Chăn nuôi

Một phần của tài liệu tìm hiểu các hoạt động tạo thu nhập của người dân xã quảng vinh, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 46)

 Thuận lợi: Nhìn chung, các hoạt động chăn nuôi thú y có vài cơ hội để phát triển. Xã đã thành lập một tổ thú y để phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Đàn gia súc gia cầm hàng năm được tiêm phòng 2 đợt vào tháng 3 và tháng 8. Đặc biệt với sự giúp đỡ của Hội phụ nữ làm trung gian cho chị em vay vốn chăn nuôi lợn và gia cầm. Bà con nông dân đa số có kinh nghiệm chăn nuôi nên việc chăn nuôi cũng thuận lợi, và thức ăn chăn nuôi được thì được tận dụng từ các phụ phẩm nông nghiệp nên cũng tiết kiệm được phần nào chi phí thức ăn trong chăn nuôi. Các lớp tập huấn về chăn nuôi được tổ chức cho bà con để bà con có cơ hội nâng cao năng lực để phát triển sản xuất chăn nuôi. Ngoài ra Quảng Vinh có chợ riêng và nằm ở vị trí trung tâm của thị trấn Sịa và chợ An Lỗ nên trở thành vùng sản xuất và cung cấp hàng hóa chủ yếu trên địa bàn dẫn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của người dân khá thuận lợi.

 Khó khăn: Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó vẫn còn tồn tại

nhiều khó khăn lớn đó là tình hình dịch bệnh phức tạp, biểu hiện thường xuyên xuất hiện một số bệnh ở các loại vật nuôi như bệnh sốt rét, bệnh tả, thương hàn, lở mồm lông móng, tai xanh, và cúm ở gia cầm và thủy cầm hàng năm nhất là thời điểm tháng 3 và tháng 8 ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế trong hoạt động chăn nuôi. Khó khăn nữa là thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, thường có những đợt rét đậm, rét hại kéolàm giảm đáng kể số lượng vật nuôi của bà con gây khó khăn lớn trong việc mở rộng, phát triển chăn nuôi. Kèm theo đó là hoạt động chăn nuôi của người dân còn manh mún nhỏ

thiếu hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh vì thế mỗi khi có dịch bệnh xảy ra người dân rất lúng túng trong xử lí, phòng trừ dịch bệnh nên dịch bệnh thường lây lan nhanh, khó kiểm soát dẫn đến năng suất trong chăn nuôi cũng không cao. Mặt khác là giá cả vật tư, thức ăn, giá con giống tăng cao mà giá trị sản phẩm chăn nuôi trong năm qua lại thất thường nên cũng gây khó khăn lớn cho bà con nông dân trong hoạt động chăn nuôi.

4.3.2. Hoạt động phi nông nghiệp.

 Thuận lợi: hoạt động phi nông nghiệp của người dân Quảng Vinh tương đối đa dạng với các ngành nghề như xây dựng, cơ khí gò hàn, thợ may, thợ mộc, cắt tóc, thêu may công nghiệp, sửa chữa điện tử, sửa honda, xe đạp, chằm nón và kinh doanh buôn bán…tất cả đều đóng góp rất lớn cho thu nhập của người dân xã Quảng Vinh. Trong những năm gần đây, do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa có chiều hướng tăng nhanh đã góp một phần không nhỏ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân nơi đây. Phần lớn các hoạt động ngành nghề thường mang lại thu nhập cao hơn so với các hoạt động nông nghiệp, các công việc ngành nghề thì thường xuyên, vì thế nếu lao động cần cù, chịu khó và có sức khỏe tốt thì thu nhập từ các hoạt động này rất cao. Thực tế hầu hết các hộ dân ở Quảng Vinh đều có thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp cao hơn các hoạt động nông nghiệp.

 Khó khăn: Các hoạt động phi nông nghiệp như xây dựng, làm thuê,

buôn bán thường phụ thuộc nhiều vào thời tiết khí hậu, chỉ làm được trong những ngày nắng ráo, nên công việc cũng thất thường gây khó khăn cho người dân. Do chịu ảnh hưởng của địa hình khí hậu nên ở đây thường có mùa mưa lũ kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất của người dân. Các hoạt động phi nông nghiệp nhất là các hoạt động xây dựng, cơ khí gò hàn, làm thuê là các công việc nặng nhọc, vất vả, do đó đòi hỏi người lao động phải có thể lực và sức chịu đựng tốt. Các lao động làm ăn xa ở các tỉnh thành trong cả nước mặc dù thu nhập khá ổn định nhưng công việc khá vất vả và bị giới hạn về tuổi tác, vì thế sau khi số lao động này trở về quê nhà cũng dẫn đến sự bức xúc trong vấn đề giải quyết việc làm cho số lao động này.

Ngoài ra một số hoạt động phi nông nghiệp khác thường mang tính thời vụ nên cũng không ổn định về thu nhập lẫn việc làm.

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu các hoạt động tạo thu nhập của người dân xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ”

tôi có một số kết kuận sau:

Quảng Vinh là một trong những xã trọng điểm trồng lúa thuộc vùng đồng bằng phía Tây của huyện Quảng Điền. Nhìn chung địa hình của xã Quảng Vinh mang đặc điểm chung của vùng canh tác lúa nước và hoa màu, đất đai màu mỡ, bằng phẳng. Hàng năm thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa, dẫn đến đường giao thông nông thôn đi lại khó khăn ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Các nguồn lực sinh kế của người dân nhìn chung đang có xu hướng thay đổi khác nhau. Trong đó nguồn lực tự nhiên đang có xu hướng giảm dần. Nguồn lực xã hội nhìn chung có xu hướng phát triển tốt nên hỗ trợ nhiều cho phát triển kinh tế. Đối với nguồn lực con người thì chất lượng của lực lượng lao động ngày càng được cải thiện, mặt bằng dân trí, năng lực của người dân ngày càng được nâng cao. Thực trạng cơ sở hạ tầng của xã như điện, đường, trường, trạm, hệ thống kênh mương khá đầy đủ và khang trang, đáp ứng được nhu cầu sản xuất sinh hoạt của người dân. Tình hình sức khỏe của người dân ở đây ngày càng được chú trọng và cải thiện theo chiều hướng tích cực.

Các hoạt động sản xuất tạo thu nhập khá đa dạng với rất nhiều ngành nghề như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, và rất nhiều các hoạt động phi nông nghiệp khác đảm bảo sự đa dạng sinh kế cho người dân nơi đây. Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp của người dân xã Quảng Vinh chiếm vị trí cao nhất nên nó đóng vai trò chủ đạo trong tổng thu nhập của người dân. Thu nhập từ hoạt động trồng trọt đứng ở vị trí thứ 2 nhưng nó cũng đóng một vai trò rất quan trọng, đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế của người dân là động lực để thúc đẩy các hoạt động khác phát triển.

Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật trong chăn nuôi nơi đây còn thiếu và hạn chế, chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẽ nhưng hoạt động này cũng đóng góp vai trò quan trọng trong tổng thu nhập của người dân. Tiềm năng chăn nuôi nơi đây còn rất dồi dào. Vì vậy, phát huy tối đa lợi thế về chăn nuôi

của xã Quảng Vinh trong những năm tới là chiến lược đúng hướng để nâng cao thu nhập và đời sống người dân nơi đây. Qua thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã Quảng Vinh cho thấy trong giai đoạn tới sự phát triển về kinh tế xã hội vẫn là nông nghiệp kết hợp với tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đồng thời nâng cao hơn nữa hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ đời sống nhân dân.

5.2. Kiến nghị.

Nghiên cứu về sinh kế và thu nhập còn ít được chú trọng, do đó có ít cơ sở để vạch ra các chiến lược, chính sách cho sự phát triển bền vững và tăng thu nhập cho đời sống của người dân. Qua nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu các hoạt động tạo thu nhập của người dân xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ” tôi xin có một số kiến nghị sau:

Cần tiếp tục khuyến khích và tăng cường các công trình nghiên về việc làm và thu nhập tại khu vực nông thôn về cả số lượng và sự đa dạng các nội dung nghiên cứu để có thêm cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách phát triển cho khu vực nông thôn trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Các nghiên cứu cần đi sâu vào đời sống cũng như hiện trạng và các giải pháp để phát triển sinh kế bền vững.

Đối với khu vực xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cần có một số chính sách thúc đẩy và ổn định kinh tế như:

Cần thay đổi nhận thức của người nông dân về việc làm và thu nhập. Cần có sự thay đổi này là vì, hiện nay quan niệm của người nông dân về việc làm còn rất máy móc, tính hiệu quả của công việc chưa được quan tâm đúng mức. Hình thành tư duy phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường trong tiềm thức từng người dân. Mỗi người nông dân cần phải nghĩ là trồng cây gì, nuôi con gì có thể đem lại thu nhập cao nhất cho mình, chứ không phải trồng những cây, những con phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mình. Để cải thiện nếp nghĩ của người nông dân, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao trình độ dân trí thông qua các phương tiện truyền thông, các chương trình phổ cập giáo dục quốc gia, cần thiết phải tổ chức thường xuyên các chương trình tập huấn cả về kỹ thuật sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, đồng thời với những chương trình tư vấn các mô hình, phương thức phát triển kinh tế và hỗ trợ các khoá đào tạo

Phát triển đa dạng các loại hình nghề nghiệp trên địa bàn các khu vực nông thôn thông qua các chương trình đào tạo nghề ngắn hạn, có kế hoạch để những đối tượng được đào tạo nghề có thể tự mình phát triển hoặc phát triển nghề nghiệp thông qua các tổ chức hội nghề nghiệp. Tăng cường hơn nữa sự phối, kết hợp giữa các cơ sở đào tạo nghề, các tổ chức hội, đoàn thể và chính quyền các cấp. Trong đó, cần phát huy tiềm năng và lợi thế từ các hoạt động tạo thu nhập nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời đảm bảo sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.

Có các chính sách hỗ trợ ưu tiên cho người nghèo như được vay vốn, trợ cấp giáo dục, lương thực, y tế…để tạo công bằng xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Sinh Cúc: “Một số mô hình tạo việc làm mới cho nông dân hiện nay”. Tạp chí: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kỳ 1, tháng 8-2005, tr4 [2]. Lưu Văn Hưng: “Thách thức việc làm đối với lao động nông thôn nước ta hiện nay”, Tạp chí: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kỳ I, tháng 4/2006, tr7

[3]. Phạm Thị Nhung – Bài giảng phân tích sinh kế 2007

[4]. Phạm Thị Túy_ThS, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí

Minh_Vấn đề việc làm của nông dân hiện nay_Bài toán không dễ giải

[5]. Trương Văn Tuyển_PGS.TS _ Giáo trình phát triển cộng đồng

2007_Nhà xuất bản nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[6]. Http://pgo.hcmuaf.edu.vn

[7]. Http://vietnamnet.vn

[8]. AGROINFO- lao động và thu nhập ở nông thôn

[9]. www.baobinhthuan.com.vn [10]. www.chronicpoverty.org [11]. www.cifor.cigiar.org [12]. www.fao.org [13]. www.isgmard.org [14]. www.rfa.org [15]. www.siteresources.worldbank.org

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài...1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu:...2

PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...3

2.1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trong nghiên cứu sinh kế...3

2.1.1 Cơ sở lý luận trong nghiên cứu sinh kế bền vững...3

2.1.2 Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài...7

2.2 Các nghiên cứu sinh kế trên thế giới và ở Việt Nam...8

2.2.1 Các nghiên cứu sinh kế trên thế giới...8

2.2.2 Các nghiên cứu sinh kế ở Việt Nam ...9

PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ ...17

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...17

3.1. Đối tượng nghiên cứu...17

3.2. Nội dung nghiên cứu...17

3.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh TT Huế...17

3.2.2. Các hoạt động tạo thu nhập và vai trò của các hoạt động đó đối với sinh kế người dân xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh TT Huế...17

3.2.3. Khó khăn và thuận lợi của các hoạt động sản xuất, tạo thu nhập...18

3.2.3.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp...18

3.2.3.2. Hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy sản...18

3.2.3.3. Hoạt động phi nông nghiệp...18

3.3. Phạm vi nghiên cứu...18

3.4. Phương pháp nghiên cứu. ...18

3.4.1. Chọn điểm nghiên cứu...18

3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin...18

3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu...19 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...19

4.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Quảng Vinh...19

4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên...19

4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội...21

4.1.2.5. Chính sách xã hội...25

4.2. Các hoạt động tạo thu nhập và vai trò của các hoạt động đó đối với sinh kế người dân xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh TT Huế...26

4.2.1.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp...26

4.1.2.2. Nuôi trồng đánh bắt thủy sản...29

4.1.2.3. Hoạt động phi nông nghiệp...29

4.2.2. Vai trò của các hoạt động tạo thu nhập đối với sinh kế của người dân...30

4.2.2.1. Mức thu nhập và sự đa dạng của các hoạt động tạo thu nhập...30

4.2.2.2. Vai trò của các hoạt động tạo thu nhập đối với sinh kế của người dân...35

4.3.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp...36

4.3.1.1. Trồng trọt...36

4.3.1.2. Chăn nuôi...38

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...41 5.1. Kết luận...41 5.2. Kiến nghị...42

Một phần của tài liệu tìm hiểu các hoạt động tạo thu nhập của người dân xã quảng vinh, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 46)