Việc phát triển kinh tế địa phương là giải pháp quan trọng, quyết định và bền vững nhất cho công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn Quốc Gia. Phát triển kinh tế địa phương sẽ tạo ra cơ sở hạ tầng tốt, tạo nhiều công ăn việc làm, tăng năng suất cây trồng vật nuôi, tạo thị trường lưu thông và tiêu thụ sản phẩm tốt, nâng cao giá trị hàng hoá, cải thiện thu nhập và nâng cao mức sống của người dân trong vùng. Đây là yếu tố quyết định giảm sự phụ thuộc của người dân vào rừng từ đó giảm sức ép tác động xấu đến rừng và đa dạng sinh học, thu hút người dân tham gia vào các hoạt động quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Trong những năm qua, bằng các nguồn đầu tư trong nước, nước ngoài và các tổ chức kinh tế, các xã vùng đệm Vườn Quốc Gia Hoàng Liên đã thực hiện các chương trình, dự án phát triển hạ tầng kinh tế, phát triển rừng như: Các đường liên thôn đã được mở đường đất, xe máy có thể đi đến thồn, các tuyến đường liên xã đa được giải cấp phối và ô tô đi đến được trung tâm xã. Hệ thống thủy lợi được đầu tư nhiều phục vụ cho việc tưới tiêu sản xuất nông nghiệp, trường học và các trạm y tế đã được xây dựng kiên cố và bán kiên cố phục vụ cho nhu cầu khám chữa bện của người dân và phổ cập giáo dục trung học. Nhờ có sự đầu tư hỗ trợ sản xuất của nhà nước mà hệ thống cơ sở hạ tầng các xã vùng đệm Vườn Quốc Gia Hoàng Liên được nâng lên, kéo theo đó điều kiện sinh hoạt của người dân cũng được cải thiện, người dân đã có nhận thức hơn và biết cách làm ăn phát triển kinh tế.