* Cách tiếp cận :
Nghiên cứu này xuất phát từ việc khảo sát, đánh giá các nhân tố chi phối đặc thù đến công tác BVR ở Vườn Quốc Gia Hoàng Liên - Sa Pa như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên; thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở khu vực nghiên cứu, cơ chế, chính sách,… từ đó nhìn nhận rõ mối quan hệ của công tác quản lý bảo tồn tài nguyên rừng với các vấn đề kinh tế, xã hội của địa phương để thấy rõ được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác bảo tồn tài nguyên rừng ở đây. Trên cơ sở đó, đề tài đi sâu xem xét
hiệu quả của các giải pháp đã áp dụng, những ưu điểm, nhược điểm cần khắc phục làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại Vườn Quốc Gia Hoàng Liên – Sa Pa.
Phương hướng giải quyết vấn đề được khái quát hóa qua sơ đồ sau:
Hình 2.1. Sơ đồ các bước tiếp cận nghiên cứu
Trên cơ sở đó, vấn đề nghiên cứu được xem xét trên các quan điểm sau:
- Quan điểm hệ thống: Rừng vừa là một bộ phận của hệ thống tự nhiên, vừa là
một bộ phận của hệ thống kinh tế - xã hội và bản thân nó cũng là một hệ thống hoàn chỉnh. + Rừng là một bộ phận của hệ thống tự nhiên: Sự tồn tại và phát triển của rừng phụ thuộc vào những quy luật của tự nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác trong hệ thống tự nhiên như địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, sinh vật, vv... Do rừng có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên mà có thể quản lý rừng bằng tác động vào các yếu tố tự nhiên. Trên quan điểm hệ thống có thể xem những giải pháp quản lý rừng như là những giải pháp điều khiển hệ thống tự nhiên để ổn định thành phần và các mối quan hệ trong hệ sinh thái rừng. Vì vậy, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến công tác quản lý rừng là cần thiết.
Các thông tin về điều kiện tự nhiên liên quan đến quản lý rừng Các thông tin về kinh tế, xã hội liên quan đến quản lý rừng Các thông tin về thực trạng quản lý rừng trong vùng nghiên cứu Các thông tin về thể chế, chính sách trong quản lý rừng Phân tích, xử lý, đánh giá thông tin
Đề xuất các giải pháp quản lý rừng bền vững
+ Lâm sản, Rừng cũng là một bộ phận của hệ thống kinh tế vì sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với các hoạt động kinh tế của con người như trồng rừng, khai thác làm nương rẫy, đốt than, săn bắt chim thú, phát triển du lịch, vv... Các hoạt động này lại phụ thuộc vào mức sống kinh tế, cơ cấu ngành nghề, nhu cầu thị trường, khả năng đầu tư, lợi nhuận, vv... Ngoài ra, rừng cũng tác động mạnh mẽ tới các yếu tố kinh tế thông qua việc cung cấp nguyên liệu, năng lượng và thông tin cho nhiều hoạt động kinh tế của con người. Vì có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố trong hệ thống kinh tế nên có thể quản lý rừng bằng việc tác động vào những yếu tố kinh tế.
+ Rừng cũng là một thực thể xã hội. Sự tồn tại và phát triển của rừng phụ thuộc nhiều vào hoạt động của con người. Những hoạt động đó theo hướng bảo vệ và phát triển rừng hay tàn phá rừng luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố xã hội như nhận thức về giá trị của rừng, ý thức với pháp luật nhà nước, trách nhiệm với cộng đồng, kiến thức về quản lý rừng, văn hoá, phong tục tập quán liên quan đến quản lý rừng, vv... Do rừng có liên quan chặt chẽ với các yếu tố xã hội nên có thể quản lý rừng bằng cách tác động vào những yếu tố xã hội. Vì vậy, việc phân tích những ảnh hưởng của yếu tố xã hội đến rừng và hiệu quả quản lý rừng là rất cần thiết và quan trọng.
- Quản lý rừng bền vững phải là những hoạt động tổng hợp và đa ngành:
Quản lý rừng là hoạt động mang tính kỹ thuật, nhưng cũng là hoạt động mang tính kinh tế - xã hội sâu sắc. Vì vậy, những giải pháp quản lý rừng sẽ bao gồm cả những giải pháp khoa học công nghệ và những giải pháp kinh tế - xã hội. Những giải pháp này sẽ liên quan đến các ngành như Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Thuỷ lợi, Địa chính, Giao thông, Môi trường, Văn hoá, Giáo dục, An ninh quốc phòng, vv...
- Quản lý rừng bền vững phải là hoạt động phát triển: Quản lý rừng bền vững
vừa phải bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên vừa phải hướng vào cải thiện chất lượng cuộc sống con người. Vì vậy nghiên cứu quản lý rừng bền vững phải được thực hiện theo cách tiếp cận của nghiên cứu phát triển.
- Quản lý rừng bền vững cần phải có sự tham gia: Nằm trên một địa bàn rộng
lớn, rừng có mối liên quan chặt chẽ với đời sống xã hội đặc biệt là đối với những người dân sống gần rừng. Vì vậy, công tác quản lý bảo vệ rừng không chỉ là trách nhiệm của Vườn Quốc Gia mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó đặc biệt chú ý đến sự tham gia của những người dân sống trong, gần rừng.