Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng VQG

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng (Trang 54 - 71)

3.1.2.1. Công tác tổ chức liên quan đến công tác QLBV của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

* Ban quản Vườn Quốc Gia Hoàng Liên

Vườn Quốc Gia Hoàng Liên có tổng số 120 công chức, viên chức, trong đó có 03 người có trình độ sau đại học, 58 người có trình độ đại học, 07 có người trình độ cao đẳng, 43 người có trình độ trung cấp và 07 người có trình độsơ cấp, 02 lái xe;

- Ban giám đốc: 03 người: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc.

+ Các phòng ban gồm: Phòng HCTH, phòng KH&HTQT, phòng

XD&PTTNR và Trung tâm du lịch sinh thái Hoàng Liên.

+ Ngoài ra còn: Ban QLDA 661: gồm có 6 cán bộ. Nhiệm vụ: trồng rừng và

phát triển rừng.

+ Tổ chức bộ máy, biên chế Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên: - Tổng biên chế: 52 biên chế;

- Hạt Kiểm lâm: 52 cán bộ: trong đó 01 hạt trưởng (Giám đốc VQG kiêm nhiệm theo QĐ 117 của chính phủ), 03 phó hạt trưởng và có 06 trạm kiểm lâm gồm: trạm kiểm lâm San Sả Hồ 06 kiểm lâm viên, trạm kiểm lâm Lao chải 04 kiểm lâm viên, trạm kiểm lâm Tả Van Dáy 14 kiểm lâm viên, trạm kiểm lâm Bản Hồ 06 kiểm lâm viên, trạm kiểm lâm Núi Xẻ 05 kiểm lâm viên, trạm kiểm lâm HuaTrăng 05 kiểm lâm viên và 01 Tổ kiểm kiểm lâm cơ động - PCCCR 07 kiểm lâm viên, bộ phận kỹ thuật pháp chế văn phòng là 05 kiểm lâm.

- Chức năng nhiệm vụ của Hạt kiểm lâm và các trạm kiểm lâm là QLBVR, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến rừng.

Với lực lượng đội ngũ bảo vệ rừng như trên thì bình quân mỗi cán bộ kiểm lâm phải đảm nhiệm gần 600ha nhưng do địa bàn quản lý của Vườn Quốc Gia Hoàng Liên rộng, địa hình phức tạp, tiếp giáp với nhiều địa phương, nhiều khu vực dân cư tập trung sinh sống trong khu vực nên việc ngăn chặn những tác động tiêu

cực vào rừng trong khu vực là rất khó khăn đây là những thách thức đến công tác bảo vệ tài nguyên rừng đối với Vườn Quốc Gia Hoàng liên nói chung và lực lượng kiểm lâm VQG nói riêng là rất khó khăn.

* Công tác tổ chức phối kết hợp với các cơ quan trong QLBVR

Công tác QLBVR tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên trong những năm qua phối kết hợp với các cơ quan ban ngành chuyên môn TW và địa phương và người dân để thực hiện công tác bảo vệ rừng; ký cam kết với hạt kiểm lâm huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu và chính quyền, người dân các xã giáp danh thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên rừng và ký quy chế phối kết hợp giữa lực lượng kiểm lâm, quân sự và công an để thực hiện công tác bảo vệ rừng trên địa bàn, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của cục kiểm lâm và chi cục kiểm lâm trong công tác phòng cháy, dự báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện lửa rừng.

3.1.2.2. Những mối đe doạ và nguy cơ đe dọa đến tài nguyên rừng VQG

Vườn Quốc Gia Hoàng Liên là nơi trú ngụ của các loại động thực vật bậc nhất của dãy Hoàng Liên Sơn và là nơi hiện diện nhiều kiểu rừng, nơi lưu giữ và cư trú của nhiều loài động, thực vật quý hiếm có tầm Quốc gia và Quốc tế. Tuy nhiên trong khu vực hiện nay đang đứng trước mối đe doạ về tài nguyên rừng và đa dạng sinh học tương đối cao và phức tạp. Môi trường sống bị mất dần và thoái hoá cũng như việc sử dụng trực tiếp các loài động thực vật (săn bắn, khai thác lâm sản, lấn chiếm đất rừng…) là những mối đe doạ tới đa dạng sinh học và sự nguyên vẹn của cảnh quan khu vực Hoàng Liên Sơn. Các hoạt động chặt phá rừng, khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã là những yếu tố chính trong hoạt động kiếm sống của một bộ phận dân cư nghèo, sống phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tài nguyên rừng. Các mối đe doạ đối với đa dạng sinh học của Vườn Quốc Gia Hoàng Liên không chỉ bắt nguồn từ việc sử dụng tại chỗ mà còn liên quan đến hoạt động buôn bán thương mại đối với nhiều loài khác nhau để phục vụ cho việc chế biến thuốc chữa bệnh cổ truyền và thương mại (gỗ và lâm sản). Hậu quả các hoạt động này làm rừng suy giảm về diện tích, chất lượng, cấu trúc, số lượng cá thể động thực vật. Nghiêm trọng hơn là sự suy giảm về đa dạng sinh học, sự tuyệt chủng của các loài trong khu vực, nhất là đối với các loài động thực vật bị đe doạ mang tính toàn cầu hiện đang có mặt tại VQG. Các mối đe doạ hiện nay được đánh giá và phân hạng cụ thể:

Bảng 3.8. Các mối đe doạ trực tiếp tới Vườn Quốc Gia

Các mối đe

dọa trực tiếp Nguyên Nhân

1. Lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, đất sản xuất

1, Đói nghèo, phong tục tập quán lạc hậu, thiếu đất trồng lúa nước 2, Tốc độ gia tăng dân số nhanh, thiếu đất canh tác

3, Trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết về môi trường

4, Thiếu thông tin, chưa áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất 5, Thiếu kinh phí để có quy hoạch cụ thể

2. Lửa rừng

1, Dân trí thấp, sử dụng lửa bất cần

2, Phương thức quản lý sử dụng đất chưa phù hợp

3, Do tập quán canh tác, do đốt nương gây cháy lan vào rừng 4, Do thời tiết, cháy lan từ nơi khác đến

3. Săn bắt động vật rừng trái phép

1, Do nghèo đói, dân số tăng nhanh

2, Dân trí thấp, thiếu hiểu biết, thiếu thông tin 3, Phong tục tuyền thống

4, Do nhu cầu thị trường tăng, lợi nhuận cao 4. Khai thác lâm

sản trái phép

1, Do đói nghèo, dân số gia tăng, không có vốn để sản xuất 2, Do phong tục tập quán của người dân miền núi sử dụng gỗ tốt để làm nhà, đồ gia dụng (tại chỗ).

3, Do nhu cầu thị trường

4, Quản lý Nhà nước về rừng ở cấp cơ sở chưa triệt để 5. Trồng thảo

quả

1, Do đặc điểm sinh thái của cây thảo quả

2, Do chiến lược phát triển kinh tế của địa phương những năm trước đây chưa phù hợp

3, Việc giám sát, hướng dẫn quy trình trồng, chế biến thảo quả của cơ quan quản lý chưa trú trọng

4, Do thị trường, giá trị inh tế cao 6. Xâm hại đất

rừng và tài nguyên rừng vùng giáp ranh

1, Do đói nghèo, thiếu đất sản xuất (đất mầu mỡ)

2, Tình trạng đốt nương không được kiểm soát gây cháy lan 3, Sức ép thị trường, các loại lâm đặc sản cho lợi nhuận cao 7. Xây dựng

công trình thuỷ điện, cơ sở hạ tầng

1, Phát triển kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hoá ngày một lớn 2, Xây dựng công trình thuỷ điện, thuỷ lợi cung cấp nước cho sản xuất và hoà vào hệ thống mạng lưới điện quốc gia

3, Đường giao thông liên thôn ngày một mở rộng và phát triển. 8. Chăn thả gia

súc

1, Hầu hết các xã chưa có quy hoạch vùng chăn thả gia súc, mà chủ yếu do thôn tự quy định không theo quy hoạch

2, Do tập quán của đồng bào dân tộc miền núi

9. Thiên tai 1, Khi hậu thay đổi2,Phá huỷ đất rừng và tài nguyên rừng, thay đổi dòng chảy của hệ thống thuỷ văn trong khu vực

10. Du Lich 1, Do nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng cao 2, Do điều kiện kinh tế xã hội phát triển

Phân tích các nguy cơ đe doạ

Nguyên nhân trực tiếp

* Lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, lấy đất sản xuất

Lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, lấy đất sản xuất nông nghiệp đã phá huỷ nhiều khu vực rừng vùng thấp, ở các thung lũng, đây là mối đe doạ trực tiếp đến tài nguyên, đất rừng và đa dạng sinh học. Mất rừng chân núi làm mất đi một số loài động vật đặc biệt là chim, những loài di trú theo độ cao, do sự thay đổi mùa, xuống vùng thấp trong mùa đông. Một minh chứng cho điều này là loài Niệc đuôi hồng có môi trường sống hạn hẹp. Theo báo cáo kết quả đánh giá nhu cầu bảo tồn với sự tham gia của chính quyền và cộng đồng địa phương đã xác định hoạt động lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, lấy đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu xảy ra ở địa bàn khu vực giáp ranh VQG, do người dân các xã lân cận và các xã vùng đệm VQG tác động. Lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy chủ yếu là do người dân tộc H’Mông, diện tích ruộng nước ít, tập quán sản xuất nương rẫy còn phổ biến và lạc hậu, chưa đầu tư thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

* Lửa rừng

Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tỉnh với tinh thần phòng cháy là chính, tích cực chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra và thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ. Các cấp, các ngành triển khai thực hiện tốt các biện pháp PCCCR trên địa bàn quản lý, đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại tài nguyên rừng do cháy rừng gây ra, trong khu vực cháy rừng đã phần nào được hạn chế một cách đáng kể. Tuy nhiên trong các năm qua tình hình cháy rừng trong khu vực vẫn còn xảy ra và tập trung chủ yếu vào mùa khô (tháng 11 đến tháng 04 năm sau), với quy mô nhỏ. Trạng thái cháy chủ yếu là thảm cỏ cây bụi (Ia, Ib), rừng lau lách ở vùng giáp ranh, vùng đệm. Nguyên nhân cháy chủ yếu là do sự thiếu ý thức của người dân khi sử dụng lửa bởi các hoạt động: canh tác nương rẫy, đốt lấy cỏ non để chăn thả gia súc ở các khu vực vùng giáp ranh không được kiểm soát gây cháy lan, sấy thảo quả trong rừng, thói quen dùng lửa trong rừng khi đi săn, bẫy động vật rừng... Với địa hình hiểm trở, diện tích quản lý rộng, ý thức sử dụng lửa thiếu thận trọng của người dân, chính là những nguy cơ tiềm ẩn khó lường. Nếu cháy rừng xảy ra thì rất khó khăn trong việc cứu chữa, đồng nghĩa với những mối đe doạ lớn đối với môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học của Vườn Quốc Gia.

* Săn bắt động vật rừng trái phép

Săn bắt động vật rừng là tập quán lâu đời cộng đồng dân tộc H Mông và các dân tộc trong vùng. Hoạt động săn bắt động vật đã diễn ra khá phổ biến trong phạm vi Vườn Quốc Gia ở những năm trước đây. Thợ săn gồm người dân địa phương và những người từ nơi khác tới.

Dùng súng để săn bắn hiện nay hầu như không còn xảy ra, phương thức bẫy bắt chủ yếu hiện nay là dùng bẫy. Các loại bẫy tự chế dễ làm, rẻ tiền nhưng có thể bắt được rất nhiều loại động vật rừng từ thú lớn và cả các loài chim và gần đây họ còn dùng bẫy máy để bắt các loại chim. Loại bẫy này được dùng phổ biến từ năm trước đây do những thợ săn là người dân tộc trong vùng hoặc từ nơi khác tới.

Thực hiện các hoạt động săn bắt chủ yếu là nam giới và họ bắt tất cả các loại động vật mỗi khi có cơ hội. Hoạt động săn bắt diễn ra ở mọi nơi từ rừng già, rừng phục hồi và cả khu vực nương rẫy.

Mùa săn bắt tập trung chủ yếu vào mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau) khi động vật rừng có tầm hoạt động rộng. Trong thời gian này, họ tổ chức thành nhóm từ 3-4 người theo các đối tượng săn bắt như đối với thú, chim,...

Các loài chim thú bẫy bắt được hiện nay chủ yếu cho mục đích thương mại cảnh. Họ chỉ dùng làm thực phẩm khi con thú đã chết. Người mua các sản phẩm này chủ yếu là các quán người Kinh, khách du lịch.

Khu hệ động vật rừng của Vườn Quốc Gia đã và đang bị suy giảm nhanh chóng về tính đa dạng loài cũng như số lượng cá thể trong từng loài. Song mối đe doạ trực tiếp lớn nhất đối với các loài thú và chim có giá trị bảo tồn mang tính toàn cầu như: Vượn đen tuyền, Gấu ngựa, Khỉ mặt đỏ, Khỉ mốc, Gấu, Hươu, Nai, Sơn dương, Trĩ sao, các loài Gà lôi,... Sự suy giảm các loài này do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do tập quán của một số dân tộc thiểu số, săn bắt với mục đích sử dụng và giá trị các loài động vật trên thị trường cao nên hoạt động săn bắt động vật hoang dã vẫn xẩy ra. Săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã được xác định là nguy cơ lớn nhất tới gía trị đa dạng sinh học mang tính toàn cầu, cần đề ra các biện pháp nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng ở địa phương, vì vậy điều này cần được xem xét như là một vấn đề kiên quyết sống còn để giải quyết những vấn đề hiện nay.

* Khai thác lâm sản trái phép

Trước khi thành lập Vườn Quốc Gia, việc khai thác gỗ, lâm sản trong khu vực vẫn diễn ra bất hợp pháp. Một số diện tích rừng trong khu vực bị tác động nghiêm trọng bởi các hoạt động khai thác rừng trái phép của người dân. Ngoài ra việc khai thác lâm sản ngoài gỗ của người dân địa phương không được kiểm soát chặt chẽ. Kết quả là nhiều khu rừng nguyên sinh trong khu vực đã bị thu hẹp; Rừng nguyên sinh thay bằng rừng thứ sinh sau khai thác; Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy, Trảng cây bụi, Trảng cỏ. Theo kết quả đánh giá nhu cầu bảo tồn, hoạt động khai thác gỗ trái phép vẫn diễn ra những quy mô nhỏ lẻ. Phương thức khai thác chủ yếu là khai thác chọn những loài cây có giá trị như: Pơ mu, Giổi, .... Đối tượng khai thác chủ yếu là người dân địa phương và người dân ở vùng giáp ranh thuộc 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Sản phẩm sau khai thác chủ yếu phục vụ cho nhu cầu gỗ làm nhà tại chỗ, sản xuất đồ gia dụng, ngoài ra do sức ép nhu cầu thị trường ngày một lớn, với lợi nhuận cao, do sự hám lời của những kẻ buôn lậu, do vậy khai thác vào mục đích thương mại vẫn còn diễn ra tuy với quy mô nhỏ nhưng thường xuyên. Khai thác gỗ nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm về chất lượng rừng, làm phá vỡ cấu trúc tổ thành, vỡ tầng tán làm thu hẹp sinh cảnh, quấy nhiễu đời sống của các quần thể động vật hoang dã.

Cùng với việc khai thác gỗ, việc khai thác lâm sản phi gỗ của người dân địa phương đã có từ lâu đời, trước đây nhân dân bản địa chủ yếu khai thác với mục đích sử dụng trong gia đình: lấy thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm…. Ngày nay theo kết quả đánh giá nhu cầu bảo tồn, lâm sản phi gỗ góp một tỷ trọng lớn đối với thu nhập của hộ gia đình, bởi lúc này lâm sản phụ chủ yếu là để bán với các loài, Nấm hương, Mộc nhĩ, Măng, cây dược liệu, phong lan…. Hoạt động khai thác hầu như diễn ra quanh năm hay theo mùa và diễn ra ở phạm vi rộng, song nơi có cường độ lớn tập trung ở vùng giáp khu dân cư, khu vực gần đường giao thông. Đối tượng khai thác ở mọi lứa tuổi, giới tính. Thêm vào đó như Nấm linh chi, Dâm dương hoắc là những sản vật đặc biệt của vùng núi Hoàng Liên, rất nhiều người ngoài việc đi du lịch còn bỏ ra một lượng tiền lớn để có được thứ “linh dược” đó với mong muốn có được sức khỏe như ý muốn, điều đó đã thúc đẩy việc khai thác chúng mạnh hơn.

Nhìn chung, lâm sản ngoài gỗ bị khai trái phép trái phép có xu hướng tăng, nguyên nhân chính là do nhu cầu của thị trường ngày một tăng, đặc biệt thời gian

gần đây Sa Pa là điểm du lịch có đông du khách, do vậy nhu cầu thị trường ngày một tăng.

* Trồng thảo quả

Trong những năm trước đây cây thảo quả được chính quyền địa phương khuyến khích phát triển, là cây nằm trong chương trình xoá đói giảm nghèo của địa phương. Do đặc tính sinh thái của cây thảo quả sống dưới tán rừng, nơi có độ ẩm

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng (Trang 54 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w