1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng

107 1,8K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Trong những năm qua Vườn Quốc Gia Hoàng Liên đã có nhiều cố gắng trongcông tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tuy nhiên việcquản lý bảo vệ rừng của Vườn vẫn

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tổng quan vấn đề ngiên cứu 3

1.1.1 Khái niệm về quản lý rừng bền vững 3

1.1.2 Những nghiên cứu về QLBVR trên thế giới 4

1.1.3 Những nghiên cứu QLBVR ở Việt Nam 8

1.1.4 Phân tích kết quả đã nghiên cứu: 13

1.2 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 13

1.2.1 Vị trí, ranh giới hành chính 13

1.2.2 Địa hình 16

1.2.3 Địa chất và thổ nhưỡng 16

1.2.4 Khí hậu 18

1.2.5 Thuỷ văn 22

1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 23

1.3.1 Dân số, dân tộc 23

1.3.2 Tình hình phát triển kinh tế các xã khu vực nghiên cứu 25

1.3.3 Cơ sở hạ tầng 28

1.4 Đánh giá ảnh hưởng kinh tế xã hội đến công tác quản lý tài nguyên rừng tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên 30

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1 Nội dung 32

2.1.1 Tài nguyên rừng và thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên 32

2.1.2 Tìm hiểu các chính sách, pháp luật liên quan đến Quản lý bảo vệ rừng đã và đang áp dụng tại VQG Hoàng Liên 32

2.1.3 Đánh giá hiệu quả các giải pháp đã và đang áp dụng trong quản lý bảo vệ rừng tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên 32

2.1.4 Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên 32

Trang 2

2.2 Phương pháp nghiên cứu 32

2.2.1 Cách tiếp cận và quan điểm nghiên cứu của đề tài 32

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 35

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin và xử lý số liệu 36

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

3.1 Tài nguyên rừng và thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng Vườn Quốc Gia Hoàng Liên Sa Pa 38

3.1.1 Tài nguyên rừng và đất rừng Vườn Quốc Gia Hoàng Liên 38

3.1.2 Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng VQG 49

3.2 Tìm hiểu các chính sách, pháp luật liên quan đến Quản lý bảo vệ rừng đã đang áp dụng tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên Sa Pa 66

3.3 Hiệu quả các giải pháp đang áp dụng tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên Sa Pa 69

3.3.1 Hiệu quả các giải pháp về quản lý bảo vệ tài nguyên rừng 69

3.3.2 Hiệu quả giải pháp về khoa học công nghệ 74

3.3.3 Hiệu quả giải pháp phát triển kinh tế địa phương 75

3.3.4 Hiệu quả các giải pháp phát triển xã hội 76

3.3.5 Phân tích những khó khăn, tồn tại, điểm mạnh, điểm yếu của các giải pháp đã áp dụng 76

3.4 Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên 77

3.4.1 Giải pháp về quản lý và bảo vệ rừng 77

3.4.2 Giải pháp về khoa học và công nghệ 83

3.4.3 Giải pháp về kinh tế 84

3.4.4 Giải pháp về xã hội 85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 3

TFAP : Chương trình hành động rừng nhệt đới

UNCED : Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển

UNEP : Chương trình môi trường Liên hợp Quốc

(United Nations Enviroment Programme)

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 1 Tần suất xuất hiện các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở VQG Hoàng Liên

21

Bảng 1.2 Dân số và mật độ dân số các xã vùng lõi 23

Bảng 1.3 Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi lao động các xã 23

Bảng 1.4 Phân bố và thành phần dân tộc ở các xã 24

Bảng 1.5 Bảng cơ cấu sử dụng đất của các xã vùng lõi VQG (ha) 26

Bảng 1.6 Đàn gia súc, gia cầm của các xã vùng lõi 27

Bảng 1.7 Tình hình cơ sở Y tế cá xã 29

Bảng 3.1 Hiện trạng các loại rừng và sử dụng đất Vườn Quốc Gia Hoàng Liên .39

Bảng 3.2 Thành phần thực vật rừng VQG Hoàng Liên 41

Bảng 3.3 Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật VQG Hoàng Liên 42

Bảng 3.4 Các họ đa dạng nhất hệ thực vật Hoàng Liên 43

Bảng 3.5 Các chi đa dạng nhất hệ thực vật Hoàng Liên 45

Bảng 3.6 Tổng hợp tài nguyên động vật Vườn Quốc Gia Hoàng Liên 48

Bảng 3.7 Giá trị tài nguyên động vật quý hiếm tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên .48

Bảng 3.8 Các mối đe doạ trực tiếp tới Vườn Quốc Gia 51

Bảng 3.9 Thống kê thị trường một số loại lâm sản hiện có trong VQG Hoàng Liên 58

Bảng 3.10 Thống kê lượng khác tham quan du lịch 60

Bảng 3.11 Phương thức quản lý đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 62

Bảng 3.12 Thực trạng khai thác lâm sản từ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 63

Bảng 3.13 Phương thức quản lý đối với phân khu phục hồi sinh thái 65

Bảng 3.14 Thống kê số vụ vi phạm về khai thác gỗ và săn bắt mua bán động vật hoang dã năm 2008 đến 2012 71

Bảng 3.15 Kết quả các hoạt động tuyên truyền 72

Bảng 3.16 Diện tích đất bị xâm lấn vào Vườn Quốc Gia qua các năm 73

Trang 5

Bảng 3.17 số vụ cháy rừng tại Vườn Quốc Gia trong các năm 74

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 1 Bản đồ hành chính VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai 15Hình 1 2 Biểu đồ sinh khí hậu VQG Hoàng Liên 19Hình 2.1 Sơ đồ các bước tiếp cận nghiên cứu 33

Trang 7

MỞ ĐẦU

Vườn Quốc Gia Hoàng Liên - tỉnh Lào Cai được hình thành từ Khu bảo tồnthiên nhiên Hoàng Liên với diện tích ban đầu là 5.000 ha, đến ngày 12/07/2002 Khubảo tồn thiên nhiên (KBTTN) được chính thức chuyển hạng thành Vườn quốc gia(VQG) Hoàng Liên theo Quyết định số: 90/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủngày 12 tháng 7 năm 2002

Với tổng diện tích quản lý là: 29.845 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêmngặt chiếm 16.963ha, phân khu phục hồi sinh thái chiếm 12.882 ha và phân khudịch vụ hành chính gồm 70ha Vùng lõi của vườn nằm trong các xã San Sả Hồ, LaoChải, Tả Van, Bản Hồ thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai và một phần Diện tích thuộccác xã Phúc Khoa, Trung Đồng và Thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên tỉnh LaiChâu Đây là cơ hội mới để VQG Hoàng Liên tổ chức quản lý thực hiện tốt công tácbảo tồn và phát triển trên cơ sở tiềm năng và lợi thế của mình

Nằm trong dãy núi Hoàng Liên có độ cao tuyệt đối chủ yếu trên 1.000m,VQG Hoàng Liên hiện là nơi đang bảo tồn các hệ sinh thái rừng á nhiệt đới và

ôn đới còn lại ở Việt Nam VQG Hoàng Liên được đánh giá là một trong nhữngtrung tâm đa dạng sinh học bậc nhất nước ta Khu vực quản lý của VQG HoàngLiên chủ yếu là rừng nguyên sinh với một thảm thực vật rừng kín thường xanh

á nhiệt đới núi cao và một hệ động thực vật rừng phong phú, đa dạng Kết quảđiều tra của nhiều cơ quan khoa học đã chứng minh điều này; Về khu hệ thựcvật rừng có 2.432 loài thực vật có mạch thuộc 898 chi và 209 họ, thuộc 6nghành Trong đó có 23 loài được ghi trong sách đỏ thế giới IUCN và 72 loàiđược ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Nghị định 32 Trong đó 11 loài có nguy

cơ tuyệt chủng như bách xanh, Thiết sam, Thông tre, Thông đỏ, Đinh tùng, Dẻtùng v.v Về khu hệ động vật đã thống kê được 555 loài động vật có xươngsống (thú 74 loài, chim 361 loài, bò sát 74 loài, lưỡng cư 46 loài)

Trong những năm qua Vườn Quốc Gia Hoàng Liên đã có nhiều cố gắng trongcông tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tuy nhiên việcquản lý bảo vệ rừng của Vườn vẫn chịu nhiều sức ép như tệ nạn khai thác gỗ, củi và

Trang 8

lâm sản ngoài gỗ, xâm lấn diện tích rừng làm nương rẫy, đã và đang làm suy thoáigiá trị đa dạng sinh học vô cùng quý báu Việc ngăn chặn những tác động làm tổnhại đến tài nguyên đa dạng sinh học và quản lý bền vững tài nguyên rừng là nhiệm

vụ cấp thiết không chỉ của Vườn Quốc Gia Hoàng Liên mà còn là nhiệm vụ của cáccấp, các ngành và địa phương

* Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung: Góp phần phát triển bền vững rừng khu vực VQG Hoàng

Liên thông qua quản lý bền vững tài nguyên rừng

* Đối tượng nghiên cứu:

Các yếu tố kỹ thuật và kinh tế, xã hội, hình thức, biện pháp tổ chức, quản lý tàinguyên rừng ở Vườn Quốc Gia Hoàng Liên - SaPa tỉnh Lào Cai

* Giới hạn nghiên cứu:

- Về địa điểm: giới hạn nghiên cứu tại các xã thuộc vùng lõi của Vườn QuốcGia Hoàng Liên - SaPa tỉnh Lào Cai

- Về nội dung nghiên cứu: Những vấn đề có liên quan đến tài nguyên rừng là

cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng

Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, nhằm đề xuất một số giải phápquản lý bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng tại VQG, tôi tiến hành thực

hiện đề tài " Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng tại các

xã nằm trong Vườn Quốc Gia Hoàng Liên-tỉnh Lào Cai"

Trang 9

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan vấn đề ngiên cứu

1.1.1 Khái niệm về quản lý rừng bền vững

Từ lâu việc quản lý rừng bền vững đã được các nhà lâm học xem là vấn đề cơbản của kinh doanh rừng Phần lớn các học thuyết về rừng đều hướng vào phân tíchnhững quy luật sinh trưởng, phát triển của cá thể và quần thể rừng trong mối quan

hệ với các điều kiện tự nhiên và những tác động kỹ thuật của con người làm cơ sở

để xây dựng những biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao năng suất và tính ổnđịnh của hệ sinh thái rừng Những kiến thức liên quan đến quản lý rừng bền vữngđược trình bày trong nhiều môn học khác nhau như Lâm học, trồng rừng, quy hoạchrừng, điều chế rừng, Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do nhận thức được vaitrò quan trọng của rừng với môi trường và sự phát triển bền vững nói chung, vấn đềquản lý rừng bền vững nói riêng được người ta quan tâm nhiều hơn trong đó có cảnhững chuyên gia lâm nghiệp, chủ rừng, chính quyền và nhiều tổ chức kinh tế - xãhội khác

Theo Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) thì “QLRBV là quá trình quản lý những diện tích rừng cố định, nhằm đạt được những mục tiêu là đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ của rừng như mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng, không gây ra những tác động tiêu cực của những môi trường vật lý và xã hội”[22].

Theo Tiến trình Helsinki thì QLRBV quản lý rừng và đất rừng một cách hợp

lý để duy trì tính ĐDSH, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng, đồng thời duy trì tiềm năng thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội và sinh thái của chúng trong hiện tại cũng như trong tương lai, ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu, không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác[22].

Hai khái niệm này đã nêu lên được mục tiêu chung của QLRBV là đạt được sự

ổn định về diện tích, bền vững về tính ĐDSH, về năng suất kinh tế và đảm bảo hiệuquả về môi trường sinh thái của rừng Tuy nhiên, vấn đề QLRBV cũng phải đảm

Trang 10

bảo tính linh hoạt khi áp dụng các biện pháp quản lý rừng cho phù hợp với điềukiện cụ thể của từng địa phương được quốc gia và quốc tế chấp nhận.

Như vậy, QLRBV được hiểu là hoạt động nhằm ngăn chặn được tình trạngmất rừng, mà trong đó việc khai thác lợi dụng rừng không mâu thuẫn với việc duytrì diện tích và chất lượng của rừng, đồng thời duy trì và phát huy được chức năngbảo vệ môi trường sinh thái lâu bền đối với con người và thiên nhiên Quản lý rừngbền vững nhằm phát huy đồng thời những giá trị về các mặt kinh tế, xã hội và môitrường của rừng Hệ thống những biện pháp kinh tế, xã hội và khoa học công nghệphục vụ quản lý rừng bền vững thường được xây dựng trên cơ sở những kết quảnghiên cứu cụ thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của mỗi địa phương.Mục tiêu cơ bản của QLRBV là đồng thời đạt được bền vững về kinh tế, bềnvững về xã hội và bền vững về môi trường [4] Nội dung cơ bản của những thuậtngữ này như sau:

- Bền vững về kinh tế: Lợi ích mang lại lớn hơn chi phí đầu tư và được truyền

lại từ thế hệ này sang thế hệ khác

- Bền vững về xã hội: Phản ánh sự liên hệ giữa sự phát triển tài nguyên rừng và

tiêu chuẩn xã hội, không diễn ra ngoài sự chấp thuận của cộng đồng

- Bền vững về môi trường: Đảm bảo hệ sinh thái ổn định, giữ gìn bảo toàn sản

phẩm của rừng, đáp ứng khả năng phục hồi rừng trên quá trình tự nhiên

Trên quan điểm kinh tế sinh thái thì hiệu quả về mặt môi trường của rừng hoàntoàn có thể xác định được bằng giá trị kinh tế Thực chất việc nâng cao giá trị vềmôi trường sinh thái của rừng sẽ góp phần giảm những chi phí cần thiết để góp phầnphục hồi và ổn định môi trường sống Với ý nghĩa này, quản lý sử dụng rừng bềnvững đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách, một giải pháp quan trọng cho sự tồn tạilâu dài của con người và thiên nhiên

1.1.2 Những nghiên cứu về QLBVR trên thế giới

Tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của hầu hết người dânvùng núi.Ở đây, rừng mang lại cho họ nhiều loại sản phẩm khác nhau như: gỗ, củi,lương thực, thực phẩm, dược liệu quan trọng hơn nữa là rừng đảm bảo những điềukiện sinh thái cần thiết để duy trì các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.Những cố gắng trong việc quản lý bảo vệ các khu rừng cấm quốc gia thường gâynên những mâu thuẫn lợi ích giữa cá nhân, cộng đồng dân cư địa phương với quốc

Trang 11

gia Từ đây, người ta nhận thức được rằng công tác QLRBV phải hướng đến phục

vụ các nhu cầu xã hội Việc đáp ứng các nhu cầu đó phải được thực hiện thườngxuyên, liên tục và ổn định lâu dài Theo tài liệu của FAO, công cụ để QLRBV phảibao gồm các quy trình công nghệ, cả các chính sách kinh tế xã hội Nó đảm bảo cáchoạt động quản lý rừng thoả mãn đồng thời những nguyên lý về kinh tế, xã hội vàmôi trường [27] Có thể nói quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững là phươngthức quản lý được xã hội chấp nhận, có cơ sở về mặt khoa học, có tính khả thi vềmặt kỹ thuật và hiệu quả về mặt kinh tế

Trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20, hệ thống quản lý tài nguyên rừng tập trung

đã thực hiện ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển [13] Tronggiai đoạn này, vai trò của cộng đồng trong quản lỳ rừng ít được quan tâm Vì vậy,

họ chỉ biết khai thác tài nguyên rừng lấy lâm sản và đất đai để canh tác nôngnghiệp, nhu cầu lâm sản ngày càng tăng đã dẫn đến tình trạng khai thác quá mức tàinguyên rừng và làm cho tài nguyên rừng ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng.Nhằm khắc phục tình trạng khai thác rừng quá mức, các nhà khoa hoc cũng đãnghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng như: các nhàlâm học Đức (G.L.Hartig - 1840:Heyer - 1883; Hundeshagen - 1926) đã đề xuấtnguyên tắc lợi dụng lâu bền đối với rừng thuần loaị đều tuổi; Các nhà lâm học Pháp(Gournand - 1922) và Thuỵ Sỹ (H Biolley - 1922) đã đề ra phương pháp kiểm trađiều chỉnh sản lượng với rừng khai thác chọn khác tuổi, vv

Vào cuối thế kỷ 20, khi tài nguyên rừng đã bị suy thoái nghiêm trọng thì conngười mới nhận thức được rằng tài nguyên rừng là có hạn và đang bị suy giảmnhanh chóng, nhất là tài nguyên rừng nhiệt đới Nếu theo đà mất rừng mỗi nămkhoảng 15 triệu ha như số liệu thống kê của FAO thì chỉ hơn 100 năm nữa rừngnhiệt đới hoàn toàn bị biến mất, loài người sẽ chịu những thảm hoạ khôn lường vềkinh tế, xã hội và môi trường [8]

Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, bảo tồnĐDSH trên phạm vi toàn thế giới, cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức,tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ước về bảo vệ và phát triểnrừng trong đó có chiến lược bảo tồn (năm 1980 và điều chỉnh năm 1991), Tổ chức

Gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO năm 1983), Chương trình hành động rừng nhiệt đới(TFAP năm 1985), Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển (UNCED tại Rio

Trang 12

de Janerio năm 1992), Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật quýhiếm (CITES), Công ước về đa dạng sinh học (CBD, 1992), Công ước về thay đổikhí hậu toàn cầu (CGCC, 1994), công ước về chống sa mạc hoá (CCD, 1996) Hiệpđịnh quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTA, 1997) Những năm gần đây, nhiều hội nghị, hộthảo quốc tế và quốc gia về QLRBV đã liên tục được tổ chức [9] Phân tích kháiniệm về quản lý rừng bền vững của ITTO thì QLRBV là cách thức quản lý vừa đảmbảo được các mục tiêu sản xuất, vừa đảm bảo giữ được các giá trị kinh tế, môitrường và xã hội của tài nguyên rừng.

Là tổ chức đầu tiên áp dụng vấn đề quản lý rừng bền vững ở nhiệt đới, ITTO

đã biên soạn một số tài liệu quan trọng như "Hướng dẫn quản lý rừng tự nhiênnhiệt đới " (ITTO, 1990), "Tiêu chí đánh giá quản lý bền vững rừng tự nhiên nhiệtđới" (ITTO, 1992), "Hướng dẫn thiết lập hệ thống quản lý bền vững các khu rừngtrồng trong rừng nhiệt đới" (ITTO, 1993), và "Hướng dẫn bảo tồn ĐDSH của rừngsản xuất trong vùng nhiệt đới" (ITTO, 1993) ITTO cũng đã xây dựng chiến lượcquản lý bền vững rừng nhiệt đới, buôn bán lâm sản nhiệt đới cho năm 2000

Hai động lực thúc đẩy sự hình thành hệ thống QLRBV là suất phát từ cácnước sản xuất các sản phẩm gỗ nhiệt đới mong muốn tái lập một lâm phận sản xuất

ổn định và khách hàng tiêu thụ sản phẩm gỗ nhiệt đới mong muốn điều tiết việckhai thác rừng để đáp ứng các chức năng sinh thái toàn cầu Vấn đề đặt ra là phảixây dựng những tổ chức đánh giá QLRBV Trên quy mô quốc tế, hội đồng quản trịrừng đã được thành lập để xét công nhận tư cách của các tổ chức xét và cấp chứngchỉ rừng Với sự phát triển của QLRBV, Canada đã đề nghị đặt vấn đề QLRBVtrong hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 [23]

Hiện nay, trên thế giới đã có bộ tiêu chuẩn quản lý bền vững cấp quốc gia như:Canada, Thuỵ điển, Malaysia, Indonesia, vv và cấp quốc tế như tiến trìnhHelsinki, tiến trình Montreal Hội đồng quản trị rừng (FSC) và tổ chức gỗ nhiệt đới

đã có bộ tiêu chuẩn "Những tiêu chí và chỉ báo quản lý rừng (P&C)" đã được côngnhận và được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và các tổ chức cấp chứng chỉ rừngđều dùng bộ tiêu chí này để đánh giá tình trạng quản lý rừng và xét cấp chứng chỉquản lý rừng bền vững cho các chủ rừng [22]

Tháng 8/1998, các nước trong khu vực Đông Nam Á đã họp hội nghị lần thứ

18 tại Hà Nội để thoả thuận về đề nghị của Malaysia xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số

Trang 13

về QLRBV ở vùng ASEAN (viết tắt là C&I ASEAN) Thực chất C&I của ASEANcũng giống như C&I của ITTO, bao gồm 7 tiêu chí và cũng chia làm 2 cấp quản lý

là cấp quốc gia và cấp đơn vị quản lý [9] Hiện nay, ở các nước đang phát triển, khisản xuất nông lâm nghiệp còn chiếm vị trí quan trọng đối với người dân nông thôn,miền núi, thì quản lý rừng theo hình thức phát triển lâm nghiệp xã hội đang là mộttrong những mô hình được đánh giá cao trên các phương diện kinh tế, xã hội và môitrường sinh thái

Với mục đích quản lý bền vững, các khu bảo vệ (protected areas) được thànhlập ngày càng nhiều, nhiều quốc gia trên thế giới đã quan tâm đến việc quản lý bềnvững các khu bảo vệ Nhiều chính sách và giải pháp được đưa ra để áp dụng quản

lý rừng bền vững Năm 1996, tại Vườn quốc gia Bwindi Impenetrable và MgahingaGorilla thuộc Uganda, Wild và Mutebi đã nghiên cứu giả pháp quản lý, khai thácbền vững một số lâm sản và quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữa ban quản lývườn và cộng đồng dân cư

Trong báo cáo "Hợp tac quản lý với người dân ở nam phi - Phạm vi vận động"của Moenieba Isaacs và Najma Mohamed (2000) đã nghiên cứu và đưa ra giải phápquản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững tại Vườn quốc gia Richtersveld chủ yếu dựatrên hương ước (Contractual Agreement) quản lý bảo vệ tài nguyên, trong đó ngườidân cam kết bảo vệ ĐDSH trên địa phận của mình còn chính quyền và ban quản lý hỗtrợ người dân xây dựng hạ tầng và cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội khác

Tại Vườn quốc gia Kruger của Nam Phi (2000), nhằm bảo vệ tài nguyên bền vững,Chính phủ đã trao quyền sử dụng đất đai, chia sẻ lợi ích từ du lịch cho người dân, ngượclại người đân phải tham gia quản lý và bảo vệ tài nguyên tại Vườn quốc gia

Theo Shuchenmann (1999), tại Vườn quốc gia Andringitra của Madagascar,

để thực hiện quản lý rừng bền vững, Chính phủ đảm bảo cho người dân được quyềnchăn thả gia súc và khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi để sử dụng tại chỗ, chophép giữ gìn những tập quán truyền thống khác như có thể giữ gìn các điểm thờcúng thần rừng Ngược lại, người dân phải đảm bảo tham gia bảo vệ sự ổn định củacác hệ sinh thái trong khu vực

Theo báo cáo của Oli Krishna Prasad (1999), tại Khu bảo tồn Hoàng giaChitWan ở Nepal, để quản lý rừng bền vững, cộng đồng dân cư vùng đệm đượctham gia hợp tác với một số bên liên quan trong việc quản lý tài nguyên vùng đệm

Trang 14

phục vụ cho du lịch Lợi ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài nguyên làkhoảng 30 - 50% thu được từ du lịch hàng năm sẽ được đầu tư trở lại cho các hoạtđộng phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng[28]

Các mô hình quản lý bền vững các khu bảo vệ được nêu trên đã góp phầnquản lý tài nguyên thiên nhiên Chúng đã đưa ra được một số chính sách như chia sẻlợi ích, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội vv và một số giải pháp nhưđồng quản lý, quản lý có sự tham gia của người dân, vv tuy nhiên, các mô hìnhtrên chỉ phù hợp với một số quốc gia và một số khu bảo vệ có tiềm năng du lịch, tàinguyên, đất đai phù hợp

1.1.3 Những nghiên cứu QLBVR ở Việt Nam

Là một nguồn tài nguyên quan trọng, rừng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập

và đời sống kinh tế nói chung của khoảng một phần ba dân số của cả nước Nókhông chỉ cung cấp những sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày như gỗ, củi,lương thực, thực phẩm, dược liệu vv mà còn cung cấp những sản phẩm phục vụnhu cầu công nghiệp, thủ công nghiệp và suất khẩu Ngoài ra, do phân bố ở nhữngvùng sinh thái nhậy cảm như các vùng đầu nguồn rộng lớn, các vùng ngập mặn, cácvùng sình lầy vv rừng còn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhấtđến môi trường của đất nước Nó góp phần quan trọng vào việc chống lại sự biếnđổi khí hậu, điều tiết nguồn nước, giảm tần suất và cường độ phá hoại của các thiêntai như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng vv

Sự thất bại của công tác quản lý rừng và tài nguyên đất đai vùng đầu nguồntrong những thập kỷ qua đã làm Việt Nam mất đi hàng triệu hecta rừng và lànguyên nhân chủ yếu gây ra những biến đổi khí hậu, gia tăng tần xuất và mức độthiệt hại của hạn hán, lũ lụt Hàng năm nhà nước phải đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đểcủng cố đê điều chống lũ Mất rừng cũng là nguyên nhân chính gây nên sự sói mònmạnh và sự hoang hoá diện tích đất đồi núi Quản lý rừng không hiệu quả và thiếuquy hoạch cũng làm cho nhiều vùng đất trũng, đất ngập mặn trù phú bởi các thảmrừng tràm, rừng đước với hàng trăm loài động vật hoang rã có giá trị cao đã và đang

bị thay thế bởi các vùng nuôi tôm, các rừng trồng cây công nghiệp với mức độ mănhoá, phèn hoá ngày càng nghiêm trọng

Trang 15

Ngoài các nguyên nhân mất rừng do sự gia tăng dân số, thiếu thốn về lươngthực, phá rừng lấy đất canh tác, khai thác lâm sản quá mức, rừng Việt Nam còn bịảnh hưởng bởi sự huỷ diệt trầm trọng của 2 cuộc chiến tranh kéo dài đã làm cho tàinguyên rừng bị giảm sút vì bom đạn, chất độc hoá học tàn phá nặng nề Nếu như tỷ

lệ che phủ của rừng nước ta năm 1945 là 43% thì đến năm 1976 chỉ còn 33,8%[12] Tỷ lệ che phủ thấp nhất là vào năm 1995 với 28,2% Trong những năm gầnđây, sự nỗ lực của nhà nước với những chính sách đổi mới , những chương trìnhtrọng điểm quốc gia như Dự án 327, 661 đã làm cho diên tích rừng tăng lên mộtcách rõ rệt Đến năm 2000, tỷ lệ che phủ rừng của cả nước đã nâng lên 33,2% [1] vàđến cuối năm 2010 là 39,5% [3]

Trước những biến đổi mạnh mẽ của môi trường và hiểm hoạ sinh thái có thểsẩy ra thì việc quản lý rừng bền vững ngày càng trở nên quan trọng Phần lớn cácchương trình, dự án quốc tế hỗ trợ ngành lâm nghiệp hiện nay đều hướng vàoQLRBV Những chương trình phát triển lâm nghiệp lớn của Nhà nước như chươngtrình 327, 661, vv đều xem QLRBV là một trong những mục tiêu quan trọng Lâmnghiệp đang trở thành ngành kinh tế phát triển không chỉ nhờ vào khả năng cungcấp hàng hoá lâm sản mà còn nhờ vào khả năng các hàng hoá và dịch vụ về môitrường đáp ứng yêu cầu trong nước và quốc tế

Theo tài liệu trong chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp [1], trước năm 1945quản lý lâm nghiệp được tổ chức theo hạt Ranh giới hạt lâm nghiệp không phụ thuộcnhiều vào ranh giới hành chính tỉnh, huyện mà là đơn vị quản lý nhà nước trong mộtlãnh thổ có rừng, có chức năng thừa hành pháp luật Trong thời kỳ này, toàn bộ rừngnước ta là rừng tự nhiên đã được chia theo các chức năng để quản lý, sử dụng như sau:+ Rừng chưa quản lý: Là những diện tích rừng ở những vùng núi hiểm trở, dân

cư thưa thớt, nhà nước thực chất chưa có khả năng quản lý, người dân được tự do sửdụng lâm sản, đốt nương làm rẫy Việc khai thác sử dụng lâm sản đang ở mức tựcung tự cấp, lâm sản chưa trở thành hàng hoá

+ Rừng mở để kinh doanh: Là những diện tích rừng ở những vùng có dân cư

và đường giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển lâm sản Những diện tích rừngnày được chia thành các đơn vị như khu, từ khu được chia từ các lô khai thác vàtheo chu kỳ, sản lượng do hạt trưởng quản lý, đấu thầu khai thác

Trang 16

+ Rừng cấm: Là những diện tích rừng sau khai thác, cần được bảo vệ để táisinh trong cả chu kỳ theo vòng quay điều chế, cũng có thể là khu rừng có tác dụngđặc biệt cần được bảo vệ [12].

Nhìn chung, trong thời kỳ trước năm 1945 tài nguyên rừng Việt Nam kháphong phú, nhu cầu lâm sản của con người còn thấp, mức độ tác động của conngười vào tài nguyên rừng chưa cao, vấn đề QLRBV chưa được đặt ra Theo số liệuthống kê tài nguyên rừng khu vực Đông Dương, diện tích rừng nước ta vào năm

1986 còn khoảng 14,3 triệu hecta, tương đương độ che phủ 43% [12]

Từ sau hoà bình lập lại rừng được chia thành 3 chức năng để quản lý sử dụng

đó là rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng Tổ chức quản lý sử dụng của

3 loại rừng được hình thành và phát triển từ năm 1986 [12]

Trong thời kỳ này, hoạt động của ngành lâm nghiệp đã trải qua nhiều giaiđoạn khác nhau Ngay sau khi hoà bình lập lại, toàn bộ diện tích rừng và đất rừng ởmiền bắc được quy hoạch vào các lâm trường quốc doanh Nhiệm vụ chủ yếu làkhai thác lâm sản để phục vụ cho nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế và củanhân dân, việc xây dựng và phát triển vốn rừng tuy có đặt ra nhưng chưa được cácđơn vị sản xuất kinh doanh lâm nghiệp quan tâm đúng mức Cùng với mức độ tăngnhanh về dân số, tình trạng chặt phá rừng tự nhiên lấy đất sử dụng canh tác nôngnghiệp, lấy các sản phẩm gỗ, củi và các lâm sản khác càng diễn ra nghiêm trọnghơn Những hình thức quản lý và sử dụng tài nguyên rừng như trên đã làm cho tàinguyên rừng nước ta bị tàn phá một cách nặng nề Diện tích rừng đã bị thu hẹp từ14,3 triệu ha năm 1943 xuống còn 10 triệu ha năm 1985 giai đoạn từ năm 1946 -

1960, công tác bảo vệ rừng chủ yếu là khoanh nuôi bảo vệ, hướng dẫn nông dânmiền núi sản xuất trên nương dẫy, ổn định công tác định canh, định cư, khôi phụckinh tế sau chiến tranh Giai đoạn 1961 - 1975 QLRBV được đẩy mạnh Khoanhnuôi tái sinh rừng gắn chặt với định canh, định cư Công tác khai thác rừng đã chú ýđến thực hiện theo các quy trình, quy phạm, đảm bảo xúc tiến tái sinh tự nhiên.Nhìn chung công tác, QLRBV được thống nhất quản lý từ Trung ương đến địaphương Sau ngày thống nhất đất nước, Nhà nước quản lý toàn bộ tài nguyên rừngthông qua các lâm trường quốc doanh, người dân và cộng đồng đã bị tách rờinguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng suy thoái tài nguyên rừng một cách nhanhchóng ở nước ta

Trang 17

Trong nhiều năm qua, nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc, lương thực đã

đủ ăn và phục vụ xuất khẩu, nhiều loại chất đốt đã thay thế một phần gỗ củi nhưthan, điện, ga, vì vậy, công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng đã có nhiều tiến

bộ Nhà nước có nhiều điều kiện thuận lợi để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ, xâydựng và phát triển rừng Cụ thể năm 1992, Chính phủ đã phê duyệt trương trình phủxanh đất trống đồi núi trọc (chương trình 327) giai đoạn 1993 - 1998; tiếp đó là Dự

án trồng mới 5 triệu ha rừng được thực hiện từ năm 1998 - 2010 với mục tiêu là xâydựng, bảo vệ rừng để đảm bảo an toàn môi trường sinh thái, đồng thời thoả mãn nhucầu lâm sản phục vụ cho nền kinh tế quốc dân

Hưởng ứng phong trào Quốc tế "Rừng và con người", tháng 6/1997 BộNN&PTNT thay mặt Chính phủ nước ta đã ký cam kết bảo tồn ít nhất 10% diện tíchrừng gồm các hệ sinh thái rừng hiện có và cùng với cộng đồng Quốc tế, Việt Nam

sẽ tham gia thị trường lâm sản bằng các sản phẩm được dán nhãn là khai thác hợppháp từ các khu rừng đã được cấp chứng chỉ trong khối AFTA và WTO [7]

Hiện nay ở Việt Nam, tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV được tổ công tác FSCViệt Nam biên soạn trên sơ sở điều chỉnh bổ sung những tiêu chuẩn và tiêu chí quản

lý rừng của FSC quốc tế, có sử dụng những ý kiến đóng góp của các nhà quản lý vàsản xuất lâm nghiệp trong nước và trên thế giới, để vừa đảm bảo những tiêu chuẩnquốc tế, vừa phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam và đã được ban Giám đốcFSC quốc tế phê duyệt năm 1999 Do những tiêu chuẩn và những tiêu chí áp dụngchung cho toàn quốc, đồng thời phải phù hợp với tiêu chuẩn chung của quốc tế nênviệc áp dụng không thể phù hợp hoàn toàn trong mọi trường hợp và mọi điều kiện ởtừng địa phương vì vậy, khi áp dụng những tiêu chuẩn và những tiêu chí cần có sựmềm dẻo trong một phạm vi nhất định, được các tổ chức chứng chỉ rừng quốc tế vàFSC quốc gia chấp nhận [26], [27]

QLRBV đang được đặt ra như một vấn đề bức súc cả về quan điểm, phươngpháp luận đến những giải pháp cụ thể Các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm trongnước và quốc tế về QLRBV thực sự là những bài học quý cho quản lý rừng ở mỗiđịa phương Vấn đề đặt ra là quản lý rừng như thế nào được coi là quản lý bềnvững? Để quản lý tài nguyên rừng bền vững cần phải thoả mãn những điều kiện gì?Trong các giải pháp quản lý, giải pháp nào sẽ tác động tích cực đến quản lý tàinguyên rừng bền vững trên địa bàn nghiên cứu? Đây chính là những câu hỏi mànghiên cứu này cần giải quyết tại Vườn Quốc Gia Hoàng liên - tỉnh Lào Cai

Trang 18

Về cơ sở lý luận, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu phân tích nhữngyếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững Một số đề tài nghiêncứu đã bước đầu đề xuất các giải pháp cụ thể áp dụng cho một số vùng như:

- Quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững lưu vực sông Sê San của Phạm

Đức Lâm và Lê Huy Cường 1998 [10], các tác giả đã đưa ra các giải pháp về quản

lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững tại lưu vực sông Sê San

- Quản lý bền vững rừng khộp ở EaSúp - Đắc Lắc của Hồ Viết Sắc 1998 [16],

tác giả đã đề xuất một số giải pháp về xã hội và quản lý nhằm quản lý bền vữngrừng khộp ở Ea Súp - Đắc Lắc

- Du canh với vấn đề QLBVR ở Việt Nam của Đỗ Đình Sâm 1998 [15], tác giả

đã phản ánh thực trạng du canh, đánh giá sự ảnh hưởng của nó đồng thời nêu lênmột số giải pháp chính sách về định canh và biện pháp kỹ thuật canh tác trên đấtdốc nhằm quản lý rừng bền vững ở Việt Nam;

- Sử dụng đất tổng hợp bền vững của Nguyễn Xuân Quát năm 1996[14], tác giả

đã nêu lên những điều cần biết về đất đai, phân tích tình hình sử dụng đất, các mô hình

sử dụng đất bền vững, mô hình khoanh nuôi phục hồi rừng ở Việt Nam, đồng thời đã

đề xuất tập đoàn cây trồng nhằm sử dụng bền vững và ổn định đất rừng;

- Cấu trúc rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và khả năng ứng dụng trong kinh doanh rừng của Trần Văn Con năm 1999 [6], tác giả đã đánh giá lại các nghiên cứu về cấu

trúc rừng tự nhiên ở vùng Tây Nguyên để xem xét thực trạng sự hiểu biết, khả năngứng dụng sự hiểu biết về cấu trúc rừng tự nhiên trong kinh doanh rừng tự nhiên;

- Nghiên cứu phát triển bền vững vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn Quốc gia của Trần Ngọc Lân và cộng sự (1999) thực hiện tại Vườn Quốc gia Pù

Mát [11], các tác giả đã đề xuất một số giải pháp về mặt xã hội và kinh tế để pháttriển bền vững vùng đệm của Vườn Quốc gia Pù Mát;

- Đánh giá tình hình khai thác sử dụng lâm sản ngoài gỗ và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống của Suree và Đào

Thị Minh Châu (2004)[5], các tác giả đã đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của việc khaithác, sử dụng lâm sản ngoài gỗ đồng thời đã nêu ra được một số giải pháp về xã hội và

kỹ thuật nhằm quản lý rừng bền vững ở vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống;

- Dự án kết hợp bảo tồn và phát triển (Integrated Conservation and Development - ICD) tại Vườn Quốc gia Cát Tiên do Quỹ Quốc tế về Bảo tồn thiên

Trang 19

nhiên (WWF) tài trợ (1997), trong dự án này chỉ đưa ra giải pháp đồng quản lý tàinguyên trong đó đề cập đến sự tham gia quản lý tài nguyên rừng của cộng đồng địaphương và các bên liên quan mà chưa đề cập đến các giải pháp khác nhằm QLRBV.

1.1.4 Phân tích kết quả đã nghiên cứu:

Các kết quả đã nghiên cứu trước đây đã đề cập đến công tác quản lý rừng bềnvừng ở những khu vực khác nhau và đã có những bài học kinh nghiệm quý báunhưng khu vực nghiên cứu của đề tài này đề câp đến khu vực có điều kiện đặc biệtkhó khăn là các đồng bào dân tộc sồng trong vùng lõi khu bảo tồn rừng đặc dụngnên đề xuất các giải pháp trong đề tài đặc biệt quan tâm đền việc phát triển kinh tế

xã hội địa phương, phát triển kinh tế của các hộ gia đình sống trong vùng lõi vàvùng đệm để từ đó làm giảm những áp lực đến tài nguyên rừng

Tuy các kết quả nghiên cứu liên quan đến quản lý rừng ở khu vực còn chưađầy đủ và có tính hệ thống, nhưng những kết quả nghiên cứu đó sẽ là những tài liệutham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu một số giải pháp chính áp dụng cho côngtác quản lý sử dụng rừng theo hướng tổng hợp và bền vững trên địa bàn Vườn QuốcGia Hoàng - tỉnh Lào Cai

Đối với Vườn Quốc Gia Hoàng Liên đến nay mặc dù đã được thành lập và đivào hoạt động từ đầu những năm 2002 nhưng trong thực tiễn quản lý tài nguyênrừng còn gặp nhiều khó khăn do chưa có những nghiên cứu cụ thể về các giải pháp

Vì địa bàn Vườn Quốc Gia Hoàng Liên rộng và tình hình quản lý, bảo vệ rừng phứctạp nên cần thiết phải vận dụng đồng thời nhiều biện pháp kinh tế, xã hội và khoahọc công nghệ Những biện pháp này phải giải quyết hài hoà những vấn đề kinh tế,

xã hội, môi trường với bảo tồn Chúng phải được lồng ghép với nhau để đáp ứngđồng thời được 3 mục đích là góp phần nâng cao đời sống kinh tế, ổn định xã hội vàbảo vệ được tài nguyên rừng Vì lý do đó, đề tài luận văn đặt ra là cần thiết

1.2 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

1.2.1 Vị trí, ranh giới hành chính

Vị trí địa lí: VQG Hoàng Liên, nằm trong khu vực Tây Bắc Việt Nam, có vị tríđịa lý từ 22o09' - 23o30' độ vĩ Bắc và 103o 00- 103o59' độ kinh Đông Về địa giớihành chính nó nằm trên địa bàn 6 xã: San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ thuộchuyện Sa Pa của tỉnh Lào Cai và Mường Khoa và Thân Thuộc thuộc huyện ThanUyên của tỉnh Lai Châu, có ranh giới tiếp giáp với:

Trang 20

- Phía Đông Giáp Xã Thanh Kim, Nậm sài, Nậm Cang, Huyện Sa Pa và xã TảPhời, Thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai

- Phía Tây giáp xã Bản Bo, Bình Lư, Hồ Thầu huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu

- Phía Nam và Đông Nam giáp Huyện Văn Bàn và phần còn lại của hai xã MườngKhoa, Thân thuộc và các xã Hố Mít, Pắc Ca, huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu

- Phía Bắc giáp xã Tả Giàng Phình, Tả Phìn, Bản Khoang, Trung Chải huyện

Sa Pa tỉnh Lào Cai

Vùng lõi của VQG thuộc sườn phía Đông Bắc còn phần vùng đệm (thuộchuyện Than Uyên) thuộc sườn Tây Nam

Trang 21

Hình 1 1 Bản đồ hành chính VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai

Trang 22

1.2.2 Địa hình

Dãy núi Hoàng Liên là hệ thống các đỉnh núi cao trên 2000 m chạy theohướng Tây Bắc - Đông Nam Đặc biệt, ở VQG có đỉnh núi Phan Si Phăng cao3.143m so với mặt nước biển, được ví như “nóc nhà” của Việt Nam nói riêng vàĐông Dương nói chung Các hệ núi chính của dãy núi thoải dần theo hướng ĐôngBắc và Tây Nam tạo thành hai sườn chính của dãy Hoàng Liên trong đó sườn ĐôngBắc thuộc huyện Sa Pa và sườn Tây Nam thuộc huyện Than Uyên Phần lớn cácđỉnh núi có độ cao trung bình từ 2000 – 2500 m, còn nơi có bình độ thấp nhất phía

Sa Pa là xã Bản Hồ có độ cao là 380m Càng về phía Nam các thung lũng càng bằngphẳng, rộng hơn và đa số được đồng bào dân tộc sử dụng làm ruộng bậc thang Cácdạng địa hình chủ yếu của VQG Hoàng Liên gồm núi cao, thung lũng, sườn núi đồi.Mức độ chia cắt theo chiều ngang và chiều thẳng đứng rất mạnh tạo ra sự phức tạpcủa địa hình và độ dốc lớn Độ dốc trung bình phổ biến từ 20-30o, có nơi tới 40o vàdốc đứng Hiện tượng sạt lở đất, lở núi đã xảy ra ở nhiều nơi trên các sườn núi cao.Tuy nhiên, với địa hình chia cắt, hiểm trở và trải dài trên địa bàn rộng đã ảnh hưởngrất lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học Việc thựchiện các công tác quản lý bảo vệ tại hiện trường như việc quản lý ranh giới gặp rấtnhiều khó khăn, công tác tuần tra, kiểm soát, theo dõi giám sát diễn biến rừng và đadạng sinh học, công tác điều tra cơ bản và nghiên cứu khoa học Việc đấu tranhtruy quét các hoạt động xâm hại đến rừng gặp rất nhiều khó khăn

1.2.3 Địa chất và thổ nhưỡng

Nền địa chất VQG Hoàng Liên theo Vũ Tự Lập (1999) được cấu tạo từ bằng

đá nguồn gốc mắc-ma như granit, gbai, amphibolit, filit, đá vôi, trong đó đá granit

là phổ biến nhất, trong điều kiện nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm, chúng có lớp vỏ phonghóa dày ở khu vực chân núi nhưng ở sườn dốc do sự bào mòn mạnh của nước chảynên sự xâm thực nhanh hơn nhiều so với phong hóa, đá gốc lộ ra nhiều làm cho cácđỉnh hầu như có dạng sắc nhọn Ngoài ra còn do hoạt động kiến tạo mới với các đákết tinh biến chất có tuổi rất cổ (thuộc đại Nguyên sinh và Cổ sinh sớm), bản thândãy núi được tạo thành từ vận động ca-lê-đôn và hoàn toàn thoát khỏi biển sau vậnđộng In-đô-xi-ni Vào đại Tân sinh, một khối mắc-ma đã chọc một mũi đột phá

Trang 23

xuyên qua khối núi đó, mở đầu cho một giai đoạn mới, thời kỳ toàn lãnh thổ đượcnâng lên cao hơn và gần như đều khắp Vận động đó làm tăng cường sự xâm thựccủa nước do đó có nhiều sườn dốc tuột thẳng xuống và thung lũng thì sâu thămthẳm Phần đáy của thung lũng bao gồm đá diệp thạch và phạm vi hẹp hơn đágranit Đá granit mở rộng từ suối Mường Hoa đến đỉnh của Phan Si Păng và chạysang sườn bên kia suối Vì độ ẩm và lượng mưa lớn nên sự phong hoá xẩy ra kháphổ biến, thể hiện rõ lượng đất sét nhiều trong đất Các loại khoáng sản gồm có:FeS2, Au, Ag,

Địa chất và địa hình, kết hợp với khí hậu làm nên thổ nhưỡng, quy luật phân

bố các loại đất đai ở VQG Hoàng Liên theo đai độ cao được thể hiện rõ Kết quảđiều tra phân loại đất đá xác định trong khu vực có 2 nhóm, gồm 8 loại đất chínhnhư sau:

Đất mùn thô than bùn màu xám trên núi cao phân bố từ 1600 - 2800 m

Đất mùn Alit màu vàng nhạt trên núi cao, phân bố từ 1600m - 2800 m

Đất Feralit màu vàng đỏ núi cao phát triển trên đá axit từ 600 - 1600 m

Đất Feralit mùn vàng đỏ núi cao phát triển trên đá biến chất 600 - 1600 m

Đất Feralit vàng đỏ vùng núi phát triển trên đá axit từ 300 - 600 m

Đất Feralit vàng đỏ núi cao phát triển trên đá biến chất từ 300 - 600 m

Đất Feralit biến đổi do trồng lúa

Đất dốc tụ trồng lúa

Từ các loại đá mẹ gneis, granit lớp phủ thổ nhưỡng được phong hoá trong điềukiện chủ yếu là thoát hơi nước tốt, trên các đai độ cao khác nhau, đất feralit hìnhthành trong các điều kiện phong hoá địa hình cao, từ 500m trở lên, tính chất điểnhình của chúng không còn nữa Tuy nhiên, quá trình feralit hoá trong một số trườnghợp vẫn còn xuất hiện ở những độ cao lớn hơn (tới 1600m) Từ độ cao 1600m, đấtchuyển sang loại đất nhiều mùn dạng thô thuộc loại alit trên núi cao

Nhìn chung, các loại đất ở đây có tầng A1 và B1 phát triển, hàm lượng mùncao, phần lớn là dạng viên nhỏ, quá trình xói mòn và rửa trôi yếu, độ tơi xốp cao, độ

ẩm lớn, độ dầy tầng đất phổ biến là ở mức trung bình (từ 50 - 120 cm) thành phần cơgiới thịt nhẹ, thịt trung bình (đối với các loại đất từ 1- 6) và thịt trung bình, thịt

Trang 24

nặng Tính chất đất rừng còn thể hiện rõ, thuận lợi cho việc trồng và hồi phục lạirừng Trên địa hình dốc nên đất dễ bị rửa trôi và bào mòn, kết hợp với quá trìnhhoạt động địa chất lâu dài, những hoạt động xâm thực, phong hoá, bồi tụ đã hìnhthành nên các thung lũng phủ đầy phù sa màu mỡ nằm rải rác trong VQG HoàngLiên

1.2.4 Khí hậu

Đặc điểm của các yếu tố khí hậu: Với vị trí ở phía Đông của dãy Hoàng Liên,

có địa hình phức tạp nên chế độ khí hậu khu vực VQG Hoàng Liên cũng bị phânhóa mạnh mẽ theo độ cao và hướng địa hình Một đặc trưng của khí hậu HoàngLiên là hầu như quanh năm ở tình trạng ẩm ướt Mùa đông, frôn cực đới thường bịchặn lại trên sườn Đông dãy Hoàng Liên, tồn tại nhiều ngày mưa dai dẳng trên toànvùng Kết quả ở đây hầu như mất hẳn thời kỳ khô hanh nửa đầu mùa đông tiêu biểucho miền khí hậu phía Bắc; Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng trên 85%,tháng ít mưa nhất trung bình cũng đạt trên 20-30 mm Đặc biệt hiện tượng mưaphùn cuối mùa đông diễn ra mạnh mẽ vì các thung lũng mở rộng về phía đồng bằng

đã tạo điều kiện tích tụ các luồng gió nồm ẩm thổi từ biển tới

- Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm có chỉ số phổ biến từ 13 - 21oC,lớn ở sườn Tây, nhỏ ở sườn Đông Biến đổi nhiệt độ trong năm có dạng một đỉnhvào các tháng mùa hè, cao nhất vào tháng 6 - 7 có chỉ số 16 - 25 oC Nhiệt độ thấpnhất vào các tháng 12 và tháng 1, nhiều năm xuống dưới 5 oC Vào mùa đông nămnào cũng có băng giá và tuyết rơi đôi khi có thể xuống -3oC Vì chưa có những sốliệu về khí tượng ở những nơi có độ cao lớn hơn Sa Pa, nhưng có thể nói rằng cànglên cao khí hậu càng có chiều hướng giảm nhiệt Ở độ cao trên 3000 m, theo những

số liệu đo được của các đoàn khảo sát thì nhiệt độ trung bình chỉ còn là 12oC hoặcthấp hơn nữa vào mùa hè (tháng 6) nhiệt độ không khí trên đỉnh dao động trongkhoảng 8 - 12oC Nhiệt độ mặt đất trung bình năm có chỉ số phổ biến từ 14 - 24oClớn hơn nhiệt độ không khí ở các Trạm tương ứng từ 2 - 3oC đã tạo cho lớp khôngkhí gần mặt đất (2 m) có gradien nhiệt độ thẳng đứng dương và tương đối lớn.Tháng 7 có chỉ số 85 - 160oC/100 m và tháng 1 từ 65 -125oC/100 m, chính vì vậy

Trang 25

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 220 240 260

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng

Nhiệt độ oC

0 40 80 120 160 200 240 280 320 360 400 440 480 520

Lượng mưa mm

Nhiệt độ Lượng mưa

nên lãnh thổ nghiên cứu có đối lưu nhiệt tương đối mạnh quanh năm, mùa hè mạnhhơn mùa đông, sườn tây mạnh hơn sườn đông

 Chế độ mưa:

lượng mưa phân bố

không đều giữa các tháng

trong năm, đặc biệt vào

các tháng mùa hè, lượng

mưa tương đối cao Mùa

mưa bắt đầu từ giưa

hơi nước vì vậy, đây là

khoảng thời gian mưa ít

nhất trong năm, lượng

khu vực Hoàng Liên

không có tháng khô nào

(Hình 1.2)

Hình 1 2 Biểu đồ sinh khí hậu VQG Hoàng Liên

(Theo Trần Khanh Vân)

- Chế độ bốc hơi nước: Lượng nước bốc hơi trong vùng có ảnh hưởng tới độ

ẩm, nhiệt độ không khí chung cho toàn khu vực Lượng bốc hơi lớn nhất quan trắcđược vào tháng 4 và tháng 5 với trị số đo được là 80 - 90 mm/tháng, đây là thời kỳ

Trang 26

có gió tây khô nóng; lượng bốc hơi ít nhất vào tháng 12 và tháng 1 với trị số đođược là 30 - 40 mm/tháng.

 Độ ẩm: Độ ẩm không khí ở đây tương đối cao, trung bình năm khoảng 86%.Tháng có độ ẩm lớn nhất là tháng 9 và tháng 11 với giá trị 90%, khô nhất là tháng 4

có giá trị 82% Như vậy, có thể thấy độ ẩm không khí ở đây tương đối cao, ít cóhiện tượng thời tiết khô

 Chế độ gió: Hướng gió chủ yếu là Tây Bắc, tốc độ gió bình quân 2,7 m/s.Hàng năm có gió Tây xuất hiện vào tháng 3, tháng 4 nhất là phía Than Uyên Giónày mang hơi nóng và khô nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của các loài sinh vật

 Mây: Được hình thành dưới chân dốc của khối núi Phan Si Păng và che phủhầu hết các ngày trong năm ở các khu vực cao vì vậy độ ẩm rất lớn Mây cũng cóthể xuyên xuống các thung lũng, các khu vực này độ ẩm không bằng các sườn dốc.Khu vực xa nhất của VQG Hoàng Liên, là vùng xung quanh Bản Hồ, ở đây nhiệt độtrung bình cao hơn đáng kể bởi vì độ cao ở đây thấp hơn rất nhiều

 Bức xạ: Tổng bức xạ mặt trời có chỉ số phổ biến từ 100 - 135 Kcal/cm2/năm, ngoài giới hạn này có ở Sa Pa (86,0), Mù Cang Chải (137,8) Biến trình bức

xạ trong năm của tổng bức xạ có dạng một đỉnh lớn vào các tháng mùa hè, lớn nhấtvào tháng 5 và tháng 7 (12 - 13,5 kcal/cm2/tháng), đỉnh nhỏ vào các tháng mùađông, nhỏ nhất vào các tháng 12 và tháng 1 (3,5 - 8,5 kcal/cm2/tháng) Cân bằngbức xạ của mặt đệm có chỉ số trung bình năm phổ biến từ 56 - 76 Kcal/cm2 Khoảng56% năng lượng tích luỹ này dùng để bốc hơi nước và 44% dùng cho chuyển độngloạn lưu Biến trình năm của cân bằng bức xạ của mặt đệm cũng có dạng một đỉnhlớn vào các tháng mùa hè, lớn nhất vào tháng 5 và tháng 7 (7 - 8 kcal/cm2/tháng)nhỏ vào các tháng mùa đông, nhỏ nhất vào tháng 1 và tháng 12 (1 - 4,5kcal/cm2/tháng)

- Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: Ngoài những yếu tố thời tiết chung, VQGHoàng Liên còn có những hiện tượng thời tiết đặc biệt như: sương mù, băng giá, mưaphùn, giông, sương muối, mưa đá, băng tuyết cũng làm ảnh hưởng tới công tác bảo

vệ phát triển rừng

Trang 27

Bảng 1 1 Tần suất xuất hiện các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở VQG Hoàng Liên

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Lào Cai,2012)

+ Sương mù: Là hiện tượng phổ biến trong những tháng mùa đông và mùa

xuân, tập trung chủ yếu từ tháng 11 cho đến tháng 3 năm sau Do có biên độ nhiệttrong ngày lớn, bức xạ mạnh làm cho hơi nước ở bề mặt (tầng thấp) ngưng tụ lại tạothành sương mù Trung bình một năm có khoảng 117 ngày có sương mù Các thángmùa hè ít hơn và chỉ tập trung vào lúc sáng sớm Khi nhiệt độ hạ thấp, sương mùtan ngay khi mặt trời lên

+ Mưa phùn: Là hiện tượng thời tiết khá quen thuộc của VQG Hoàng Liên,

trong nửa cuối mùa đông Cũng giống như sương mù, mưa phùn thường chỉ tậptrung vào tháng 1 cho đến tháng 3 Số ngày mưa phùn trong một năm khoảng 65 -

72 ngày Mưa phùn đem lại lợi ích rất lớn cho cây trồng, mặc dù với lượng mưa nhỏnhưng độ ẩm không khí tương đối cao

+ Giông: Là hiện tượng thời tiết xảy ra chủ yếu trong mùa hạ, liên quan đến sự

phát triển mạnh mẽ của đối lưu nhiệt và các nhiễu động khí quyển Giông là hiệntượng thời tiết bất thường, khi xảy ra có kèm theo mưa rào với cường độ lớn đôi khigây thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhưng cũng đóng góp một phần đáng kể vàotổng lượng mưa trong khu vực Giông xảy ra nhiều nhất vào khoảng 13h-19h trongngày, tập trung vào các tháng từ tháng 4 đến tháng 7, trong những tháng này sốngày giông lên tới 16 - 20 ngày/ tháng

+ Mưa đá: Thường xuất hiện vào mùa hè, đặc biệt vào những ngày rất nóng,

nhiệt độ cao nên bốc nhiều hơi nước lên tầng cao gặp nhiệt độ thấp hình thành cáctinh thể băng, từ đó tạo thành mưa đá Mỗi năm chỉ có từ 2 đến 4 ngày có mưa đá,thời gian mưa thường không dài, khoảng từ 10 đến 15 phút

Trang 28

+ Tuyết: Hiện tượng này ít gặp ở những vùng núi thấp dưới 1500m Tuyết

thường xuất hiện theo chu kỳ từ 10 - 15 năm có tuyết một lần Những đỉnh núi cao

từ 1500m trở lên có hiện tượng đóng băng trên đỉnh núi vào mùa đông Trong thời

kỳ có tuyết rơi, cỏ và cây bụi đều bị chết khô

+ Sương muối: Là hiện tượng thời tiết gây nhiều tác hại cho cây trồng và vật

nuôi Sương muối thường xuất hiện vào mùa đông và thường một năm chỉ có từ 5

-6 ngày, nó được hình thành khi nhiệt độ hạ thấp xuống dưới 0oC, hơi nước ngưngkết ở lớp sát mặt đất làm cho cây thân thảo như: thảo quả, cây hoa màu bị chếthoặc sinh trưởng kém

1.2.5 Thuỷ văn

Mặc dù trong khu vực nghiên cứu không có sông lớn chảy qua, nhưng do đặcđiểm địa hình của khu vực, VQG Hoàng Liên được tạo thành từ hai sườn chính:Sườn Đông Bắc dốc thoải về phía sông Hồng và sườn Tây Nam dốc thoải về phíasông Đà, vì vậy trong khu vực cũng tạo nên hai hệ suối chính:

- Hệ suối thuộc khu vực Đông Bắc huyện Sa Pa gồm ba suối chính: SuốiMường Hoa bắt nguồn từ Phan Si Phăng, suối Séo Chung Hồ bắt nguồn từ Tả Van,suôi Tả Trung Hồ bắt nguồn từ Bản Hồ Ba suối này gặp nhau tại khu vực Bản Dềntạo thành ngòi bốt đổ ra sông Hồng Vì địa hình dốc, chia cắt mạnh, nên về mùađông chúng chỉ là suối cạn song về mùa mưa, đặc biệt là vào các tháng có lượngmưa tập trung (7, 8, 9) thường có lũ và lũ quét

- Hệ suối thuộc khu vực Tây Nam dãy Hoàng Liên gồm hai suối chính: SuốiNậm Bé (thuộc xã Mường Khoa) bắt nguồn từ Phan Si Phăng và suối Nậm Pao,Nậm Chăng (thuộc xã Thân Thuộc) Cả hai suối chính này đều chảy ra con ngòi lớnNậm Mu và đổ ra sông Đà Ngoài hai hệ suối chính thuộc hai sườn của dãy HoàngLiên nêu trên, còn một con suối bắt nguồn từ lưu vực thuộc xã Sa Pả và một phần từ

Sa Pa, chảy theo theo hướng Đông Bắc đổ vào sông Hồng tại thành phố Lào Cai.Các suối chính kể trên thường có lưu lượng nước nhiều, chảy mạnh về mùa hècòn mùa đông nước rất cạn Ngoài những con suối chính đã nêu, trong khu nghiêncứu còn một số con suối nhỏ chỉ có nước trong và sau những ngày mưa to còn sau

là nước ít chỉ như những rãnh nước kiệt Khi nước suối dâng cao trong những ngàymưa lớn thường gây ra lở sạt đất, lũ quét vì các suối có độ dốc cao

Trang 29

1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.

1.3.1 Dân số, dân tộc

* Dân số

Nhìn chung mật độ dân số các xã vùng lõi Vườn Quốc Gia Hoàng Liên - Sa Pathưa bình quân 55.1 người/Km2, thấp nhất 31 người/Km2 ở xã Bản Hồ và cao nhất 122người/Km2 ở xã Lao chải, tập trung chủ yếu ven đường giao thông liên xã Sa Pa - BảnDền và các khu đất bằng ven khe suối và các thung lũng theo từng thôn bản

Bảng 1.2 Dân số và mật độ dân số các xã vùng lõi

(tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012)

TT Xã Diện tích (Km 2 ) Số hộ Số khẩu

Mật độ (Người/ Km 2 )

(nguồn: tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Sa Pa)

Bảng 1.3 Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi lao động các xã

Trang 30

và làm công việc nội trợ, chi tiêu trong gia đình Lao động nam đảm nhận các côngviệc nặng nhọc hơn như cày, bừa, phát nương làm rẫy, khai thác gỗ làm nhà.

Việc sử dụng lao động trong vùng phụ thuộc vào mùa vụ trong năm và phong tục,tập quán của các dân tộc khác nhau, nhưng điểm chung nhất cho thấy thời gian bận rộncông việc là vào mùa làm nương rẫy, gieo cấy và thu hoạch Trong những ngày thời vụlao động trẻ em cũng được sử dụng vào các công việc như dọn nương, dẫy cỏ, lấy củi,lấy măng, chăn trâu phụ giúp gia đình; những ngày nông nhàn hầu hết lao động trongvùng không có việc làm vì trong vùng không có nghề phụ truyền thống

* Dân tộc

Trong Khu vực có 5 dân tộc anh em sinh sống; Dân tộc Mông chiếm tỷ lệ caonhất (52,36%), tiếp đến là dân tộc Dao (26,48%), dân tộc Tày (11,06%), dân tộcDáy (6,41%) và dân tộc Kinh (3,67) các dân tộc sống tập trung theo từng thôn bản

Bảng 1.4 Phân bố và thành phần dân tộc ở các xã

(tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012)

(nguồn: tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Sa Pa)

+ Dân tộc Mông sống theo từng thôn bản ở cao hơn và khoảng cách giữa cácnhà xa nhau, làm nhà trệt (đất) bằng gỗ đơn sơ, làm ruộng nước bậc thang và làmnương rẫy, có tập quán thả rông gia súc gia cầm

Trang 31

+ Dân tộc Tày sống tập trung thành thôn (bản), nhà cách nhà gần nhau, nơi đấtbằng gần các con sông, suối, làm nhà sàn bằng gỗ, tùy theo số lượng nhân khẩutrong gia đình để làm nhà to hay nhỏ, canh tác ruộng nước thông thạo như ngườiKinh và làm nương rẫy nhưng với diện tích nhỏ; xung quanh nhà có vườn trồng rauxanh và ao nuôi cá, chăn nuôi gia súc và gia cầm, tận dụng phân gia súc, gia cầmbón cho lúa, ngô và rau màu.

+ Dân tộc Dao sống tập trung thành từng thôn bản, nhà cách nhà xa nhau hơn

so với người Tày, ở nơi chân hoặc sườn núi có độ dốc thấp, làm nhà trệt (đất) hoặcnửa đất nửa sàn, xung quanh nhà có vườn rừng hỗn giao để tiện cho việc trồng câyđặc sản như quế, thảo quả, lấy củi và các vật liệu khác, canh tác ruộng nước và làmnương rẫy

+ Dân tộc Dáy sống tập chung thành thôn bản nhà gần nhau, nơi đất bằngthuận tiện cho việc sinh hoạt, làm nhà sàn bằng gỗ, canh tác ruộng nước thông thạonhư người Kinh, xung quanh nhà có vườn trồng rau xanh và ao nuôi cá, chăn nuôigia súc và gia cầm, tận dụng phân gia súc, gia cầm bón cho lúa, ngô và rau màu.+ Người Kinh chủ yếu là những người lên công tác hoặc kinh doanh buôn bán

họ ở sen lẫn các làng bản chủ yếu những nơi đông đúc thuận tiện làm ăn kinhdoanh

1.3.2 Tình hình phát triển kinh tế các xã khu vực nghiên cứu

Đất đai trong các xã nằm trong vùng lõi đã được quy hoạch sử dụng đất, đãlàm rõ các loại đất, việc quy chủ sử dụng đất đã được tiến hành, các hộ gia đìnhphần lớn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất “Sổ Đỏ” với diện tích đấtnông nghiệp, đất ở, đất lâm nghiệp trước đây đã được giao Sổ Vườn rừng nay đangchuyển đổi sang Sổ Đỏ để việc quản lý sử dụng đúng theo quy định của luật đất đai

* Nông nghiệp

- Việc sử dụng đất chủ yếu là khai thác màu mỡ của đất thể hiện qua các hoạtđộng như: Sản xuất nương rẫy luân canh không trồng cây cải tạo đất và chống xóimòn đất; trồng lúa nước không bón phân hoặc có bón phân nhưng ít; trồng cây ănquả theo kiểu vườn tạp, cây trồng không theo quy hoạch mỗi loại một vài cây khôngtạo ra khối lượng hàng hóa lớn có giá trị kinh tế cao để sản xuất hàng hoá; khai tháctài nguyên còn tùy tiện tự phát chưa chú trọng bồi bổ, tái tạo đầu tư

Trang 32

- Trình độ canh tác thấp thể hiện qua các mặt: Gieo cấy thủ công; công cụ sảnxuất thô sơ chủ yếu dùng sức kéo trâu, sức thồ của ngựa và sức người; ruộng nướcbậc thang khi sản xuất để nước chảy tràn bờ làm mất độ phì của đất, không bềnvững; hệ thống kênh mương chủ yếu là mương đất hoặc máng nước chưa được kiên

cố hóa Tình hình sử dụng đất trong khu vực thể hiện qua bảng 1.5

Bảng 1.5 Bảng cơ cấu sử dụng đất của các xã vùng lõi VQG (ha)

vệ rừng và thu nhập của người dân có được cải thiện thêm nhờ định xuất khoánBVR 80.000 đồng/ha/năm đến nay là 100.000 đông/ha/năm Ngoài ra người dâncòn được hưởng lợi theo quyết định 178 của Chính phủ (đối với diện tích rừng các

hộ gia đình nhận khoán từ Vườn Quốc Gia người dân không được hưởng lợi từrừng) Nhưng ở khu vực này đa phần là rừng đặc dụng cực xung yếu, địa hình hiểmtrở, đường sá phức tạp nên việc thực hiện chính sách hưởng lợi gặp nhiều khó khăn

* Chăn nuôi

Trang 33

Đa số các hộ gia đình đều có chăn nuôi gia súc, gia cầm Gia súc ở đây làTrâu, Bò, Ngựa, Dê một số được thả rông ở các bãi cỏ chăn thả gia súc của thônbản, tối được lùa về chuồng gần hộ gia đình; một số trại Dê được được khoanhthành một vùng có rào xung quanh bảo vệ và có chuồng tạm hoặc ở trong các hangnúi đá, được các hộ gia đình làm lán ở bên cạnh trông coi, bảo vệ Giống gia súcchủ yếu là giống địa phương nên nhỏ con, tạp giao chậm lớn Gia cầm chủ yếu các

hộ gia đình nuôi Gà, Ngan, Vịt, Ngỗng mỗi loại có số lượng còn phụ thuộc khảnăng phát triển của từng hộ gia đình và kế hoạch sử dụng chúng vào các công việccủa hộ đó chưa có hướng nuôi để kinh doanh Gia cầm được nuôi thả xung quanhnhà, có chuồng hoặc ngủ qua đêm trên cành cây, dưới gầm sàn nhà; giống gà chủyếu là giống gà ri và gà đen của người Mông trọng lượng nhỏ, sinh sản nhanh, dễnuôi, có sức đề kháng cao, thịt thơm ngon

Bảng 1.6 Đàn gia súc, gia cầm của các xã vùng lõi

(Nguồn: Điều tra thống kê kinh tế của huyện SaPa năm 2012 )

* Nuôi trồng thủy sản: Các xã vùng lõi Vườn Quốc Gia là xã vùng cao, chủyếu là đồi núi có nhiều suối như: suối mường Hoa, suối Séo Chung Hô là nơihội tụ của nhiều loài cá suối có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao Việc đánh bắt cá

ở suối trước đây được thực hiện quanh năm chủ yếu là bằng chài lưới và là nguồncung cấp thực phẩm đáng kể trong bữa ăn của cộng đồng dân cư nơi đây Nhữngnăm gần đây do việc đánh bắt bằng mìn, điện đã làm cho số lượng các loài cá trêncác con suôi giảm người dân bây giờ chủ yếu đắp đập đào ao nuôi cá chủ yếu là đểphục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình

1.3.3 Cơ sở hạ tầng

* Giao thông

Trang 34

Phía Bắc của VQG có đường quốc lộ 4D đi Lai Châu Đây là con đường cửangõ duy nhất từ miền xuôi đi Lào Cai và lai Châu Ranh giới phía Nam và TâyNam là đường tỉnh lộ từ Tam Đường (Lai Châu) đi qua Than Uyên về Yên Bái,phía tây bắc là đường liên xã Sa Pa Bản Dền Các trục đường trên ôtô có thể đi lạibình thường nhưng chất lượng kém Hệ thống đường giao thông trên địa bàn các xãthuộc Vườn Quốc Gia còn khó khăn: Đường đến trung tâm các xã đã có đương ôtô,còn hầu hết các thôn bản chỉ có thể đi bằng xe máy và đương mòn, hệ thống cống,rãnh thoát nước chưa được đầu tư, nên trong mùa mưa thường bị sạt lở ta luydương, và nước lũ dâng cao ở các phai đập tràn gây ách tắc giao thông và trở ngạicho việc đi lại của nhân dân.

* Mạng lưới thủy lợi

Nhìn chung các xã trong vùng đều có các công trình thủy lợi được kiên cố hóaphục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp như xã San Sả Hồ có 6 công trình tướicho 71 ha ruộng nước; xã Lao chải có 5 công trình tưới cho 65 ha; xã Tả Van có 4công trình tưới cho 68 ha; xã Bản Hồ có 6 công trình tưới cho 76 ha Ngoài cáccông trình được kiên cố hóa nêu trên còn một số công trình khác tuy chưa được kiên

cố hóa song nhân dân trong vùng có kinh nghiệm làm mương dẫn nước và do khuvực này rừng tự nhiên còn nhiều nên đã đáp ứng đủ nước phục vụ cho sản xuấtnông nghiệp và nước cho sinh hoạt của nhân dân các xã trong khu vực

* Y tế

Về Y tế các xã trong vùng đều có Trạm Y tế tại trung tâm xã, với chức năngkhám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng dân cư Có một số đặc điểmsau đây:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị Y tế còn thiếu thốn, nhà Trạm Y tế chưa được kiêncố; dụng cụ, phương tiện phục vụ cho khám, chữa bệnh chưa được đầu tư thích đáng

- Thiếu cán bộ y tế, mới có y sỹ, y tá, dược sỹ làm việc ở các Trạm y tế xã, ởthôn bản chưa có cán bộ đào tạo chuyên môn

- Các loại bệnh sốt rét, bướu cổ, nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường ruột đặcbiệt là sốt rét vẫn là mối đe dọa của cộng đồng dân cư nơi đây

- Các hoạt động về y tế trong những năm qua như tuyên truyền vệ sinh môitrường; tiêm phòng vắc xin cho trẻ em; kế hoạch hóa gia đình được các Trạm y tế tổchức theo kế hoạch của Trung tâm y tế huyện Đặc biệt là việc dùng thuốc nam theokiến thức bản địa của những ông lang, bà lang trong chữa bệnh được phát huy Như

Trang 35

hiện tượng tự đỡ đẻ của các bà lang vườn, người ốm không mang đến bệnh viện mà để

ở nhà cúng và việc người chết còn để lâu trong nhà vẫn còn ở một số dân tộc

- Nhìn chung công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho người dân các xã trongkhu vực đã được cải thiện nhiều so với trước, nhất là cơ sở vật chất đội ngũ y tế vàcác dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người dân Nhưng cũng còn có những bất cập nhưviệc tuyên truyền vệ sinh sức khoẻ cộng đồng để ngăn ngừa các dịch bệnh, việc hộsinh và thai sản có nơi vẫn còn có các bà mụ đỡ đẻ và sinh nở tại nhà gây rủi ro caocho bà mẹ và trẻ sơ sinh, vấn đề bảo hiểm y tế cho người nghèo và các điều kiệnkhám chữa bệnh cho người dân vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn cần đượccải thiện từng bước để nâng cao chất lượng y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân

Bảng 1.7 Tình hình cơ sở Y tế cá xã

Tên xã

Số Trạm

Giường bệnh

Cán bộ Bán

(Nguồn: Dự án quy hoạch sắp xếp dân cư huyện SaPa )

* Văn hóa giáo dục

Văn hoá: Cộng đồng dân cư sống trong VQG Hoàng Liên gồm nhiều dân tộc

khác nhau Vì vậy, các hoạt động văn hoá cũng rất đa dạng và mang những đặcđiểm riêng Trong khu vực VQG Hoàng Liên (phần huyện Sa Pa) mới phát hiệnđược di tích lịch sử văn hoá của nền văn hoá cổ xưa: Bãi đá khắc chữ cổ Bãi đákhắc chữ cổ là một trong những khu vực thu hút khách du lịch và các nhà nghiêncứu trong và ngoài nước

Giáo dục: Nạn thất học, mù chữ còn phổ biến, công tác xoá mù thực hiện chưa

có hiệu quả Hiện tượng tái mù chữ vẫn cao, cơ sở vật chất, trường lớp thiếu thốn,đội ngũ giáo viên ít lại không được quan tâm đúng mức nên số lượng học sinh vàchất lượng dạy và học chưa cao

Trang 36

Xã hội: Các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, mê tín dị đoan đang có xu

thế phát triển

1.4 Đánh giá ảnh hưởng kinh tế xã hội đến công tác quản lý tài nguyên rừng tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên.

1.4.1 Ảnh hưởng của yếu tố xã hội

Với số dân ở các xã trong vùng lõi không nhiều nhưng đồng bào Mông, Dao,Tày, Dáy đã sinh sống lâu đời, tác động tới rừng trong thời gian dài đã làm thay đổihiện trạng tài nguyên rừng nguyên sơ trước đây Hiện tại sự tác động đó vẫn đangtiếp diễn:

Từ phía huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu), với ranh giới Vườn Quốc GiaHoang Liên kéo dài khoảng 80km từ xã Thanh Bình, Mường Khoa và xã ThânThuộc của (huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu) và sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơnthuộc các huyện trên hầu như không còn rừng Nên sức ép tới tài nguyên rừng củaVườn là rất lớn Một bộ phận người dân ở các xã Hầu Thào, Sử Pán (huyện Sa Pa)

và xã Thanh Bình, Thân Thuộc, Mường Khoa (Lai Châu) Họ thường phải sống nhờvào tài nguyên rừng của 4 xã nằm trong Vườn Quốc Gia Với cự li từ bên này sangbên kia khá gần và thuận tiện, họ lấy gỗ, chăn thả gia súc, săn bắn, cạm bẫy độngvật rừng, thu lượm củi đun và khai thác các lâm sản ngoài gỗ như song mây, măng,chuối rừng, lạt buộc, cây làm thuốc

Từ phía các xã trong và ven rừng Vườn Quốc Gia thuộc địa bàn huyện Sa Patỉnh Lào Cai và huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu:

Việc khai thác gỗ Pơ mu nhiều năm qua, nhu cầu về gỗ, Lâm sản làm nhà, sănbắn, khai thác song mây, cây làm thuốc như Hoàng Đằng, Huyết Đằng, Củ ba mươi

và các lâm sản ngoài gỗ khác và đặc biệt phong trào phát dọn rừng để trồng Thảoquả tác động không nhỏ tới tài nguyên rừng ở đây

Những áp lực đó đã và đang làm cho tài nguyên rừng diễn biến bất lợi và côngtác quản lý bảo vệ rừng trở nên cấp bách và gặp nhiều khó khăn phức tạp

1.4.2 Ảnh hưởng của kinh tế hạ tầng

Mặc dù đã được nhà nước đầu tư phát triển nhiều công trình hạ tầng cơ sở cáctuyến đường liên thôn, liên xã đã được khai thông nhưng chủ yếu là đương đất và

đường cấp phối Điều kiện giao thông trong khu vực Vườn Quốc Gia Hoàng Liên

Trang 37

còn gặp nhiều khó khăn Nhiều con đường liên xã, liên thôn chỉ là đường mòn đibộ.

Các dự án đầu tư vào khu vực chủ yếu là nguồn vồn đầu tư từ chương trình

135, chương trình xóa đói giảm nghèo nguồn vốn ADB và Sở du lịch tỉnh đã đầu tưtại 2 xã Tả Van 8 km từ thôn Tả Van Mông đi Séo Mí Tỷ và xã Bản Hồ 2 km từ

thôn Nậm Toóng đi Tả Trung Hồ

Các trường học, trạm y tế cũng đã được đầu tư xây dựng phục vụ nhân dân Các dự

án đó phần nào cải thiện được cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trong vùng, nâng cao thunhập cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân, tuy nhiên chưa đồng bộ và chưa đượcbền vững, bên cạnh đó tập quán sinh sống và canh tác của đồng bào dân tộc ở đây cònlạc hậu chủ yếu khai thác màu mỡ từ đất như: làm ruộng bậc thang, sản xuất nương, rẫykhông bón phân, kỹ thuật gieo hạt giống thủ công chọc lỗ tra hạt, chăn nuôi theo kiểubán hoang dã không định hướng lên đời sống của người dân vẫn còn khó khăn do vậykhông tránh khỏi những áp lực tới tài nguyên rừng

Trang 38

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung

2.1.1 Tài nguyên rừng và thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên.

- Tài nguyên rừng và đất rừng Vườn Quốc gia Hoàng Liên

- Thực trạng công tác tổ chức quản lý của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

+ Thực trạng về khai thác, sử dụng rừng trong khu vực Vườn Quốc GiaHoàng Liên

+ Các mối đe dọa và nguy cơ đe dọa tới tài nguyên rừng Vườn Quốc GiaHoàng Liên

+ Phân tích các thuận lợi và khó khăn cơ hội thách thức đối với công tác quản

lý tài nguyên rừng ở Vườn Quốc Gia Hoàng Liên

2.1.2 Tìm hiểu các chính sách, pháp luật liên quan đến Quản lý bảo vệ rừng đã

và đang áp dụng tại VQG Hoàng Liên

2.1.3 Đánh giá hiệu quả các giải pháp đã và đang áp dụng trong quản lý bảo vệ rừng tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên.

2.1.4 Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Cách tiếp cận và quan điểm nghiên cứu của đề tài

* Cách tiếp cận :

Nghiên cứu này xuất phát từ việc khảo sát, đánh giá các nhân tố chi phối đặcthù đến công tác BVR ở Vườn Quốc Gia Hoàng Liên - Sa Pa như vị trí địa lý, điềukiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên; thực trạng quản lý tàinguyên rừng ở khu vực nghiên cứu, cơ chế, chính sách,… từ đó nhìn nhận rõ mốiquan hệ của công tác quản lý bảo tồn tài nguyên rừng với các vấn đề kinh tế, xã hộicủa địa phương để thấy rõ được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thứcđối với công tác bảo tồn tài nguyên rừng ở đây Trên cơ sở đó, đề tài đi sâu xem xét

Trang 39

hiệu quả của các giải pháp đã áp dụng, những ưu điểm, nhược điểm cần khắc phụclàm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyênrừng tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên – Sa Pa.

Phương hướng giải quyết vấn đề được khái quát hóa qua sơ đồ sau:

Hình 2.1 Sơ đồ các bước tiếp cận nghiên cứu

Trên cơ sở đó, vấn đề nghiên cứu được xem xét trên các quan điểm sau:

- Quan điểm hệ thống: Rừng vừa là một bộ phận của hệ thống tự nhiên, vừa là

một bộ phận của hệ thống kinh tế - xã hội và bản thân nó cũng là một hệ thống hoàn chỉnh.+ Rừng là một bộ phận của hệ thống tự nhiên: Sự tồn tại và phát triển của rừngphụ thuộc vào những quy luật của tự nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kháctrong hệ thống tự nhiên như địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, sinh vật, vv Do rừng

có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên mà có thể quản lý rừng bằng tác độngvào các yếu tố tự nhiên Trên quan điểm hệ thống có thể xem những giải pháp quản

lý rừng như là những giải pháp điều khiển hệ thống tự nhiên để ổn định thành phần

Các thông tin về thực trạng quản

lý rừng trong vùng nghiên cứu

Các thông tin về thể chế, chính sách trong quản

lý rừng

Phân tích, xử lý, đánh giá thông tin

Đề xuất các giải pháp quản lý rừng bền vững

Trang 40

và các mối quan hệ trong hệ sinh thái rừng Vì vậy, việc nghiên cứu sự ảnh hưởngcủa các yếu tố tự nhiên đến công tác quản lý rừng là cần thiết.

+ Lâm sản, Rừng cũng là một bộ phận của hệ thống kinh tế vì sự tồn tại và pháttriển của nó gắn liền với các hoạt động kinh tế của con người như trồng rừng, khai tháclàm nương rẫy, đốt than, săn bắt chim thú, phát triển du lịch, vv Các hoạt động nàylại phụ thuộc vào mức sống kinh tế, cơ cấu ngành nghề, nhu cầu thị trường, khả năngđầu tư, lợi nhuận, vv Ngoài ra, rừng cũng tác động mạnh mẽ tới các yếu tố kinh tếthông qua việc cung cấp nguyên liệu, năng lượng và thông tin cho nhiều hoạt độngkinh tế của con người Vì có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố trong hệ thống kinh tếnên có thể quản lý rừng bằng việc tác động vào những yếu tố kinh tế

+ Rừng cũng là một thực thể xã hội Sự tồn tại và phát triển của rừng phụthuộc nhiều vào hoạt động của con người Những hoạt động đó theo hướng bảo vệ vàphát triển rừng hay tàn phá rừng luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố xã hội như nhận thức

về giá trị của rừng, ý thức với pháp luật nhà nước, trách nhiệm với cộng đồng, kiếnthức về quản lý rừng, văn hoá, phong tục tập quán liên quan đến quản lý rừng, vv Dorừng có liên quan chặt chẽ với các yếu tố xã hội nên có thể quản lý rừng bằng cách tácđộng vào những yếu tố xã hội Vì vậy, việc phân tích những ảnh hưởng của yếu tố xãhội đến rừng và hiệu quả quản lý rừng là rất cần thiết và quan trọng

- Quản lý rừng bền vững phải là những hoạt động tổng hợp và đa ngành:

Quản lý rừng là hoạt động mang tính kỹ thuật, nhưng cũng là hoạt động mang tínhkinh tế - xã hội sâu sắc Vì vậy, những giải pháp quản lý rừng sẽ bao gồm cả nhữnggiải pháp khoa học công nghệ và những giải pháp kinh tế - xã hội Những giải phápnày sẽ liên quan đến các ngành như Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Thuỷ lợi, Địa chính,Giao thông, Môi trường, Văn hoá, Giáo dục, An ninh quốc phòng, vv

- Quản lý rừng bền vững phải là hoạt động phát triển: Quản lý rừng bền vững

vừa phải bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên vừa phải hướng vào cải thiện chấtlượng cuộc sống con người Vì vậy nghiên cứu quản lý rừng bền vững phải đượcthực hiện theo cách tiếp cận của nghiên cứu phát triển

- Quản lý rừng bền vững cần phải có sự tham gia: Nằm trên một địa bàn rộng

lớn, rừng có mối liên quan chặt chẽ với đời sống xã hội đặc biệt là đối với nhữngngười dân sống gần rừng Vì vậy, công tác quản lý bảo vệ rừng không chỉ là trách

Ngày đăng: 07/08/2014, 14:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Đặng Đình Bôi và Hoàng Hữu Cải (2000), "Một số khái niệm về chứng nhận rừng và quản lý rừng bền vững", Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về chứng nhậnrừng và quản lý rừng bền vững
Tác giả: Đặng Đình Bôi và Hoàng Hữu Cải
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2000
5. Đào Thị Minh Châu, Suree (2004), Đánh gia tình hình khai thác sử dụng lâm sản ngoài gỗ và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh gia tình hình khai thác sử dụng lâm sảnngoài gỗ và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững ở Khu bảo tồn thiênnhiên Pù Huống
Tác giả: Đào Thị Minh Châu, Suree
Năm: 2004
6. Trần Văn Con (1999), Cấu trúc rừng tự nhiên ở Tây nguyên và khả năng ứng dụng trong kinh doanh rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: trúc rừng tự nhiên ở Tây nguyên và khả năng ứngdụng trong kinh doanh rừng
Tác giả: Trần Văn Con
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1999
7. Nguyễn Văn Đẳng (1998), "Diễn văn khai mạc Hội thảo quôc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng”, Hội thảo quôc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn văn khai mạc Hội thảo quôc gia về quản lý rừngbền vững và chứng chỉ rừng
Tác giả: Nguyễn Văn Đẳng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1998
8. Phạm Hoài Đức (1998), "Chứng chỉ rừng đối với vấn đề quản lý rừng tự nhiên", Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chứng chỉ rừng đối với vấn đề quản lý rừng tự nhiên
Tác giả: Phạm Hoài Đức
Nhà XB: Nhà xuất bảnNông nghiệp Hà Nội
Năm: 1998
10. Phạm Đức Lâm và Lê Huy Cường (1998), "Quản lý sử dụng tài nguyên rừng bển vững lưu vực sông Sê San", Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý sử dụng tài nguyên rừngbển vững lưu vực sông Sê San
Tác giả: Phạm Đức Lâm và Lê Huy Cường
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1998
11. Trần Ngọc Lân và các cộng sự (1999), Phát triển bền vững vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia, Đại Học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển bền vững vùng đệm Khu bảotồn thiên nhiên Quốc gia
Tác giả: Trần Ngọc Lân và các cộng sự
Năm: 1999
12. Nguyễn Ngọc Lung (1998), "Hệ thống quản lý rừng và các chính sách lâm nghiệp Việt Nam", hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống quản lý rừng và các chính sách lâmnghiệp Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Lung
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1998
14. Nguyễn Xuân Quát (1996), Sử dụng đất tổng hợp bền vững, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng đất tổng hợp bền vững
Tác giả: Nguyễn Xuân Quát
Nhà XB: Nhà xuất bản Nôngnghiệp Hà Nội
Năm: 1996
15. Đỗ Đình Sâm (1998), "Du canh với vấn đề quản lý rừng bền vững ở Việt Nam", hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng , Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du canh với vấn đề quản lý rừng bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Đỗ Đình Sâm
Nhà XB: Nhà xuất bảnNông nghiệp Hà Nội
Năm: 1998
16. Hồ Việt Sắc (1998), "Quản lý bền vững rừng khộp ở Ea Sup-Đắc Lắc", Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý bền vững rừng khộp ở Ea Sup-Đắc Lắc
Tác giả: Hồ Việt Sắc
Nhà XB: Nhà xuất bản HàNội
Năm: 1998
23. Tổ công tác quốc gia quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (2002), Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảotiêu chuẩn quốc gia quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
Tác giả: Tổ công tác quốc gia quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
Năm: 2002
24. Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 7 năm 2002. Về việc chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên SaPa thành VQG Hoàng liên SaPa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên SaPathành VQG Hoàng liên SaPa
26. UNDP Hà Lan - Uỷ ban quốc gia sông Mê Công (2004), Các vến đề về giới đang nổi lên ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế.II - Tài Liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vến đề về giớiđang nổi lên ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế
Tác giả: UNDP Hà Lan - Uỷ ban quốc gia sông Mê Công
Năm: 2004
28. Oli Krishna Prasad (ed) (1999), Collaborative Management of Protected Areas in the Asian Region, Kathmandu, IUCN Nepal Sách, tạp chí
Tiêu đề: Collaborative Management of Protected Areasin the Asian Region, Kathmandu
Tác giả: Oli Krishna Prasad (ed)
Năm: 1999
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2001), Chiến lựợc phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 Khác
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Quyết định số 62/2005/Q Đ- BNN, ngày 12/10/2005 về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng Khác
9. Phạm Hoài Đức (1999), Báo cáo hội thảo tổ chức vùng ASEAN quản lý rừng bền vững, Kualalumpur Khác
17. Thủ tướng Chính phủ (2004), Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã đến năm 2010 Khác
18. Thủ tướng Chính phủ (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1. Bản đồ hành chính VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai - nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng
Hình 1. 1. Bản đồ hành chính VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai (Trang 20)
Hình 1. 2. Biểu đồ sinh khí hậu VQG Hoàng Liên (Theo Trần Khanh Vân) - nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng
Hình 1. 2. Biểu đồ sinh khí hậu VQG Hoàng Liên (Theo Trần Khanh Vân) (Trang 24)
Bảng 1. 1. Tần suất xuất hiện các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở VQG Hoàng Liên (Tính đến ngày 31/12/2012) - nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng
Bảng 1. 1. Tần suất xuất hiện các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở VQG Hoàng Liên (Tính đến ngày 31/12/2012) (Trang 26)
Bảng 1.2. Dõn số và mật độ dõn số cỏc xó vựng lừi (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012) - nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng
Bảng 1.2. Dõn số và mật độ dõn số cỏc xó vựng lừi (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012) (Trang 28)
Bảng 1.4. Phân bố và thành phần dân tộc ở các xã  (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012) - nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng
Bảng 1.4. Phân bố và thành phần dân tộc ở các xã (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012) (Trang 29)
Bảng  1.6.  Đàn gia sỳc, gia cầm của cỏc xó vựng lừi (Tính đến ngày 31/12/2012) - nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng
ng 1.6. Đàn gia sỳc, gia cầm của cỏc xó vựng lừi (Tính đến ngày 31/12/2012) (Trang 32)
Hình 2.1. Sơ đồ các bước tiếp cận nghiên cứu - nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng
Hình 2.1. Sơ đồ các bước tiếp cận nghiên cứu (Trang 38)
Bảng 3.1. Hiện trạng các loại rừng và sử dụng đất rừng VQG Hoàng Liên - nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng
Bảng 3.1. Hiện trạng các loại rừng và sử dụng đất rừng VQG Hoàng Liên (Trang 44)
Bảng 3.2. Thành phần thực vật rừng VQG Hoàng Liên - nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng
Bảng 3.2. Thành phần thực vật rừng VQG Hoàng Liên (Trang 46)
Bảng 3.3. Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật VQG Hoàng Liên - nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng
Bảng 3.3. Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật VQG Hoàng Liên (Trang 47)
Bảng 3.4. Các họ đa dạng nhất hệ thực vật Hoàng Liên - nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng
Bảng 3.4. Các họ đa dạng nhất hệ thực vật Hoàng Liên (Trang 48)
Bảng 3.5. Các chi đa dạng nhất hệ thực vật Hoàng Liên - nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng
Bảng 3.5. Các chi đa dạng nhất hệ thực vật Hoàng Liên (Trang 50)
Bảng 3.9. Thống kê thị trường một số loại lâm sản hiện có trong VQG  Hoàng Liên - nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng
Bảng 3.9. Thống kê thị trường một số loại lâm sản hiện có trong VQG Hoàng Liên (Trang 63)
Bảng 3.10. Thống kê lượng khác tham quan du lịch - nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng
Bảng 3.10. Thống kê lượng khác tham quan du lịch (Trang 65)
Bảng 3.12.  Thực trạng khai thác lâm sản từ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt - nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng
Bảng 3.12. Thực trạng khai thác lâm sản từ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (Trang 67)
Bảng 3.11. Phương thức quản lý đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt - nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng
Bảng 3.11. Phương thức quản lý đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (Trang 67)
Bảng 3.13. Phương thức quản lý đối với phân khu phục hồi sinh thái - nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng
Bảng 3.13. Phương thức quản lý đối với phân khu phục hồi sinh thái (Trang 70)
Bảng 3.14.  Thống kê số vụ vi phạm về khai thác gỗ và săn bắt  mua bán động vật hoang dã năm 2008 đến 2012 - nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng
Bảng 3.14. Thống kê số vụ vi phạm về khai thác gỗ và săn bắt mua bán động vật hoang dã năm 2008 đến 2012 (Trang 76)
Bảng 3.15. Kết quả các hoạt động tuyên truyền - nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng
Bảng 3.15. Kết quả các hoạt động tuyên truyền (Trang 77)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w