Tình hình phát triển kinh tế các xã khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng (Trang 30 - 32)

Đất đai trong các xã nằm trong vùng lõi đã được quy hoạch sử dụng đất, đã làm rõ các loại đất, việc quy chủ sử dụng đất đã được tiến hành, các hộ gia đình phần lớn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất “Sổ Đỏ” với diện tích đất nông nghiệp, đất ở, đất lâm nghiệp trước đây đã được giao Sổ Vườn rừng nay đang chuyển đổi sang Sổ Đỏ để việc quản lý sử dụng đúng theo quy định của luật đất đai

* Nông nghiệp

- Việc sử dụng đất chủ yếu là khai thác màu mỡ của đất thể hiện qua các hoạt động như: Sản xuất nương rẫy luân canh không trồng cây cải tạo đất và chống xói mòn đất; trồng lúa nước không bón phân hoặc có bón phân nhưng ít; trồng cây ăn quả theo kiểu vườn tạp, cây trồng không theo quy hoạch mỗi loại một vài cây không tạo ra khối lượng hàng hóa lớn có giá trị kinh tế cao để sản xuất hàng hoá; khai thác tài nguyên còn tùy tiện tự phát chưa chú trọng bồi bổ, tái tạo đầu tư.

- Trình độ canh tác thấp thể hiện qua các mặt: Gieo cấy thủ công; công cụ sản xuất thô sơ chủ yếu dùng sức kéo trâu, sức thồ của ngựa và sức người; ruộng nước bậc thang khi sản xuất để nước chảy tràn bờ làm mất độ phì của đất, không bền vững; hệ thống kênh mương chủ yếu là mương đất hoặc máng nước chưa được kiên cố hóa. Tình hình sử dụng đất trong khu vực thể hiện qua bảng 1.5 .

Bảng 1.5. Bảng cơ cấu sử dụng đất của các xã vùng lõi VQG (ha)

Loại đất San Sả Hồ Lao Chải Tả Van Bản Hồ

Tổng diện tích tự nhiên 5590.00 2928.00 6804.00 11531.09

I. Đất Nông nghiệp 5333.55 2381.02 6323.04 10620.46

Đất sản xuất nông nghiệp 382.68 311.31 304.55 285.86

Đất lâm nghiệp 4945.14 2068.60 6016.59 103331.66

Đất nuôi trồng thủy sản 5.73 1.11 1.60 2.39

Đât nông nghiệp khác 0.30 0.55

II. Đất phi nông nghiệp 94.46 111.78 196.72 176.70

Đất ở 17.80 19.46 12.62 18.98

Đất chuyên dụng 40.34 60.54 139.48 138.78

Đất sông suối và mặt nước CD 33.82 27.31 40.56 17.44

Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0.27 0.06

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2.50 4.20 4.0 1.50

III. Đất chưa sử dụng 162.99 435.20 284.24 733.93

Đất đồi núi chưa sử dụng 93.38 305.23 91.03 87.71

Núi đá không có rừng 68.61 129.97 193.21 646.22

(nguồn: điều tra đất đai huyện Sa Pa tháng 01 năm 2013)

* Lâm nghiệp

Nghề rừng ở các xã trong khu vực: đây là các xã vùng cao việc khai thác lâm sản, gỗ hàng năm không có kế hoạch, khai thác tùy tiện, tận thu lâm sản và khai thác lâm sản phụ như tre nứa song mây trong rừng tự nhiên. Những năm trước có tổ chức để nhân dân thực hiện nhưng thời gian gần đây do tài nguyên cạn kiệt nên việc thu hái có giảm dần. Trong khu vực Ban quản lý Vườn Quốc Gia đã tổ chức khoán bảo vệ rừng cho nhân dân địa phương. Các thôn bản đã tổ chức các tổ tuần tra bảo vệ rừng và thu nhập của người dân có được cải thiện thêm nhờ định xuất khoán BVR 80.000 đồng/ha/năm đến nay là 100.000 đông/ha/năm. Ngoài ra người dân còn được hưởng lợi theo quyết định 178 của Chính phủ (đối với diện tích rừng các hộ gia đình nhận khoán từ Vườn Quốc Gia người dân không được hưởng lợi từ rừng). Nhưng ở khu vực này đa phần là rừng đặc dụng cực xung yếu, địa hình hiểm trở, đường sá phức tạp nên việc thực hiện chính sách hưởng lợi gặp nhiều khó khăn.

Đa số các hộ gia đình đều có chăn nuôi gia súc, gia cầm. Gia súc ở đây là Trâu, Bò, Ngựa, Dê một số được thả rông ở các bãi cỏ chăn thả gia súc của thôn bản, tối được lùa về chuồng gần hộ gia đình; một số trại Dê được được khoanh thành một vùng có rào xung quanh bảo vệ và có chuồng tạm hoặc ở trong các hang núi đá, được các hộ gia đình làm lán ở bên cạnh trông coi, bảo vệ. Giống gia súc chủ yếu là giống địa phương nên nhỏ con, tạp giao chậm lớn. Gia cầm chủ yếu các hộ gia đình nuôi Gà, Ngan, Vịt, Ngỗng mỗi loại có số lượng còn phụ thuộc khả năng phát triển của từng hộ gia đình và kế hoạch sử dụng chúng vào các công việc của hộ đó chưa có hướng nuôi để kinh doanh. Gia cầm được nuôi thả xung quanh nhà, có chuồng hoặc ngủ qua đêm trên cành cây, dưới gầm sàn nhà; giống gà chủ yếu là giống gà ri và gà đen của người Mông trọng lượng nhỏ, sinh sản nhanh, dễ nuôi, có sức đề kháng cao, thịt thơm ngon.

Bảng 1.6. Đàn gia súc, gia cầm của các xã vùng lõi

(Tính đến ngày 31/12/2012)

TT Tên xã Trâu Ngựa Lợn Gia

cầm 1 San Sả Hồ 538 134 59 189 1772 4.000 2 Lao Chải 389 122 24 210 1547 4.172 3 Tả Van 487 57 7 450 1569 4.000 4 Bản Hồ 607 100 15 250 1237 3.200 Tổng Cộng 2012 4130 105 1099 6125 15372

(Nguồn: Điều tra thống kê kinh tế của huyện SaPa năm 2012 )

* Nuôi trồng thủy sản: Các xã vùng lõi Vườn Quốc Gia là xã vùng cao, chủ yếu là đồi núi có nhiều suối như: suối mường Hoa, suối Séo Chung Hô ... là nơi hội tụ của nhiều loài cá suối có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Việc đánh bắt cá ở suối trước đây được thực hiện quanh năm chủ yếu là bằng chài lưới và là nguồn cung cấp thực phẩm đáng kể trong bữa ăn của cộng đồng dân cư nơi đây. Những năm gần đây do việc đánh bắt bằng mìn, điện đã làm cho số lượng các loài cá trên các con suôi giảm người dân bây giờ chủ yếu đắp đập đào ao nuôi cá chủ yếu là để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w