Theo điều 18 QĐ 1627/2001/ QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 quy
định:“Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15%
vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ
các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp
nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có cuả tổ chức tín dụng
hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín
dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Đây
là một giới hạn khá thấp so với nhu cầu đầu tư cho các dự án. Hoạt động thu xếp
khác để tài trợ cho dự án. Tuy nhiên theo quyết định hiện hành, các CTTC chỉ được tham gia với tư cách là một đơn vị đồng tài trợ chứ không được đứng ra làm
đầu mối để tổ chức hợp vốn, do đó vai trò thu xếp vốn của CTTC khó thực hiện được. Như vậy, muốn thực hiện được hoạt động thu xếp vốn theo hình thức đồng
tài trợ thì buộc PVFC phải mời NHTM đứng ra làm đầu mối. Như thế cả danh
tiếng và thu nhập của PVFC đều bị giảm.
Theo điều 4 mục II QĐ số 457/2005/QĐ-NHNN Ngày 19 tháng 04 năm 2005
“ Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu
8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "Có" rủi ro”, tỷ lệ này được coi là cao.Theo khoản 2 điều 28 NĐ 79/2002/NĐ – CP ngày 04/10/2002 quy định “Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không được vượt quá 5%
vốn tự có của Công ty Tài chính”. song tỷ lệ dư nợ không được vượt quá vốn tự có
của công ty tài chính hơi cao, điều này mất cân đối với mục tiêu đa dạng hóa nguồn
tài trợ của công ty cũng như kiềm chế mục tiêu phát triển của PVFC.
PVFC là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng vừa chịu sự điều chỉnh của luật
doanh nghiệp vừa tuân theo các quy định trong Luật các tổ chức tín dụng và các văn
bản hướng dẫn kèm theo. PVFC gặp phải nhiều khó khăn do phải tuân theo quá nhiều văn bản luật.
Với những hạn chế trong quy định hiện hành như trên, NHNN nên sớm có văn
bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung cụ thể để tạo hành lang pháp lý rộng rãi hơn cho
KẾT LUẬN
Sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước đòi hỏi huy động tối ưu mọi nguồn lực, trong đó có nguồn vốn để đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh tạo ra của cải vật
chất. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính Việt Nam, những năm qua mô hình công ty tài chính trực thuộc các tập đoàn kinh tế đã góp phần
không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước, tăng tính cạnh tranh và đa dạng hoá
thị trường tài chính. Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) là một đơn vị tiêu biểu
trong số các công ty tài chính tại Việt Nam hiện nay. Là một trong những đơn vị ra đời vào năm 2000 với số vốn điều lệ 100 tỷ đồng, chỉ sau 7 năm hoạt đông, PVFC đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, trở thành một định chế tài chính hàng đầu trên thị trường tài chính Việt Nam và là định chế tài chính trụ cột của Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam. Thu xếp vốn và tài trợ tài chính dự án là nghiệp vụ trọng yếu
của Công ty. Để công tác thu xếp vốn có hiệu quả thì cần có các biện pháp đúng đắn
của công ty tài chính dầu khí, sự hỗ trợ và tạo điều kiện kịp thời,đồng bộ của tổng
công ty dầu khí Việt nam, Ngân hàng trung ương và chính phủ.
TẢI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách
- PGS.TS Lưu Thị Hương, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống
kê
- PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản
- PGS.TS Lưu Thị Hương, Giáo trình Thẩm tài chính dự án, Nhà xuất bản Tài chính
- Frederic Smishkin, Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ
thuật.
2. Văn bản pháp luật
- Luật tổ chức tín dụng
- Luật doanh nghiệp nhà nước
- Nghị định 79/2002/NĐ-CP của THủ tướng Chính phủ ngày 4/10/2002 về tổ chức
và hoạt động của Công ty tài chính.
- Quyết định 742/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN ngày 17/7/2002 về việc ban hành quyết định nhận ủy thác và ủy thác cho vay vốn của các
tổ chức tín dụng.
- Quyết định 154/1998/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN ngày 19/4/1998 về việc ban hành quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng.
- Quyết định 434/2003/QĐ-NHNN ngày 19/4/2003 về việc ban hành quy định về
các tỷ lệ bảo đảm tiền vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
- Quy định 547/2005/QĐ-NHNN - Quy định 1627/2001/QĐ-NHNN - Quy định 493/2005/QĐ-NHNN 3. Tài liệu của PVFC
- Mẫu hợp đồng tín dụng trung và dài hạn, hợp đồng thu xếp vốn và hợp đồng ủy
thác cho vay của PVFC.
- Quy trình thu xếp vốn, ủy thác cho vay , cho vay dự án của PVFC.
- Tờ trình cấp tín dụng Dự án Tàu FSO-5 - Đề án cổ phần hóa PVFC
- Báo cáo tập hợp hoạt động TXV và TD doanh nghiệp giai đoạn 2000-2007. 3. Web
-http://www.Pvfc.com.vn - http://www.sbv.gov.vn
- http://www. vneconomy.com.vn - http://www. diendan.sanotc.com - http://www.hocbongpvfc.vn -www.saga.vn - www.vinastock.com.vn - www.dddn.com.vn - http://www.vcci.com.vn - http://www.va21.0rg
PHỤ LỤC A
CÁCH XÁC ĐỊNH TỶ LỆ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU
A. Vốn tự có dể tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Ngân hàng thương mại
A: 1. Vốn cấp 1: Đon vị tính: tỷ đồng Khoản mục Số tiền a. Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) 200 b. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 30 c. Quỹ dự phòng tài chính 30
d. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ 20 e. Lợi nhuận không chia 10
Tổng cộng 290
- Giới hạn khi xác định vốn cấp 1;
NHTM A mua lại một khoản tài sản tài chính của doanh nghiệp B với số tiền
là 100 tỷ đồng.
Giá trị sổ sách của khoản tài sản tài chính của doanh nghiệp B tại thời điểm
mua lại là 50 tỷ đồng. Vậy lợi thế thương mại của doanh nghiệp B là 50 tỷ dồng
(100 tỷđồng - 50 tỷ đồng)
2. Vốn cấp 2: Đơn vị tính: tỷ đồng Khoản mục Số tiền tăng thêm Tỷ lệ tính Số tiền được tính vào vốn cấp 2
a. Giá trị tăng thêm của TSCĐ được định giá lại theo quy định của pháp luật
50 50% 25
b. Giá trị tăng thêm của các loại
chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được định giá lại theo quy định của pháp luật
25 40% 10
c. Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ
phiếu ưu đãi do TCTD phát hành có thời hạn còn lại 6 năm
15 d. Các công cụ nợ khác có thời hạn còn lại 10 năm 15 đ. Dự phòng chung 10 Tổng cộng 75 Vốn tự có của NHTMA = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 = 240 tỷ đồng + 75 tỷ đồng
3. Các khoản phải loại trừ khỏi vốn tự có:
- NHTM A mua cổ phần của 4 TCTD khác với tổng số tiền là: 40 tỷ đồng.
- NHTM A góp vốn, liên doanh với các DN khác với tổng số tiền là 60 tỷ đồng,
bằng 19,04% vốn tự có của NHTM A. Mức 15% vốn tự có của NHTM A là 47,25 tỷ đồng (315 tỷ đồng x 15%). Phần góp vốn, liên doanh với các DN khác vượt mức 15%
vốn tự có của NHTM A là 12,75 tỷ dồng (60 tỷ đồng - 47,25 tỷ đồng)
Vốn tự có để tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (A) = Vốn tự có - Các khoản phải
loại trừ khỏi vốn tự có.