1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ tại việt nam

134 688 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 645 KB

Nội dung

MỤC LỤC Lời mở đầu.............................................................................................. Chương I: Những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư................................................................ I. Khái niệm về quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ và vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán.......................................................... 1. Khái niệm về quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ........................... 2. Các lợi thế của quỹ đầu tư tập thể.................................................. 3. Vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán...................... II. Các mô hình tổ chức và hoạt động quỹ đầu tư tập thể ....................... 1. Mô hình công ty............................................................................. 2. Mô hình quỹ đầu tư dạng hợp đồng .............................................. III. Hoạt động của quỹ đầu tư............................................................ 1. Huy động cấu trúc vốn .................................................................. 1.1.Phương thức hình thành vốn và cách thức chào bán................ 1.2.Định giá ban đầu và các chi phí liên quan tới phát hành lần đầu................................................................................................. 1.3.Cấu trúc vận động của vốn....................................................... 1.4.Định giá chứng chỉ đầu tưcổ phiếu của các quỹ sau phát hành............................................................................................... 1.4.1.Khái niệm giá trị tài sản ròng của quỹ........................ 1.4.2.Giao dịch chứng chỉ đầu tư cổ phiếu của quỹ sau khi phát hành....................................................................... 1.5.Bản cáo bạch............................................................................ 1.6.Vay và cho vay vốn của quỹ.................................................... 2. Hoạt động đầu tư.................................................................................. 3. Công bố thông tin............................................................................... 3.1.Sự cần thiết của công bố thông tin........................................... 3.2. Nội dung công bố thông tin định kỳ liên quan tới hoạt động kinh doanh của quỹ........................................................................ 3.3. Hình thức công bố thông tin................................................... 4. Chi phí liên quan đến hoạt động......................................................... 5. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của một quỹ đầu tư...... 5.1.Tổng thu nhập của quỹ............................................................ 5.2.Tỷ lệ chi phí............................................................................. 5.3. Tỷ lệ thu nhập đầu tư.............................................................. 5.4. Tỷ lệ doanh thu....................................................................... 5.5. Chất lượng hoạt động của người quản lý quỹ......................... III. Tổ chức và hoạt động công ty quản lý quỹ ....................................... 1. Hình thái và hoạt động của tổ chức quản lý quỹ................................. 1.1.Hoạt động của công ty tư vấn đầu tư........................................ 1.2.Hoạt động của công ty quản lý quỹ trong mô hình quỹ dạng hợp đồng........................................................................................ 1.3.Quyền lợi tổ chức quản lý quỹ................................................ 1.4. Hội đồng đầu tư và quy trình ra quyết định đầu tư tại tổ chức quản lý quỹ.................................................................................... IV. Tổ chức giám sát đầu tư và bảo quản tài sản. .................................... Chương II: Mô hình và tiến trình hình thành và phát triển quỹ đầu tư tại một số nước trên thế giới...................................................... I. Quỹ đầu tư tại các thị trường chứng khoán phát triển.......................... 1. Mỹ................................................................................................. 2. Nhật bản........................................................................................ 3. Anh................................................................................................ II. Quỹ đầu tư tại các thị trường mới nổi.................................................. 1. Hàn quốc....................................................................................... 2. Thái lan.......................................................................................... 3. Malaysia......................................................................................... 4. Trung quốc..................................................................................... III. Một số bài học từ mô hình và quá trình hình thành quỹ ở các nước.. Chương III: Hình thành và phát triển Quỹ đầu tư và công ty Quản lý quỹ ở Việt nam............................................................................. I. Sự cấp thiết của việc hình thành quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ tại Việt nam.......................................................................... II. Điều kiện và nhân tố tác động tới việc hình thành và phát triển Quỹ đầu tư ở Việt nam..................................................................................... 1. Điều kiện vĩ mô................................................................................... 2. Điều kiện vi mô................................................................................... III. Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ............................................. 1. Trình độ đầu tư chuyên nghiệp còn quá thấp ..................................... 2. Các quy định của pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán chưa đầy đủ và chặt chẽ.......................................................................................... 3. Hàng hoá chưa nhiều và đa dạng........................................................ 4. YÕu tố tâm lý người đầu tư.................................................................. 5. Các tổ chức định mức tín nhiệm.......................................................... IV. Đề xuất mô hình Quỹ đầu tư ............................................................ 1. Đề xuất mô hình................................................................................. 2. Định hướng phát triển ngành quỹ đầu tư ............................................ 2.1.Công ty quản lý quỹ................................................................. 2.2.Quỹ đầu tư................................................................................ 2.2.1.Cơ cấu vốn của quỹ..................................................... 2.2.2. Phát hành chào bán chứng chỉ (bảo lãnh phát hành, những tổ chức làm đại lý chào bán: ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán) ................................................. 2.2.3.Chính sách đầu tư của các quỹ.................................... V. Một số định hướng và giải pháp cụ thể............................................... 1. Một số định hướng.............................................................................. 2. Các giải pháp cụ thể....................................................................... 2.1.Chỉnh sửa hệ thống văn bản pháp lý ....................................... 2.1.1.Phương hướng cụ thể trước mắt.................................. 2.1.2.Phương hướng dài hạn................................................ 2.2.Đào tạo các nhà phân tích và quản lý đầu tư chuyên nghiệp... 2.3.Xây dựng hệ thống kế toán, cơ chế quản lý tài chính ............. 2.4.Có chính sách ưu đãi cụ thể cho các đối tượng tham gia hoạt động quản lý quỹ........................................................................... VI. Lộ trình phát triển chung ngành quỹ đầu tư ................................. Kết luận................................................................................................... Tài liệu tham khảo.................................................................................

Trang 1

Th.S Phuơng Hoàng Lan Hương Vô QLKDCK Chủ nhiệm đề tàiTh.S Bùi Thị Thanh Hương -nt-

Trang 2

-nt-M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

3

Trang 3

Lời mở đầu

Chương I: Những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư

I Khái niệm về quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ và vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán

1 Khái niệm về quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ

2 Các lợi thế của quỹ đầu tư tập thể

3 Vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán

II Các mô hình tổ chức và hoạt động quỹ đầu tư tập thể

1 Mô hình công ty

2 Mô hình quỹ đầu tư dạng hợp đồng

III Hoạt động của quỹ đầu tư

1 Huy động cấu trúc vốn

1.1.Phương thức hình thành vốn và cách thức chào bán

1.2.Định giá ban đầu và các chi phí liên quan tới phát hành lần đầu

1.3.Cấu trúc vận động của vốn

1.4.Định giá chứng chỉ đầu tư/cổ phiếu của các quỹ sau phát hành

1.4.1.Khái niệm giá trị tài sản ròng của quỹ

1.4.2.Giao dịch chứng chỉ đầu tư /cổ phiếu của quỹ sau khi phát hành

1.5.Bản cáo bạch

1.6.Vay và cho vay vốn của quỹ

2 Hoạt động đầu tư

3 Công bố thông tin

3.1.Sự cần thiết của công bố thông tin

3.2 Nội dung công bố thông tin định kỳ liên quan tới hoạt động

7 9

9 9 10 12 13 13 16 18 18 18 19 20 22 22

24 25 27 27 38 38

38 42 4

Trang 4

kinh doanh của quỹ

3.3 Hình thức công bố thông tin

4 Chi phí liên quan đến hoạt động

5 Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của một quỹ đầu tư

5.1.Tổng thu nhập của quỹ

5.2.Tỷ lệ chi phí

5.3 Tỷ lệ thu nhập đầu tư

5.4 Tỷ lệ doanh thu

5.5 Chất lượng hoạt động của người quản lý quỹ

III Tổ chức và hoạt động công ty quản lý quỹ

1 Hình thái và hoạt động của tổ chức quản lý quỹ

1.1.Hoạt động của công ty tư vấn đầu tư

1.2.Hoạt động của công ty quản lý quỹ trong mô hình quỹ dạng hợp đồng

1.3.Quyền lợi tổ chức quản lý quỹ

1.4 Hội đồng đầu tư và quy trình ra quyết định đầu tư tại tổ chức quản lý quỹ

IV Tổ chức giám sát đầu tư và bảo quản tài sản

Chương II: Mô hình và tiến trình hình thành và phát triển quỹ đầu tư tại một số nước trên thế giới

I Quỹ đầu tư tại các thị trường chứng khoán phát triển

1 Mỹ

2 Nhật bản

3 Anh

II Quỹ đầu tư tại các thị trường mới nổi

1 Hàn quốc

43 45 45 47 47 48 48 49 49 50

51 52

53 54 56 56 56 59 61 64 64 65 68 69 72 77 5

Trang 5

2 Thái lan

3 Malaysia

4 Trung quốc

III Một số bài học từ mô hình và quá trình hình thành quỹ ở các nước

Chương III: Hình thành và phát triển Quỹ đầu tư và công ty Quản

lý quỹ ở Việt nam

I Sự cấp thiết của việc hình thành quỹ đầu tư chứng khoán và công ty

quản lý quỹ tại Việt nam

II Điều kiện và nhân tố tác động tới việc hình thành và phát triển Quỹ

đầu tư ở Việt nam

1 Điều kiện vĩ mô

2 Điều kiện vi mô

III Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành của

quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý

quỹ

1 Trình độ đầu tư chuyên nghiệp còn quá thấp

2 Các quy định của pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán chưa đầy đủ

và chặt chẽ

3 Hàng hoá chưa nhiều và đa dạng

4 YÕu tố tâm lý người đầu

1091101111111131131141221231246

Trang 6

2.2.2 Phát hành chào bán chứng chỉ (bảo lãnh phát hành,

những tổ chức làm đại lý chào bán: ngân hàng thương

mại, công ty chứng khoán)

2.2.3.Chính sách đầu tư của các quỹ

V Một số định hướng và giải pháp cụ thể

1 Một số định hướng

2 Các giải pháp cụ thể

2.1.Chỉnh sửa hệ thống văn bản pháp lý

2.1.1.Phương hướng cụ thể trước mắt

2.1.2.Phương hướng dài hạn

2.2.Đào tạo các nhà phân tích và quản lý đầu tư chuyên nghiệp

2.3.Xây dựng hệ thống kế toán, cơ chế quản lý tài chính

2.4.Có chính sách ưu đãi cụ thể cho các đối tượng tham gia hoạt động quản lý quỹ

VI Lộ trình phát triển chung ngành quỹ đầu tư

Kết luận

Tài liệu tham khảo

124 125 127 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1:Cơ chế hoạt động của quỹ đầu tư dạng công ty

Sơ đồ 2: Cơ chế hoạt động của quỹ đầu tư dạng hợp đồng

Sơ đồ 3: Hoạt động đầu tư của quỹ

Sơ đồ 4: Cơ cấu danh mục đầu tư

Sơ đồ 5: Hoạt động kinh doanh của tổ chức quản lý quỹ đối với quỹ

15 17 28 34

50 53 7

Trang 7

trong từng mô hình

Sơ đồ 6: Quy trình ra quyết định đầu tư trong tổ chức quản lý quỹ

Sơ đồ 7: Cơ cấu tổ chức của công ty quản lý quỹ

108

8

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Khi nói đến hoạt động của thị trường chứng khoán, người ta đề cập tới vaitrò của các định chế tài chính trung gian tham gia hoạt động kinh doanh trênthị trường Các định chế này có thể là các công ty môi giới và kinh doanhchứng khoán Họ giữ vai trò cầu nối trung gian giữa tổ chức cần vốn vàngười có nhu cầu cho vay, tham gia vào việc huy động các nguồn tài chính

từ thị trường tiền tệ và thị trường tài chính để đáp ứng các nhu cầu về tài trợcho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và các tổ chức chính phủ.Các định chế này cũng có thể là các tổ chức giữ vai trò của người nhận tiềnhuy động từ công chúng và thay mặt họ để thực hiện việc đầu tư vào cáccông cụ tài chính trên thị trường chứng khoán Ngưòi ta thường biết đến các

tổ chức này với tên là các quỹ đầu tư tập thể

Các quỹ đầu tư tập thể đã được hình thành từ cuối thế kỷ19 tại các thị trườngchứng khoán có lịch sử phát triển lâu đời Các quỹ này với vai trò là các nhàđầu tư có tổ chức tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán và góp phầnđáng kể vào việc bình ổn hoạt động của thị trường Thị trường chứng khoántại Việt nam qua một thời gian hoạt động ngắn ngủi thể hiện sự thiếu ổn định

rõ rệt Tham gia đầu tư trên thị trường hiện nay chủ yếu là các nhà đầu tư cáthể Sự thiếu vắng vai trò của các nhà đầu tư có tổ chức, đặc biệt là các tổchức đầu tư chuyên nghiệp như các quỹ đầu tư tập thể, một định chế đầu tưquan trọng và điển hình trên thị trường chứng khoán, đã bộc lộ qua các đợtbiến động lớn trên thị trường chứng khoán trong năm vừa qua

Nếu thị trường chứng khoán và các công ty chứng khoán là các khái niệm đãtương đối quen thuộc đối với công chúng đầu tư tại Việt nam, quỹ đầu tưchứng khoán dường như còn là khái niệm rất mới mẻ không chỉ đối với côngchúng đầu tư và ngay cả đối với các tổ chức kinh tế tài chính tại Việt nam.Hiện nay đã có một số tài liệu dịch và một số đề tài khoa học ở cấp Bộ cũngnhư cấp Nhà nước đã đề cập tới sự tham gia của các loại quỹ đầu tư trên thịtrường chứng khoán Tuy nhiên, phạm vi đề cập của các công trình khoa họctrên tương đối rộng và liên quan tới tất cả các loại hình quỹ đầu tư đang hoạtđộng tại Việt nam Mức độ đề cập trực tiếp về bản chất hoạt động quỹ đầu tư

9

Trang 9

chứng khoán cũng nh các giải pháp cụ thể để hình thành loại định chế nàycòn quá Ýt

Trong đề tài này, chúng tôi không đề cập tới các quỹ đầu tư phát triển ở cáctỉnh và thành phố cũng nh các quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tạiViệt nam Quỹ đầu tư và phát triển tại một số tỉnh thành phố như quỹ đầu tư

và phát triển đô thị T.P Hồ Chí Minh (HIFU), quỹ đầu tư và phát triển tỉnhBình định v.v, tuy có tên gọi là quỹ đầu tư nhưng thực chất là những địnhchế tài chính công và bản chất hoạt động của chúng khác xa với hoạt độngcủa các quỹ đầu tư tập thể Các quỹ đầu tư nước ngoài nh quỹ VEIL,Vietnam Fund, Vietnam Frontier Fund, được biết đến nh là các quỹ đầu tưmạo hiểm, hiện đang tiến hành đầu tư gián tiếp vào Việt nam Bản thânchúng có cơ cấu tổ chức và hoạt động thuộc hình thái các quỹ đầu tư tập thể.Tuy nhiên, đề tài sẽ không đề cập đến các quỹ này vì chúng được hình thànhbằng việc huy động vốn từ nước ngoài và thành lập theo quy định của phápluật nước ngoài Các tổ chức quản lý các quỹ này thông qua các văn phòngđại diện của mình thực hiện việc giám sát các khoản đầu tư của các quỹ tạiViệt nam

Chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài trong các quỹ đầu tư tập thểthực hiện việc huy động vốn hình thành quỹ và hoạt động đầu tư tại Việtnam, còn được trong đề tài với tên là quỹ đầu tư chứng khoán đối với hìnhthái quỹ này tại Việt nam Ngoài những vấn đề cơ bản liên quan tới tổ chức

và hoạt động của các quỹ đầu tư tập thể, của công ty quản lý quỹ cũng nhưmối quan hệ trong hoạt động của quỹ với công ty quản lý quỹ và các tổ chứcgiám sát cũng như bảo quản tài sản của quỹ, đề tài sẽ tập trung vào đánh giá

sự cần thiết cũng như các yếu tố tồn tại ảnh hưởng tới việc hình thành cácquỹ đầu tư tập thể, làm cơ sở đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sựhình thành quỹ đầu tư chứng khoán cũng như các công ty quản lý quỹchuyên nghiệp, góp phần vào sự phát triển của thị trường chứng khoán nontrẻ tại Việt nam

Nhóm nghiên cứu đề tài trân trọng cám ơn ý kiến tham gia đóng góp về cácgiải pháp đề xuất trong đề tài của các giảng viên Trường Tài Chính Kế toán,Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, các chuyên gia của

10

Trang 10

các Công ty Chứng khoán Sài gòn, Bảo Việt, Công thương, các chuyên giacủa Công ty Tài chính Dragon và các đồng nghiệp

11

Trang 11

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ VÀ QUỸ ĐẦU TƯ

I Khái niệm về quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ và vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán

1 Khái niệm về quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ

Từ ”quỹ” trong tiếng Việt được hiểu là số tiền thu góp lại để làm một việc

gì đó.”Quỹ đầu tư”bản thân nó thể hiện mục đích của số tiền góp lại nhằmtiến hành đầu tư Trong các tài liệu khác nhau cũng như trong các văn bảnpháp lý của các nước có ngành quỹ đầu tư phát triển, người ta đưa ra nhiềucách định nghĩa về quỹ đầu tư tập thể với phạm vi khái niệm rộng hẹp cũngnhư các tiêu chí chính xác khác nhau Do bản chất hoạt động của mình, quỹđầu tư tập thể, được gọi tắt trong các nội dung dưới đây là các quỹ đầu tư, đãtrở thành một phần quan trọng của mọi thị trường chứng khoán và các đầu tưnhỏ, Ýt kinh nghiệm thường dựa vào các định chế này để tham gia đầu tưtrên thị trường Vì vậy, định nghĩa về quỹ đầu tư thường được các cơ quanpháp luật lựa chọn để thực hiện khả năng bảo hộ tối đa cho những người đầu

tư, đảm bảo sự tin tưởng hoàn toàn của công chúng đầu tư vào thị trườngchứng khoán

Các quỹ đầu tư tại Mỹ được định nghĩa là các tổ chức tài chính phi ngânhàng thu nhận tiền từ một số lượng lớn các nhà đầu tư và tiến hành đầu tư sốvốn đó vào các tài sản tài chính có tính thanh khoản dưới dạng tiền tệ và cáccông cụ của thị trường tài chính

Các quỹ đầu tư tập thể tại Anh được coi là mọi hình thái về tài sản hoặc bất

kỳ loại nào với mục đích là cho phép những người tham gia vào các hìnhthái đó được tham gia hoặc thu lợi nhuận phát sinh từ việc mua, giữ, quản lýhoặc xử lý tài sản hoặc tiền được thanh toán từ lợi nhuận hoặc thu nhập đó.Tại Thái lan, việc quản lý một quỹ đầu tư tập thể có nghĩa là việc quản lýđầu tư theo một dự án quỹ tập thể bằng cách phát hành các đơn vị đầu tư củamỗi dự án để bán cho công chúng và đầu tư tiền thu được vào chứng khoánhoặc các tài sản khác hoặc đầu tư thu lợi nhuận bằng các cách khác

12

Trang 12

Các quỹ đầu tư tại Nhật bản được coi là một sản phẩm được hình thànhnhằm đầu tư số tiền tập hợp được từ một số lớn các nhà đầu tư vào chứngkhoán (cổ phiếu và trái phiếu), tập trung dưới sự quản lý của những ngườikhông phải là người đầu tư và phân phối lợi nhuận thu được từ các khoảnđầu tư cho các nhà đầu tư theo tỷ lệ vốn mà họ đóng góp vào quỹ.

Theo định nghĩa của Trung quốc, quỹ đầu tư tập thể là một phương phápđầu tư tập thể vào chứng khoán, chủ yếu bằng việc thu hút vốn của ngườiđầu tư thông qua phát hành các đơn vị quỹ Vốn được uỷ thác cho các tổchức giám sát quỹ và được những người điều hành quỹ quản lý và đầu tưvào các công cụ tài chính nh cổ phiếu và trái phiếu

Từ các định nghĩa theo quy định của luật một số nước, có thể tổng hợp vàrót ra khái niệm chung thể hiện bản chất hoạt động của quỹ đầu tư tập thể.Quỹ đầu tư tập thể được coi là một phương tiện đầu tư tập thể, là một tậphợp tiền của các nhà đầu tư có cùng mục đích, được uỷ thác cho các nhàquản lý đầu tư chuyên nghiệp tiến hành đầu tư để đạt được các mục tiêu củanhững người tham gia góp vốn

Có thể thấy rõ là các quỹ đầu tư tập thể tạo vốn bằng cách phát hành rộng rãi

ra công chúng Những người đầu tư vào quỹ có thể là các thể nhân hoặc các

tổ chức kinh tế, nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ, Ýt am hiểu về thịtrường chứng khoán Vì vậy, hoạt động của các quỹ đầu tư mang tính xã hộihoá rất cao

Các quỹ đầu tư không tự tiến hành hoạt động đầu tư mà uỷ thác số tiền củamình cho một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp hay còn gọi là các công ty quản

lý quỹ Hình thái và vai trò của công ty quản lý quỹ theo từng mô hình quỹđầu tư khác nhau cũng khác nhau Hình thái công ty quản lý quỹ có thể làcác tổ chức tư vấn đầu tư, cũng có thể là các công ty quản lý tài sản chuyênnghiệp Công ty quản lý quỹ có thể chỉ tiến hành quản lý đầu tư thay choquỹ nhưng cũng có thể đồng thời đảm nhận cả việc huy động vốn cũng quản

lý đầu tư của quỹ

2 Các lợi thế của quỹ đầu tư tập thể

Các quỹ đầu tư thu hút được công chúng đầu tư do rất nhiều lợi thế mà quỹmang lại cho họ

13

Trang 13

Một lợi thế cơ bản của quỹ đầu tư là sự đa dạng hoá danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro Tiêu chuẩn cho việc đa dạng hoá đầu tư biến đổi rộng, ví

dụ như các loại chứng khoán và các ngành công nghiệp liên quan tới các loạichứng khoán đó, các quốc gia và những đồng tiền mà chúng sử dụng Cácquỹ đầu tư, thông qua các tổ chức quản lý quỹ, tìm kiếm để đa dạng hoá rủi

ro, cải thiện tình hình đầu tư và tuân theo chính sách đầu tư của từng quỹ.Theo thuyết đầu tư hiện đại, rủi ro của toàn bộ danh mục đầu tư có thể đượcgiảm bằng việc đa dạng hoá danh mục đầu tư vào một số lượng lớn cổ phiếucủa các ngành công nghiệp khác nhau với mức sinh lời tương đương vớimức rủi ro khác nhau Quỹ đầu tư có thể làm được điều đó Các quỹ đầu tư

có thể tự do”gói”nhiều loại sản phẩm tài chính khác nhau vào một danh mụcnhiều sản phẩm tín thác đầu tư khác nhau Chúng cũng có thể tạo ra các sảnphẩm khác nh những chứng chỉ tiền gửi ngân hàng vẫn đảm bảo khoản tiềngốc bằng việc giao dịch tổng hợp các công cụ trên thị trường tiền tệ nhchứng chỉ tiền gửi và thương phiếu Mặt khác, chúng có thể tạo ra những sảnphẩm của thị trường giá lên/giá xuống mà mang lại tình hình đối ngược sựchuyển động của thị trường bằng việc sử dụng các công cụ phái sinh Cácquỹ đầu tư cũng có thể tạo ra mét danh mục đầu tư chuyên ngành bằng việcđầu tư vốn của quỹ vào các cổ phiếu của nhóm ngành công nghiệp đượcnhiều người ưa chuộng Những người đầu tư với một khoản tiền nhỏ khôngthể đa dạng hoá danh mục đầu tư của họ với một số lượng lớn cổ phiếu pháthành, nhưng họ có thể hưởng khoản lợi từ việc đa dạng hoá đầu tư với khoảntiền nhỏ đó bằng việc đầu tư nó vào một quỹ đầu tư

Một lợi thế khác phải kể đến, đó là các dịch vụ đầu tư chuyên nghiệp do

các tổ chức quản lý quỹ cung cấp cho các nhà đầu tư Các tổ chức quản lýquỹ đầu tư có các chuyên gia thực hiện việc phân tích kinh tế vi mô, vĩ mô

và phân tích thị trường, và xây dựng các danh mục đầu tư phù hợp để đạtđược mục đích của quỹ đầu tư Họ cũng có những người chuyên điều hànhviệc đầu tư hàng ngày Xu thế tự do hoá thị trường tài chính thông qua việcbãi bỏ dần các quy định pháp luật và việc xuất hiện tràn ngập các sản phẩmmới như các công cụ phái sinh tài chính đòi hỏi các kỹ năng tài chính vàphân tích toán học có tính nguỵ biện cao mà những người không có chuyênmôn sâu không thể hiểu thấu sự phức tạp của thị trường cũng như áp dụng

14

Trang 14

vào thực tế những cách thức này để đạt được mục tiêu đầu tư của họ Sự bãi

bỏ quy định mang lại những cơ hội lớn hơn để thực hiện nhiều phương thứcđầu tư khác nhau mà chỉ các chuyên gia mới nắm được Hơn nữa, đối vớicác quỹ đầu tư theo ngành thường đầu tư vào cổ phiếu của các ngành đặcbiệt như ngành công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và một số ngànhcông nghệ cao khác, vai trò của các chuyên gia hiểu biết về những lĩnh vựcnày đặc biệt cần thiết để có thể đánh giá xu hướng phát triển của các ngànhnày trong tương lai, dự đoán hiệu quả đầu tư vào các ngành đó

Chi phí giao dịch thấp cũng được coi là một lợi thế khác của quỹ đầu tư

được người đầu tư quan tâm Các quỹ đầu tư là định chế đầu tư thường cókhối lượng giao dịch lớn Vì vậy, các chi phí giao dịch mà quỹ phải chi trảthường thấp hơn nhiều so với các cá nhân đầu tư, dù cho các cá nhân này kýhợp đồng giao dịch với các nhà môi giới có mức hoa hồng môi giới chiếtkhấu thấp nhất Quỹ đầu tư có thể chỉ thanh toán một vài cent trên một cổphiếu cho mét giao dịch cổ phiếu lô lớn, trong khi đó một cá nhân có thểphải thanh toán 50 cent trên một cổ phiếu hoặc nhiều hơn thế cho mét giaodịch tương tự Chi phí giao dịch thấp có thể được hiểu nh là hoạt động đầu

tư tốt hơn và hiệu quả hơn đáng kể

3.Vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán

Các quỹ đầu tư giữ vai trò quan trọng không những đối với thị trường chứngkhoán nói riêng mà đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung, tuy ở từng nướckhác nhau, vai trò của chúng cũng thể hiện khác nhau Vai trò đó được thểhiện ở các đóng góp của quỹ đầu tư nh sau:

- Quỹ góp phần huy động vốn cho việc phát triển nền kinh tế nói chung vàgóp phần vào sự phát triển của thị trường sơ cấp

Các quỹ đầu tư tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ và tráiphiếu doanh nghiệp, cung cấp vốn cho phát triển công nghiệp Với chứcnăng này, các quỹ đầu tư giữ vai trò quan trọng trên thị trường sơ cấp

- Quỹ góp phần vào việc ổn định thị trường thứ cấp

Với vai trò là các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán,các quỹ đầu tư góp phần bình ổn giá cả giao dịch trên thị trường thứ cấp,

15

Trang 15

góp phần vào sự phát triển của thị trường này thông qua các hoạt động đầu

tư chuyên nghiệp với các phương pháp phân tích đầu tư khoa học

- Quỹ góp phần tạo ra các phương thức huy động vốn đa dạng qua thịtrường chứng khoán

Khi nền kinh tế phát triển và các tài sản tài chính ngày càng tạo khả năngsinh lời hơn, người đầu tư có khuynh hướng muốn có nhiều dạng công cụ tàichính để đầu tư Để đáp ứng nhu cầu của người đầu tư, các quỹ đầu tư hìnhthành dưới nhiều dạng sản phẩm tài chính khác nhau như thời hạn đáo hạn,khả năng sinh lời, mức độ rủi ro

- Quỹ làm cho các hoạt động đầu tư chứng khoán mang tính xã hội hoá.Quỹ đầu tư tạo một phương thức đầu tư được ưa thích đối với các nhà đầu tưnhỏ, Ýt có sự hiểu biết về chứng khoán Nó góp phần tăng tiết kiệm củacông chúng đầu tư bằng việc thu hút tiền đầu tư vào quỹ

Quỹ đầu tư thực sự đã và đang là một loại định chế tài chính rất phát triển ởnhiều nước trên thế giới Một số liệu sau sẽ minh chứng cho sự đóng gópcủa quỹ đầu tư cho nền kinh tế các nước dưới giác độ huy động vốn chophát triển kinh tế

Tại Mỹ, tính đến cuối năm 2000, tổng số tiền đầu tư vào các quỹ tương hỗ1

là 6,97 nghìn tỷ Đôla Mỹ trong đó có 3,96 nghìn tỷ được đầu tư vào các quỹ

cổ phiếu, 1,85 nghìn tỷ được đầu tư vào thị trường tiền tệ, 808 tỷ đầu tư vàocác quỹ trái phiếu và 350 tỷ đầu tư vào các quỹ có công cụ chuyển đổi Cũngtại thời điểm này, có khoảng trên 8000 quỹ tương hồ hoạt động cung cấp chocác nhà đầu tư các sản phẩm đầu tư khác nhau

Tại Hàn quốc, đến cuối năm 1997(trước khủng hoảng kinh tế) có trên 5000quỹ đầu tư các loại với tổng tài sản đầu tư của các quỹ trị giá trên 88 nghìn

tỷ Won

Đến tháng 3/1999, Thái lan có tổng số 152 quỹ đầu tư tập thể đang hoạtđộng với tổng giá trị tài sản ròng của các quỹ là 104 tỷ Baht

II Các mô hình tổ chức và hoạt động quỹ đầu tư tập thể

1 Mô hình công ty:

1 Mutual fund – c«ng ty ®Çu t d¹ng më chiÕm 90% tæng sè c¸c quü ®Çu t t¹i Mü

16

Trang 16

Đặc điểm cơ bản nhất của các quỹ đầu trong mô hình này, đó là bản thânquỹ là một pháp nhân đầy đủ, tức là một công ty được hình thành theo quyđịnh của pháp luật từng nước và cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hộiđồng quản trị quỹ Các nhà đầu tư góp vốn vào quỹ là các cổ đông và họ cóquyền bầu ra các thành viên hội đồng quản trị

Các tổ chức tham gia vào cơ cấu hoạt động của quỹ đầu tư dạng công ty là tổchức quản lý quỹ, ngân hàng bảo quản Ngoài ra, tuỳ từng nước, còn có sựtham gia của các đại lý chuyển nhượng và nhà bảo lãnh phát hành haynhững tổ chức sáng lập, bảo trợ cho việc thành lập quỹ

Hội đồng quản trị quỹ đầu tư do các cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ chính quản

lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn người quản lý quỹ và giám sát hoạtđộng đầu tư của quỹ, hàng năm xem xét lại hoặc từ chối các hợp đồng vớingười quản lý quỹ nếu người đó thực hiện việc đầu tư không đem lại hiệuquả Hội đồng quản trị chính là người được các cổ đông của quỹ uỷ thácbảo vệ quyền lợi của những người tham gia đầu tư vào quỹ

Người quản lý quỹ có nhiệm vụ phân tích đầu tư, tiến hành hoạt động đầu

tư, mua hoặc bán các chứng khoán trong danh mục đầu tư phù hợp với cácmục tiêu do quỹ đề ra dưới sự giám sát của hội đồng quản trị của quỹ Trong

mô hình này, người quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư docông ty quỹ thuê quản lý đầu tư và họ được hưởng phí một tỷ lệ phí nhấtđịnh từ hoạt động quản lý đầu tư đó Người quản lý quỹ ở đây có thể là một

cá nhân hoặc một nhóm các cá nhân có kinh nghiệm và nhiều ”thành tích”trong hoạt động đầu tư chuyên nghiệp được Hội đồng quản trị của quỹ đạidiện cho các cổ đông lựa chọn

Ngân hàng bảo quản là ngân hàng được quỹ lựa chọn để lưu giữ và bảo quảncác tài sản của quỹ Ngân hàng bảo quản thường giữ luôn vai trò là đại lýchuyển nhượng cho quỹ, huỷ các cổ phần cũ và phát hành cổ phần mới Tổchức này cũng giữ danh sách cổ đông để gửi các báo cáo, giấy uỷ quyềnhoặc thực hiện phân phối cho các cổ đông Khi thực hiện các chức năng này,ngân hàng bảo quản nhận được phí bảo quản tài sản

Cơ chế tổ chức hoạt động của các quỹ theo mô hình công ty này tại các thịtrường đều có những nét chung Tuy nhiên, việc huy động vốn lập quỹ có

17

Trang 17

đôi nét khác biệt Ví dụ, tại Mỹ quỹ đầu tư dạng công ty(công ty đầu tư) chỉ

được phát hành cổ phiếu thường Trong khi tại Anh, ngoài cổ phiếu phổ

thông, các quỹ đầu tư được phát hành quyền Việc huy động vốn lập công ty

quỹ do các tổ chức bảo trợ lập quỹ kiêm luôn chức năng bảo lãnh phát hành

cho quỹ thực hiện Các tổ chức này lập bản cáo bạch, đưa ra mục tiêu và

chính sách đầu tư của quỹ, các mức chi phí liên quan Để hỗ trợ việc chào

bán cổ phần của quỹ, tổ chức bảo lãnh phát hành có thể ký hợp đồng với một

số công ty khác lập thành tổ hợp chào bán Tổ hợp chào bán sẽ giúp tổ chức

bảo lãnh phát hành phân phối cổ phần của quỹ và được tổ chức bảo lãnh chi

trả khoản phí trích từ chi phí chào bán của tổ chức bảo lãnh phát hành

Sơ đồ 1:Cơ chế hoạt động của quỹ đầu tư dạng công ty

Ngoài các tổ chức tham gia chính đã nêu, tuỳ từng nước còn có thể có các

đại lý chuyển nhượng hoặc nhà bảo lãnh phát hành chính tham gia vào hoạt

18

Ng©n hµng b¶oqu¶n tµi s¶n

Tæ chøcqu¶n lý ®Çu t

Nh÷ng ngêis¸ng lËp

Thµnh lËp

Giao viÖc hµnh chÝnh qu¶n trÞ cho c«ng

Trang 18

động của quỹ đầu tư Đại lý chuyển nhượng thường được uỷ nhiệm để tiếnhành việc bán hoặc mua lại cổ phần của quỹ(nếu quỹ đó là quỹ dạng mở đềcập dưới đây)

Ngoài ra các tổ chức kể trên liên quan tới hoạt động của quỹ, Hội đồng quảntrị của công ty quỹ có thể thuê thêm một tổ chức chuyên quản trị hành chính

Tổ chức này sẽ cung cấp trụ sở làm việc, các trang thiết bị văn phòng, thiết

bị thông tin; uỷ nhiệm chi trả lương thưởng cho Hội đồng quản trị; giám sátviệc lập các báo cáo định kỳ cho các cổ đông Tổ chức quản trị hành chínhnày cũng được nhận một tỷ lệ phí nhất định khi thực hiện các dịch vụ trên

Mô hình quỹ đầu tư dạng công ty hiện được áp dụng rộng rãi tại các nước cóthị trường chứng khoán hình thành và phát triển từ lâu đời mà điển hình làthị trường chứng khoán Mỹ và Anh

2 Mô hình quỹ đầu tư dạng hợp đồng

Quỹ đầu tư dạng hợp đồng còn được gọi là mô hình quỹ tín thác đầu tư Bảnchất hoạt động của các quỹ tín thác đầu tư là dựa trên cơ sở quan hệ tín tháctài sản và hợp đồng tín thác được coi là một chứng từ pháp lý cơ bản để điềuchỉnh hoạt động của các bên tham giá

Một đặc điểm khác biệt cơ bản với mô hình công ty là quỹ đầu tư trong môhình này không phải là một pháp nhân Quỹ hoàn toàn chỉ là một lượng tiềnnhất định do các nhà đầu tư đóng góp hình thành

Các bên tham gia vào hoạt động của quỹ bao gồm công ty quản lý quỹ giữvai trò là người tín thác, tổ chức bảo quản tài sản cũng như giám sát hoạtđộng của quỹ giữ vai trò người nhận tín thác và các nhà đầu tư là nhữngngười hưởng lợi của quỹ

Khác biệt với mô hình trên, quỹ đầu tư dạng hợp đồng do chính công tyquản lý quỹ đứng ra huy động vốn thành lập quỹ Sau khi quỹ đã hình thành,vốn và tài sản của quỹ được giao cho tổ chức nhận tín thác bảo quản và thựchiện việc thu chi cho hoạt động đầu tư Công ty quản lý quỹ bắt đầu thựchiện việc đầu tư của quỹ theo những chính sách và mục tiêu đã đề ra trongbản cáo bạch huy động vốn ban đầu cũng nh cam kết trong hợp đồng tínthác

19

Trang 19

Người nhận tớn thỏc được lựa chọn thường là cỏc ngõn hàng hoặc cỏc tổ

chức cú chức năng quản lý tài sản tớn thỏc theo quy định của phỏp luật về tớn

thỏc tài sản Khi tham gia vào hoạt động của quỹ đầu tư, bờn cạnh vai trũ

bảo quản vốn và cỏc tài sản của quỹ, tổ chức giỏm sỏt bảo quản cũn làm

nhiệm vụ quan trọng giỏm sỏt hoạt động đầu tư mà cụng ty quản lý quỹ thực

hiện để đảm bảo việc tuõn thủ cỏc mục tiờu và chớnh sỏch đầu tư đó đề ra

Sơ đồ 2: Cơ chế hoạt động của quỹ đầu tư dạng hợp đồng

Người đầu tư hay những người thụ hưởng là người được hưởng lợi nhuận

phỏt sinh từ việc đầu tư bằng tiền vốn họ gúp vào Tổng số vốn quỹ dự kiến

huy động sẽ được chia thành cỏc đơn vị tớn thỏc Việc gúp vốn của cỏc nhà

đầu tư được thể hiện bằng việc họ mua cỏc chứng chỉ đầu tư do cụng ty quản

lý quỹ thay mặt quỹ phỏt hành trong đú xỏc nhận số đơn vị tương ứng với số

Uỷ quyền phân bổ lợi nhuận và thanh toán các khoản tiền mua lại chứng chỉ đầu t

Chỉ dẫn

đầu t

Giao lợi nhuận đ-

ợc chia

và các khoản tiền mua lại CCĐT

Hợp

đồng tín thác

Khoản tiền

đặt mua Phân bổ lợi nhuận và thanh toán các khản mua lại CCĐT

Khoản tiền đặt mua (trong trờng hợp bán thẳng) Phân bổ lợi nhuận và thanh toán các khoản tiền mua lại

chứng chỉ đầu t

Trang 20

Hợp đồng tớn thỏc được ký kết bởi tất cả cỏc bờn tham gia vào quỹ: cụng tyquản lý quỹ, tổ chức giỏm sỏt bảo quản và những người hưỏng lợi Trỏchnhiệm của tổ chức tớn thỏc cũng nh của người được tớn thỏc được phõn định

rừ ràng và cụ thể đối với từng hoạt động Nhưng cả hai đối tượng đú đều cúmột nghĩa vụ chung nhất là thực thi cụng việc một cỏch mẫn cỏn và cúnhững hành vi thớch hợp để bảo vệ quyền lợi của những người hưỏng lợi lànhững người nắm giữ chứng chỉ của quỹ

III Hoạt động của quỹ đầu tư

vị tương ứng với số vốn người đầu tư gúp vào quỹ Cũng như cổ phiếu phổthụng khỏc, chứng chỉ đầu tư cú thể phỏt hành dưới hỡnh thức ghi danh hoặc

vụ danh và cú thể được giao dịch và chuyển nhượng như cổ phiếu, tuy quyền

và nghĩa vụ của người hưởng lợi (người nắm giữ chứng chỉ đầu tư) cú một

số khỏc biệt so với cỏc cổ đụng trong mụ hỡnh quỹ dạng cụng ty

Về cỏch thức chào bỏn: cổ phiếu/ chứng chỉ đầu tư2 của cỏc quỹ đầu tư đượcchào bỏn bằng hai cỏch thức chớnh là qua cỏc tổ hợp chào bỏn và do quỹtrực tiếp tiến hành qua cỏc mạng lưới của mỡnh

- Chào bỏn qua cỏc tổ hợp

Cỏc tổ hợp chào bỏn thường bao gồm cỏc nhà bảo lónh phỏt hành và cỏc đại

lý chào bỏn của họ Cỏc tổ chức bảo lónh phỏt hành giữ vai trũ là những

2 Do sự khác biệt giữa hai mô hình, thuật ngữ cổ phiếu/chứng chỉ đàu t đợc sử dụng đồng thời tại các phần

có liên quan để chỉ chung về chứng từ xác nhận quyền sở hữu của những ngời tham gia góp vốn vào các quỹ thuộc các mô hình.

21

Trang 21

người bán buôn hay người phân phối cho các đại lý bán hàng Các đại lýchào bán có thể là các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán hoặccác công ty tài chính Các đại lý này, đến lượt mình, sẽ đứng ra chào bán cổphần tới công chúng thông qua mạng lưới chi nhánh của họ Đây là cáchthức phổ biến nhất để bán cổ phần của các quỹ đầu tư theo mô hình công ty.Bản thân các công ty chứng khoán có tên tuổi hoặc các ngân hàng thươngmại có thể là những người sáng lập hoặc những người bảo lãnh chính choviệc phát hành các quỹ dạng công ty Các quỹ đầu tư dạng hợp đồng cũng ápdụng cách thức chào bán này đối với các quỹ có quy mô lớn.

- Chào bán trực tiếp từ quỹ hoặc công ty quản lý quỹ

Các quỹ được trực tiếp bán cổ phiếu của nó cho nhà đầu tư không thông quamét trung gian nào Các quỹ đầu tư dạng hợp đồng do công ty quản lý quỹđứng ra thành lập thường hay chào bán chứng chỉ đầu tư bằng hình thức nàythông qua hệ thống mạng lưới của công ty quản lý quỹ hoặc mạng lưới của

tổ chức bảo quản Ngoài ra, họ giao dịch với các cổ đông hiện thời và tiềmnăng thông qua thư, điện thoại, mạng lưới ngân hàng, hoặc các văn phòngđịa phương của họ Các quỹ này hấp dẫn nhà đầu tư trước hết thông quaquảng cáo, thư trực tiếp cũng nh bằng những bài diễn văn, các phương tiệnquảng cáo hữu hiệu

1.2.Định giá ban đầu và các chi phí liên quan tới phát hành lần đầu

Việc định giá cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư phát hành lần đầu của quỹ do các tổchức đứng ra thành lập quỹ xác định Đối với các quỹ theo mô hình công ty,việc định giá cổ phiếu quỹ là do các tổ chức sáng lập (fund sponsor) hoặccác tổ chức bảo lãnh phát hành xác định giá Đối với các quỹ đầu tư dạnghợp đồng, công ty quản lý quỹ sẽ xác định giá chào bán ban đầu các chứngchỉ đầu tư của quỹ

Các chi phí liên quan tới việc phát hành ra công chúng lần đầu của các quỹnói chung bao gồm một số loại chính:

- Chi phí tiếp thị

- Chi phí in Ên bản cáo bạch

- Chi phí trả cho các đại lý bán cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư

22

Trang 22

Thông thường, các chi phí trên ước tính trung bình vào khoảng 4-6% tổng sốtiền huy động được từ nhà đầu tư Chi phí chào bán lần đầu được khấu trừ từtổng giá trị của quỹ huy động được.

Ví dô: một quỹ tiến hành chào bán lần đầu và thu vốn được 1triệu đôla Đểthực hiện đợt phát hành, quỹ phải trang trải các chi phí liên quan là 5% tức

là 50 nghìn Đôla, hay 5,26% của 950 nghìn Đôla thực tế được đưa vào đầutư

1.3 Cơ cấu vận động của vốn

Cơ cấu vốn phát hành của các quỹ đầu tư có thể vận động và chu chuyểnkhác nhau Dựa vào tiêu chí này, quỹ đầu tư thuộc các mô hình có thể hìnhthành vốn theo hai dạng quỹ đầu tư dạng đóng và quỹ đầu tư dạng mở

Quỹ đầu tư dạng đóng là quỹ chỉ phát hành cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư ra

công chúng một lần với số lượng nhất định và quỹ không thực hiện việc mualại cổ phiếu/ chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại Sau khiphát hành lần đầu ra công chúng, cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư của quỹ đượcgiao dịch nh bất kỳ chứng khoán niêm yết nào trên thị trường chứng khoántập trung (Sở Giao dịch Chứng khoán) Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán

để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư của mình trên thị trường thứcấp thông qua các nhà môi giới

Nói đến quỹ đầu tư dạng đóng, người ta thường nhắc đề cập tới một trongcác ưu điểm nổi bật của các quỹ này là cơ cấu vốn rất ổn định do chung chỉphát hành duy nhất một lần Các nhà điều hành quỹ không phải đương đầuvới các lưồng tiền lớn ra, vào liên tục không theo quy luật về chu kỳ thờigian nào Nếu các nhà đầu tư không muốn tiếp tục đầu tư vào quỹ, họ có thểbán các cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư họ đang nắm giữ trên thị trường tậptrung Các nhà điều hành quỹ không phải động chạm đến danh mục đầu tưngay cả khi các nhà đầu tư bán tống tháo chứng chỉ/cổ phiếu của mình.Trong trường hợp đó, quỹ có thể tiến tới một mức chiết khấu cao hơn trước.Tuy nhiên, mức chiết khấu lớn lại là cơ hội thu hút những người đầu tưkhác tham gia đầu tư vào quỹ

Cơ cấu vốn của các quỹ dạng đóng đặc biệt thích hợp cho việc kinh doanhcác chứng khoán có mức độ biến động cao và Ýt được giao dịch ví dụ như

23

Trang 23

cổ phiếu của các công ty có vốn nhỏ hoặc cổ phiếu giao dịch trên các thịtrường mới nổi bởi vì việc rút tiền của các nhà đầu tư lớn tại những thờiđiểm được coi là không hợp lý sẽ không thực hiện được với các danh mụcđầu tư gồm các chứng khoán có tính thanh khoản kém trong các lĩnh vựckinh doanh có biến động cao Học viện Công ty Đầu tư của Mỹ đã kếtluận”các quỹ đầu tư dạng đóng có thể thành công trong các thị trường giaodịch Ýt bởi vì chúng không cần phải nghiên cứu các phương thức đầu tưthêm để cung cấp cho các khoản mua mới cũng như không cần phải bán cácchứng khoán trong danh mục đầu tư để trang trải các khoản mua lại”

Tuy nhiên, quỹ đầu tư dạng đóng có một nhược điểm cơ bản là hầu nh chúngthường giao dịch với giá chiết khấu tức là thị giá thấp hơn giá trị tài sản ròng(khái niệm sẽ được đề cập dưới đây) của quỹ Hiện tượng giá chiết khấu củaquỹ dạng đóng được coi là một điều gì đó tương đối bí Èn bởi vì hiện nayvần chưa có một sự giải thích nào mang tính thuyết phục hoàn toàn về sự tồntại đó mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu hàn lâm về vấn đề này.Không một phương trình toán học nào có thể giải thích chính xác mức chiếtkhấu cũng như mức trên giá trị của một quỹ Có một số nguyên nhân có thểđưa ra xem xét để giúp cho việc giải thích sự chênh lệch giữa mức chiếtkhấu và mức trên giá trị giữa các quỹ khác nhau cũng như của các quỹ trongcác điều kiện thị trường khác nhau như quỹ đầu tư dạng đóng được coi là rủi

ro hơn so với các quỹ mở vì người đầu tư không thể bán lại cổ phiếu/chứngchỉ đầu tư tại mức giá trị tài sản ròng, quỹ hoạt động kém hiệu quả, chi phícao, mức độ đa dạng hoá của các quỹ Ýt Trong giới hạn đề tài này, chúngtôi sẽ không đề cập sâu về vấn đề này

Quỹ đầu tư dạng mở là quỹ liên tục phát hành cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư ra

công chúng và thực hiện việc mua lại cổ phiếu /chứng chỉ đầu tư khi ngườiđầu tư có nhu cầu thu hồi vốn.Đặc điểm quan trọng đối với quỹ đầu tư dạng

mở là giá của cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư của quỹ mở luôn gắn trực tiếp vớigiá trị tài sản thuần của quỹ Cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư của quỹ dạng mởkhông giao dịch trên thị trường thứ cấp mà giao dịch thẳng với quỹ hoặc cácđại lý được uỷ quyền của quỹ

Khác với các quỹ đầu tư dạng đóng, quỹ đầu tư dạng mở có cơ cấu vốn luônbiến động do các lượng tiền vào ra liên tục từ việc chào bán mới và việc mua

24

Trang 24

lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư Chính vì vậy, các nhà điều hành quỹ luôn phảitạo các danh mục đầu tư với các sản phẩm đầu tư có tình thanh khoản cao đểđối phó với các thay đổi liên tục về nguồn vốn Nếu có nhiều nhà đầu tư đổtiền vào quỹ trong giai đoạn thị trường lên cao, những nhà điều hành quỹ sẽphải đầu tư các khoản tiền đáng kể đó tại các mức giá chứng khoán có thểkhông lấy gì làm hấp dẫn Điều đó càng đặc biệt đúng đối với các quỹ có cácchính sách đầu tư toàn bộ số tiền thu được tại bất kỳ thời gian nào Hoặc cácnhà điều hành quỹ đầu tư dạng mở sẽ phải bán tống tháo các khoản đầu tưmình đang nắm giữ khi mà các loại này giảm thảm hại: đó có thể là thời kỳ

mà quỹ phải thực hiện mua lại nhiều hơn là chào bán thêm

Điểm bất lợi trên đây của quỹ đầu tư dạng mở đối với các nhà điều hành quỹchính là ưu điểm của quỹ trong việc thu hút công chúng đầu tư vào quỹ Đóchính là tính thanh khoản của các quỹ dạng này Trong rất nhiều trường hợp,quỹ đầu tư dạng mở thậm chí còn có tính thanh khoản cao hơn các loại cổphiếu thường khác Một khối lượng tiền lớn có thể được đầu tư hoặc trả choviệc mua lại tại mức NAV tính hàng ngày cộng thêm chi phí bán hoặc giảmtrừ chi phí mua lại Hơn nữa, đồng tiền có thể được di chuyển linh hoạt vàhiệu quả giữa các quỹ có mục tiêu đầu tư khác nhau với chi phí không đáng

kể Tuy nhiên, tính thanh khoản của quỹ dạng mở không phải lúc nào cũng

là một ưu thế tuyệt đối Nói chung, các quỹ đầu tư dạng mở đều được quyđịnh thời gian tối thiểu để thực hiện việc mua lại chứng chỉ theo yêu cầu củangười đầu tư, thời gian dài ngắn phụ thuộc vào quy định của các nước khácnhau.Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, thời gian thực hiện việcmua lại dài, lợi Ých của người đầu tư sẽ bị ảnh hưởng

1.4 Định giá chứng chỉ đầu tư/cổ phiếu của các quỹ sau phát hành.

1.4.1.Khái niệm giá trị tài sản ròng của quỹ

Có một chỉ tiêu luôn luôn gắn liền với hoạt động của các quỹ đầu tư tập thể,

đó là giá trị tài sản ròng của quỹ Đối với các quỹ đầu tư, giá trị tài sản ròngcủa quỹ là một trong các chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động củacác quỹ nói chung và là cơ sở để định giá chào bán mới cũng như để xácđịnh giá mua lại đối với các quỹ đầu tư dạng mở

25

Trang 25

Giỏ trị tài sản rũng của một quỹ (được gọi tắt sau đõy là NAV) được xỏcđịnh bằng hiệu số giữa tổng giỏ trị tài sản và cỏc khoản đầu tư của quỹ vớigiỏ trị cỏc khoản nợ phải trả của quỹ Giỏ trị tài sản của quỹ bao gồm tiềnmặt và cỏc cụng cụ tài chớnh tương đương cú giỏ trị với tiền mặt, cỏc chứngkhoỏn hoặc cỏc tài sản khỏc do quỹ nắm giữ được tớnh theo giỏ trị thị trườnghoặc được định giỏ theo cỏc quy định của phỏp luật.

Giỏ trị tài sản rũng của từng cổ phần/chứng chỉ đầu tư của quỹ được xỏcđịnh bằng cỏch chia NAV của quỹ cho tổng số chứng chỉ đầu tư/ cổ phầnđang lưu hành của quỹ đầu tư Đối với cỏc quỹ đầu tư dạng mở, cũng nhưtổng giỏ trị tài sản rũng, số lượng cổ phần/chứng chỉ đầu tư đang lưu hànhthay đổi hàng ngày Vớ dụ, trường hợp quỹ thu thờm được giỏ trị rũng tiềnchào bỏn3 cổ phần/chứng chỉ đầu tư, tiền mặt cũng như số lượng cổphần/chứng chỉ đầu tư sẽ tăng lờn và ngược lại, tiền mặt cũng như số lượng

cổ phần/chứng chỉ đầu tư của quỹ sẽ giảm xuống trong trường hợp dư rũnggiỏ trị quỹ mua lại cổ phần/chứng chỉ đầu tư

Vớ dụ về xỏc định giỏ trị tài sản rũng của một quỹ:

Tiền mặt và cỏc cụng cụ tài chớnh tương đương

$ 400.000

$ 1.500.000

Tổng số cổ phần/chứng chỉ đầu tư đang lưu hành $ 140.000

3 Quỹ dạng mở liên tục chào bán chứng chỉ/cổ phiếu cho những ngời đầu t vào quỹ và mua lại chứng chỉ/cổ phiếu của những ngời muốn thu hồi vốn Tại thời điểm xác định NAV, nếu số tiền thu đợc từ chào bán cao hơn số tiền phải chi trả cho việc mua lại, quỹ sẽ có giá trị ròng về tiền chào bán Ng ợc lại, nếu tiền chi cho việc mua lại cao hơn tiền thu từ chào bán, quỹ sẽ có giá trị ròng về mua lại.

26

Trang 26

NAV/chứng chỉ đầu tư - cổ phần $ 10

Nói chung, đối với cả hai loại hình quỹ dạng đóng và dạng mở, sự biến động

về giá trị tài sản ròng của quỹ là do các thay đổi về giá trị của các chứngkhoán nắm giữ trong danh mục đầu tư của quỹ Ngoài ra, đối với các quỹdạng đóng, sự biến động của NAV còn xuất phát từ các các biến động ngẫunhiên trong mức chiết khấu hoặc mức trên giá trị xung quanh NAV Tuynhiên, các biến động mang tính dài hạn của NAV không có cùng một ýnghĩa như biến động dài hạn của giá cổ phiếu Thực tế, khuynh hướng dàihạn của NAV chỉ có ý nghĩa trong một vài trường hợp ngoại lệ Vì vậy,NAV của một quỹ không hoàn toàn giống nh giá của cổ phiếu, mặc dùchúng có những nét tương đồng

Đối với các quỹ mở, NAV được xác định hàng ngày trên cơ sở giá đóng cửatrên thị trường Việc tính toán tỷ lệ biến động NAV hàng ngày sẽ phản ánhdanh mục đầu tư của quỹ biến động thế nào so với các quỹ khác và so vớicác chỉ số trên thị trường Đối với các quỹ đầu tư dạng đóng, NAV thườngđược xác định hàng tuần hoặc hàng tháng, chủ yếu với mục đích để ngườiđầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ

Khác với các quỹ đầu tư dạng mở, NAV của quỹ đầu tư dạng đóng tách biệtvới giá cổ phần/chứng chỉ đầu tư của quỹ Các quỹ đầu tư dạng đóng thườnggiao dịch tại mức trên hoặc dưới mức NAV, rất hiếm khi chóng giao dịch tạiNAV Cũng như chỉ tiêu giá/thu nhập đối với cổ phiếu thường, mức chiếtkhấu hay giá trị tăng trên NAV của cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư quỹ đóngđược coi là thước đo về sự thông dụng của chúng Khi quỹ dạng đóng giaodịch với mức độ chiết khấu lớn so với NAV có nghĩa là các nhà đầu tưkhông muốn tiếp tục đầu tư vào quỹ Trường hợp này cũng tương tự nh khingười ta thấy giá trị ròng các khoản mua lại của quỹ dạng mở

1.4.2.Giao dịch chứng chỉ đầu tư /cổ phiếu của quỹ sau khi phát hành

Sự khác biệt về cấu trúc vận động của vốn đã đề cập ở trên dẫn đến hai cáchthức giao dịch các chứng chỉ đầu tư/cổ phần của quỹ

27

Trang 27

Đối với các quỹ đầu tư dạng đóng ở bất kỳ mô hình nào, sau khi phát hành,chứng chỉ đầu tư/cổ phần của quỹ được niêm yết trên thị trường tập trung vàgiao dịch như bất kỳ loại cổ phiếu niêm yết nào Chính vì vậy, giá của chứngchỉ đầu tư/cổ phần do cung cầu trên thị trường điều tiết và có khuynh hướng

xa rời giá trị tài sản ròng Một quỹ giao dịch tại giá thị trường thấp hơn NAVcủa chúng được gọi là chào bán tại mức giá chiết khấu(discount) Ngược lại,nếu giá thị trường cao hơn NAV của quỹ, quỹ được coi là giao dịch tại mứcgiá trên giá trị (premium) Mức giá chiết khấu hay mức giá trên giá trị đượctính nh sau:

Giá thị trường - NAV

Mức chiết khấu/Trên giá trị =

-NAVMức giá chiết khấu sẽ xuất hiện ở kết quả âm và mức giá trên giá trị sẽ xuấthiện ở kết quả dương

Ngoài ra, hệ số giá/NAV cũng được coi là một cách khác để xác định mứcgiá chiết khấu hoặc giá trên giá trị của một quỹ đóng Ví dụ, một quỹ cóNAV/chứng chỉ - cổ phiếu là 10 $ đang giao dịch tại mức giá là 8$ sẽ có hệ

số giá/NAV là 80% Nếu một quỹ giao dịch tại giá 12$ và có NAV là 10 sẽ

có hệ số giá/NAV là 120% Thực tế, hệ số giá/NAV về cơ bản cũng giống

nh hệ số giá/giá trị ghi sổ được sử dụng khi đánh giá cổ phiếu thường Sựkhác biệt cơ bản là ở chỗ NAV của một quỹ đóng là công cụ đo giá trị chínhxác hơn giá trị ghi sổ được dùng đối với cổ phiếu thường

Đối với các quỹ đầu tư dạng mở, sau khi phát hành, chứng chỉ đầu tư/cổphần của quỹ được phát hành thêm và mua lại tại chính công ty quản lý quỹhoặc thông qua các đại lý của công ty Giá chứng chỉ đầu tư /cổ phiếu quỹ

mở luôn gắn với giá trị tài sản ròng của quỹ NAV chính là cơ sở để xácđịnh giá chào bán cũng nh giá mua lại của quỹ dạng mở

Giá chào bán(Po) = NAV/chứng chỉ + chi phí bán

NAV - Po

Tỷ lệ phí chào bán(%) =

Po

28

Trang 28

Nếu tỷ lệ phí chào bán được xác định trước trong các bản cáo bạch của quỹ.

có thể tính được được giá chào bán theo công thức sau:

Po =

100% - tỷ lệ phí chào bánGiá mua vào = NAV/chứng chỉ - chi phí mua lại

1.5.Bản cáo bạch

Cũng như việc phát hành ra công chúng của bất kỳ tổ chức nào, bản cáobạch của quỹ đầu tư được coi là chứng từ theo quy định của pháp luật trong

đó quỹ đầu tư phải công bố các thông tin về quỹ và các tổ chức có liên quan

để các nhà đầu tư có được các thông tin chính thức và cần thiết về quỹ trướckhi quyết định việc đầu tư của mình

Bản cáo bạch của các quỹ đầu tư thường bao gồm một số nội dung chính nhsau:

o Chi tiết về các mục tiêu đầu tư của quỹ

o Mô tả chính sách đầu tư ví dụ nh các loại chứng khoán quỹ có thể đượcmua, việc phân bổ tiền và tài sản của quỹ vào các khoản đầu tư

o Giới hạn đầu tư hay những hoạt động đầu tư mà quỹ không được tiếnhành Thông thường phần này sẽ xác định mức độ đa dạng hoá danh mụcđầu tư của quỹ

o Các chi phí liên quan tới hoạt động giao dịch của nhà đầu tư vàoquỹ(người thụ hưởng trong mô hình quỹ dạng hợp đồng hoặc cổ đôngcủa quỹ trong mô hình công ty)

o Lịch sử các hoạt động kinh doanh của quỹ dựa trên các số liệu đưa ra nhthu nhập trên cổ phần/ chứng chỉ đầu tư, việc thay đổi vốn và các tỷ lệ tàichính minh chứng

o Phân tích chi tiết các rủi ro đối với người đầu tư khi đầu tư vào quỹ baogồm các rủi ro về môi trường kinh doanh nói chung và rủi ro của danhmục đầu tư nói riêng

29

Trang 29

o Các thông tin liên quan về người quản lý quỹ: công ty quản lý quỹ hoặcnhà tư vấn đầu tư và các chi phí liên quan phải trả cho công ty quản lýquỹ/ nhà tư vấn

o Các thông tin liên quan tới tổ chức bảo quản tài sản của quỹ, đại lýchuyển nhượng hoặc đại lý phân phối thu nhập(nếu có)

o Cách thức phân phối cổ tức và lãi vốn và thông báo về các khoản thuếliên quan tới người đầu tư(nếu có)

o Các dịch vụ cung ứng cho người đầu tư nh việc giao dịch bằng điệnthoại, việc tái đầu tư các khoản lợi nhuận chi trả cho người đầu tư

o Các quỹ do cùng một công ty quản lý quỹ thành lập và quản lý(đối với

mô hình quỹ đầu tư dạng hợp đồng

1.6.Vay và cho vay vốn của quỹ

Pháp luật ở một số nước thường không cho phép các quỹ đi vay với số lượnglớn Thực tế cho thấy một số quỹ ví dụ nh quỹ cổ phiếu tăng trưởng linhhoạt đôi lúc lại sử dụng các khoản tiền vay mượn để cố gắng thổi phồng cáckhoản lãi vốn khi thị trường đi xuống Đồng thời với chi phí vay, được phảnánh bằng lãi suất ngắn hạn duy trì hợp lý làm cho danh mục đầu tư hoạtđộng vẫn tốt

Tuy nhiên, việc vay vốn của quỹ thực sự là một con dao hai lưỡi khi mà nóthổi phồng các khoản lỗ Các quỹ có hệ số đòn bảy cao thường được xếp vàohạng các quỹ hoạt động kém nhất trong các thị trường đang đi xuống Việcbán lại chứng chỉ đầu tư hay cổ phần của các quỹ mở có thể làm trầm trọngthêm các vấn đề thông thường khi giá rơi xuống Một quỹ hay sử dụng đònbẩy thường mang theo các rủi ro lớn hơn Khi biện pháp đòn bảy được sửdụng, NAV thường có chiều hướng lên xuống rất nhanh

Vì vậy, quỹ thường chỉ được phép vay tiền ngắn hạn từ các ngân hàng Dovậy, các danh mục đầu tư đòn bảy chỉ có thể để đáp ứng nhu cầu về vốnngắn hạn Các quỹ này cũng bị giới hạn về số lượng vay nợ tức là phảikhống chế hệ số đòn bảy Nếu giá trị của danh mục đầu tư tăng, tỷ lệ tài sảntrên khoản vay tăng lên Nhưng nếu giá trị tài sản giảm, quỹ đó cũng phải

30

Trang 30

ngay lập tức giảm các khoản vay ngân hàng xuống Điều này có thể buộcnhà quản lý phải bán cổ phiếu Ðp giá

Tất nhiên, quỹ này cũng phải thanh toán lãi suất trên khoản vay bằng tiền rút

từ khoản lợi nhuận của quỹ Chi phí lãi suất được tính tách biệt trong tổngcác chi phí hoạt động Hiệu ứng đòn bảy đặc biệt khó khăn khi tỷ lệ lãi suấttăng lên hoặc khi giá chứng khoán giảm xuống, mà thường thì hai vấn đềnày xảy ra cùng nhau Tuy nhiên, điều bất bình thường đối với bất kỳ quỹnào để vay đến tận mức giới hạn Nhiều quỹ thường chỉ vay các khoản vaynhỏ để giúp nhà quản lý thực hiện việc mua lại mà không cần phải bán các

cổ phiếu đang sở hữu

Các tài sản bao gồm cả vốn và các tài sản khác mà quỹ sở hữu hầu nh khôngđược phép đem cho vay

2 Hoạt động đầu tư:

Hoạt động quan trọng nhất đối với một quỹ đầu tư là thực hiện và quản lýđầu tư Đối với bất kỳ một quỹ đầu tư loại nào, quy trình đầu tư của quỹcũng lần lượt qua các bước theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 3: Quy trình đầu tư của quỹ

Trang 31

Phân tích rủi ro và lợi nhuận liên quan tới phân tích phương án lập quỹ, dựđoán thu nhập và đánh giá rủi ro.Hai bước này là coi như các dữ liệu đầuvào để lập một quỹ đầu tư và cũng là cơ sở để tiến hành hoạt động đầu tư Bất kỳ một công ty quản lý tài sản, nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp nàocũng có những bộ phân và các chuyên gia nghiên cứu và phân tích để đưa racác dự đoán có tác động trực tiếp tới các quyết định đầu tư Nghiên cứu đầu

tư tập trung vào việc nghiên cứu và dự đoán các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnhhưởng tới việc đầu tư như lãi suất, tỷ giá , dự đoán khuynh hướng biếnđộng của toàn bộ thị trường nói chung cũng như phân tích và dự đoán sựphát triển hay tăng trưởng trong tương lai của từng ngành, khu vực kinhdoanh cụ thể

Các bước trên là mang tính lý thuyết về kỹ thuật của quản lý đầu tư cơ bản.Trong đề tài này, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu mà chỉ giới thiệu nhưmột phần quan trọng có liên quan tới hoạt động đầu tư của quỹ và là hoạtđộng không thể thiếu được của bất kỳ tổ chức đầu tư chuyên nghiệp nào.Dưới đây, chúng tôi tập trung vào một số nội dung liên quan tới quy trìnhhình thành danh mục đầu tư cũng như các chiến lược quản lý đầu tư cơ bảncủa một quỹ

+ Lựa chọn mục tiêu đầu tư của quỹ

Phụ thuộc vào mục đích của đầu tư, người ta hình thành nên các mục tiêuđầu tư của từng loại quỹ Thông thường, mục tiêu đầu tư phải cụ thể hoáđược tỷ lệ sinh lời kỳ vọng và rủi ro chấp nhận đối với sản phẩm đầu tư.Khi thiết lập mục tiêu đầu tư, các đặc trưng liên quan tới người đầu tư phảiđược cân nhắc tới Các đặc trưng này bao hàm nhiều yếu tố trong đó có thể

kể đến kỳ vọng của người đầu tư, sự phức tạp và bản chất khả năng tham giađầu tư của người đầu tư Ví dụ đối với những người đầu tư kỳ vọng vào cáckhoản thu nhập hoặc lãi vốn trong tương lai dài, tính chất dài hạn của hoạtđộng đầu tư sẽ tạo cho quỹ đầu tư có khả năng cơ cấu lại các tài sản nắm giữ

32X©y dùng

danh môc ®Çu t

Trang 32

để hướng tới ”các tài sản tăng trưởng”, có thể đem các khoản sinh lời caohơn mang tính dài hạn, phản ảnh thu nhập từ biến động của vốn cũng nhưthu nhập.

Bất kỳ quỹ nào cũng nhằm đạt được một trong số các mục tiêu ban đầu nhưsau :

+ Thu nhập: nhanh chóng có nguồn chi trả cổ tức

+ Lãi vốn (tăng trưởng): làm tăng giá trị của các nguồn vốn ban đầu thôngqua việc đánh giá các chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ

+ Thu nhập và lãi vốn: sự kết hợp của cả hai yếu tố trên

Về cơ bản, mỗi một mục tiêu đều có lối thoát của nó và các nhà đầu tư cũngvậy Điều này thực sự rất khó để có thể tìm ra được một quỹ cổ phiếu màcùng một lúc đạt được cả hai mục tiêu thu nhập cao và lãi vốn chấp nhậnđược Thường thì các quỹ đặt mục tiêu vào tiềm năng tăng trưởng tối đa, sẽphải từ bỏ mục đích thu nhập Một danh mục đầu tư ổn định nhất sẽ chỉ đầu

tư vào các trái phiếu chính phủ Nhưng nó không có tiềm năng tăng trưởng

và kém về mặt cổ tức so với các quỹ đầu tư các khoản thu nhập rủi ro hơnthường tập trung vào các chứng khoán nh trái phiếu không giá trị

Người đầu tư sẽ lựa chọn và quyết định đầu tư vào các quỹ theo khả năng vàmức độ chịu rủi ro của mình dựa vào các thông tin về chính sách và mục tiêuđầu tư của quỹ Tên gọi của các quỹ thường thể hiện mục tiêu đầu tư củaquỹ Một số ví dụ minh chứng về tên gọi của các quỹ:

Quỹ tăng trưởng, nh tên gọi của nó đã hàm ý, thiết lập các danh mục đầu tư

tăng trưởng nắm giữ cổ phiếu của các công ty mà khả năng sinh lời của nóđược mong đợi là sẽ tăng cao hơn tỷ lệ trung bình Các nhà quản lý danhmục đầu tư thường quan tâm nhiều đến việc tăng trưởng vốn hơn là thu nhập

cổ tức

Tăng trưởng vốn, thu nhập cổ tức và thậm chí tăng trưởng cổ tức tương lai làcác đặc điểm hấp dẫn các nhà quản lý quỹ thu nhập và tăng trưởng Tuynhiên, họ thường tập trung chủ yếu vào tiềm năng tăng trưởng vốn Việc đầu

tư vào quỹ thu nhập và tăng trưởng thường tạo ra sự hứng thú cho những

người muốn một cái gì đó hơn thu nhập và có lẽ Ýt giảm giá hơn những cái

33

Trang 33

được đưa ra bởi quỹ tăng trưởng Danh mục đầu tư này bao gồm cả cỏc cụng

ty tăng trưởng và cỏc cổ phiếu thu nhập với bản bỏo cỏo thanh toỏn cổ tứctốt

Chiến lược thu nhập cổ phiếu là một loại đầu tư giỏ trị đặc biệt Cỏc nhà

quản lý quỹ thu nhập- cổ phiếu ban đầu thường tập trung vào tỷ lệ lợi nhuận

hàng năm Họ tỡm kiếm cỏc cổ phiếu cú tỷ lệ lợi nhuận hàng năm cao hơnmức chuẩn của thị trường chẳng hạn như tỷ suất lợi nhuận theo chỉ số S&P

5001 Khi giỏ một cổ phiếu giảm thỡ lợi tức hàng năm của nú sẽ tăng - giả sửcụng ty thanh toỏn một mức cổ tức Cỏc quỹ thu nhập cổ phiếu bao gồm cỏccụng ty nguồn lực tự nhiờn, tài chớnh, năng lượng và cụng nghiệp bậc cao.Một số quỹ cũn nắm giữ một số lượng lớn chứng khoỏn chuyển đổi, trỏiphiếu và cỏc cổ phiếu ưu đói Một số cụng ty trong số cỏc cụng ty này cú thểnhất thời nằm ngoài sự quan tõm của cỏc nhà quản lý quỹ Cỏc cụng ty này

cú thể bị đỏnh giỏ thấp khi khụng đạt được mức lợi tức cao hơn mức lợi tứctrung bỡnh

Danh mục đầu tư của cỏc quỹ cõn đối thường cố gắng để đạt được 3 mục

tiờu: thu nhập, tăng trưởng vốn đều đặn và bảo toàn vốn Chỳng thực hiệnđiều này bằng cỏch đầu tư vào cỏc trỏi phiếu, cỏc chứng khoỏn chuyển đổi

và cú lẽ thờm một vài loại cổ phiếu ưu tiờn cũng nh cổ phiếu thường Nhỡnchung cỏc danh mục đầu tư này đầu tư từ 40% đến 60% giỏ trị quỹ vào trỏiphiếu Chỳng thường tập trung chú ý vào cỏc chứng khoỏn được phỏt hànhbởi cỏc cụng ty chất lượng cao

Cỏc chứng khoỏn cú khả năng chuyển đổi là trỏi phiếu hoặc là cổ phiếu ưuđói mà cú thể được đổi thành một số lượng cổ phiếu thường đó được tớnhtrước của một cụng ty, theo sự lựa chọn của người nắm giữ Chứng khoỏn cúkhả năng chuyển đổi cú nguồn gốc rừ ràng ngay từ khi phỏt hành Lỳc nàychỳng được coi nh là cỏc cổ phiếu thường, nhưng lỳc khỏc chỳng lại đượccoi là trỏi phiếu Cỏc chứng khoỏn này thường đưa ra sự bảo đảm mặt dướiđối với cỏc chứng khoỏn cú thu nhập cố định và tiềm năng mặt trờn của cỏc

cổ phiếu Do tớnh chất hỗn hợp của trỏi phiếu chuyển đổi, quỹ cú khả năng

chuyển đổi được coi nh cú một danh mục đầu tư cõn đối Nú thường tập

1 Chỉ số S&P 500 là chỉ tiêu đánh giá trên một diện rộng các thay đổi của thị trờng chứng khoán Mỹ trên cơ

sở kết quả hoạt động trung bình của 500 cổ phiếu thơng thông dụng.

34

Trang 34

trung nhiều hơn vào thu nhập và bảo toàn vốn hơn là các khoản đầu tư cổphiếu điển hình

Các quỹ thu nhập-quyền lựa chọn ổn định một cách tương đối thường đầu tư

vào các công ty lớn, đang thanh toán cổ tức trong đó các quyền lựa chọnluôn sẵn có Sau đó, chúng bán các quyền lựa chọn đổi lấy các vị thế cổphiếu của chúng, thu gom các khoản thu nhập tiền thưởng trong quá trìnhnày Những khoản tiền thưởng này, gắn liền với cổ tức cổ phiếu, là kết quảcủa nguồn thu nhập tốt Hợp đồng quyền lựa chọn thường có chiều hướnglàm giảm bớt sự thua lỗ trong một thị trường đang đi xuống, nhưng cũng hạnchế sự tăng trưởng quá nhanh trên một thị trường đang lên Trong suốt thời

kỳ thị trường suy giảm, cổ phiếu có thể được các quỹ bán ra với mức giáthấp hơn nhiều so với giá trị hiện tại của nó

Quỹ ngành là các quỹ có danh mục đầu tư tập trung vào các ngành cụ thể

hoặc lĩnh vực thị trường chứng khoán Sự tập trung chủ yếu vào các quỹngành - đặc biệt là những khoản đầu tư vào các ngành công nghiệp đơn lẻhoặc cổ phiếu của các ngành kim loại quý hiếm - có chiều hướng ngày cànglinh hoạt hơn các danh mục đầu tư đa dạng tổng quát Lợi nhuận của các quỹnày thường không đồng nhất với mức lợi nhuận trung bình của thị trường.Tuy nhiên, các danh mục đầu tư ngành thường tạo ra nhiều sự hấp dẫn hơn

là việc chỉ đầu tư vào cổ phiếu của một ngành mà bạn đang quan tâm Cácquỹ này luôn có sự thay đổi bên trong các nhóm lựa chọn đầu tư của chúng

và do vậy mà nó không mang theo rủi ro cụ thể của bất kỳ công ty nào

Quỹ trái phiếu sẽ thu hút các nhà đầu tư “bảo thủ” do rất nhiều thuận lợi mà

nó cung cấp cho các nhà đầu tư Giao dịch trực tiếp trên thị trường tráiphiếu, thị trường thường dành riêng cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp đượccoi là khó khăn và tốn kém đối với những nhà đầu tư nhỏ Chi phí giao dịchcao hơn và tính thanh khoản thấp hơn đối với những người mua và bán ởkhối lượng tương đối vừa phải Tuy nhiên, khi người đầu tư tham gia vàocác quỹ đầu tư trái phiếu, họ có thể dễ dàng rút tiền ra khỏi quỹ mà không bịthiệt về giá cả hơn là bán các trái phiếu đã giao dịch trước ngày đáo hạn Cácquỹ trái phiếu nhìn chung công bố cổ tức hàng tháng khác biệt với trái phiếu

do các cá nhân nắm giữ thường được thanh toán lãi theo nửa năm Cách nhìn

35

Trang 35

của những người nghỉ hưu đối với các khoản đầu tư của họ khi có thu nhập

bổ sung có thể đặc biệt đánh giá cao với việc phân phối hàng tháng

+Phân bổ tài sản và lựa chọn chứng khoán

Phân bổ tài sản có nghĩa là phân chia tiền của quỹ vào”các rổ”đầu tư, mỗi rổnhằm đạt được mục tiêu cụ thể riêng biệt hoặc toàn bộ các yêu cầu sinh lời

từ danh mục đầu tư Phân bổ tài sản được thực hiện trong từng thời kỳ phùhợp với quan điểm và phán đoán đầu tư của người quản lý quỹ Nó liên quantới quyết định sẽ đầu tư bao nhiêu tiền vốn của quỹ vào từng loại tài sản - cổphiếu, trái phiếu, bất động sản, tiền mặt, hoặc từng lĩnh vực đầu tư - ngànhcông nghiệp, ngành công nghệ cao Khi chia số tiền của quỹ vào từng loạitài sản khác nhau, người quản lý đầu tư có thể tính toán cân đối giữa giá trịcủa danh mục đầu tư cũng nh mức độ sinh lời của từng loại chứng khoán cấuthành

Phân bổ tài sản của quỹ, hình thành danh mục đầu tư của quỹ được coi làmột khâu quan trọng trong chiến lược đầu tư của từng quỹ

Việc phân bổ tài sản sẽ góp phần quan trọng vào tối ưu hoá danh mục đầu tư

và tối ưu hoá mức sinh lời từ các khoản đầu tư và cũng là phương thức cơbản nhất để kiểm soát rủi ro đầu tư Công ty quản lý quỹ là người nắm rất rõ

kỹ thuật phân bổ tài sản Các khoản đầu tư đều có mức độ rủi ro nhất định.Việc nắm bắt được các rủi ro và quyết định phân bổ tài sản có thể làm tănghoặc giảm rủi ro từng khoản đầu tư cũng như toàn bộ danh mục đầu tư củaquỹ Ví dụ nh giá cổ phiếu thường biến động trong thời gian ngắn hạn,nhưng nếu tính về thu nhập dài hạn thì lại tương đối phù hợp và tương đốicao Tín phiếu kho bạc có mức sinh lời tương đối ổn định và phù hợp nhưnglại có rủi ro liên quan đến sức mua của đồng tiền sau một thời gian do ảnhhưởng của lạm phát Khi đã tiến hành phân bổ tài sản, nhà quản lý đầu tưcủa quỹ có thể đánh giá các khoản đầu tư và khả năng sinh lời của chúng Đối với các quỹ có mức độ rủi ro cao, việc phân bổ tài sản sẽ được tập trungvào các loại sản phẩm đầu tư có độ rủi ro cao, chẳng hạn cổ phiếu, để có thểđạt được mức lợi nhuận kỳ vọng cao hơn Những quỹ với các đối tượngkhách hàng là những người đầu tư bảo thủ sẽ phân bổ một tỷ trọng lớn vốnđầu tư vào trái phiếu hoặc các công cụ tương đương với tiền

36

Trang 36

Lựa chọn chứng khoán là bước tiếp theo của việc tiến hành phân bổ tài sản.Việc lựa chọn chứng khoán cho danh mục đầu tư là việc quyết định sẽ đầu

tư thế nào vào từng loại chứng khoán cụ thể trong từng loại tài sản đã đượcphân bổ với tỷ trọng vốn của quỹ là bao nhiêu Ví dụ, nếu đầu tư vào cổphiếu thì sẽ lựa chọn loại cổ phiếu của công ty nào để đầu tư, trong tráiphiếu sẽ đầu tư loại trái phiếu cụ thể nào, trái phiếu chính phủ hoặc tráiphiếu công ty nào

Dưới đây là một ví dụ minh hoạ các giai đoạn của quá trình lựa chọn danhmục đầu tư của quỹ P.I là một quỹ mà hoạt động đầu tư được tiến hành trênthị trường tài chính quốc tế

Sự lựa chọn trong phạm vị rộng nhất, đó là tỷ trọng vốn của quỹ phân bổgiữa các chứng khoán phát hành tại Mỹ và tại Nhật Những người quản lýquỹ đã chọn tỷ trọng 75% tài sản quỹ đầu tư vào chứng khoán Mỹ và 25%vào chứng khoán Nhật Việc phân bổ danh mục đầu tư qua các loại tài sản sẽđược xác định tiếp theo.Ví dụ,15% trong danh mục chứng khoán của Mỹđược đầu tư vào các tài sản tương đương với tiền, 40% vào các chứng khoán

có thu nhập cố định và 45% vào cổ phiếu.Việc chia tỷ trọng các loại tài sảnđầu tư, nói chung, là việc quyết định chính sách của hội đồng đầu tư, mặc dùngười điều hành quỹ có một số quyền nhất định trong việc thay đổi việcphân bổ tài sản ở một mức độ giới hạn dựa trên cơ sở sự kỳ vọng của họ vềhiệu quả đầu tư của các loại tài sản khác nhau

Sơ đồ 4: Cơ cấu danh mục đầu tư

15,2%

TPCP 60%

18%

TNC§

60%

Sumimoto 50%

5%

CP40%

KP 100%

15%

Trang 37

- Những số in nghiêng là tỷ trọng từng loại chứng khoán trong toàn bộ danh mục đầu tư

- Ô mầu sẫm nhạt: phân bổ tài sản

- Ô mầu trắng: lựa chọn chứng khoán

Cuối cùng, việc lựa chọn chứng khoán trong từng nước sẽ do người điềuhành quỹ quyết định trên cơ sở sự phân bổ tổng thể của danh mục đầu tư đãđược thông qua Ví dụ, 45% vốn đầu tư vào thị trường cổ phiếu Hoa kỳ sẽđược dùng đề mua cổ phiếu IBM, 35% mua cổ phiếu GM và 20% mua cổphiếu Exxon Bảng minh hoạ sau đây do không đủ không gian để trình bàynên chỉ nêu ví dụ, trên thực tế các quỹ đầu tư với quy mô vốn lớn sẽ nắm giữchứng khoán của rất nhiều công ty Tất cả các quyết định trên đã xác định tỷ

lệ của từng loại chứng khoán cụ thể trong toàn bộ danh mục đầu tư

Phân bổ tài sản và lựa chọn chứng khoán trong danh mục đầu tư là hai quyếtđịnh cơ bản trong việc thực hiện mục tiêu đầu tư Các quyết định này là liêntục, có nghĩa là chúng không bao giờ kết thúc Chúng liên quan tới các quytrình đầu tư dẫn tới việc xây dựng và điều chỉnh một danh mục đầu tư Đồngthời, quyết định phân bổ tài sản và quyết định lựa chọn chứng khoán đầu tưthể hiện toàn bộ quy trình quản lý tài sản của quỹ Quy trình này quyết địnhnguồn của các yếu tố tạo nên tổng thu nhập của danh mục đầu tư Việc đadạng hoá thông qua các loại tài sản được đầu tư khác nhau có thể tăng khảnăng chắc chắn để đạt được mức sinh lời đầu tư đặt ra

38

GM 35%

11,8%

Exxon 20%

6,75%

TP AT&T 40%

12%

Mitsubishi 50%

5%

Trang 38

+ Chính sách đầu tư

Chính sách đầu tư được phân chia thành hai phương thức cơ bản: đầu tư chủđộng và đầu tư thụ động Một sự lựa chọn mà bất kỳ tổ chức quản lý quỹnào cũng phải cân nhắc tới, đó là từng danh mục đầu tư sẽ được quản lý thụđộng và chủ động ở mức độ nào

Quản lý danh mục đầu tư thụ động được dựa trên dự đoán tin tưởng rằng giáchứng khoán luôn gần với mức trung bình trên thị trường Thay vì dành thờigian và các nguồn khác nhằm”đánh bại thị trường”, ví dụ như tìm mua cácloại chứng khoán với giá cả không có mức chuẩn trên thị trường và không

có những đặc điểm rủi ro-khoản sinh lời hấp dẫn, người đầu tư (tổ chức quản

lý quỹ) giả thiết rằng họ sẽ có thể bù đắp với rủi ro mà họ mong muốn vàlựa chọn một danh mục đầu tư phù hợp với mức độ rủi ro họ đưa ra

Trái ngược với các chiến lược đầu tư thụ động, phương thức quản lý chủđộng đưa ra khả năng của bản thân quỹ có thể ”khôn hơn” các đối thủ cạnhtranh khác trên thị trường và có thể xác định loại chứng khoán cụ thể nàotrong từng loại tài sản phân bổ có thể”sáng giá”trong tương lai gần Việc lựachọn chứng khoán chủ động đối với các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp nhquỹ đầu tư thường yêu cầu hai lớp: phân tích chứng khoán và lựa chọn danhmục đầu tư Phân tích chứng khoán được tiến hành chuyên sâu theo từngngành cũng nh từng công ty cụ thể và việc chuẩn bị các đánh giá về cáckhoảng trống của thị trường Người quản lý danh mục đầu tư xem xét chọnlọc thông qua báo cáo của nhiều nhà phân tích Họ sử dụng các dự đoán vềđiều kiện thị trường để đưa ra các quyết định phân bổ tài sản và sử dụng cáckhuyến nghị của các nhà phân tích chứng khoán để lựa chọn loại chứngkhoán cụ thể trong từng loại tài sản được phân bổ

Các phương thức quản lý đầu tư có thể được áp dụng cho các quyết định từphân bổ tài sản đến lựa chọn chứng khoán

Các quyết định phân bổ tài sản có thể được chia thành hai loại:

o Quyết định về nguyên tắc chung hay mức chuẩn yêu cầu về phân bổ tàisản, hay còn gọi là phân bổ thụ động

39

Trang 39

o Chiến thuật hay quyết định phân bổ tài sản ngắn hạn hay còn được gọi làviệc phân bổ tài sản chủ động.

Sự khác biệt cơ bản giữa phân bổ tài sản chủ động và thụ động là ở khungthời gian mà việc phân bổ tài sản được thực hiện Thông thường, nguyên tắcphân bổ tài sản chung được thực hiện trong khoảng thời gian dài, thường từhai năm trở lên, trong khi phân bổ chiến thuật là sự biến đổi trong các chứngkhoán thuộc mức chuẩn và được thực hiện thường xuyên, có thể là hàng quí,nhưng thông thường được thực hiện hàng tháng, hàng tuần có khi là hàngngày Phạm vi của các quyết định phân bổ ngắn hạn thường phản ánh tronggiới hạn từng loại tài sản đầu tư xung quanh các nguyên tắc chung hay mứcchuẩn của đầu tư

Đối với việc phân bổ tài sản, quản lý thụ động có nghĩa đơn giản là ngườiquản lý không phải xuất phát từ phân chia tỷ trọng loại tài sản thông thườngnhằm đáp ứng với sự thay đổi kỳ vọng về hoạt động của các thị trường khácnhau Các tỷ trọng bình thường này dựa trên các mục tiêu về rủi ro và thunhập của người đầu tư Ví dụ một quỹ cổ phiếu có tỷ trọng 65% đầu tư vào

cổ phiếu, 20% vào trái phiếu và 15% vào các công cụ tài chính tương đươngvới tiền Một người quản lý danh mục đầu tư theo phương thức thụ độngthuần tuý sẽ không xuất phát từ các tỷ trọng này để dự đoán hoạt động củathị trường Tỷ trọng đầu tư của quỹ chỉ được điều chỉnh khi cần để phù hợpvới khả năng biến động mức rủi ro của người đầu tư

Tiếp theo là các quyết định chủ động và thụ động liên quan tới việc lựa chọn

cổ phiếu Hãy tưởng tượng người quản lý quỹ khi chọn danh mục đầu tư cổphiếu nhưng không tiếp cận được bất kỳ thông tin đặc biệt nào về giá trị của

cổ phiếu Đó sẽ là trường hợp nếu họ tin tưởng vào bất cứ điều gì mà họ biết

về cổ phiếu Và nếu họ không thể dự đoán được loại cổ phiếu nào sẽ “chiếnthắng”, họ sẽ phải đa dạng hoá danh mục đầu tư trong phạm vi rộng để tránh

bỏ “tất cả trứng vào trong cùng một giỏ” Đây cũng là lý do dẫn đến việcnhững người quản lý quỹ tìm kiếm một danh mục đầu tư được đầu tư xuyênsuốt toàn thị trường Rất nhiều nhà điều hành quỹ đã thiết lập quỹ chỉ số chỉnhằm theo đuổi chính sách đầu tư thụ động này.Các quỹ này nắm giữ từngloại cổ phiếu hoặc trái phiếu theo tỷ lệ mà chúng đại diện trong mỗi loại chỉ

số cụ thể nào đó, ví dụ chỉ số S&P 500 là một chỉ số đánh giá trên một diện

40

Trang 40

rộng các thay đổi của thị trường chứng khoán trên cơ sở kết quả hoạt độngtrung bình của 500 cổ phiếu thường thông dụng trong các ngành đại diệnnhư công nghiệp, giao thông vận tải, tài chính và dịch vụ công cộng Nắmgiữ một danh mục đầu tư theo kết cấu chỉ số đại diện cho việc lựa chọnchứng khoán một cách thụ động thuần tuý vì lợi nhuận của nhà đầu tư đơngiản sao chép lại mức lợi nhuận của toàn thị trường mà không phải đặt cượcvào loại chứng khoán nào đó trên thị trường hoặc khu vực kinh doanh nào.Việc lựa chọn chiến lược chủ động hoặc thụ động không có nghĩa là tất cảhoặc không có nghĩa là hoàn toàn theo đuổi duy nhất một phương thức nào.

Ví dụ, một người điều hành quỹ có thể sử dụng phương thức chủ động trongviệc lựa chọn cổ phiếu và phương thức thụ động trong việc phân bổ tài sản.Trong trường hợp này, người quản lý sẽ duy trì các mục tiêu phân bổ tài sản

cố định, nhưng sẽ lựa chọn một cách chủ động các chứng khoán cụ thể trongtừng loại tài sản Hoặc một người quản lý có thể theo đuổi việc phân bổ tàisản một cách chủ động và thực hiện việc lựa chọn chứng khoán theo phươngthức thụ động Trong trường hợp này, người quản lý có thể chủ động chuyểnđổi việc phân bổ tài sản giữa kết cấu tỷ trọng của cổ phiếu và trái phiếutrong danh mục đầu tư, nhưng sẽ nắm giữ các danh mục đầu tư theo chỉ sốtrong từng loại tài sản Một phương thức hỗn hợp khác được gọi là chiếnlược thụ động trọng tâm Trong trường hợp này, người quản lý chỉ sắp mộtphần của danh mục đầu tư theo chỉ số, các chứng khoán trọng tâm của danhmục Phần còn lại của danh mục đầu tư sẽ được quản lý một cách chủ động.Phương thức quản lý chủ động hay bị động được coi là tốt hơn? Dường nhphương thức chủ động có lợi thế hơn bởi vì việc quản lý chủ động rất cầnthiết để đạt được hoạt động đầu tư với hiệu quả cao Tuy nhiên, phươngthức quản lý chủ động cũng có những bất lợi Nó thường tạo các chi phíđáng kể khi phải tiến hành các hoạt động phân tích thị trường và chứngkhoán và cũng tạo ra các chi phí giao dịch nhiều hơn từ vòng quay giao dịchnhanh hơn của các chứng khoán trong danh mục đầu tư

3 Công bố thông tin

3.1 Sự cần thiết của công bố thông tin

41

Ngày đăng: 07/08/2014, 16:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3.3. Hình thức công bố thông tin................................................... - Hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ tại việt nam
3.3. Hình thức công bố thông tin (Trang 4)
Sơ đồ 1: Cơ chế hoạt động của quỹ đầu tư dạng công ty - Hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ tại việt nam
Sơ đồ 1 Cơ chế hoạt động của quỹ đầu tư dạng công ty (Trang 17)
Sơ đồ 2: Cơ chế hoạt động của quỹ đầu tư dạng hợp đồng - Hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ tại việt nam
Sơ đồ 2 Cơ chế hoạt động của quỹ đầu tư dạng hợp đồng (Trang 19)
Sơ đồ 3: Quy trình đầu tư của quỹ - Hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ tại việt nam
Sơ đồ 3 Quy trình đầu tư của quỹ (Trang 30)
Sơ đồ 4: Cơ cấu danh mục đầu tư - Hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ tại việt nam
Sơ đồ 4 Cơ cấu danh mục đầu tư (Trang 36)
Sơ đồ 5: Hoạt động kinh doanh của tổ chức quản lý quỹ đối với quỹ trong - Hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ tại việt nam
Sơ đồ 5 Hoạt động kinh doanh của tổ chức quản lý quỹ đối với quỹ trong (Trang 53)
Sơ đồ 6: Quy trình ra quyết định đầu tư trong tổ chức quản lý quỹ - Hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ tại việt nam
Sơ đồ 6 Quy trình ra quyết định đầu tư trong tổ chức quản lý quỹ (Trang 56)
Sơ đồ 7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức - Hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ tại việt nam
Sơ đồ 7 Sơ đồ cơ cấu tổ chức (Trang 113)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w