Mặc dù vị thế LB Nga có giảm sút trên bàn cờ địa - chính trị thế giới sau nhiều thập kỷ suy thoái, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn dưới sự cầm quyền của Tổng thống V.Putin, nước Nga đã được phục hưng trở lại với hình ảnh một nước Nga mới
Trang 1A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Vào cuối thế kỷ XX, bản đồ địa - chính trị thế giới đã thay đổi vềcăn bản với sự thăng trầm của nhiều cường quốc Sau khi Liên Xô tan rã(25/12/1991), mặc dù Liên bang Nga được kế thừa 70% tiềm lực kinh tế, quân
sự, vị trí trong các tổ chức quốc tế của Liên Xô, nhưng cùng với những khókhăn trong giai đoạn chuyển đổi ở thập niên 90, tình trạng khủng hoảng toàndiện về kinh tế, chính trị, xã hội đã kéo nước Nga tụt hậu xuống so với Liên
Xô trước đây cũng như những nước TBCN mới phát triển
Bước sang thế kỷ XXI, trong quan hệ quốc tế xu thế chủ đạo là quátrình toàn cầu hoá, xu thế tăng cường sự liên kết và canh tranh về mọi mặtkinh tế, chính trị, quân sự và khoa học công nghệ giữa các quốc gia, khu vựctrên thế giới Việc khôi phục lại vị trí của nước Nga trên trường quốc tế có ýnghĩa hết sức quan trọng không chỉ riêng với Liên bang Nga mà cả cục diệnthế giới
1.2 Liên bang Nga bước vào ngưỡng cửa thế kỷ mới với những khókhăn chồng chất, tình trạng khủng hoảng toàn diện về kinh tế - xã hội sau gầnmột thập kỷ thử nghiệm và tiến hành đường lối cải cách thị trường dưới sựcầm quyền của Tổng thống Boris Yeltsin (1992 - 1999) Nước Nga đang đứngbên bờ vực thẳm
Trong thời điểm lịch sử vô cùng quan trọng đó, xuất hiện một conngười mà hầu như không được thế giới biết đến trước khi nắm quyền Tổngthống nước Nga đã không những làm thay đổi hoàn toàn hình ảnh nước Nga
mà bằng sự thông minh, khôn khéo, quyết đoán và bản lĩnh hiếm có đã tạo ra
sự cân bằng tưởng như không tìm lại được trên chính trường quốc tế Đóchính là V.Putin
Trang 2Cuộc chuyển giao quyền lực giữa Boris Yeltsin và Vladimir Putin ngày31/12/1999 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử nước Nga - thời kỳ hồisinh và trỗi dậy Trong hai nhiệm kỳ của minh, V.Putin đã thực hiện đườnglối phát triển kinh tế - xã hội đạt được sự chuyển biến to lớn về mọi mặt kinh
tế, chính trị, quân sự và văn hoá xã hội, đưa vị trí của Liên bang Nga lên tầmthế là một cường quốc TBCN trong thế kỷ XXI
1.3 Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tổng thống V.Putin vànhững kết quả của nó đã làm cho LB Nga chuyển biến mạnh mẽ, đã chấm dứt
sự hoài nghi về một nước Nga mới có thể giành lại vị thế cường quốc thế giớinhư Liên bang Xô Viết trước kia hay không Và chính nó đã có những tácđộng to lớn đến tình hình nước Nga hiện nay và góp phần làm thay đổi nhiềumối quan hệ quốc tế đương đại, trong đó có quan hệ Nga - Việt
1.4 Quan hệ hợp tác Nga - Việt, sau một thời gian ngưng trễ đã dầnđược khôi phục và củng cố sau các cuộc viếng thăm, trao đổi và ký kết cáchiệp ước hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai bên mà điển hình là chuyếnviếng thăm Việt Nam của Tổng thống V.Putin (2001) và chuyến thăm Ngacủa Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (2002) Cả hai nước Việt Nam và LB Ngađều xem là đối tác chiến lược truyền thống và đáng tin cậy của nhau Vì thếhiểu sâu sắc tình hình kinh tế - xã hội Liên bang Nga còn có ý nghĩa hết sứcquan trọng đối với Việt Nam trong quá trình tăng cường giao lưu, hợp tác
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn, tác giả đã mạnh dạn chọn
vấn đề “Quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008)” làm đề tài luận văn của mình, với hy vọng được góp
một phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thế giới hiện đại
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mặc dù vị thế LB Nga có giảm sút trên bàn cờ địa - chính trị thế giớisau nhiều thập kỷ suy thoái, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn dưới sự cầm
Trang 3quyền của Tổng thống V.Putin, nước Nga đã được phục hưng trở lại với hìnhảnh một nước Nga mới Điều này đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu củanhiều học giả trong và ngoài nước với những quan điểm, đánh giá trên nhiềugóc độ khác nhau Có thể kể đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Lý Cảnh Long (2001), “Putin từ trung tá KGB đến Tổng thống Liên bang Nga”, Nxb Lao động, Hà Nội, là cuốn sách do Nxb Đương đại (Trung
Quốc) ấn hành và đã được Nxb Lao động dịch sang tiếng Việt Như tên gọicủa cuốn sách, tác giả tập trung trình bày quá trình hoạt động của V.Putin từkhi còn làm việc cho KGB (1975) cho đến khi trở thành Tổng thống thứ haicủa nước Nga (2000) Qua đó những sự kiện, những vấn đề nổi cộm của nềnkinh tế, chính trị - xã hội Nga giai đoạn 1991 - 2000 được tái hiện Đồng thờitác giả cũng đã có những đánh giá về cá nhân con người và khả năng lãnh đạođất nước của hai vị Tổng thống đầu tiên của nứơc Nga: Boris Yeltsin vàVladimir Putin
Phùng Thuấn Hoa (2004), “Căn bệnh của nền kinh tế Nga hiện nay là gì ”,
đăng trên Tạp chí Quản lý số 3 của Trung Quốc đã được Thông tấn xã ViệtNam dịch sang tiếng Việt Bằng những số liệu kinh tế cụ thể, tác giả đã khẳngđịnh những thành công to lớn trong việc khôi phục kinh tế Nga trong nhiệm
kỳ thứ nhất của Tổng thống V.Putin, đồng thời tác giả cũng nêu lên nhữnghạn chế lớn nhất của nền kinh tế Nga như khả năng thu hút đầu tư, kỹ thuậtlạc hậu
Nguyễn Đình Hương chủ biên (2005), “Chuyển đổi kinh tế Liên bang Nga lý luận, thực tiễn và bài học kinh nghiệm”, Nxb Lý luận chính trị, Hà
Nội Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu của các tác giả trình bàyquy luật, các giai đoạn của nền kinh tế chuyển đổi ở Liên bang Nga như tưnhân hoá, thị trường và việc giải quyết các vấn đề xã hội… Ngoài ra cuốnsách cũng phân tích triển vọng của nền kinh tế Liên bang Nga và rút ra nhữngbài học kinh nghiệm cho các nền kinh tế chuyển đổi
Trang 4Nguyễn An Hà chủ biên (2008), “Liên bang Nga những năm đầu thế
kỷ XXI”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Trong cuốn sách này, các tác giả tập
trung phác hoạ diện mạo phát triển của LB Nga trong thập kỷ đầu của thế kỷXXI Trên cơ sở phân tích bối cảnh mới cả quốc tế, khu vực và trong nước,những nhân tố tác động đến quá trình phát triển của nước Nga những năm đầuthế kỷ XXI; những vấn đề cơ bản trong đường lối đối nội cũng như đối ngoạicủa Nga được chọn lọc phân tích, đánh giá
Hà Mỹ Hương (2006), “Nước Nga trên trường quốc tế: Hôm qua, hôm nay và ngày mai”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Cuốn sách đã khái quát
những chặng đường phát triển của LB Nga trên trường quốc tế Qua đó nhữngnhận định đánh giá về triển vọng phát triển của LB Nga được tác giả đề cập đến
Hồng Thanh Quang (2001), “V.Putin sự lựa chọn của nước Nga”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Trên cơ sở tập hợp tư liệu báo chí Nga, tác giả đã
trình bày những diễn biến chính trên chính trường Nga dưới thời Tổng thốngB.Yeltsin, làm bối cảnh cho sự xuất hiện của V.Putin với cương vị là Thủtướng Nga rồi nắm quyền Tổng thống vào năm 2000 Từ đó, tác giả đưa ranhững đánh giá về vai trò của V.Putin trong việc thực hiện đường lối phục hồinước Nga
Dương Minh Hào, Triệu Anh Ba (2008), “Bản lĩnh Putin”, Nxb Thanh
niên, Hà Nội Cuốn sách đã phân tích, đánh giá những chính sách mạnh dạn,táo bạo của V.Putin trong việc phát triển nước Nga sau khi tái đắc cử Tổngthống LB Nga Các tác giả đã khẳng định bản lĩnh của vị Tổng thống thứ hai
LB Nga trong việc đưa nước Nga trở lại vị trí cường quốc thế giới
Ngô Sinh (2008), “Nước Nga thời Putin”, Nxb Văn hoá thông tin.
Cuốn sách là kết quả của sự tổng hợp, đánh giá về bức tranh toàn cảnh tìnhhình kinh tế, chính trị - xã hội của LB Nga dưới sự cầm quyền của Tổngthống V.Putin từng bước hồi phục lại vị thế cường quốc thế giới
Trang 5Nguyễn Quang Thuấn (1996), “Kinh tế Liên bang Nga trong những năm cải cách thị trường hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 2; Nguyễn Quang Thuấn (2002), “Vài nét về chiến lược phát triển kinh tế ở Liên bang Nga giai đoạn 2000 - 2010”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 5; Nguyễn Quang Thuấn (2004), “Nhìn lại kết quả cải cách trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Putin”, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 5… Tác giả là
chuyên gia nghiên cứu về LB Nga và các nước Đông Âu Trong những côngtrình trên tác giả nghiên cứu đường lối cải cách kinh tế, quá trình thực hiện vàkết quả đạt được ở từng giai đoạn cụ thể của LB Nga
Nguyễn Thanh Huyền (2007), Sự vươn lên của nước Nga thời Tổng thống Putin, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 11 Trong bài viết này tác giả
đánh giá khái quát sự trỗi dậy của nước Nga Đó là sự vươn lên về kinh tế,quân sự và sự củng cố về chính trị và đối ngoại
Ngoài ra, trong quá trình khảo sát chúng tôi đã tiếp cận được một số
luận văn thạc sĩ viết về LB Nga như: Trịnh Thị Thắm (2008) “Sự phục hưng của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin và ảnh hưởng của nó đến quan hệ Nga - Trung”… Các kênh thông tin Thông tấn xã Việt Nam, Tạp chí chuyên ngành như: Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu quốc tế, Thời báo kinh
tế, Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới đã có nhiều bài viết của các học
giả trong và ngoài nước đề cập đến tình hình kinh tế - xã hội của LB Ngatrong những năm đầu thế kỷ XXI
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã phán ánh khá đa dạng tìnhhình LB Nga dưới các góc độ đơn lẻ khác nhau như về từng lĩnh vực kinh tế,chính trị, quân sự, đối ngoại… trong những khoảng thời gian hạn chế như ởthập niên 90 của thế kỷ XX hay những năm đầu thế kỷ XXI Tuy nhiên, chưa
có công trình nào trình bày cụ thể, hệ thống, đánh giá được đường lối pháttriển kinh tế - xã hội của LB Nga cũng như những thành tựu của nó dưới sự
Trang 6lãnh đạo của Tổng thống V.Putin trong suốt hai nhiệm kỳ cầm quyền (2000 2008) trong sự đối sánh với thời kỳ khủng hoảng dưới thời Tổng thốngB.Yeltsin (1992 - 1999) Thế nhưng, những công trình nghiên cứu của các tácgiả nêu trên là nguồn tài liệu quý giá cho chúng tôi tham khảo để hoàn thành
-đề tài luận văn của mình
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế - xã hội của LB Nga dướithời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế
- xã hội LB Nga thông qua việc nghiên cứu mục tiêu, đường lối, biện pháp,quá trình thực hiện và những kết quả đạt được dưới thời Tổng thống V.Putin,cũng như lý giải những nguyên nhân của sự phát triển đó
Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ sử học, không đi sâu vào nhữngkhái niệm kinh tế học, xã hội học cũng như các vấn đề chính trị, quân sự,ngoại giao của LB Nga
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội LB
Nga giai đoạn 2000 - 2008, tức là thời kỳ cầm quyền của Tổng thống V.Putinvới những cải cách quan trọng nhằm đưa nước Nga khẳng định vị trí siêucường của mình trong thế giới TBCN
Ngoài giới hạn về nội dung và thời gian nêu trên, các vấn đề kháckhông thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài
4 Phương pháp nghiên cứu
Trên quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả phản ánh trung thực
sự chuyển biến kinh tế, xã hội LB Nga, đánh giá các vấn đề đặt trong mối liên
hệ chặt chẽ giữa chúng với nhau Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu
Trang 7chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Ngoài ra luận văn cũngđược thực hiện trên cơ sở phương pháp nghiên cứu khác: Sưu tầm, chọn lọc,
xử lý các nguồn tài liệu để nêu bật được chính sách, thành tựu kinh tế - xã hộicủa LB Nga giai đoạn 2000 - 2008, kết hợp với phương pháp so sánh, tổnghợp, thống kê, phân tích nhằm tìm ra nguyên nhân phục hồi, phát triển kinh
tế, xã hội LB Nga, để từ đó rút ra một số kinh nghiệm
5 Nguồn tài liệu
Tài liệu gốc: Bao gồm các văn bản về chính sách, kế hoạch chiến lược
phát triển kinh tế, xã hội của chính quyền LB Nga được dịch sang tiếng Việthoặc được trình bày công khai trên các báo, tạp chí của LB Nga, các số liệuthống kê về chỉ số phát triển kinh tế, xã hội của LB Nga do Chính phủ Ngacông bố và Ngân hàng thế giới thống kê; các Thông điệp liên bang, sắc lệnhcủa Tổng thống hàng năm…
Tài liệu tham khảo khác: Bao gồm các công trình nghiên cứu của các
học giả trong và ngoài nước đã được xuất bản thành sách Các Tạp chí chuyênngành như: Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu Quốc tế, Nghiên cứu Lịch sử,Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới…
Các bài viết được đăng tải trên các báo Nhân dân, Thời báo kinh tế, báoQuốc tế Các kênh thông tin tham khảo hàng ngày, Tài liệu tham khảo đặcbiệt của Thông tấn xã Việt Nam; Học viện Quan hệ quốc tế, Viện Nghiên cứuchâu Âu; Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam và một số trang Website:http// www Kremlin.ru, www.Vnanet.vn (www.Vnageci.vn), www.mid.ru vàmột số Luận án tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ có liên quan…
6 Đóng góp của luận văn
Trong phạm vi một luận văn thạc sĩ, với trình độ ngoại ngữ còn hạnchế, đề tài xác định một số đóng góp sau:
Trang 8Qua luận văn cung cấp cho chúng ta hiểu rõ về đường lối, biện phápcủa quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như những thành tựu, hạn chế vànguyên nhân của nó Để từ đó có cái nhìn toàn diện, khách quan, đánh giáchính xác về thực trạng, vai trò, vị trí của nước Nga mới trên trường quốc tếcũng như trách nhiệm, vai trò của Tổng thống với tư cách là người đứng đầunhà nước đối với sự phát triển của đất nước.
Nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội LB Nga sẽ giúp cho mối quan
hệ Nga - Việt ngày càng được củng cố, phát triển, có thể vận dụng đượcnhững kinh nghiệm trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Đề tài là sự bổ sung thêm cho nguồn tư liệu nghiên cứu, giảng dạy về
LB Nga thời kỳ hậu Xô viết
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đâu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dungcủa luận văn được trình bày trong 3 chương:
Ch¬ng 1 Những nhân tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã
hội Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI
Ch¬ng 2 Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga giai
đoạn (2000 - 2008)
Chương 3 Nhận xét về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Liên
bang Nga Triển vọng, thách thức và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 9B NỘI DUNGChương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN BANG NGA NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.1 Bối cảnh quốc tế, khu vực tác động đến sự phát triển kinh tế
-xã hội LB Nga những năm đầu thế kỷ XXI
1.1.1 Xu thế toàn cầu hóa trong quan hệ quốc tế
Trong suốt thế kỷ XX, xu thế quốc tế hoá trên quy mô khu vực và toàncầu ngày càng phát triển mạnh mẽ Sự hoà nhập của cuộc cách mạng khoahọc công nghệ hiện đại với cuộc cách mạng thông tin tiên tiến đã làm cho lựclượng sản xuất mà trong đó khoa học và công nghệ lên một bước phát triểnmới về chất, thúc đẩy nền sản xuất phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫnchiều sâu, vượt ra khỏi ranh giới địa - chính trị chật hẹp truyền thống, gópphần gia tăng quy mô và tốc độ trên nền sản xuất xã hội của các quốc gia vàkhu vực Vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, quá trình quốc tế hoá đã đạtđến một quy mô mới, to lớn hơn và ở một trình độ cao hơn đó chính là toàncầu hoá Nói cách khác, toàn cầu hoá trở thành một sự thực cơ bản nhất trongđời sống của thời đại ngày nay và nó có tác động sâu sắc đến mọi mặt đờisống kinh tế, chính trị, văn hoá,… của xã hội đặc biệt là vào những năm bản
lề của thời kỳ chuyển giao thế kỷ
Bước vào thập kỷ cuối của thế kỷ XX, nhân loại thực sự bước vào mộtgiai đoạn mới về chất của quá trình toàn cầu hoá Hoạt động giao lưu giữa cácquốc gia trên thế giới ngày càng mở rộng, xu hướng khu vực hoá và toàn cầuhoá nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên mạnh mẽ, đặc điểm là sự hìnhthành, tồn tại và phát triển các liên kết kinh tế - thương mại, tiểu khu vực vàcủa các công ty xuyên quốc gia trong các thập kỷ qua đã đánh dấu một bước
Trang 10tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của quan hệ kinh tế - thương mạiquốc tế
Toàn cầu hóa như là xu thế khách quan không thể cưỡng lại được củathời đại do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế và thị trường thếgiới được xúc tiến bởi những bước tiến như vũ bão của cuộc cách mạng khoahọc kỹ thuật và công nghệ Hiện nay, nó đã và đang tác động mạnh mẽ đếnmỗi quốc gia, mỗi dân tộc và ảnh hưởng to lớn đến tất cả các lĩnh vực hoạtđộng của đời sống nhân loại
Trong thời đại ngày nay không một quốc gia, một dân tộc nào có thểphát triển nếu không hội nhập kinh tế quốc tế và đứng ngoài quá trình toàncầu hoá Đường lối phát triển của một quốc gia trong giai đoạn hiện nay phụthuộc không chỉ vào tiềm lực, vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trongnước mà còn chịu sự tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực LB Nga luônkhẳng định rằng những thành tựu mà Nga đạt được phụ thuộc rất nhiều vào
yếu tố bên ngoài LB Nga quan niệm rằng “Nga chỉ có thể tồn tại và phát triển được trong biên giới hiện nay của mình như một cường quốc năng động, luôn thực thi các chính sách đối vói mọi vấn đề đang hiện diện của thế giới trên cơ sở tính toán thực tế của mình” [6, 13] Như vậy, tham gia toàn cầu
hoá là một đòi hỏi khách quan, vừa là nhu cầu nội tại cho sự phát triển kinh tế
- xã hội của mỗi quốc gia Toàn cầu hoá là quá trình vừa hợp tác, vừa đấutranh, diễn ra ở nhiều cấp độ, quy mô với nhiều phương thức khác nhau
Bước sang thế kỷ XXI, cùng với quá trình toàn cầu hóa, sự vận động vàphát triển của thế giới còn chịu tác động mạnh mẽ của nhiều nhân tố khácnhư: sự phát triển nhanh của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới đã đưanền kinh tế thế giới chuyển dần sang nền kinh tế tri thức; xu thế hòa bình hợptác và phát triển trở thành xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế từ sau chiếntranh lạnh kết thúc Sự thay đổi đó của tình hình quốc tế có tác động to lớnđến con đường phát triển các nước trên thế giới, trong đó có LB Nga LB Nga
Trang 11cho rằng “cần tạo ra những điều kiện bên ngoài thuận lợi cho công cuộc cải
tổ bên trong và đồng thời việc tác động tích cực tới sự phát triển của thế giới trước hết vì chính lợi ích của nước Nga” [6, 13].
Sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá đã dẫn đến sự hìnhthành các liên kết quốc tế, khu vực trên thế giới mà WTO là một sân chơikinh tế toàn cầu mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho nhiều quốc gia trên trênthế giới Trên thế giới đã và đang hình thành nhiều trung tâm kinh tế cạnhtranh nhau ngày càng khốc liệt như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ
và cả LB Nga Hơn thế nữa, các đối tác kinh tế của LB Nga từ truyền thốngđến hiện tại như SNG, EU, ASEAN, APEC, ASEM ngày càng có nhữngđiều chỉnh lớn trong quan hệ kinh tế đối ngoại của mình trước những tác độngcủa xu thế toàn cầu hoá Bởi vậy, điều đó đặt ra những yêu cầu to lớn cho LBNga trong việc điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mìnhnhằm tìm kiếm lại vị thế cường quốc trên trường quốc tế sau gần một thập kỷ
rằng “Chính vị trí địa - chính trị có một không hai của đất nước chúng tôi đã định ra một bình diện vô cùng rộng lớn đối với các quyền lợi đối ngoại của
nó Điều này có nghĩa là dù bất kỳ trong hoàn cảnh nào Nga cũng không thể cho phép mình tiến hành một chính sách đối ngoại thụ động hoặc biệt lập Ngược lại những lợi ích quốc gia luôn buộc nước Nga phải luôn đóng một vai trò tích cực nhất trong các công việc quốc tế” [7].
Trước những thay đổi lớn của tình hình thế giới, LB Nga và các nướclớn đều có sự điều chỉnh chiến lược trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội
Trang 12và đến lượt nó tác động trở lại đối với sự phát triển của thế giới nói chung và
của các khu vực, các nước trên thế giới Bởi thế “cấu trúc chiến lược quốc tế
đã phát triển từ nhất siêu đa cường sang đa cực hóa vừa có nhân tố trỗi dậy của EU, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ, vừa có sự gia tăng của chủ nghĩa đơn cực và bá quyền của Mỹ” [6,14] Theo đó, Mỹ vẫn là một quốc gia nắm giữ vai trò điều khiển “cuộc chơi” toàn cầu, tiếp tục gia tăng chủ nghĩa đơn
phương, lấn át vai trò của Liên hợp quốc trong việc giải quyết các vấn đềquốc tế như chống chủ nghĩa khủng bố, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân…
Lo sợ sự lớn mạnh của Nga, Mỹ tăng cường kiềm chế Nga về mọi mặt kinh
tế, chính trị và quân sự, dẫn tới nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang mới bằngviệc quân sự hóa khoảng không vũ trụ Theo lời bình luận của Đại tá Viktor
Litovkin “Người Mỹ đang lượn quanh nước Nga bằng ra đa và đang lắp đặt tên lửa chống tên lửa đạn đạo gần biên giới chúng ta Đó là vấn đề có tính cách nghiêm trọng Chúng ta đang bị kích động lao vào một cuộc chạy đua
vũ trang mới” [41, 15] Chính điều này nó đặt ra yêu cầu cho Nga phải có
những điều chỉnh kịp thời trong đường lối phát triển đất nước để đối trọng với
Mỹ Tuy vậy, bản thân Mỹ đang gặp nhiều khó khăn khi phải sa lầy trong
chiến tranh Irắc, mâu thuẫn với Iran về vấn đề “vũ khí hạt nhân” hay không
tự ngăn chặn được Bắc Triều Tiên trong các vụ thử tên lửa đạn đạo
Cùng với sự lớn mạnh của đồng minh thân cận ở bên kia bán cầu, sựtrỗi dậy của EU và ngày càng mở rộng ảnh hưởng của mình sang phía Đông
đã ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của LB Nga Với việc hàng loạt nước Đông
Âu lần lượt gia nhập vào NATO làm cho không gian địa - chính trị của Ngangày càng hẹp lại Đặc biệt những động thái mới đây của Mỹ và NATO bố trítên lửa đánh chặn ở Ba Lan và Cộng hòa Séc làm cho Nga rất bất bình
Bước sang đầu thế kỷ XXI, khu vực châu Á - Thái Bình Dương trởthành tâm điểm chú ý của thế giới, được đánh dấu bằng sự phục hồi của nền
Trang 13kinh tế Nhật Bản, sự phát triển mạnh mẽ của Ấn Độ, Trung Quốc và sự năng
động của khu vực ASEAN đã làm cho “cơ cấu quyền lực thế giới có sự thay đổi” [6, 16] Trong bối cảnh đó, Mỹ đã thúc đẩy mối quan hệ với khu vực
thông qua Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), còn
EU thì củng cố vai trò của mình ở Đông Á bằng việc thúc đẩy các mối quan
hệ song phương, đa phương trong tổ chức ASEM
Sau khi Liên Xô tan rã, LB Nga được cộng đồng thế giới công nhận lànước kế thừa tư cách của Liên Xô trước đây trên trường quốc tế Tuy nhiên,
do những khó khăn ở trong nước và chính sách đối ngoại ''hướng về phương Tây'' dưới thời Tổng thống B.Yeltsin, vai trò, vị trí cường quốc của Nga trên
thế giới nói chung, ở Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng đã giảm sút đáng
kể Để khắc phục tình trạng này, trong những năm gần đây, LB Nga đã ápdụng nhiều biện pháp, trong đó có sự chuyển hướng chính sách đối ngoại, lấyChâu Á - Thái Bình Dương làm một trong những hướng ưu tiên Nga đặc biệtquan tâm đến khu vực này với mong muốn trở thành thành viên của Diễn đànĐông Á, ngoài cơ chế đa phương như APEC, ARF, hay ASEAN
Một trong những vấn đề ngày càng trở nên nóng bỏng trong các mốiquan hệ quốc tế nữa đó chính là vấn đề an ninh năng lượng, nhiều nước vànhiều khu vực phải có những điều chỉnh lớn nhằm đối phó với vấn đề này.Cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động tại Afghanistan, Irắc, quan hệxấu đi của Mỹ với các quốc gia hồi giáo Trung Đông, đặc biệt với Iran là mộtnước lớn về xuất khẩu dầu mỏ, cùng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng dầu mỏ
do sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế lớn Trung Quốc, Ấn Độ làmảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ cung cầu năng lượng trên thị trường toàn cầu,giá dầu mỏ và khí đốt tăng nhanh chóng Vấn đề an ninh năng lượng đã buộccác cường quốc phải điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình, đi tìm kiếmnhững nguồn cung cấp năng lượng ổn định để phát triển LB Nga có lợi thế là
Trang 14một cường quốc về năng lượng đứng thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Arập Xêut, Nga đã thu được nhiều lợi ích trong lĩnh vực năng lượng thông qua việc
-xuất khẩu năng lượng để hồi phục nền kinh tế LB Nga Vì thế “Nước Nga có
“cú tát” về năng lượng và tài chính và chuẩn bị sử dụng nó về mặt chính trị”
để gây ảnh hưởng trên thế giới cũng như trong khu vực [41, 16]
Trên lĩnh vực kinh tế, bước sang những năm đầu thế kỷ XXI, sự pháttriển mạnh mẽ của kinh tế thế giới mà hạt nhân là Mỹ, EU, Nhật Bản, TrungQuốc, Ấn Độ và LB Nga, Braxin, Iran đã phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai xuthế: nhất siêu và đa cường
Trước hết, dựa vào tiềm lực kinh tế là một trong những nhà xuất khẩu
và nhập khẩu lớn nhất thế giới, Mỹ đã trở thành động lực của nền kinh tế thếgiới Hệ thống tài chính của Mỹ có ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế thế giới.Giờ đây, Mỹ đang nỗ lực nhằm khôi phục vị trí thủ lĩnh của mình trong trật tựthế giới đơn cực, duy trì vị trí siêu cường về chính trị, quân sự và kinh tế
Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới đang có sự chuyển dịch theo hướnghình thành cấu trúc thế giới đa trung tâm Cùng với Mỹ, các trung tâm thếgiới mới đang hình thành, bao gồm: EU, Trung Quốc, Ấn Độ, ngoài ra là LBNga, Braxin, Iran, những trung tâm này đang tác động mạnh mẽ với vai tròthống trị của Mỹ trong nền kinh tế, chính trị thế giới, đồng thời cũng đangcạnh tranh với nhau kịch kiệt để củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế
Theo thống kê “EU hiện có GDP xấp xỉ với Mỹ, chiếm 40,6% xuất khẩu và 45,2% nhập khẩu toàn cầu, vượt trội các trung tâm khác về tỷ trọng thương mại toàn cầu hay thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài” Theo đánh giá của Economic Intelligence Unit “đến năm 2020 Châu Á sẽ chiếm hơn 43% GDP của toàn cầu, trong đó Trung Quốc là 19,4%, Nhật Bản là 4,5% và theo
dự báo lạc quan đến 2020 Trung Quốc sẽ vượt qua 30 ngàn tỷ USD (tính theo ngang giá sức mua)” [6, 19] Theo hướng xuất khẩu trữ lượng thiên nhiên và
Trang 15nhập khẩu hàng hóa thành phẩm, sự phát triển của LB Nga liên quan chặt chẽvới EU, Trung Quốc, Nhật Bản Đặc biệt là những ưu tiên trong lĩnh vực hợptác công nghệ quốc phòng và năng lượng nguyên tử với Trung Quốc và Ấn
Độ Bởi vậy, bước sang thế kỷ XXI, LB Nga phải chú ý đến chiến lược pháttriển kinh tế đối ngoại, tăng cường liên kết kinh tế với các trung tâm đã hìnhthành, đồng thời phải xây dựng cho mình những liên kết mới để vừa tăngtrưởng vừa tạo ra một trung tâm kinh tế mà Nga đóng vai trò là hạt nhân
Như vậy, những biến động về cơ cấu địa - chính trị và địa - kinh tế thếgiới trong những năm đầu thế kỷ XXI đã tác động sâu sắc tới LB Nga, đòi hỏiNga cần có điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hợp lý để nhằmđưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, giành lại vị thế siêu cường trong thếgiới TBCN cũng như thích ứng với tốc độ toàn cầu hóa nhanh chóng củathế giới
1.2 Sự điều chỉnh của LB Nga trong quan hệ với các cường quốc
và một số tổ chức khu vực, thế giới
Trước sự thay đổi của cơ cấu địa - chính trị, địa - kinh tế, LB Nga rất
chú trọng vào các mối quan hệ quốc tế, khu vực LB Nga cho rằng “sự thay đổi sâu sắc của thế giới hiện đại đang ảnh hưởng tới lợi ích của nước này Nước Nga đang can dự tích cực hơn vào tiến trình này” [2, 11] Bước sang
thế kỷ XXI, trong chiến lược đối ngoại của mình LB Nga ưu tiên hàng đầucho SNG rồi đến châu Âu, Mỹ và châu Á
Trước hết, SNG là không gian chính trị, kinh tế quan trọng đối với Nga
trong việc giúp Nga khôi phục vị thế cường quốc của mình trên thế giới LBNga luôn cố gắng duy trì sự kiểm soát khu vực SNG trong các kế hoạch chínhtrị quốc phòng cũng như tăng cường liên kết kinh tế, thúc đẩy hợp tác kinh tế
đa phương, song phương với các nước trong khu vực bởi đây là những nước
thuộc Liên bang Xô Viết trước kia, là “nơi Nga có sẵn cơ sở chính trị, kinh tế
Trang 16và quân sự của mình và chính các nước này cũng chính là vùng đệm xung quanh nước Nga” [13] Tuy vậy “những biến động về cơ cấu địa - chính trị, địa - kinh tế tác động to lớn tới khu vực này và đương nhiên ảnh hưởng mạnh tới chính sách của Nga đối với SNG” [6, 22] Sự tác động tích cực của EU vào SNG theo chính sách “ngọn cờ châu Âu” đã làm gia tăng xu thế “li tâm”,
tách dần khỏi LB Nga
Mỹ cũng tích cực tác động tới không gian hậu Xô Viết trong việc ủng
hộ dự án GUAM thậm chí còn tích cực hơn so với EU Mỹ tuyên bố thực hiện
chiến lược “Đại Trung Á” nhằm mục đích đưa các quốc gia trong khu vực ra
khỏi ảnh hưởng độc quyền của Nga và tăng cường ảnh hưởng của Oasinhtơn.Thách thức nữa đối với Nga còn liên quan tới những nỗ lực của Trung Quốctrong việc chuyển hướng cải tổ tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) từ lĩnhvực hợp tác an ninh quốc phòng sang hợp tác toàn diện Trung Quốc đang nỗlực hình thành một khu vực mậu dịch tự do trong khuôn khổ SCO Thế nhưng
đối với Nga và Trung Á “nó chứa đựng nhiều rủi ro khi hàng hóa của Trung Quốc sẽ chèn ép thị trường của các nhà sản xuất địa phương, còn lực lượng lao động Trung Quốc nhập cư sẽ làm thay đổi tình hình xã hội, cơ cấu dân số của những nước này ” [6, 24].
Như vậy trước xu thế “li tâm”, LB Nga nỗ lực tăng cường hợp tác với
các nước SNG Việc tăng cường xu thế liên kết trong SNG đóng vai trò cực
kỳ quan trọng, nó liên quan tới việc củng cố vị thế chính trị và kinh tế của LBNga trên thế giới cũng như sự thay đổi trật tự thế giới Sự cạnh tranh ngàycàng quyết liệt của các trung tâm toàn cầu sẽ tác động tới chính sách của LBNga theo hướng hình thành nhóm liên kết kinh tế khu vực năng động và pháttriển Đặc biệt trong thời gian gần đây, ý nghĩa của SNG đối với LB Nga ngàycàng tăng lên cả về phục hồi sự giảm sút dân số và duy trì vị thế của mộttrong những cường quốc trên thị trường năng lượng thế giới
Trang 17Đối với Liên minh châu Âu (EU), đây là một trong những ưu tiên trong
đối ngoại của LB Nga sau SNG Nhìn chung, quan hệ EU - LB Nga là tươngđối suôn sẻ về những dự án về bốn không gian chung, bao gồm không giankinh tế, không gian an ninh bên ngoài, không gian tự do về an ninh và tưpháp, không gian về khoa học giáo dục và văn hóa Tuy nhiên, trong thời gianqua, do những biến động của bối cảnh quốc tế, đặc biệt là vấn đề an ninh nănglượng, vấn đề Trung Đông, vấn đề vũ khí hạt nhân và việc Mỹ và NATO triểnkhai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu có nhiều tác động tới quan hệ giữa
LB Nga và EU
Trong quan hệ giữa LB Nga và EU thách thức lớn nhất về đối ngoại đó
là chưa nhất quán Các nước thành viên EU hiện đang có lợi ích khá giốngnhau ở LB Nga Trong lúc các nước thành viên EU muốn phát triển thành mộtnền kinh tế hùng mạnh, đồng thời mong muốn LB Nga trở thành một nhàcung cấp năng lượng đáng tin cậy cho họ EU cũng muốn trở thành đồngminh trong cuộc chiến chống khủng bố và chống phổ biến vũ khí giết ngườihàng loạt, đồng thời mong muốn Nga tôn trọng độc lập và chủ quyền với cácquốc gia có biên giới chung với EU Thế nhưng trên thực tế EU chưa có mộtchính sách thống nhất, hiệu quả nào đối với LB Nga Các nước Anh, Pháp,Đức, Italia có những chính sách riêng rẽ không nhất quán Có nhóm các nước
“thân Nga” như Đức, Pháp, Italia hay nhóm “chống Nga” do Ba Lan và các
nước Ban tích đứng đầu
Bên cạnh đó, sự vươn lên mạnh mẽ của LB Nga về kinh tế và quân sựcàng chứng tỏ là một đối tác khó khăn của EU Điều đó buộc các nước EUđang phải điều chỉnh để có chính sách nhất quán đối với LB Nga Quan hệ LBNga - EU có những điều chỉnh nhất định đòi hỏi trong chính sách kinh tế đốingoại của mình, LB Nga cần có sự chuyển hướng hợp lý
Hướng ưu tiên thứ ba trong quan hệ đối ngoại của LB Nga đó là Mỹ.
Bước sang đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục duy trì vai trò hàng
Trang 18đầu thế giới, với hơn 25% GDP toàn cầu và 20% thương mại thế giới Trongchính sách đối ngoại Mỹ vẫn gia tăng chủ nghĩa đơn phương, nhằm duy trì vaitrò siêu cường của mình trong hệ thống quyền lực thế giới Những hướng ưutiên chính là tiếp tục cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế và áp đặt
tự do và dân chủ kiểu Mỹ trên thế giới như vấn đề Afghanistan hay Irắc Mặc dù có nhiều bất đồng, mâu thuẫn nhau nhưng cả LB Nga và Mỹ đều chorằng hai nước nên hợp tác chặt chẽ với nhau trong nhiều lĩnh vực như chốngchủ nghĩa khủng bố quốc tế, phấn đấu cho hòa bình trên toàn cầu Nga và Mỹ
coi nhau là đối tác, nhưng phía LB Nga cho rằng Mỹ là “đối tác khó khăn nhất” của Matxcơva Quan hệ LB Nga - Mỹ đang trong trong tình trạng “hòa bình nóng” [6, 31]
Nếu như quan hệ đầu tư thương mại có dấu hiệu tích cực thì hợp tác về
an ninh chính trị lại có nhiều vấn đề Mỹ liên tục mở rộng ảnh hưởng củamình ở SNG, chèn ép không gian chính trị của Nga Mỹ luôn can thiệp vàocông việc nội bộ của LB Nga, phê phán đường lối cải tổ của LB Nga, ngăncản LB Nga hội nhập kinh tế thế giới Theo lời của ông Yuri Ushakov, đại
sứ LB Nga tại Mỹ cho rằng “đã nhiều năm từ khi Mỹ và Nga không còn là kẻ thù, song chúng ta chưa hoàn toàn là đồng minh Chúng ta phải học để là bạn bè và để hợp tác trong thế giới ngày nay” [6, 34] Tình hình đó đặt ra cho
LB Nga phải có sự điều chỉnh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đặcbiệt là chính sách hợp tác toàn diện với Mỹ nhằm đảm bảo quyền lợi của LBNga trên trường quốc tế
Trong quan hệ với Trung Quốc, những năm đầu thế kỷ XXI, kinh tế
Trung Quốc tiếp tục phát triển mạnh mẽ Xét về tổng lượng, Trung Quốc trởthành nước đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, đứng thứ hai về thuhút đầu tư nước ngoài và là nước lớn thứ ba về thương mại, GDP tăng trưởngbình quân hàng năm là 9% Tuy nhiên, những rủi ro đối với nền kinh tế rất
Trang 19lớn đó là nguy cơ vơi cạn nguồn tài nguyên, nguồn năng lượng dầu khí Trong điều kiện như vậy vai trò của LB Nga vô cùng to lớn, hai nước trởthành đối tác chiến lược hướng tới thế kỷ XXI.
Về phía Trung Quốc cho rằng quan hệ Trung - Nga là mối quan hệ tốtnhất trong quan hệ với các nước lớn, Nga còn ý nghĩa và tác dụng chiến lượckhông thể thay thế đối với việc Trung Quốc trở thành nước lớn Còn đối với
LB Nga quan hệ hợp tác chiến lược tốt đẹp với Trung Quốc là cơ sở để pháttriển mối quan hệ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như có thêm
“đồng minh” trong cuộc chạy đua với Mỹ về mọi mặt.
Trong chiến lược đối ngoại hướng về phía đông, LB Nga chú ý đến
ASEAN LB Nga thực sự trở thành đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN từtháng 7/1996 và dần đạt được nhiều bước tiến quan trọng nhờ vào sự nỗ lựccủa cả hai phía ASEAN ngày càng trở thành khu vực quan trọng trong khuvực châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới Sự hấp dẫn củaASEAN đối với các nước lớn ngày càng gia tăng LB Nga coi ASEAN làđộng lực chính trong tiến trình hội nhập ở khu vực châu Á - Thái BìnhDương Còn về phần ASEAN cũng đánh giá cao vai trò quan trọng của LBNga trong các vấn đề khu vực và ủng hộ sự hội nhập đầy đủ hơn của Nga vào
hệ thống hợp tác đa phương khu vực
Như vậy, từ cuối thế kỷ XX sang đầu thế kỷ XXI, tình hình quốc tế cónhiều biến động sâu sắc và tác động mạnh mẽ đến con đường phát triển củanhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là những quốc gia đang trong giai đoạnchuyển đổi như LB Nga Xu thế khách quan của Toàn cầu hóa nó lôi kéo tất
cả các nước vào vòng xoáy kinh tế, dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc địa
- chính trị, địa - kinh tế của thế giới Điều đó đã tác động đến chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội của mỗi nước, trong đó đường lối đối ngoại nhằm điềuchỉnh quan hệ giữa các cường quốc trở nên bức thiết
Trang 20LB Nga bước vào thế kỷ XXI chịu sự tác động sâu sắc của tình hình thếgiới cũng như khu vực, đòi hỏi nhà cầm quyền kịp thời điều chỉnh chiến lượcphù hợp với diễn biến của tình hình thế giới.
1.3 Thực trạng kinh tế - xã hội LB Nga trước khi V.Putin lên làm Tổng thống
1.3.1 Tình hình kinh tế
Sau khi Liên Xô tan rã, LB Nga tồn tại với tư cách là một thực thểchính trị độc lập, thừa hưởng vị trí Uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an Liênhợp quốc, vị trí đại sứ quán, lãnh sự quán của Liên Xô ở tất cả các nước và cảnhững tiềm năng, gia sản lớn với 70% lãnh thổ, 61% dân số, 60% côngnghiệp, 70% ngoại thương [42] Tuy nhiên, LB Nga cũng phải đối phó vớihàng loạt thách thức của hoàn cảnh quốc tế và trong nước đặt ra, trong đó vấn
đề lựa chọn con đường phát triển kinh kế, khắc phục những yếu kém của nềnkinh tế kế hoạch hoá tập trung có ý nghĩa hết sức quan trọng để đưa LB Ngahoà nhập với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, đẩy lùi khủnghoảng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và nâng cao tiềm lực, vị thế của
LB Nga trên trường quốc tế
Lịch sử phát triển của LB Nga trong thập niên 90 của thế kỷ XX gắnliền với vai trò của Tổng thống B.Yeltsin là một thời kỳ đầy biến động và khókhăn Những khó khăn đặt ra đối với LB Nga là rất lớn, đó là sự tồn tại khálâu và dai dẳng của mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung thời kỳ LB Nganằm trong Liên bang Xô Viết Sự độc quyền của nhà nước kéo dài dẫn đếntình trạng xơ cứng trong quản lí, tách rời thị trường trong nước với thị trườngthế giới, sản xuất với tiêu dùng, kìm hãm sự phát triển kinh tế Tổng thốngB.Yeltsin đã kiên quyết phá vỡ toàn bộ cơ sở kinh tế - xã hội cũ bằng việc đẩymạnh thực hiện cải cách kinh tế thị trường nhằm mục tiêu xây dựng một cáchnhanh nhất cơ sở kinh tế cho mô hình nhà nước mới Đường lối cải cách kinh
Trang 21tế của LB Nga dưới thời Tổng thống B.Yeltsin có rất nhiều nội dung, song cóthể khải quát thành ba nội dung cơ bản là cải cách tài chính - tiền tệ, tự do hoáthương mại và cải cách chế độ sỡ hữu.
Trong đống nổ nát, hỗn độn của nền kinh tế - xã hội do những sai lầmbởi chính sách cải tổ dưới thời Gocrbachov, giới cầm quyền LB Nga đứngđầu là B.Yeltsin đã nhanh chóng thành lập một Chính phủ đủ mạnh để thựchiện cải cách Thủ tướng G.Gaidar là người đầu tiên được chọn để giao trọngtrách xây dựng đường lối cải cách kinh tế với mong muốn nhanh chóng đưanền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường Thủ tướng G.Gaidar đã lựa
chọn “liệu pháp sốc”, với mũi nhọn là tự do hoá kinh tế, tư nhân hoá và hạn
chế tối đa vai trò điều tiết của nhà nước Đây là giải pháp khá đồng bộ, triệt
để, nhất quán trong việc áp dụng nhanh nhất những biệp pháp mạnh làm thayđổi toàn bộ những cơ sở của nền kinh tế, đưa nó sang vận hành theo những
nguyên lý cơ bản của nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, thực hiện “liệu pháp sốc” đã không đưa lại kết quả như mong muốn của các nhà cải cách, thậm chí
còn làm cho nền kinh tế Nga suy thoái nghiêm trọng và không thể kiểm soát.Trước tình hình đó, Tổng thống B.Yeltsin buộc phải đi đến quyết định thayđổi biện pháp cải cách kinh tế - xã hội bằng việc đưa Chernomyrdin lên làmthủ tướng thay cho Thủ tướng tiền nhiệm G.Gaidar [42]
Chương trình cải cách kinh tế vẫn được tiếp tục, đặc biệt chú ý đến vaitrò quản lý của nhà nước Thế nhưng, bức tranh kinh tế Nga vẫn không mấysáng sủa hơn trước Để tìm một liều thuốc hữu hịệu hơn nữa cho LB Nga,B.Yeltsin lại thay đổi chính phủ, cách chức Thủ tướng V.Chernomyrdin vàđưa S.Kirienko lên thay với hy vọng tuổi trẻ và tài năng của Kirienko sẽ thổimột luồng sinh khí mới vào Chính phủ và nền kinh tế LB Nga Chính phủ mới
đã cố gắng thực hiện biện pháp mạnh để cứu vãn nền tài chính vốn đã “ốm yếu” nhưng không thành công Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và sự phá
Trang 22giá đồng rúp ngày 17/8/1998 như “giọt nước làm tràn ly nước đầy” đã đẩy
cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội LB Nga lên tới đỉnh điểm, chấm dứt 5tháng cầm quyền của Thủ tướng Kirienko
Sau khi cách chức Thủ tướng Kirienko, trước áp lực của Quốc hội,B.Yelsin buộc phải đưa Bộ trưởng ngoại giao E.Primacov lên thay thế, gánhlấy trách nhiệm hết sức nặng nề là cứu vãn nền kinh tế LB Nga Mặc dù chỉnắm quyền trong thời gian tám tháng, nhưng những biện pháp cải cách kinh tế
- xã hội đã từng bước đưa nước Nga vượt qua khỏi khủng hoảng Thế nhưng,
do những toan tính chính trị mà B.Yeltsin đã cách chức E.Primacov đưa S.Stepashin lên nắm quyền và sau đó là sự lựa chọn V.Putin (8/1999)
Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế LB Nga dưới thời kỳ cầm quyền củaTổng thống B.Yeltsin (1992 - 1999) thiên về với những mảng màu xám vớihàng loạt các chỉ số: lạm phát cao, tăng trưởng liên tục ở mức âm, các ngànhkinh tế công, nông nghiệp, ngoại thương giảm sút nghiêm trọng LB Nga
đang đứng “bên bờ vực thẳm”.
Trong suốt quá trình cải cách kinh tế trong hai nhiệm kỳ cầm quyền củamình, Tổng thống B.Yeltsin đã công bố hàng loạt các sắc lệnh ngắn hạn, dàihạn và Quốc hội đã thông qua các đạo luật khác nhau về tư nhân hoá, tự dohoá giá cả, tự do buôn bán Cho đến năm 1999, LB Nga đã hoàn thành quátrình tư nhân hoá trong tất cả các ngành kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực dịch
vụ, thương mại, công nghiệp và nông nghiệp, trong đó sở hữu nhà nước chỉchiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 3 - 5 % [42]
Cùng với việc thực hiện tư nhân hoá, từ đầu năm 1992, LB Nga cũngthực hiện chính sách tự do hoá giá cả và tự do buôn bán Chỉ sau một thờigian ngắn, có tới 95% hàng hoá cùng một lúc được giải phóng khỏi sự kiểmsoát của nhà nước để cho thị trường tự điều tiết Về nội thương, hệ thống thumua, buôn bán của nhà nước hầu hết bị xoá bỏ, khuyến khích tư nhân tham
Trang 23gia buôn bán Còn về ngoại thương, nhà nước chủ trương thực hiện chínhsách mở cửa, đẩy mạnh nhập khẩu và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.Những chính sách mạnh mẽ của nhà nước đã giải quyết được tình trạng khanhiếm của hàng hoá, song giá cả lại tăng vọt tới 10 đến 12 lần Vai trò điều tiếtcủa nhà nước không còn, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là tình trạng lạm phátvới tốc độ phi mã : 200% (1991), 2510% (1992), 970% (1993), 220% (1994),130% (1995), 21,8% (1996), 11% (1997), 84,4% (1998) và 36,5% (1999) [42].
Hậu quả mà nền kinh tế Nga phải gánh chịu đó là tình trạng suy thoáikéo dài, GDP luôn tăng trưởng ở mức âm: -15% (1991), -18% (1992), -15,5%(1993), -12,6% (1994), -6% (1995), -5% (1996), đến năm 1997, lần đầu tiênGDP tăng trưởng dương, đạt 0,4% [42] Tuy nhiên, dấu hiệu phục hồi của nềnkinh tế Nga chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn để rồi cơn khủng hoảng tàichính - tiền tệ và sự phá giá của đồng rúp (17/8/1998) đã kéo GDP của LBNga tụt xuống con số âm với -4,6% Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước cũng ởtrong tình trạng thâm hụt triền miên với các chỉ số âm ngoại trừ năm 1992
(xem Phụ lục1).
Trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm như vậy, các lĩnh vực kinh tế của
LB Nga ở thập niên 90 bị sa sút nghiệm trọng Sản lượng công nghiệp LBNga trong tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới thời gian 1992 - 1997giảm 2 lần tức là từ 3,5% xuống 1,8%, trong khi đó sản lượng công nghiệpcủa Mỹ dù có giảm nhẹ, song vẫn chiếm tỷ trọng cao (từ 17,2% xuống16,6%), ngược lại tổng sản lượng công nghiệp của Trung Quốc lại tăng 1,7 lần
Trong suốt thập niên 90 của thế kỷ XX, LB Nga luôn phải đối mặt vớitình trạng thiếu hụt lương thực, thực phẩm và buộc phải ưu tiên các chiếnlược nhập khẩu lương thực và thực phẩm Cơ cấu kinh tế LB Nga thời kỳ nàythay đổi theo hướng không hợp lý: Tỷ trọng các ngành công nghiệp nhiênliệu, điện, năng lượng và kim loại màu và đen giữ vai trò lớn trong tổ hợp
Trang 24kinh tế quốc dân chiếm 15% GDP, 50% tổng sản lượng công nghiệp và 70%tổng sản lượng xuất khẩu Theo các chuyên gia đánh giá, đến năm 1997, tiềmlực kinh tế của LB Nga chỉ còn bằng 40% so với tháng 12/1991 Tính chungthập niên 90, GDP của LB Nga giảm 2 lần, kém Mỹ tới 10 lần và 5 lần đốivơi Trung Quốc Đặc biệt sau khủng hoảng tài chính 1998, GDP tính trên đầungười của Nga chỉ bằng 1/5 chỉ số trung bình của các nước G7 [84]
Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài giảm sút, đầu tư cho nghiên cứukhoa học giảm mạnh Số đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Nga chỉ còn hơn
11 tỷ USD, trong khi đó Trung Quốc là 43 tỷ USD Những sản phẩm có hàmlượng khoa học, công nghệ cao ở Nga chỉ chiếm dưới 1% trong khi Mỹ chiếm36%, Nhật Bản 30%, các thị trường đó Bên cạnh đó thu nhập thực tế củangười dân Nga liên tục giảm trong tất cả những năm cảỉ cách, đặc biệt là từsau khủng hoảng tháng 8 năm 1998 Thực tế trong những năm 90, nước Nga
đã không khôi phục được mức sống trước khủng hoảng của dân chúng Hiệntại thu nhập bằng tiền của người dân Nga theo phương pháp tính của LiênHợp Quốc chỉ bằng gần 10% chỉ số tương ứng của người Mỹ [84]
Theo Uỷ ban thống kê nhà nước LB Nga thì tỷ lệ nghịch với sự yếukém, tăng trưởng âm của nền kinh tế trong thập niên 90 là sự phát triển nhanhcủa nền kinh tế ngầm Trong khoảng thời gian từ 1992 - 1994, kinh tế ngầmchiếm gần 10% GDP, năm 1995 là 20%, năm 1996 là 23% Theo IMF thống
kê, năm 1997 ở LB Nga có 41 nghìn xí nghiệp, 50% số ngân hàng, hơn 80%
số xí nghiệp liên doanh có thể liên quan đến các nhóm tội phạm có tổ chức[42] Sự phát triển của kinh tế ngầm làm thâm hụt ngân sách nhà nước, đồngthời là nguồn gốc của tình trạng chảy vốn ra nước ngoài với số lượng lớnkhoảng 20 tỷ USD mỗi năm dưới các hình thức kinh doanh gian lận, trốn lậuthuế hoặc để rửa tiền bất hợp pháp… Tổng nợ nước ngoài của LB Nga trướckhi V.Putin lên nắm chính quyền lên tới 158,4 Tỷ USD Theo nhận xét của tờ
Trang 25báo Berlin từ “một nhà nước bị moi rỗng ruột và nhiều năm phải nhờ vào những khoản tín dụng quốc tế để tồn tại” thì rất không dễ dàng để xây dựng nên “một xã hội tự do, nở hoa và giàu có”.
Kết qủa phản ánh thực trạng kinh tế LB Nga giai đoạn 1992 - 1999được cả thế giới biết đến đó là vị trí của nền kinh tế LB Nga trong bảng xếphạng các nền kinh tế thế giới Theo đánh giá của WB, GDP của LB Nga trongthập niên 90 liên tục giảm, năm 1997 đạt 403,5 tỷ USD, chỉ chiếm 1,7% GDPtoàn thế giới (xếp thứ 12), đến năm 1998 GDP giảm xuống chỉ còn 337,9 tỷUSD và tụt xuống thứ 16 Theo đó, GDP bình quân đầu người cũng giảmnhanh, từ chỗ xếp thứ 59 trong bảng tổng xếp hạng năm 1997 đã tụt xuốngthứ 62 chỉ sau một năm Vì vậy, LB Nga bị xếp vào hàng các quốc gia có mứcthu nhập ở mức trung bình
Như vậy, trong thập niên 90 của thế kỷ trước, nhiều nước cùng chungbối cảnh với LB Nga như Việt Nam, Trung Quốc, các nước Trung - Đông Âucùng thực hiện quá trình chuyển đổi mô hình nền kinh tế kế hoạch hoá tậptrung quan liêu sang kinh tế thị trường Tuy nhiên, mức độ, kết quả có khácnhau và những giai đoạn khủng hoảng nhẹ là không thể tránh khỏi nhưngkhông phải rơi vào thảm cảnh suy thoái nặng nề nền kinh tế - xã hội như ở LBNga Thực trạng đó của nền kinh tế xã hội Nga là thách thức rất lớn đối vớigiới lãnh đạo Nga trong việc ổn định nền kinh tế trong nước cũng như việctìm kiếm vị trí cường quốc của mình trên trường quốc tế
1.3.2 Tình hình chính trị - xã hội
Sau khi lên cầm quyền nhà nước, Tổng thống B.Yeltsin đã khẳng địnhquyết tâm xây dựng nước Nga đi theo con đường TBCN sau khi Liên Xô sụp
đổ là “sự trở lại thế giới văn minh sau khi đã rời bỏ nó trong 70 năm” Thế
nhưng sự suy thoái kinh tế với những chỉ số âm của LB Nga là một biểu hiệncủa cuộc khủng hoảng toàn diện kinh tế, chính trị và xã hội trong suốt những
Trang 26năm 90 của thế kỷ XX Một trong những đặc điểm nổi bật của tình hình chínhtrị thời kỳ này đó là mâu thuẫn và đấu tranh quyền lực giữa các phe nhóm,đảng phái, trong đó quyết liệt nhất là cuộc đấu tranh giữa lực lượng Tổngthống B.Yeltsin (chủ trương thiết lập chế độ tổng thống) với lực lượng do phóTổng thống Ruskoi và Chủ tịch Xô viết tối cao Khasbulatov đứng đầu (chủtrương thiết lập chế độ cộng hoà nghị viện) Cả hai bên đều căn cứ vào bảnHiến pháp Liên Xô (1978) với 300 lần sửa đổi để giành vị trí lãnh đạo caonhất nước Nga Bất đồng đã trở thành đối kháng, Tổng thống B.Yeltsin đã rasắc lệnh đặc biệt về quyền điều hành đất nước, cho xe tăng bắn vào trụ sở của
Xô viết tối cao giải tán cơ quan này và thiết lập chế độ Cộng hoà tổng thốngvới bản Hiến pháp 1993 Cuối cùng phe nhóm của Tổng thống cũng giànhthắng lợi, nhưng mâu thuẫn chính trị vẫn còn kéo dài mãi trong suốt thập kỷ
90 trong những chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia giữa Tổng thống(cơ quan hành pháp) và Quốc hội (cơ quan lập pháp)
Bên cạnh đó, Chính phủ LB Nga lại liên tục thay đổi trong thập niên
90 Trong hai nhiệm kỳ Tổng thống của mình, B.Yeltsin 6 lần thay đổi nộicác, cách chức 5 Thủ tướng, 45 phó Thủ tướng, 160 Bộ trưởng Sự lựa chọnđầu tiên là Thủ tướng G.Gaidar rồi đến Chernomyrdin, Kirienko, E Primacov,S.Stepashin và cuối cùng là sự lựa chọn V.Putin (8/1999) Tính riêng từ tháng3/1998 đến tháng 8/1998 có 4 Thủ tướng đã bị thay thế Người giữ chức vụThủ tướng LB Nga lâu nhất là Chernomyrdin với gần 6 năm (12/1992 đến3/1998) và ngắn nhất là S.Stepashin Sự xáo trộn nhân sự liên tục này làm cho
ý tưởng, đường lối cải cách của từng Chính phủ bị gián đoạn, thậm chí lại
mâu thuẫn chồng chéo lên nhau Chính những quyết định “thay ngựa giữa dòng” đối với các thủ tướng từ phía Tổng thống càng làm sâu sắc hơn cuộc
“khủng hoảng sâu sắc và toàn diện” của nước Nga [42].
Trang 27Những biến động chính trị ở nước Nga trong suốt một thập kỷ cầmquyền của B.Yelsin cùng với những rối ren về kinh tế đã làm trầm trọng thêmtình hình xã hội của nước Nga Mặc dù Chính phủ đã cố gắng đưa ra cácchính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và xây dựng một hệ thống ansinh xã hội mới phù hợp với 3 giai đoạn lớn tập trung vào việc hạn chế ở mộtmức độ nhất định nạn thất nghiệp hàng loạt và tình trạng bần cùng hoá củamột bộ phận dân cư, thực hiện dân chủ hoá trong xã hội Nga và cuối cùng lànâng cao chất lượng cuộc sống cho các tầng lớp nhân dân Những chính sách
về xã hội được Tổng thống đọc trước Quốc hội trong các Thông điệp Liênbang Tuy nhiên, nó đã không hoàn thành đúng theo các giai đoạn mà chínhphủ đề ra và các vấn đề xã hội vẫn chỉ là mục tiêu và cam kết của Tổng thốngcho đến khi ông từ chức
Quá trình, kết quả cải cách kinh tế thị trường và việc thực hiện cácchính sách xã hội của LB Nga trong thập niên 90 đã tác động sâu sắc đến tìnhhình xã hội với sự thay đổi về cơ cấu giai cấp, đời sống của đa số các tầng lớpnhân dân khó khăn, sự xuống cấp của giáo dục và khoa học, mâu thuẫn sắctộc, tôn giáo và sự phát triển của chủ nghĩa ly khai
Nếu như trong xã hội Xô viết, sự phân tầng xã hội, vai trò quyết định làtiềm năng chính trị Ngoài bộ phận cán bộ cao cấp của Đảng - Nhà nước, về
cơ bản xã hội nước Nga thời Xô viết khá ổn định với ba tầng lớp, giai cấp cơbản: trí thức, công nhân và nông dân có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau trong
xã hội Sự phân tầng xã hội nước Nga thời cải cách ngoài sự chi phối của tiềmnăng chính trị còn phụ thuộc vào tiềm năng kinh tế, trong đó thể hiện mức độcác nhóm xã hội sỡ hữu nguồn vốn và nguồn vốn đó sẽ sản sinh ra thu nhập,ảnh hưởng đến quá trình phân phối và mức thu nhập, tiêu dùng cá nhân Trên
cơ sở đó, các nhà xã hội học, lịch sử LB Nga phân chia xã hội thành bốn tầng
Trang 28lớp: tầng lớp trên, tầng lớp trung lưu, tầng lớp bình dân (tầng lớp cơ bản) vàtầng lớp dưới [97, 10].
Theo kết quả của Viện các vấn đề xã hội và dân tộc của LB Nga năm
1995, sự phân hoá về trình độ, địa vị kinh tế xã hội của bốn tầng lớp trên là rấtlớn Tầng lớp trên chỉ chiếm 1% dân số và chủ yếu sống ở các thành phố lớn
và thủ đô, còn tầng lớp dưới chiếm 75% dân số và sống chủ yếu ở các thànhphố nhỏ và nông thôn Cũng theo cuộc khảo sát của WB năm 1999 cho thấy,
có hơn 40% dân Nga có mức thu nhập 40 USD/ ngày, 50% trẻ em Nga phảisống trong các gia đình nghèo và nếu như năm 1989 cả nước chỉ có 2% dân
số thuộc diện nghèo (thu nhập bình quân 2 USD/ngày) thì đến năm 1999 con
số này tăng vọt lên 23,8% Theo số liệu điều tra của Viện các vấn đê xã hội vàdân tộc, nếu năm 1992, sự chênh lệch thu nhập trong xã hội không vượt quá4,5 lần, đến 1993 đã tăng lên 7,8 lần và đến năm 1995 là tăng lên 10 lần.Trong đó nếu tính thu nhập 10% của người giàu nhất và 10% số người nghèonhất thì sự chênh lệch đó lên tới 25 lần [97, 26 - 27]
Thực trạng đó của xã hội Nga là một trong những nguyên nhân dẫn đến
sự bất mãn của các tầng lớp nhân dân “trong sự so sánh tiếc nuối cuộc sống thời kỳ Xô Viết” và hậu quả là bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của tầng lớp dưới bằng nhiều hình thức như mít tinh, biểu tình, bãi công… và “tình trạng đang ngày càng có sự phản đối nhất định đối với chính sách của Chính phủ Sự tiếp tục xấu đi trong tình cảnh của các tầng lớp cơ bản và tầng lớp dưới có thể gây nguy hại đến sự ổn định xã hội” [97, 36]
Cùng với sự xuống cấp của đời sống kinh tế là sự gia tăng của hàng loạtnhững vấn đề nan giải như: nạn tham nhũng, thất nghiệp, sự gia tăng các tệnạn xã hội mà lớn hơn cả là vấn đề tội phạm maphia, tình trạng tâm lý, sứckhoẻ dân cư đáng báo động Nhà sử học Nga Danhic đã từng nhận xét:
Trang 29“Tham nhũng và tình trạng tội phạm tràn lan khắp nơi từ chỗ chỉ xuất hiện ở ngoài lề xã hội chúng lan vào trong trung tâm, từ chỗ chỉ xuất hiện trong lãnh thổ nhỏ bé ban đầu, tới nay chúng đã có mặt ở mọi ngõ ngách trong xã hội một xã hội tội phạm hoá đó đang là một thực tế ở nước Nga”.
Như vậy, tham nhũng đang trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hộiNga trong thập niên 90 Việc thực hiện chương trình tư nhân hoá hàng loạt tàisản khổng lồ của nhà nước đã bị các viên chức của chính quyền Liên bang vàđịa phương tìm cách để thu lời lớn trong quan hệ với các thương nhân, chủcác tập đoàn tài chính - công nghiệp
Cùng với nạn tham nhũng, tội phạm cũng là vấn đề nhức nhối trong xãhội LB Nga thời B.Yeltsin Trong thời gian từ 1991 - 1998, ở Nga xuất hiệnnhiều tổ chức maphia, nhiều vụ giết người, cướp của mà điều đáng lo ngại làthủ phạm gia tăng ở trẻ vị thành niên Cũng do tác động mạnh của thời kỳchuyển đổi, một bộ phận lớn dân cư chưa thích nghi với điều kiện mới đã bịbần cùng hoá nhanh chóng Chính bối cảnh này đã làm chấn động tâm lý vàthần kinh của họ Theo thống kê của Bộ Y tế LB Nga chỉ trong vòng 4 năm,
từ 1991 - 1994, số người bị bệnh tâm thần tăng từ 12% lên 30%
Tình trạng suy sụp của nền kinh tế đã để lại hậu quả nặng nề là làm cho
số người thất nghiệp ngày càng tăng cao Và đây cũng là một bài toán nan giảicủa các quốc gia chuyển đổi như ở LB Nga Theo thống kê của Tổ chức Laođộng quốc tế, số người thất nghiệp ở LB Nga năm 1993 chiếm 5% số ngườitrong lực lượng lao động, thì sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1998lên tới 14,2% số người trong lực lượng lao động [41]
Trong thời kỳ Xô Viết, nếu như giáo dục - khoa học được xem là thếmạnh thì sang thời LB Nga đã bị giảm sút chất lượng nghiêm trọng Nguyên
do ở đây là do chính sách cắt giảm ngân sách cho giáo dục, tăng các khoảnhọc phí trong khi mức sống của người dân không lấy gì sáng sủa do suy thoái
Trang 30kinh tế Tình trạng “chảy máu chất xám” kéo dài đã dấn đến hiện tượng các
nhà khoa học Nga di cư ra nước ngày càng nhiều, vì thế số lượng cán bộ khoahọc trong các cơ sở nghiên cứu giảm hẳn Chính điều này đã làm suy thoáitiềm năng trí tuệ của LB Nga, dẫn đến sự suy yếu về kỹ thuật công nghệ hiệnđại và suy giảm khả năng giúp đất nứớc thoát khỏi khủng hoảng
Cùng với sự khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội theo đà sụp đổ củaLiên Xô và sự đánh giá không đầy đủ của ban lãnh đạo LB Nga trong suốtquá trình chuyển đổi về vấn đề dân tộc, tôn giáo đã tạo điều kiện cho các vấn
đề vốn nhạy cảm bùng phát Đây là cơ sở cho chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩakhủng bố xuất hiện không chỉ ở một nước công hoà mà lan rộng ra nhiều khuvực, đe doạ đến an ninh quốc giá Điều này tác động ngược trở lại làm chocuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội càng thêm sâu sắc Điểm nóng củacác mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, chủ nghĩa ly khai là khu vực Kavkavz, trong
đó đặc biệt là nước cộng hoà tự trị Chesnia và Dagestan Lực lượng ly khai ởChesnia và Kavkav đòi tìm mọi cách để tách hai nước này ra khỏi LB Nga và
vì thế cuộc chiến tranh đã nổ ra và kéo dài suốt hai năm 1994 - 1996 để lạihậu quả nặng nề cho cả hai bên
Người ta cho rằng, cuộc chiến tranh Nga - Chesnia lần thứ nhất nổ ra là
do sai lầm của Tổng thống B.Yeltsin, đồng thời cũng tạo điều kiện choV.Putin bước lên vũ đài chính trị nhờ thái độ và chính sách cứng rắn đối vớivấn đền chủ nghĩa ly khai Chesnia trong cuộc chiến Chesnia là thứ hai (1999).Như vậy, tình trạng bất ổn về xã hội này là hậu quả của những nguyên nhânnội tại, khách quan mang tính kinh tế, chính trị, xã hội và những sai lầm trongchính sách dân tộc, tôn giáo của chính quyền LB Nga Các hiện tượng nàyluôn là mối đe doạ sự ổn định, an ninh, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
LB Nga
Trang 31Có thể nói, từ thực trạng kinh tế - xã hội LB Nga dưới thời cầm quyềncủa Tổng thống B.Yeltsin (1992 - 1999), chúng ta thấy rằng LB Nga đangđứng trước cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc Những thách thức đặt racho LB Nga trước ngưỡng cửa thế kỷ mới là hết sức to lớn Đó là suy sụp củanền kinh tế với những chỉ số tăng âm GDP, sự lạc hậu và mất cân đối của cơcấu kinh tế kéo theo sự gia tăng của nạn thất nghiệp, đói nghèo và nợ nầntriền miên Sự ảm đạm của nền kinh tế là nguyên nhân làm nảy sinh các vấn
đề xã hội gay gắt với tình trạng tham nhũng, siêu lạm phát, tội phạm ma tuýhay cả vấn đề nóng bỏng hơn là chủ nghĩa ly khai, khủng bố ở Chesnia Vậytrách nhiệm của người đứng đầu nhà nước LB Nga - Tổng thống B.Yeltsin
như thế nào? Và ai sẽ là người đón nhận “di sản” mà người tiền nhiệm để lại
khi ông kết thúc nhiệm kỳ thứ hai của mình? Lịch sử LB Nga luôn có nhữngcon người kiệt xuất mà khi lịch sử cần họ sẽ xuất hiện đúng lúc?!
1.4 V.Putin trúng cử Tổng thống và tình hình chính trị LB Nga
1.4.1 V.Putin trúng cử Tổng thống LB Nga
Có thể nói thời kỳ cầm quyền của Tổng thống B.Yeltsin (1991 - 1999)
là thời kỳ đầy sóng gió với tình trạng khủng hoảng toàn diện và sâu sắc Tráchnhiệm của người đứng đầu nhà nước LB Nga hết sức lớn lao Trong bản dựthảo luận tội đòi phế truất Tổng thống của Đuma Quốc gia năm 1999 đã chỉ
rõ năm tội trạng của B.Yeltsin đó là: Phá vỡ Liên bang Xô Viết, tấn côngQuốc hội, gây ra cuộc chiển tranh ở Chesnia, đẩy dân Nga vào nạn diệt chủng
và làm suy yếu quân đội Nga [27] Bởi vậy, trưa ngày 31/12/1999, trong khingười dân Nga đang bận rộn chuẩn bị để đón chào năm mới thì Tổng thốngB.Yelsin đã chúc mừng nhân dân Nga sớm hơn 12 tiếng đồng hồ so với
thường lệ và ngỏ lời xin lỗi nhân dân Nga “vì đã không biến những ước mơ trở thành sự thực” Tổng thống B.Yelstsin quyết định từ chức trước thời hạn.
Có lẽ món quà có ý nghĩa nhất mà Tổng thống dành cho nhân dân Nga nhân
Trang 32dịp năm mới trong giây phút cuối cùng của những năm tháng quyền lực chính
trường của mình đó chính là ông đã tìm ra được người kế nhiệm “đáng tin cậy” để gánh vác trách nhiệm vực dậy nền kinh tế - xã hội LB Nga trên đống
đổ nát hoang tàn ấy Người đó chính là V.Putin!
Vị Tổng thống đầu tiên của LB Nga B.Yeltsin đã không ngần ngại khi
nhận xét rằng: V.Putin là một con người “bình tĩnh, tự tin, phản ứng cực kỳ nhanh nhạy và hoàn toàn thích ứng với mọi việc” [96, 172 - 173] Cũng chính
vì vậy, V.Putin đã được B.Yeltsin tin tưởng bổ nhiệm làm Thủ tướng tháng8/1999 và kế nhiệm quyền Tổng thống LB Nga theo Hiến pháp 1993 khi ông
từ chức vào 31/12/1999 Đối với nhân vật Putin, con đường chính trị, conđường đối với chức vụ Tổng thống của V.Putin không mấy phức tạp Từ mộttrung tá KGB (1975-1989), V.Putin trở thành trợ lý các vấn đề quốc tế choHiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Lêningrad (1989), trợ lý Thịtrưởng Lêningrad (1990 - 1994), sau đó làm Phó Thị trưởng Sain Petersbusg(1994 - 1996) và được bổ nhiệm làm Phó Chánh văn phòng Tổng thống LBNga (1997 - 1998) Từ đó, V.Putin được B.Yeltsin chú ý dến và thế là conđường chính trị đã rộng mở đối với Putin Ông B.Yeltsin đã bổ nhiệm V.Putingiữ chức Giám đốc cơ quan Phản gián Liên bang Nga (8/1998), Thư ký hộiđồng An ninh LB Nga (3/1999) rồi Thủ tướng LB Nga (8/1999) [96, 106 - 113;
169 - 182]
Việc B.Yeltsin từ chức Tổng thống với di sản để lại là những chỉ số âm
về kinh tế và những nỗi bất bình không ngừng gia tăng trong lòng xã hội Ngathì ai sẽ là người đủ tự tin để đảm nhận trọng trách này? Trong cuộc gặp gỡvào cuối tháng 12/1999, B.Yeltsin đã nói rõ ý định trao quyền Tổng thống
cho vị Thủ tướng mới của nước Nga và dặn dò Putin “Phải làm tốt cho đất nước Nga” [9, 6] Và để biểu lộ quan điểm của mình trước những “ân huệ” của Tổng thống, V.Putin đã thẳng thắn nói rằng: “Vâng, thưa Tổng thống tôi
Trang 33có thể gánh vác được trách nhiệm” [38, 183] Những trang sử mới của nước
Nga đã được viết lên, ngày 31/12/1999, vào thời khắc chuyển giao thế kỷmới, Tổng thống B.Yeltsin tuyên bố từ chức trước thời hạn Sự kiện này được
xem là “Tiếng sấm kinh động cuối thế kỷ 20 làm chấn động cả thế giới” để rồi một “ngôi sao chính trị mới vụt xuất hiện” sẽ dẫn dắt nước Nga vượt qua
“khoảng tối trước bình minh” [24, 322] Và trong bài phát biểu từ chức của mình, Tổng thống B.Yeltsin nói rằng “Nước Nga đã có một nhân vật sung sức, một người mạnh mẽ chuẩn bị đảm nhận chức vụ Tổng thống Hiện nay gần như tất cả người dân đều gửi gắm niềm hy vọng của mình vào ông” -
người đó chính là V.Putin [24, 325]
Tổng thống B.Yeltsin từ chức và V.Putin kế nhiệm Tổng thống là tinvui lớn giữa buổi chuyển giao thiên niên kỷ đối với nước Nga, thậm chí đốivới toàn thế giới Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 26 tháng 3 năm 2000 đã đưaThủ tướng V.Putin vừa mới nhậm chức cách đó 4 tháng lên nắm quyền lãnhđạo cao nhất Nhà nước LB Nga với 63% số phiếu ủng hộ Một chân trời mớiđang mở ra đối với nước Nga
Với vai trò là “người thuyền trưởng”, V.Putin đã chèo lái con thuyền
nước Nga vượt qua bao sóng gió thăng trầm, đã làm thay đổi hình ảnh của
một nước Nga “ảm đạm” trong thập niên 90 của thế kỷ XX bằng một hình ảnh về nước Nga mới với “sự hồi sinh và trỗi dậy” trong thế kỷ XXI Sự cố
gắng đó của V.Putin dường như đã được nhân dân Nga đền đáp bằng sựngưỡng mộ và ủng hộ khi ông giành được 71,2% số phiếu bầu, đưa V.Putintái đắc cử nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai vào năm 2004
1.4.2 Tình hình chính trị LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin
Nhận thức rõ về điều kiện hoàn cảnh, vị thế của LB Nga trong một thếgiới diễn biến đầy phức tạp đang trong quá trình hình thành một trật tự thế
giới mới, V.Putin đã xác định “Mỗi quốc gia bao gồm cả LB Nga, đều nhất
Trang 34thiết phải tìm tòi con đường cải cách của mình Điều này đối với nước Nga không phải là thuận lợi…” [27, 3] Vì thế, V.Putin đã quyết định thành lập
Trung tâm nghiên cứu chiến lược, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học,các chuyên gia nghiên cứu kinh tế - xã hội nổi tiếng nhằm giúp Tổng thống vàChính phủ trong việc hoạch định đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước V.Putin đã thổi vào nước Nga một luồng sinh khí mới, giúp nước Ngadần ổn định, phục hồi và phát triển nhanh chóng trong suốt 8 năm làm ôngchủ Điện Cremlin
Tình hình chính trị của LB Nga trong những năm hậu Xô Viết hết sức
phức tạp Tổng thống Putin đã từng đưa ra nhận xét: “Cần phải thừa nhận rằng, sự tan rã của Liên Xô là một tai hoạ lớn nhất về địa - chính trị của thế
kỷ Hàng chục triệu đồng bào và công dân của chúng ta phải sống ngoài ranh giới lãnh thổ Nga Tình trạng li tán diễn ra phổ biến ở Nga Khoản tiền dành dụm của người dân bị mất giá, những lý tưởng cũ bị huỷ hoại, nhiều thể chế
bị giải tán hoặc cải cách vội vã… Tất cả đã chấm dứt với bối cảnh sụp đổ của nền kinh tế, sự bất ổn về tài chính, sự trì trệ trong lĩnh vực xã hội” [10].
Vì vậy, việc đầu tiên mà V.Putin quan tâm đó là chú trọng xây dựng một cục
diện chính trị xã hội ổn định, ông khẳng định: “Chỉ có một nhà nước mạnh có hiệu quả và dân chủ mới có khả năng bảo vệ tự do của công dân, quyền lợi chính trị và kinh tế, có khả năng tạo cuộc sống bình yên cho mọi người và cho sự thịnh vượng của đất nước chúng ta” [28] Ngay sau khi lên nắm
quyền, vị Tổng thống thứ hai của LB Nga đã tập trung vào việc củng cốquyền lực của Điện Cremli và thể chế Nhà nước, xem đó là điều kiện cơ bản
để thực hiện đường lối chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Nhiều nhà chínhtrị Nga và phương Tây vẫn nghi ngờ rằng, liệu V.Putin có thể thoát ra khỏiảnh hưởng của Tổng thống B.Yeltsin và sự ràng buộc của giới thân cậnB.Yeltsin đã từng đề cử ông trước đây hay không? Thực tiễn những tháng
Trang 35năm cầm quyền, V.Putin đã thể hiện tính độc lập của mình trong việc thựchiện đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại Ông đã nhanh chóng lật đổnhững cơ cấu không hợp lý, kém hiệu quả của gần một thập kỷ cầm quyền vớingười tiền nhiệm B.Yeltsin.
Khác với chính sách của B.Yeltsin khuyến khích tính tự trị gia tăng củacác khu vực trong LB Nga, V.Putin xem việc xây dựng một chính quyền trungương hùng mạnh là trọng tâm, khi cho rằng một quốc gia hùng mạnh, ngườidân không thể không có tính tôn nghiêm, dân tộc không thể không giữ cho
mình một niềm tự hào chính đáng Ông nói: “Chúng tôi muốn tăng cường thể chế Nhà nước, cải thiện mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với các địa phương, xây dựng lại hệ thống pháp lý, xác định rõ các nguyên tắc lãnh đạo… Đồng thời, vì muốn có dân chủ nên chúng tôi phải thực hiện một nhiệm vụ to lớn là tạo điều kiện cho sự phát triển hài hòa giữa các chính đảng…” [38, 223].
Để khẳng định quyền lực của chính quyền Liên bang, V.Putin đã thựchiện cuộc cải cách hành chính nhằm nâng cao quyền lực của nhà nước Trungương, khắc phục sự chia rẽ giữa các vùng và địa phương Chỉ hai tháng saukhi lên nắm chính quyền, V.Ptin đã ký một sắc lệnh chia nước Nga thành 7khu vực và cử các đại diện của mình xuống giám sát các chính quyền địaphương đó Putin tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm chế ngự các Thốngđốc địa phương, sẵn sàng cách chức các Tỉnh trưởng dân bầu lên và tướcquyền tham gia Thượng viện nếu như họ đưa ra những điều luật trái với Hiếnpháp Liên bang mà điều nay trước kia không có và cũng không phải như cách
quản lý của B.Yeltsin khi cho rằng các thủ lĩnh địa phương “hãy nắm vào tay bao nhiêu quyền lực mà các bạn muốn” [82] Mặt khác, V.Putin cũng khéo
léo tập hợp các nhà lãnh đạo khu vực bằng cách lập ra Hội đồng Nhà nướclàm cơ quan tư vấn cho Tổng thống, soạn thảo các bộ luật nhằm đóng cửa cácđảng phái chính trị nhỏ giúp ổn định tình hình nước Nga
Trang 36Dưới thời Tổng thống V.Putin, cơ cấu và thành phần nhân sự của chínhphủ được xây dựng theo cách thức khác với vị Tổng thống đi trước trong việccho phép Điện Cremli tác động trực tiếp vào hoặt động của nội các Đồngthời, với quyền lực của mình, V.Putin ban hành một loạt biện pháp, hệ thốngpháp luật nhằm hạn chế sự lũng đoạn của giới tài phiệt, tuyên chiến với nạntham nhũng cũng như tiến hành cuộc chiến chống ly khai ở Chesnia.
Trong bài phát biểu “Nước Nga trong thời điểm chuyển giao Thiên niên kỷ”, Tổng thống V.Putin nêu rõ đi liền với củng cố chính quyền trung
ương mạnh là những cải cách hành chính Nga cần xây dựng một hệ thốngquản lý nhà nước hoàn chỉnh trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội Điều nàykhông có nghĩa là lặp lại thể chế quản lý và kế hoạch mang tính mệnh lệnh,
mà phải biến Nhà nước Nga thành người điều tiết lực lượng xã hội và kinh tếnhà nước có hiệu quả, duy trì cân bằng lợi ích của họ, xác lập mục tiêu pháttriển xã hội tốt nhất với các tham số hợp lý [27]
So sánh với tình hình chính trị thời kỳ cầm quyền của Tổng thốngB.Yeltsin, thấy rằng thời kỳ hỗn độn của luật pháp, sự gia tăng tính tự trị củacác chính quyền địa phương đã đến hồi kết thúc Tình trạng mâu thuẫn, xungđột quyết liệt giữa Tổng thống và Quốc hội đã không còn Dưới sự lãnh đạocủa Tổng thống V.Putin, sự thống nhất trong các chính sách đối nội, đốingoại, sự phối hợp nhịp nhàng giữa Tổng thống, Chính phủ và Quốc hội đượcdiễn ra rất thuận lợi Một cục diện chính trị ổn định là thành công lớn đầutiên của Tổng thống V.Putin khi trở thành ông chủ Điện Cremlin Điều đó có
ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho phépTổng thống tiến hành đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước
Có thể nói trong suốt hai nhiệm kỳ Tổng thống (2000 - 2008), V.Putin
đã xây dựng và củng cố được một hệ thống chính trị ổn định có đủ sứcmạnh để thực hiện công cuộc tái thiết đất nước bằng các đường lối, chiến
Trang 37lược phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn Điều đó chứng minhmột sự thật trong lịch sử nước Nga luôn có sự xuất hiện của những conngười kiệt xuất trong những hoàn cảnh khó khăn nhất Lịch sử dân tộc Nga
đã từng nói nhiều đến vai trò của của Pie Đại đế, đến V.Lênin và trước thềmcủa thế kỷ XXI, người ta đang nói đến vị Tổng thống thứ hai của LB Nga đóchính là V.Putin!
kỷ XX cùng với những sai lầm trong chính sách của Tổng thống B.Yeltsin đãđẩy LB Nga lâm vào một cuộc khủng hoảng toàn diện rồi mất dần các vị tríquan trọng trên trường quốc tế
Bước sang thế kỷ XXI, trong quan hệ quốc tế có những biến đổi to lớn,tác động sâu sắc đến các quốc gia trên thế giới Trong đó toàn câu hoá, khuvực hoá là xu thế tất yếu khách quan đặt ra những yêu cầu mới cho các quốcgia trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới LB Nga trước thềm thế
kỷ mới cũng chịu sự tác động sâu sắc của xu thế này và những thay đổi trongcấu trúc địa - chính trị, địa - kinh tế thế giới và khu vực đã có ảnh hưởng tolớn đến sự phát triển của LB Nga Điều này đòi hỏi LB Nga phải có nhữngđiều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm đưa LB Nga bước vàothời kỳ phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế
Trong bối cảnh khó khăn đó, V.Putin đã xuất hiện mà như nhiều đánh
giá là “người khi cần đã xuất hiện đúng lúc” Với bản lĩnh của mình, V.Putin
đã trở thành vị Tổng thống thứ hai của LB Nga và là người gánh vác trọng
Trang 38trách nhanh chóng đưa LB Nga thoát ra khỏi khủng hoảng và khôi phục lại vịthế của nước Nga trên trường quốc tế Và trong hai nhiệm kỳ cầm quyền,Tổng thống V.Putin đã tiếp tục thực hiện đường lối cải cách toàn diện và kết
quả là đã tạo dựng nên hình ảnh về một nước Nga mới - thời kỳ “hồi sinh và trỗi dậy” của LB Nga.
Trang 39Chương 2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 2000 - 2008
2.1 Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Tổng thống V.Putin
và quá trình thực hiện
2.1.1 Mục tiêu, đường lối và biện pháp
Bước vào thế kỷ XXI, thế giới đang chứng kiến một xu thế phát triểnmạnh mẽ của quá trình toàn cầu hoá, xu thế tăng cường liên kết giữa các tổchức kinh tế quốc tế và khu vực, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa cácquốc gia trên tất cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phòng Những
dự báo của tương lai thật khó lường, rất nhiều diễn biến phức tạp đã và đangxảy ra làm bất ngờ ngay cả những chuyên gia dự báo
LB Nga bước vào thế kỷ mới với những mục tiêu và nhiệm vụ rất nặng
nề, với nhiều khó khăn và phức tạp còn tồn tại trong thập kỷ 90 của thế kỷ
XX Di sản mà vị Tổng thống tiền nhiệm B.Yeltsin để lại là một nước Nga
với những khoảng tối bao trùm - một thực trạng kinh tế - xã hội “đổ nát và hoang tàn” Ngay từ khi nắm quyền Tổng thống (31/12/1999) và chính thức
trở thành Tổng thống thứ hai của Cộng hoà Liên bang Nga sau cuộc bầu cử(3/2000) với 53% số phiếu bầu, V.Putin đã thể hiện quyết tâm khôi phục nềnkinh tế - xã hội LB Nga
Lịch sử đã sang trang, năm 2000 được đánh dấu là một điểm mốc cực
kỳ quan trọng, là bước ngoặt chuyển nước Nga sang một giai đoạn phát triểnmới với đường lối lãnh đạo của Tống thống V.Putin Mục tiêu tổng quát baotrùm cần thực hiện là tiếp tục xây dựng xã hội dân chủ, nhà nước pháp quyền,từng bước tìm kiếm lại vị trí quốc tế của LB Nga với tư cách là cường quốctrên thế giới
Trang 40Trong Thông điệp Liên bang đầu tiên trình bày trước Quốc hội LB Nga
ngày 8/7/2000, V.Putin đã khẳng định:“Nga cần một hệ thống kinh tế có khả năng cạnh tranh, có hiệu quả, công bằng về xã hội, điều đó sẽ đảm bảo cho
sự phát triển ổn định Nền kinh tế ổn định là bảo đảm chủ yếu cho xã hội dân chủ và là cơ sở của mọi nền tảng cho Nhà nước hưng thịnh và được kính trọng trên thế giới” [26] Việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của nước Nga được xác định là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong chính sáchcủa Tổng thống V.Putin Ông khẳng định, nước Nga cần phải có chiến lượccho sự phát triển dài hạn, có những mục tiêu và biện pháp rõ ràng
Đường lối cải cách của V.Putin trước hết vẫn khẳng định tiếp tục côngcuộc cải cách kinh tế thị trường mà người tiền nhiệm B.Yeltsin đã tiến hành,nhưng bước đi và phương pháp tiến hành thận trọng hơn, tăng cường vai tròđiều tiết vĩ mô của nhà nước, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, duy trì
sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế Trong đó ổn định kinh tế là nhiệm
vụ chủ chốt nhất, là việc trọng tâm hàng đầu của đất nước
Trong suốt hai nhiệm kỳ cầm quyền của mình, các Thông điệp Liênbang hàng năm đều được Tổng thống V.Putin nhấn mạnh đến mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội là nhằm khôi phục tiềm lực kinh tế, vị thế quốc tế của
LB Nga mà trước hết là xây dựng xã hội dân chủ, đảm bảo đời sống vật chất,
tinh thần cho các tầng lớp nhân dân Tổng thống V.Putin cho rằng: “Chúng ta quen nhìn Nga như là hệ thống các cơ quan quyền lực hay như là một cơ cấu kinh tế Nhưng trước tiên nước Nga là những con người, những người coi Nga là ngôi nhà của mình Sự bình an và cuộc sống xứng đáng cho họ là nhiệm vụ chủ yếu của chính quyền, của bất cứ chính quyền nào” [28] và
“chúng ta cần phải biến nước Nga thành một nước hưng thịnh và no đủ, để mọi người được sống trong đầy đủ và an toàn, để mọi người dân được tự do