Khái quát về các dự án tại CTTC dầu khí

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Tăng cường hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại công ty tài chính dầu khí” docx (Trang 36 - 41)

- Đầu tư tài chính: PVFC tiếp tục đẩy mạnh lĩnh vực đầu tư tài chính, đẩy

mạnh việc nhận ủy thác và quản trị vốn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng song song với cung cấp các dịch vụ tài chính hỗ trợ như: Quản lý tiền mặt, quản lý rủi ro

bằng các sản phẩm hedging,... và phát triển derivatives (phái sinh), chiết khấu

chứng từ có giá....

Bảng 2.2: Dự kiến kế hoạch đầu tư tài chính giai đoạn 2007 – 2011

Đơn vị: Tỷ đồng

STT chỉ

tiêu

Giá trị đầu tư Tỷ trọng nguồn vốn cho đầu tư/ Tổng nguồn vốn

Tốc độ tăng trưởng hoạt động đầu tư 2007 7.600 15.8% 25% 2008 9.500 16% 25% 2009 12.000 16.1% 30% 2010 15.500 17% 35% 2011 21.000 18.4% 40%

( Nguồn: Phương án cổ phần hóa PVFC)

- Các dịch vụ tài chính khác:

Về hoạt động tư vấn tài chính: PVFC thực hiện các hoạt động tư vấn liên

quan đến hoạt động tài chính doanh nghiệp, trong đó xác định các hoạt động tư vấn

trọng tâm là:

+ Tư vấn tài chính dự án: Từ tư vấn đầu tư, lập FS dự án đến thanh quyết toán; làm cơ sở để PVFC quyết định tham gia các hoạt động đầu tư tài chính tại đơn vị đó.

+ Tư vấn tài chính doanh nghiệp: Tư vấn và hướng dẫn xây dựng hệ thống lập

kế hoạch và kiểm soát tài chính gồm các khâu lập ngân sách, tính chi phí, định giá,

thẩm định quyết toán đầu tư XDCB, dự báo các nguồn thu nhập và quản lý tài sản, tư vấn và hướng dẫn việc tổ chức vận hành bộ máy tài chính kế toán của các doanh

+ Tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp: Đẩy mạnh phát triển tư vấn cổ phần hoá, đại lý phát hành cổ phiếu, tham gia trực tiếp vào quá trình cổ phần hoá của Tập đoàn. Không ngừng tiếp cận, tham gia vào quá trình đổi mới doanh nghiệp ở các

Tổng Công ty, các Tập đoàn khác.

+ Tư vấn phát hành chứng từ có giá: Tư vấn phương án phát hành trái phiếu

doanh nghiệp và các chứng từ có giá khác.

+ Tư vấn đầu tư chứng khoán: Phát triển các dịch vụ tư vấn đầu tư chứng

khoán tập trung vào các Công ty cổ phần của Tập đoàn, triển khai có trọng điểm các

Công ty cổ phần khác của các Tổng Công ty 90 và 91.

+ Tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp và mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

Quản lý vốn và tài sản: Đẩy mạnh dịch vụ liên quan đến ngoại hối, nhận uỷ thác đầu tư, quản lý dòng tiền cho khách hàng.

Thẩm định: từng bước cung cấp dịch vụ thẩm định cho các đơn vị trong và

ngoài ngành. Đến năm 2010, thực hiện thẩm định tất cả các dự án đầu tư phát triển

của Tập đoàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bao thanh toán: Tập trung vào đối tượng khách hàng là các đơn vị thành viên của Tập đoàn, một số doanh nghiệp khác có quan hệ mật thiết đến hoạt động của

Công ty và hoạt động Dầu khí.

Hoạt động ngoại hối: Triển khai song song với các sản phẩm dịch vụ sử dụng đồng Việt nam, trong đó ưu tiên thực hiện các nghiệp vụ như thu xếp chuyển đổi

ngoại tệ không kỳ hạn, có kỳ hạn. Chú trọng đầu tư kỹ thuật, xây dựng đội ngũ chuyên gia để hoạt động có hiệu quả các hoạt động ngoại hối.

- Các sản phẩm dịch vụ nền tảng

Duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ nền tảng làm cơ sở để

phát triển các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn của Công ty.

+ Huy động vốn:

Đảm bảo tạo dựng được nguồn vốn vững chắc, ổn định đáp ứng nhu cầu kinh

doanh của Công ty đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Các nguồn huy động vốn đa

thông qua tài khoản trung tâm của Tập đoàn, các nguồn vốn từ hệ thống Ngân hàng

thương mại Việt nam, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

Bảng 2.3:Dự kiến vốn huy động giai đoạn 2007 – 2011

Đơn vị: Tỷ đồng TT chỉ tiêu Tiền gửi và tiền vay của các tổ chức tài chính khác Nguồn vốn vay khác và nguồn vốn ủy thác Tiền gửi của khách hàng Phát hành giấy tờ có giá Tổng cộng Tốc độ tăng trưởng bình quân 2007 12.000 29.500 786 2.200 44.486 25.08% 2008 14.100 36.900 943 3.700 55.643 25.44% 2009 18.000 46.100 1.200 4.500 69.800 24.93% 2010 22.200 57.600 1.400 6.000 87.200 24.77% 2011 28.600 72.100 1.600 6.500 108.800

( Nguồn: Phương án cổ phần hóa PVFC)

+ Hoạt động tín dụng:

Bảng 2.4: Dự kiến hoạt động tín dụng giai đoạn 2007 – 2011

Đơn vị: Tỷ đồng TT chỉ tiêu Cho vay các TCTD

Cho vay trực tiếp các

TCKT, cá nhân trong nước Cho vay ủy thác Tổng cộng Tốc độ tăng trưởng bình quân 2007 1.800 9.200 750 11.750 2008 2.000 11.000 900 13.900 18.30% 2009 2.200 13.200 1.100 16.500 18.71% 2010 2.500 15.800 1.300 19.600 18.79% 2011 2.700 18.900 1.500 23.100 17.86%

( Nguồn: Phương án cổ phần hóa PVFC)

Tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2007 – 2011 ước tính 90.000 tỷ đồng, trong đó

dự kiến cho vay các doanh nghiệp và dự án trong ngành khoảng 30% (tương đương hơn 30.000 tỷ đồng), đáp ứng gần 40% nhu cầu vốn vay của ngành.

- Thực hiện nhiệm vụ của Tập đoàn Dầu khí

PVFC thực hiện nhiệm vụ là trung tâm tài chính tiền tệ và công cụ quản lý đầu tư tài chính của Tập đoàn. Thực hiện các nhiệm vụ do Tập đoàn uỷ quyền như phát

hành trái phiếu Dầu khí trong và ngoài nước, quản lý và vận hành hiệu quả các

nguồn vốn uỷ thác của Tập đoàn, quản lý dự án... Nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện thu xếp vốn thành công cho mọi dự ánđầu tư phát triển của Tập đoàn và tạo ra các sản phẩm tài chính phục vụ CBNV ngành Dầu khí.

-Thu xếp vốn và tài trợ tài chính các dự án:

Dự kiến giai đoạn 2007 – 2011 giá trị thu xếp vốn khoảng 5 – 6 tỷ USD tương ứng khoảng 90 – 95 ngàn tỷ đồng.

Nhiệm vụ cụ thể bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện tư vấn phương án thu xếp vốn và thực hiện thu xếp vốn tín dụng

cho các dự án đầu tư trong và ngoài tổng công ty, đàm phán, chuẩn bị nội dung và theo dõi các hợp đồng vay vốn trong và ngoài nước cho tổng công ty hoặc các

doanh nghiệp khi được ủy quyền;

- Nhận và cho vay các nguồn vốn ủy thác của tổng công ty và các tổ chức khác;

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn các doanh nghiệp

- Thực hiện cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp;

- Tổ chức triển khai hoạt động Bao thanh toán cho các doanh nghiệp

- Thực hiện việc dàn xếp tài chính và nhận ủy thác quản lý tài sản cho thuê Có thể nói, hoạt động thu xếp vốn là một hoạt động mới nhưng lại được tiến

hành ngay từ những ngày đầu thành lập công ty. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng

của hoạt động này không chỉ đối với PVFC mà còn đối với Tổng công ty Dầu khí

Việt Nam.

Hiện nay các dự án đầu tư PVFC đang tham gia:

- Các dự án trong ngành Dầu khí:

+ Dự án đầu tư sản xuất nhà máy vỏ bình khí. + Hợp đồng hợp tác đầu tư và kinh doanh tàu FPSO.

+ Dự án “Hệ thống mạng phân phối Gas khu đô thị mới Mỹ Đình II”. + Dự án “Hệ thống mạng phân phối Gas khu đô thị mới Mỹ Đình I”. - Lĩnh vực Năng lượng:

+ Dự án Thuỷ điện An Điềm II.

- Lĩnh vực đầu tư hạ tầng đô thị và khu công nghiệp:

+ Dự án Khu đô thị mới Nghi phú – Vinh – Nghệ An.

- Lĩnh vực kinh tế môi trường:

+ Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn và sản xuất phân hữu cơ Bỉm Sơn.

- Lĩnh vực Vật liệu xây dựng:

+ Dự án nhà máy xi măng Mỹ Đức – Hà Tây. + Dự án nhà máy xi măng Thanh Liêm – Hà Nam.

- Các công ty cổ phần PVFC đã tham gia góp vốn:

+ Công ty Cổ phần Dầu khí Sông Hồng.

+ Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư Việt nam (CAVICO)

Ta có một số dự án mà công ty đã thu xếp vốn trong 3 năm vừa qua:

Bảng 2.5: Một số dự án công ty thu xếp vốn trong 3 năm 2005,2006,2007.

Năm Dự án Số tiền 2005 -Công ty TNHH Minh Tuấn -Dự án CDC bổ sung -Dự án trạm phân phối khí thấp áp -40 tỷ -43 tỷ -28 tỷ

2006 -CTy Đầu tư Bất động sản & Thương Mại Thăng Long

-Nối dài cầu tàu bến Dung Quất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Đường dây Tuyên Quang-Thái Nguyên-EVN

-21 tỷ

-24,6 tỷ

-67 tỷ

2007 -Mở rộng mạng lưới viễn thông

-Dán thủy điện Nậm Chiến

-Cty CP giấy An Hòa

-400 tỷ

-400 tỷ

-350 tỷ

Từ những phân tích nói trên, ta nhận thấy rằng hoạt động thu xếp vốn tín dụng

dự án có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của các ngành kinh tế

lớn trong nước, của quốc gia mà còn đối với PVFC. Thu xếp sẽ trở thành một thế

mạnh của PVFC trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, nhất là trên thị trường

tài chính.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Tăng cường hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại công ty tài chính dầu khí” docx (Trang 36 - 41)