Triển vọng phát triển kinh tế xã hội Liên bang Nga

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008) (Trang 105 - 108)

Bước sang thế kỷ XXI, trên thế giới đã diễn ra sự biến đổi sâu sắc do những tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, quá trình giao lưu quốc tế, sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế đã dần hình thành nên nhiều trung tâm kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… Đặc biệt là “sự trở lại của chú gấu Nga sau giấc ngủ đông sẽ biến thành đối thủ mạnh mẽ của chàng cao bồi Mỹ đã hơn 30 năm lớn tiếng rằng anh ta đứng đầu khu vực” [43, 23]. Với những thành tích mà LB Nga đạt được trong thời gian qua nó khẳng định con đường mà nước Nga đang đi dưới sự dẫn dắt của Tổng thống V.Putin là đúng đắn. Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội đang mở ra đối với nước Nga. Trả lời trước báo chí về chiến lược phát triển kinh tế của mình, Tổng thống V.Putin cho rằng “không phải chỉ khoan lỗ trong lòng đất, khai thác dầu và khí đốt rồi đem bán nó với giá khác. Nhiệm vụ của chúng tôi nằm ở chỗ đa dạng hoá kinh tế, tạo cho nó tính sáng tạo” “chúng tôi có cơ sở để tin Nga sẽ phát triển thành công trong đường lối sáng tạo” [105].

Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ LB Nga đưa ra trong chiến lược phát triển dài hạn (2000 - 2010), hai chương trình phát triển trung hạn 2000 - 2004 và 2004 - 2008, tăng trưởng GDP trung bình đạt 4% -5%/năm, đến 2010 GDP tăng 70 - 80% so với năm 1999, cơ cấu kinh tế thay đổi căn bản với sự gia tăng của tỷ trọng công nghiệp có hàm lượng khoa học cao, dịch vụ tin học và viễn thông [100], [101].

Tổng thống V.Putin tỏ ra rất tự tin vào chế độ mà ông đang xây dựng. Khi trả lời câu hỏi của nhà báo rằng “Trong nhiệm kỳ giữ chức Tổng thống, ông sẽ xây dựng chế độ như thế nào?”, Putin nói “Tôi khát vọng mục tiêu hiện nay chúng tôi đã bắt đầu và đang hết sức có gắng để giành lấy, sẽ đến lúc trở

thành hiện thực và để có thể đem lại được thành quả, làm cho mỗi người dân Nga đều cảm nhận được qua cái miệng túi của mình, làm cho mỗi người dân Nga đều cảm thấy hiệu quả hơn, cuộc sống an toàn hơn và đều cảm thấy tự hào về đất nước Nga” [9, 187]. Vì thế Tổng thống không đồng tình với dự báo của Chính phủ về tốc độ tăng trưởng kinh tế và ông đưa ra mục tiêu tăng gấp đôi GDP vào năm 2010 so với năm 2001 với mức tăng trưởng kinh tế 8 - 10%/ năm [32]. Tổng thống cũng giải thích rằng nếu tốc độ tăng trưởng là 8%/năm thì phải mất 15 năm nữa GDP bình quân đầu người của Nga mới có thể bằng Bồ Đào Nha - một quốc gia nghèo trong EU, nếu tốc độ tăng trưởng đạt 10%/năm thì trong khoảng thời gian này có thể đạt mức của Anh và Pháp - những quốc gia giàu và phát triển trong EU và thế giới [101].

Mức độ phồn vinh của nước Nga là không có giới hạn. Theo dự báo được đưa ra trong “Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội Nga đến năm 2020”,

Trước năm 2015, GDP bình quân đầu người sẽ đạt không dưới 21.000 USD, trước năm 2020 là 30.000 USD, gần bằng với mức độ hiện nay của các nước khu vực đồng euro. Đồng thời sự cách biệt trong thu nhập cá nhân so với Mỹ giảm từ 3 lần xuống còn 2 lần [43, 35].

Trợ lý Tổng thống LB Nga - Igor Shuvalov cho rằng “Nếu mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Nga đạt 7,2 %, chúng tôi sẽ có mức tăng gấp đôi trong vòng 10 năm tới đây” và cho rằng Nga sẽ còn đóng vai trò nhiều hơn trong nền kinh tế thế giới so với hiện nay. Trong đó bước nhảy vọt về kinh tế nhờ vào sự phát triển công nghệ chứ không phải xuất khẩu các nguồn năng lượng. Tiếp đó, Phó thủ tướng thứ nhất - Sergei Ivanov cũng phát biểu “Nếu công nghiệp, khoa học, lĩnh vực công nghệ thông tin cũng sẽ phát triển thành công như thời gian gần đây thì có thể vào năm 2011, chúng ta sẽ thực hiện được những nhiệm vụ mà Tổng thống đặt ra. Và đến năm 2020, Nga sẽ lọt vào nhóm 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới” [43, 26 - 27].

Như vậy, từ những dự báo về triển vọng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới mà Chính phủ, Tổng thống và các chuyên gia kinh tế đưa ra đều khẳng định một xu hướng tăng trưởng ổn định của nền kinh tế và đây là cơ sở để giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra nhằm ổn định chính trị, xã hội. Để đạt được những chỉ tiêu, dự báo đó LB Nga phải nỗ lực phát huy đặc biệt là tận dụng tôt những yếu tố thuận lợi bên trong và bên ngoài một cách hợp lý.

Trước hết, nhờ vào trữ lượng lớn về dầu và khí là sức mạnh của LB Nga trong 8 năm qua và nếu giá dầu mỏ vẫn tiếp tục tăng, thì Nga sẽ có được doanh thu lớn cho ngân sách quốc gia. Thứ hai là, nhờ quá trình cải cách kinh tế mà kết cấu kinh tế thị trường đã và đang hoàn thiện và phát huy tác dụng. Thứ ba là, việc LB Nga đang nỗ lực để được gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới WTO - một sân chơi kinh tế toàn cầu sẽ tạo nhiều cơ hội cho LB Nga phát triển kinh tế - xã hội.

Về mặt xã hội, kết quả phát triển ổn định về kinh tế là cơ sở để gải quyết các vấn đề xã hội đặt ra. Sự gia tăng thu nhập thực tế của người dân trong thời gian dài sẽ dẫn đến giảm đáng kể mức dân nghèo. Mức thu nhập chỉ bằng tiền lương dưới mức sinh hoạt tối thiểu từ 17,8% (khoảng 25,5 triệu người) năm 2004 sẽ giảm xuống còn 4,0% (khoảng 5,6 triệu người) vào năm 2015. Việc tiến hành chiến lược phát triển công - nông nghiệp sẽ rút ngắn khoảng cách giữa đời sống của người dân thành phố với nông thôn, giảm số lượng người nghèo ở nông thôn. Bộ phận dân quê có mức sống dưới mức tôi thiểu chiếm khoảng 49,3% năm 2004 sẽ giảm xuống 20% vào năm 2015 [6, 172].

Như vậy, trong thập kỷ tới LB Nga vẫn tiếp tục chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn mà Chính phủ LB Nga đã đề ra. Tuy nhiên theo Hiến pháp LB Nga, Tổng thống V.Putin không được tiếp tục với nhiệm kỳ thứ ba của mình. Nhưng việc ông lựa chọn Phó thủ tướng thứ nhất Dmitri Medvedev là người kế nhiệm giữ chức Tổng thống sau khi khi hết nhiệm kỳ còn mình sẽ

làm Thủ tướng LB Nga thì những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn của LB Nga sẽ vẫn tiếp tục được thực hiện và đạt kết quả.

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008) (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w