Quá trình giải quyết các vấn đề xã hộ

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008) (Trang 52 - 59)

Sau gần một thập kỷ tiến hành chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường dưới thời Tổng thống B.Yeltsin (1992 - 1999) đã tạo nên cơ sở ban đầu cho sự phát triển của LB Nga trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, hàng loạt những vấn đề xã hội nảy sinh đang trở nên bức thiết đối với LB Nga trước thềm thế kỷ XXI như: sự giảm sút của mức sống người dân, tình trạng đói nghèo gia tăng, sự xuống cấp của đạo đức xã hội, sự lũng đoạn của các tập đoàn tài phiệt, sự suy giảm của tiềm năng, giáo dục, khoa học và nguy cơ xuất hiện vấn đề ly khai, khủng bố... đã dẫn đến sự bất mãn của các tầng lớp nhân dân lên cao. Trước tình hình đó, Tổng thống V.Putin và Chính phủ LB Nga đã đặt cải cách trong nước lên vị trí hàng đầu và đặc biệt nhấn mạnh các mục tiêu xã hội.

Mục tiêu cơ bản trong chính sách xã hôị của Tổng thống V.Putin là: Đảm bảo sự bảo vệ tối đa cho các hộ nghèo trong xã hội; đảm bảo cho người dân được tiếp cận những dịch vụ xã hội cơ bản với chất lượng chấp nhận được mà trước hết là dịch vụ y tế và giáo dục phổ thông; tạo ra cho tầng lớp dân cư có khả năng lao động những điều kiện kinh tế cho phép họ bằng thu nhập cá nhân đảm bảo cho mình mức nhu cầu xã hội cao hơn bao gồm nhà ở tiện nghi, các dịch vụ xã hội, đảm bảo mức sống xứng đáng cho người cao tuổi; đảm bảo cho dân chúng khả năng lựa chọn rộng rãi các dịch vụ xã hội có chất lượng cao… [21, 288].

Chính sách xã hội được coi là ưu tiên trong kế hoạch phát triển đất nước. Để thực hiện kế hoạch phát triển xã hội này, một Uỷ ban nhà nước đã được thành lập do Tổng thống V.Putin đứng đầu, bao gồm đại diện của bộ máy điều hành các cấp, các cơ quan lập pháp, các chuyên gia. Uỷ ban này phải luôn đảm bảo sự liên hệ chặt chẽ và sự phản hồi từ phía nhân dân, có bộ phận giám sát những thay đổi, tổ chức các đường dây nóng, thực hiện kiểm

soát từ quốc hội và người dân. Có một Website dành riêng cho việc cung cấp thông tin và nhận sáng kiến của nhân dân về các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở và tổ hợp công - nông nghiệp: http://www.rost.ru [6, 134 - 135].

Việc thực hiện chính sách an sinh xã hội được chú trọng vào những nội dung trọng điểm như: cải cách chế độ tiền lương, y tế, nhà ở; cải cách giáo dục, khoa học, xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục chủ nghĩa yêu nước; thực hiện các chính sách chống chủ nghĩa khủng bố, ly khai.

Đối với chính sách cải cách chế độ tiền lương, y tế và nhà ở. Xuất phát từ thực tế và sự yếu kém của hệ thống tiền lương được hình thành từ những năm 90 của thế kỷ XX do khủng hoảng kinh tế, lạm phát cao đã không bảo đảm chi trả lương cho người lao động và người nghỉ hưu đúng hạn và không đủ chi phí cho sinh hoạt tối thiểu. Vì vậy, hệ thống tiền lương yếu kém và không ổn định đã và sẽ không bảo đảm đời sống tối thiểu về vật chất cho đông đảo người dân Nga.

Cải cách được ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vữ xã hội là lương hưu vào năm 2002, nhằm cải thiện lương hưu cho những người già không có nguồn thu nhập nào khác ngoài lương và trở thành nhóm dân cư sống dưới mức nghèo khổ cao nhất. Tháng 1/2002, cải cách lương hưu bắt đầu với ba nội dung: Thứ nhất, lương hưu cơ bản cho mọi người già hưu trí, tuỳ thuộc theo độ tuổi và tuỳ thuộc theo mức độ tàn tật, được chi trả qua hệ thống thuế và tiền hưu trí xã hội cho những người không có thâm niên công tác; Thứ hai, lương hưởng theo lao động, được trích từ quỹ hưu trí nghề nghiệp bắt buộc;

Thứ ba, lương hưu do cá nhân và cơ sở nghề nghiệp tự nguyện đóng góp [6, 124]. Như vậy, tiền lương hưu được lấy từ hai nguồn chính: nguồn từ quỹ xã hội (từ ngân sách), và từ sự đóng góp của người lao động và doanh nghiệp. Năm 2003 lần điều chỉnh mức lương thứ ba trung bình tăng 15% [4, 8].

Bên cạnh chính sách cải cách tiền lương, xuất phát từ thực tế chỉ số sức khoẻ của nhân dân đang giảm sút mạnh do chính sách y tế chưa mấy hiệu quả ở thập niên 90, sau khi lên nắm quyền điều hành đất nước, Tổng thống V.Putin xem đây là ưu tiên trong chính sách xã hội. “Chính sách xã hội không chỉ là sự giúp đỡ những người túng thiếu, mà còn là sự đầu tư vào tương lai, vào sức khoẻ, vào việc phát triển nghề nghiệp, văn hoá chính cá nhân con người đó. Chính vì thế chúng ta ưu tiên phát triển y tế, giáo dục, và văn hoá”

[28].

Trong kế hoạch phát triển xã hội, một định hướng ưu tiên là phải đảm bảo cho mọi người dân được khám chữa bệnh miễn phí, được hưởng dịch vụ sử dụng kỹ thuật cao trên nguyên tắc bảo hiểm y tế bắt buộc. Bên cạnh đó khuyến khích loại hình bảo hiểm tự nguỵên. Mục tiêu cuối cùng của chính sách này là “nâng cao hiệu quả của hệ thống chăm sóc sức khoẻ, được thể hiện qua các chỉ số sức khoẻ toàn dân” [6, 133]. Để đạt được mục tiêu trên, các biện pháp cần được áp dụng trong thời gian tới là: Tăng cường cơ chế phối hợp hoạt động của các khâu thụôc hệ thống quản lý y tế; xây dựng hệ thống bảo hiểm y tế và cơ chế quản lý các quỹ bảo hiểm y tế; cải cách hệ thống cấp tài chính cho bảo hiểm y tế và tăng cường thanh tra bảo hiểm y tế - xã hội; cải tổ mạng lưới cơ quan điều trị - phòng bệnh; phát triển hệ thống bảo đảm lượng thuốc điều trị… [21, 292].

Về vấn đề nhà ở của nhân dân, Tổng thống V.Putin cho rằng “một trong những nhiệm vụ cấp bách là đảm bảo nhà ở cho công dân. Đây là vấn đề sống còn với đa số người Nga” [32]. Trong thời kỳ đầu, việc xây dựng, kinh doanh nhà ở công cộng vẫn thuộc độc quyền của một số xí nghiệp thuộc sỡ hữu Nhà nước, cho nên đã “không tạo ra cho các công dân cơ hội lựa chọn trên thị trường và cơ hội nhà ở cần thiết” [30]. Vì thế bắt đầu từ tháng 5/2002, Chính phủ ra quyết định xoá bỏ độc quyền của các xí nghiệp Nhà nước trong

xây dựng và kinh doanh nhà ở, theo đó các doanh nghiệp tư nhân đã tham gia đầu tư vào lĩnh vực này, tạo nên thị trường nhà ở sối động. Tuy nhiên, giá cả khá cao so với mức thu nhập của đa số người lao động nên những người thu nhập lao động trung bình không có khả năng tài chính để có một chỗ ở ổn định và phù hợp và chỉ 10 % dân chúng có thể mua được căn hộ đáp ứng những yêu cầu hiện đại [32].

Từ đầu năm 2006, Chính phủ Nga đề xướng xây dựng dự án nhà ở trong 2 năm 2006 - 2007 với 4 nhiệm vụ chính: Nâng cao khả năng có nhà ở của nhân dân; tăng cường tín dụng nhà ở; tăng cường xây dựng nhà ở và hiện đại hoá hạ tầng khu dân cư; thực hiện quy định về cung cấp nhà ở cho một số đối tượng của luật pháp Liên bang… [6, 138]. Để người dân có thể mua được nhà theo cơ chế thị trường, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp, đến 2010 phải làm sao tối thiểu là một phần ba số dân có thể nhận được căn hộ, thông qua tích luỹ cá nhân với sự hỗ trợ của tín dụng nhà ở.

Đối với giáo dục, khoa học. Nền tảng học vấn của xã hội và chất lượng nguồn nhân lực sẽ cho phép LB Nga giữ dược vị thế của mình trong hàng ngũ các quốc gia có khả năng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thế giới. Chính vì vậy, nền giáo dục phải giúp nước Nga đáp ứng những nhu cầu đang đặt ra trong lĩnh vực xã hội và kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và củng cố các thể chế nhà nước. Vì thế, “nội dung của chính sách giáo dục bao gồm hai vấn đề cơ bản: xã hội hoá, đa dạng hoá các hình thức giáo dục và chuẩn hoá công tác giáo dục đào tạo” [21, 289].

Trong thời kỳ cầm quyền, Tổng thống B.Yeltsin thực hiện chính sách cắt giảm ngân sách cho giáo dục, điều này đã dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong giáo dục bởi vì “không phải ai cũng có khả năng trả tiền học. Những người thu nhập thấp không có khả năng tiếp cận với giáo dục có chất lượng”

nhà nước (2001 - 2010) do Bộ giáo dục LB Nga sọan thảo được thông qua với 3 nội dung lớn: Nhà nước tạo mọi điều kiện để mọi công dân đều có khả năng đến trường hoc; đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo tại tất cả các cấp học thuộc các loại hình đào tạo; nâng cao hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực đào tạo.

Với chương trình Hiện đại hoá giáo dục, Nhà nước chủ trương thực hiện qua 3 giai đoạn nhỏ:

Giai đoạn 2001 - 2003: Tạo nền tảng tài chính và pháp lý cho giáo dục như: tăng kinh phí cho giáo dục, thay đổi tư cách pháp nhân cho cơ sở giáo dục - đào tạo; hoàn thiện cơ chế kiêm tra chất lượng, thực nghiệm tại một số cơ sở giáo dục địa phương.

Giai đoạn 2004 - 2005: Trên cơ sở kết quả thực nghiệm triển khai các mô hình mới về nội dung, cơ cấu tổ chức và cơ chế, cấp tài chính cho các cơ sở đào tạo. Các mô hình này thể hiện rõ xu hướng xã hội hoá giáo dục và được định hướng để đáp ứng thị trường lao động.

Giai đoạn 2006 - 2010: Chủ yếu tập trung phân bổ lại các nguồn tài chính cho giáo dục và hoàn thiện các mô hình giáo dục mới được triển khai ở giai đoạn trước [88].

Đối với khoa học, nhiệm vụ quan trọng nhất của chính sách cải cách khoa học - kỹ thuật trong kế hoạch dài hạn là “xác định các ưu tiên phát triển lĩnh vực cải cách khoa học - kỹ thuật có ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm cũng như việc xây dựng các cơ chế tổ chức và kinh tế cụ thể nhằm đảm bảo điều kiện pháp lý, kinh tế, tài chính thuận lợi cho sự thúc đẩy hoạt động cải cách” [21, 290].

Để khắc phục hiện tượng chảy máu chất xám, tiếp tục những chính sách cải cách khoa học từ cuối những năm 90, những năm đầu thế kỷ XXI, LB Nga đã tăng đầu tư ngân sách cho khoa học, ưu tiên cho khoa học cơ bản; thúc đẩy hợp tác khoa học với nước ngoài; trang bị, đổi mới thiết bị cho khoa

học; tăng nguồn tài chính ngoài ngân sách và thành lập quỹ khoa học; hạ thấp độ tuổi và tăng trình độ nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ khoa học; kết hợp chặt chẽ giữa khoa học và giáo dục đồng thời xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học trẻ [21, 291]. Lĩnh vực khoa học quốc phòng được nhà nước đặc biệt quan tâm, do đó có chính sách ưu đãi cho những sinh viên theo học ở những trường quân sự, quốc phòng và cả đội ngũ cán bộ giảng dạy. Bên cạnh tăng cường đầu tư cho khoa học từ nguồn ngân sách Liên bang, Tổng thống V.Putin và Chính phủ cũng yêu cầu và kêu gọi chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quan tâm đến khoa học.

Song song với việc phát triển hệ thống khoa học trong nước, Chính phủ đẩy mạnh hoạt động hợp tác với khoa học nước ngoài, đặc biệt là Mỹ và EU. Tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ sinh viên nghiên cứu và các nhà khoa học trẻ… Với những chính sách, biện pháp đó đã có tác động tích cực đến sự phục hồi của khoa học ở mức độ nhất định so với giai đoạn trước.

Đối với vấn đề ly khai ở Chesnia. Do hậu quả của chính sách dân tộc, tôn giáo từ thời Xô Viết, vấn đề ly khai ở Chesnia đã trở thành điểm nóng xã hội ảnh hưởng đến sự ổn định và an ninh quốc gia của LB Nga. Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống V.Putin đã thi hành chính sách cứng rắn nhằm giải quyết vấn đề Chesnia với những nội dung nhằm xây dựng bộ máy chính quyền Chesnia; khôi phục kinh tế - xã hội, sử dụng hoạt động đối ngoại để giải quyết vấn đề Chesnia [30]; [31].

Trong thời gian 2001 - 2002, LB Nga đã tập trung lực lượng quân đội tiếp tục tấn công lực lượng khủng bố ly khai và kết thúc cuộc chiến ở Chesnia, buộc chính quyền Chesnia phải chấp nhận những giải pháp chính trị của chính quyền Liên bang. Tổng thống LB Nga đã khẳng định vấn đề này trong Thông điệp liên bang năm 2002 rằng “Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn hiện nay là đưa Chesnia trở lại không gian chính trị - pháp luật của LB Nga,

đó là việc xây sựng lại ở Chesnia những cơ quan pháp luật và những cơ cấu sức mạnh có năng lực hoạt động và trong tương lai sẽ tiến hành ở đó cuộc bầu cử tự do, thiết lập một hệ thống chính quyền hoàn chỉnh của nước cộng hoà và một đời sống kinh tế của nhân dân Chesnia” [30].

Thực hiện chủ trưởng đó, Hiến pháp mới của Chesnia được thông qua tháng 3/2003 trên cơ sở trưng cầu dân ý tự do, dân chủ. Chesnia trở thành nước cộng hoà tự trị thuộc LB Nga. Đồng thời chính quyền LB Nga ban hành các chính sách nhằm tái thiết và xây dựng kinh tế xã hội của khu vực này bằng việc đầu tư ngân sách Liên bang nhằm xây dựng cơ sở kinh tế xã hội Chesnia. Tuy nhiên, các lực lượng ly khai, hồi giáo cực đoan vẫn chưa bị tiêu diệt tận gốc nên những họat động khủng bố vẫn còn tiếp diễn. Trước tình hình đó, ban lãnh đạo Liên bang vẫn nhất quán sử dụng biện pháp cứng rắn nhằm tiêu diệt chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa khủng bố trên toàn lãnh thổ LB Nga. Một “Chương trình Liên bang phát triển miền Nam LB Nga giai đoạn 2002 - 2006” với nguồn kinh phí 150 triệu rúp đã được Chính phủ phê duyệt năm 2001, với mục đích tạo điều kiện phát triển vững chắc kinh tế và giảm thiểu những khó khăn xã hội của 12 tỉnh miền Nam để các vùng này có thể bắt kịp sự phát triển chung của cả nước [30].

Như vậy, nếu ở thập niên 90 của thế kỷ trước do chính quyền của B.Yeltsin thiếu những chính sách cứng rắn, hợp lý cần thiết nên tình trạng khủng bố, ly khai Chesnia trở trên căng thẳng và gây nguy hại cho an ninh LB Nga thì dưới thời kỳ cầm quyền của Tổng thống V.Putin, vấn đề vấn đề ly khai ở Chesnia đã được giải quyết về cơ bản. Là người đã từng tham gia giải quyết vấn đề này khi còn là Thủ tướng LB Nga (1999), nên trên cương vị Tổng thống Liên bang, ông đã khéo léo sử dụng kết hợp cả biện pháp cứng rắn lẫn biện pháp hoà giải, vừa dùng quân sự vừa dùng giải pháp chính trị để

giải quyết tình hình bất ổn bởi chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa khủng bố ở Chesnia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Thành tựu và hạn chế của quá trình phát triển kinh tế - xã hộiLB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008)

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008) (Trang 52 - 59)