàng, làm gạch, kinh doanh quầy ba) và sản xuất trang trại nhiều hơn. Các hộ trung bình thì sở hữu ít hơn các loại tài sản này, hộ gia đình có xu hướng kinh doanh, họ có thực phẩm hầu hết ở các năm và hộ tham gia ít hoặc không có các hoạt động phi nông nghiệp. Các hộ nghèo thuờng có ít hơn 0,5ha đất, không có hoặc có ít gia súc, luơng thực và thực phẩm phụ thuộc nhiều vào việc bán hàng hoặc lao đông làm thuê [10]. 8 Theo nghiên cứu của WB và truờng đại học Washington cho thấy dù đã có những tiến bộ đáng kể trong sự đa dạng về thu nhập của các hộ gia đình nông thôn nhưng nông nghiệp vẫn là hoạt động chủ yếu của các hộ gia đình nông thôn ở các nuớc đang phát triển. Đây là kết luận của một nghiên cứu dựa trên các kết quả ban đầu của dự án các hoạt động tạo thu nhập ở nông thôn, một dự án của FAO nghiên cứu cho thấy 84% các hộ gia đình ở nông thôn tham gia vào các họt động nông nghiệp. Tại một số nuớc, các số liệu thống kê cho thấy con số này còn cao hơn lên tới 99%. Tuy nhiên nghiên cứu cũng đề cập rằng các hộ gia đình ở nông thôn thu đuợc một phần lớn thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp.[12] 2.2.2 Các nghiên cứu sinh kế ở Việt Nam Theo những nghiên cứu gần đây, hơn 80% cư dân Việt Nam sống ở nông thôn, trong đó gần 70% lao động trong nông nghiệp với 77% hộ thuần nông. Năm 2005, năng suất lao động bình quân trong nông nghiệp chỉ bằng 1/5 trong công nghiệp và dịch vụ (tính theo GDP bình quân đầu người), 90% hộ đói, nghèo trong tổng số hộ đói nghèo của cả nước là nông dân. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rất nghiêm trọng, có khoảng 7 triệu lao động chưa có hoặc thiếu việc làm, mỗi năm lại bổ sung thêm 400.000 người đến tuổi lao động.[4] Do yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển là một thực tế khách quan, tuy nhiên, quá trình trên cũng đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế, hội rất bức xúc ở các địa phương, nhất là ở những địa phương có tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Trong đó vấn đề việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi đất được coi là vấn đề bức xúc nhất. Đây cũng là thách thức lớn đối với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng, phát triển đất nước nói chung. Theo Bộ Lao động, Thương binh và hội, từ năm 1990 đến năm 2003, diện tích đất bị thu hồi để phục vụ cho các mục đích sử dụng trên lên tới 697.410 ha, những năm sau đó, trung bình mỗi năm cả nước mất khoảng 50 nghìn ha đất nông nghiệp cho các nhu cầu phi nông nghiệp. Tính bình 9 quân cứ 1 ha đất bị thu hồi sẽ làm cho 13 lao động nông nghiệp bị mất việc; riêng vùng đồng bằng sông Hồng là 15 người. Trong 5 năm (2001-2004), số người bị mất việc do bị thu hồi đất phục vụ cho các nhu cầu trên ở Hà Nội là gần 800.000 người; Hà Nam: 12.360 người; Hải Phòng: 13.274 người; Hải Dương: 11.964 người; Bắc Ninh: 2.222 người; Tiền Giang: 1.459 người; Quảng Ninh: 997 người [2] v.v Theo tính toán của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, giai đoạn từ 2006-2010, tổng diện tích đất nông nghiệp sẽ bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia sẽ là 192.212 ha và theo đó sẽ 2.498.756 lao động nông thôn mất việc. Trên thực tế, diện tích đất nông nghiệp chỉ có hơn 9 triệu ha, chiếm khoảng 28% diện tích của cả nước, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn hiện có khoảng 33.971 ngàn người (chiếm 75,03% tổng lao động cả nước) và sau mỗi năm lại tăng thêm khoảng 45 vạn người [1]. Vì vậy, những lao động nông thôn đã bị thu hồi đất có rất ít cơ hội được cấp lại đất để tiếp tục sinh sống bằng nghề cũ. Do đó, hàng triệu người, chủ yếu là nông dân lâm vào cảnh không có hoặc thiếu việc làm, thu nhập giảm hoặc không có thu nhập. Điều đáng chú ý trong số những người bị mất việc nhóm người bị ảnh hưởng nhiều nhất ở độ tuổi từ 35 tuổi trở lên (chiếm khoảng 50%) - là nhóm người thường có trách nhiệm tạo thu nhập chính cho gia đình, và ở độ tuổi của họ vấn đề học và chuyển đổi nghề mới không dễ dàng. Đây là một bài toán khó, một thách thức lớn đối với phát triển.[4] Trong những năm qua, Nhà nước đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân những vùng bị thu hồi đất như chính sách định cư tại chỗ, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên số lượng nông dân mất việc làm, thiếu việc làm vẫn chưa thể khắc phục triệt để. Trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta phải chấp nhận một “sân chơi” bình đẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế - sẽ không có sự phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ nội địa và nhập khẩu; phải mở cửa thị trường, bảo hộ hạn chế, dỡ bỏ hàng rào thuế quan và tiến tới sự minh bạch trong dự báo chính sách thương mại v.v Đây là những thách thức lớn đối với các ngành sản xuất và dịch vụ trong nước, đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp.[4] 10 [...]... sách hội 3.2.2 Các hoạt động tạo thu nhập và vai trò của các hoạt động đó đối với sinh kế người dân Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh TT Huế 3.2.2.1 Các hoạt động sản xuất, tạo thu nhập - Hoạt động sản xuất nông nghiệp + Trồng trọt + Chăn nuôi - Hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy sản - Hoạt động phi nông nghiệp 3.2.2.2 Vai trò của các hoạt động tạo thu nhập đối với sinh kế của người dân - Mức thu. .. nghiệp 4.2.2 Vai trò của các hoạt động tạo thu nhập đối với sinh kế của người dân 4.2.2.1 Mức thu nhập và sự đa dạng của các hoạt động tạo thu nhập Mức thu nhập giữa các nhóm hộ gia đình khác nhau của Quảng Vinh được thể hiện ở bảng 5 Bảng 5 : Mức thu nhập và sự chênh lệch về mức thu nhập giữa các hộ gia đình của Quảng Vinh năm 2010 Đơn vị tính: 1000.000đ Loại hộ Mức thu nhập Sự chênh lệch Hộ... biệt ngân sách chi cho công tác này là 37.070.000 đồng 4.2 Các hoạt động tạo thu nhập và vai trò của các hoạt động đó đối với sinh kế người dân Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh TT Huế 4.2.1 Các hoạt động sản xuất, tạo thu nhập 4.2.1.1 Hoạt động sản xuất nông nghiệp  Trồng trọt Ở đây phần lớn các hộ dân đều tham gia vào lĩnh vực này, và cây lúa vẫn là cây trồng chính để tạo thu nhập, ngoài ra... nhập đối với sinh kế của người dân - Mức thu nhập và sự đa dạng của các hoạt động tạo thu nhập - Vai trò của các hoạt động tạo thu nhập đối với sinh kế của người dân 17 3.2.3 Khó khăn và thu n lợi của các hoạt động sản xuất, tạo thu nhập 3.2.3.1 Hoạt động sản xuất nông nghiệp - Trồng trọt - Chăn nuôi 3.2.3.2 Hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy sản 3.2.3.3 Hoạt động phi nông nghiệp 3.3 Phạm vi nghiên cứu... cứu Người dân tham gia các hoạt động tạo thu nhập tại Quảng Vinh bao gồm các hoạt động như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, và các hoạt động phi nông nghiệp khác 3.2 Nội dung nghiên cứu 3.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, hội Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh TT Huế 3.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên - Vị trí địa lí - Địa hình đất đai 3.2.1.2 Đặc điểm kinh tế, hội - Dân số, lao động. .. trọng trong tổng thu nhập của người dân Quảng Vinh là cơ sở để đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế của người dânđộng lực để thúc đẩy các hoạt động khác phát triển Thu nhập từ hoạt động chăn nuôi của người dân Quảng Vinh chiếm tỷ lệ 13,47% và xếp thứ ba chứng tỏ hoạt động chăn nuôi nơi đây đóng vai trò khá lớn trong đời sống người dân Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thu t trong chăn... 3901 lao động, tiếp đến là lao động chằm nón tranh thủ thời gian nông nhàn kiếm thêm thu nhập chiếm 970 lao động, thì lao động ngành nghề mà trong đó lao động làm thợ nề cũng chiếm phần lớn 550 lao động 4.2.2.2 Vai trò của các hoạt động tạo thu nhập đối với sinh kế của người dân Bảng 8: Cơ cấu thu nhập của Quảng Vinh Đvt: 1000.000đ Ngành Trồng trọt Chăn nuôi Phi nông nghiệp Tổng thu nhập Thu nhập 163,25... ba là thu nhập từ cán bộ viên chức 120 triệu đồng 29 Phần lớn các hoạt động ngành nghề thường mang lại thu nhập cao hơn so với các hoạt động nông nghiệp, các công việc ngành nghề thì thường xuyên, vì thế nếu lao động cần cù, chịu khó và có sức khỏe tốt thì thu nhập từ các hoạt động này rất cao Thực tế hầu hết các hộ dânQuảng Vinh đều có thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp cao hơn các hoạt động. .. Tùng của Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - Số lượng mẫu điều tra: Điều tra 30 hộ gia đình trong tổng số 2600 hộ gia đình tại Quảng Vinh 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Chọn điểm nghiên cứu Điểm nghiên cứu được chọn tại 2 thôn Phổ Lại và Sơn Tùng là 2 thôn có dân số đông nhất và có nhiều hoạt động tạo thu nhập khác nhau của Quảng Vinh 3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin - Thu. .. xuất kinh doanh, tham gia các lớp tập huấn để nâng cao năng lực cho bản thân Chú trọng phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa, trang trại, gia trại, nông lâm kết hợp Sự đa dạng các hoạt động tạo thu nhập của người dân Quảng Vinh được thể hiện ở bảng 7 Bảng 7: Các hoạt động tạo thu nhập của người dân Quảng Vinh STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Số lượng lao động tham gia 3901 621 145 . Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Tìm hiểu các hoạt động tạo thu nhập và vai trò của các hoạt động đó đối với sinh kế người dân xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. -. Tìm hiểu các hoạt động tạo thu nhập của người dân xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Quảng Vinh,. sách xã hội 3.2.2. Các hoạt động tạo thu nhập và vai trò của các hoạt động đó đối với sinh kế người dân xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh TT Huế. 3.2.2.1. Các hoạt động sản xuất, tạo thu nhập. -

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

  • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.

    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu:

    • PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

    • 2.1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trong nghiên cứu sinh kế.

    • 2.1.1 Cơ sở lý luận trong nghiên cứu sinh kế bền vững.

      • 2.1.2 Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài.

      • 2.2 Các nghiên cứu sinh kế trên thế giới và ở Việt Nam

      • 2.2.1 Các nghiên cứu sinh kế trên thế giới

      • 2.2.2 Các nghiên cứu sinh kế ở Việt Nam

      • PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ

      • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

        • 3.1. Đối tượng nghiên cứu.

        • 3.2. Nội dung nghiên cứu.

          • 3.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh TT Huế.

          • 3.2.2. Các hoạt động tạo thu nhập và vai trò của các hoạt động đó đối với sinh kế người dân xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh TT Huế.

          • 3.2.3. Khó khăn và thuận lợi của các hoạt động sản xuất, tạo thu nhập.

          • 3.2.3.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp

          • 3.2.3.2. Hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy sản

          • 3.2.3.3. Hoạt động phi nông nghiệp

            • 3.3. Phạm vi nghiên cứu.

            • 3.4. Phương pháp nghiên cứu.

              • 3.4.1. Chọn điểm nghiên cứu.

              • 3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin.

              • 3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu.

              • PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

                • 4.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Quảng Vinh.

                  • 4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan