Giải pháp về xã hội

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng (Trang 90 - 106)

* Nâng cao nhận thức, kiến thức của người dân

- Nâng cao nhận thức cho người dân về hiểu biết pháp luật, chính sách của Nhà nước, các giá trị khác nhau của rừng và đa dạng sinh học.

- Nâng cao nhận thức của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội khác về trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia quản lý rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Nâng cao kỹ năng của người dân về kỹ thuật canh tác, thâm canh và phát triển kinh tế.

- Nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn và phát triển kiến thức bản địa. - Tăng cường khuyến nông khuyến lâm, xây dựng các mô hình sản xuất.

* Nâng cao năng lực cán bộ địa phương

- Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức khoa học cho cán bộ cấp xã, thôn bản, nhất là đối với cán bộ làm công tác lâm nghiệp.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và quản lý xã hội cho cán bộ địa phương cấp xã.

* Quy hoạch sử dụng đất, quản lý tài nguyên rừng

- Thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã có sự tham gia của người dân cho các thôn, xã trong khu vực.

- Thực hiện cơ chế quản lý rừng dựa vào cộng đồng.

- Thực hiện giao quyền sử dụng đất nông lâm nghiệp cho người dân.

- Quản lý, hướng dẫn, giám sát người dân sử dụng rừng và đất đúng quy hoạch và hiệu quả kinh tế cao.

* Tiếp tục triển khai và thực hiện các chính sách đối với địa phương và người dân - Tiếp tục triển khai các chính sách về giao đất giao rừng.

- Bổ sung, hoàn thiện các chính sách về quyền hưởng lợi đối với người nhận đất nhận rừng đặc biệt đối với các hộ dân sồng trong vùng lõi và các xã vùng đệm đã nhận khóa bảo vệ với ban quản lý Vườn Quốc Gia.

- Bổ sung, hoàn thiện các chính sách về hỗ trợ vốn, đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển kinh tế.

- Bổ sung, hoàn thiện các chính sách về giáo dục, y tế, văn hoá, tín ngưỡng đối với người dân.

- Xây dựng chính sách thu hút nhân tài và người có tri thức, chuyên môn nghiệp vụ về công tác tại địa phương; chính sách ưu tiên đào tạo và sử dụng cán bộ là người địa phương.

- Xây dựng chính sách thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế địa phương.

* Bổ sung các hương ước, quy ước liên quan đến quản lý rừng

- Vận động các tổ chức xã hội tại thôn bản tham gia tuyên truyền, vận động quản lý bảo vệ rừng.

- Xây dựng bổ sung các hương ước, quy ước của thôn bản có liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng.

- Duy trì các phong tục tập quán có tác động tốt đến công tác quản lý bảo vệ rừng như: rừng ma, rừng cấm, rừng cộng đồng, tập tục thờ cúng một số loài động vật quý.

* Chính sách dân số và phân bố lại dân cư

- Tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tích cực chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm dần tốc độ gia tăng dân số.

- Di dời và bố trí lại đất ở và đất canh tác của một hộ dân sống dải rác trong vùng lõi có ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý bảo vệ của Vườn Quốc Gia.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

* Kết luận

- Các yếu tố tự nhiên của Vườn Quốc Gia Hoàng Liên - Sa Pa có ảnh hưởng khá lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học như: địa hình hiểm trở, địa bàn rộng tiếp giáp với nhiều địa phương, khí hậu khắc nhiệt một mặt dễ xác định được ranh giới tự nhiên ngoài thực địa, hạn chế một số tác động từ bên ngoài, quỹ đất tiềm năng lớn nhưng mặt khác cũng gây khó khăn trong công tác quản lý ranh giới, quản lý lượng người ra vào rừng, tuần tra kiểm soát, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động xâm hại đến rừng và đa dạng sinh học, dễ xảy ra thiên tai, khó giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, thực hiện các hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học.

- Khu vực Vườn Quốc Gia Hoàng Liên có cơ sở hạ tầng kinh tế chưa phát triển, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn; các nguồn đầu tư cho phát triển còn thiếu, điều kiện thâm canh và kỹ thuật canh tác còn hạn chế, thị trường hàng hoá chưa phát triển đã ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Có giá trị cao về đa dạng sinh học, đặc biệt có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm, nhiều loài có trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Có 2432 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 898 chi của 209 họ, trong 6 ngành thực vật gồm: Khuyết lá thông (1 họ, 1 chi, 1 loài); Thông đất (2 họ, 3 chi, 21 loài); Mộc tặc (1 họ, 1 chi, 2 loài); Dương xỉ (25 họ, 98 chi, 280 loài); Hạt trần (6 họ, 13 chi, 14 loài); Hạt kín (174 họ, 782 chi, 2114 loài). Có 104 loài cây trên tổng số 2432 loài chiếm 4,3% số loài cây của khu vực có trong sách đỏ Việt Nam, sách đỏ Thế giới. Về động vật Khu Vườn Quốc Gia Hoàng Liên chứa đựng sự đa dạng, phong phú về thành phần loài và đặc trưng cho khu hệ động vật vùng Tây Bắc Việt Nam. Đã phát hiện được trong khu vực 555 loài động vật có xương sống thuộc 97 họ và 26 bộ. Trong đó Thú: 96 loài, Chim 346 loài, Bò sát 63 loài, lưỡng cư 50 loài. Có 141 loài có giá trị khoa học, bảo tồn nguồn gen, là những loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam, Sách Đỏ IUCN 2000 và Nghị định 32/2006/NĐ - CP.

- Các mối đe doạ chính đến tài nguyên rừng VQG vẫn đang tiềm ẩn, bao gồm: Lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, đất sản xuất; Lửa rừng; Săn bắt động vật rừng

trái phép; Khai thác lâm sản trái phép; Trồng thảo quả; Khai thác khoáng sản trái phép; Xâm hại đất rừng và tài nguyên rừng vùng gíap ranh; Xây dựng công trình thuỷ điện, cơ sở hạ tầng, Chăn thả gia súc, Thiên tai. Song song với các mối đe dọa đó thì công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Vườn Quốc Gia Hoàng Liên trong những năm qua được thực hiện thường xuyên, trên nhiều lĩnh vực như: tổ chức bộ máy và xây dựng lực lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, tuần tra kiểm soát, đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm hại đến rừng và đa dạng sinh học, công tác truyên truyền phổ biến Pháp luật trong cộng đồng dân cư, công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Các vụ vi phạm giảm dần, tài nguyên rừng được quản lý, bảo vệ và phát triển tốt hơn.

- Các giải pháp đã được ban quản lý Vườn Quốc Gia Hoàng Liên áp dụng thực hiện trên nhiều lĩnh vực, phù hợp với quan điểm quản lý rừng bền vững: Giải pháp về quản lý bảo vệ, giải pháp về khoa học công nghệ, giải pháp về xã hội và giải pháp về phát triển kinh tế. Các giải pháp được người dân và chính quyền địa phương chấp nhận và phối hợp thực hiện, tuy nhiên các giải pháp áp dụng chưa toàn diện, chưa đồng đều, hiệu quả các giải pháp chưa cao và thiếu tính bền vững.

- Những giải pháp về quản lý và bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học cho Vườn Quốc Gia Hoàng Liên trong thời gian tới bao gồm: Tăng cường năng lực cho Ban quản lý Khu bảo tồn; Kiểm soát các hoạt động khai thác gỗ và săn bắt động hoang dã; Xây dựng hệ thống cột mốc ranh giới và biển báo trên thực địa; Giáo dục về bảo tồn và nâng cao nhận thức; Tăng cường mối quan hệ hợp tác với chính quyền địa phương, đơn vị và các ban ngành thi hành pháp luật; Thu hút cộng đồng địa phương tham gia lập kế hoạch và triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học; Kiểm soát hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ; Điều tra hệ thống giá trị đa dạng sinh học và cảnh quan; Kiểm soát hoạt động xâm canh; Kiểm soát hoạt động chăn thả gia súc vào rừng VQG; Phòng cháy chữa cháy rừng.

- Các giải pháp về khoa học và công nghệ bao gồm: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển các loài quý hiếm và đặc hữu; Nghiên cứu xác định tập đoàn cây trồng vật nuôi ở địa phương; Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp; Nghiên cứu chế biến các sản phẩm sau thu hoạch.

- Các giải pháp về kinh tế bao gồm: Giải pháp về đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, Chuyển dịch và phát triển ngành nghề mới.

- Các giải pháp về xã hội bao gồm: Nâng cao nhận thức, kiến thức của người dân; Nâng cao năng lực cán bộ địa phương; Quy hoạch sử dụng đất, quản lý tài nguyên rừng; Hoàn thiện các chính sách với lâm nghiệp; bổ sung các hương ước quy ước liên quan đến quản lý rừng; Chính sách dân số và phân bố lại dân cư.

* Tồn tại

Mặc dù có nhiều cố gắng để đạt được những kết quả nhất định tuy nhiên đề tài vẫn còn một số tồn tại sau:

Quản lý rừng bền vững là một hoạt động phức tạp. Để xây dựng các giải pháp quản lý rừng bền vững cần áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có phương pháp nghiên cứu đa ngà nh. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và điều kiện thực hiện nên đề tài chỉ đi sâu phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý ở Vườn Quốc Gia Hoàng Liên - Sa Pa theo phương pháp kế thừa tư liệu và đánh giá nhanh nông thôn và phương pháp chuyên gia là chủ yếu.

Các nghiên cứu, điều tra cơ bản chuyên sâu về đa dạng sinh học, sinh cảnh, cảnh quan, kiến thức bản địa chưa được thực hiện đầy đủ.

Tính định lượng của tư liệu sử dụng trong đề tài còn hạn chế nên việc đánh giá không thể tránh khỏi những thiếu sót, tồn tại ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Vì vậy, có những giải pháp được đề xuất trong luận văn chỉ mang tính định hướng.

* Kiến nghị

Từ những tồn tại nêu trên, trong các nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề sau:

- Tiếp tục thu thập thông tin dữ liệu để định danh một số tiêu bản còn lại tại nhà Bảo tàng VQG Hoàng Liên.

- Cần phải xây dựng hệ thống ô định vị để nghiên cứu các quy luật của hệ sinh thái rừng và sự biến đổi đa dạng sinh học ở VQG Hoàng Liên.

- Điều tra, phân tích, đánh giá cụ thể về kết quả các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, thị trường lâm sản, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý rừng.

- Đầu tư xây dựng một số mô hình kinh tế hộ gia đình nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình tại các địa phương trong vùng lõi và vùng đệm VQG Hoàng Liên để giảm thiểu áp lực sự tác động của cộng đồng lên tính đa dạng hệ động thực vật VQG Hoàng Liên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I - Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2001), Chiến lựợc phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Quyết định số 62/2005/QĐ- BNN, ngày 12/10/2005 về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng.

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (11/8/2011), Quyết định số: 1828/QĐ/BNN-TCLN về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2010.

4. Đặng Đình Bôi và Hoàng Hữu Cải (2000), "Một số khái niệm về chứng nhận rừng và quản lý rừng bền vững", Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững

và chứng chỉ rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

5. Đào Thị Minh Châu, Suree (2004), Đánh gia tình hình khai thác sử dụng lâm sản

ngoài gỗ và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Đại học Vinh.

6. Trần Văn Con (1999), Cấu trúc rừng tự nhiên ở Tây nguyên và khả năng ứng

dụng trong kinh doanh rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Đẳng (1998), "Diễn văn khai mạc Hội thảo quôc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng”, Hội thảo quôc gia về quản lý rừng bền vững và

chứng chỉ rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

8. Phạm Hoài Đức (1998), "Chứng chỉ rừng đối với vấn đề quản lý rừng tự nhiên",

Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Nhà xuất bản

Nông nghiệp Hà Nội.

9. Phạm Hoài Đức (1999), Báo cáo hội thảo tổ chức vùng ASEAN quản lý rừng bền

vững, Kualalumpur.

10. Phạm Đức Lâm và Lê Huy Cường (1998), "Quản lý sử dụng tài nguyên rừng bển vững lưu vực sông Sê San", Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững

11. Trần Ngọc Lân và các cộng sự (1999), Phát triển bền vững vùng đệm Khu bảo

tồn thiên nhiên Quốc gia, Đại Học Vinh.

12. Nguyễn Ngọc Lung (1998), "Hệ thống quản lý rừng và các chính sách lâm nghiệp Việt Nam", hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ

rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

13. Mar Pofenberger (1996), Các cộng đồng và quản lý rừng, IUCN.

14. Nguyễn Xuân Quát (1996), Sử dụng đất tổng hợp bền vững, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

15. Đỗ Đình Sâm (1998), "Du canh với vấn đề quản lý rừng bền vững ở Việt Nam",

hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

16. Hồ Việt Sắc (1998), "Quản lý bền vững rừng khộp ở Ea Sup-Đắc Lắc", Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Nhà xuất bản Hà

Nội.

17. Thủ tướng Chính phủ (2004), Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm

soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã đến năm 2010.

18. Thủ tướng Chính phủ (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về

quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

19. Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.

20. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định192/2003/QĐ-TTg ngày 17/9/2003, về

Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010.

21. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006

về việc ban hành quy chế quản lý rừng.

22. Tổ chức FSC (2001), về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

23. Tổ công tác quốc gia quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (2002), Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Hà Nội.

24. Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 7 năm 2002. Về việc chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên SaPa

thành VQG Hoàng liên SaPa, Hà Nội.

25. UBND tỉnh Lào Cai (2002) Quyết định số: 3274/2002/QĐ-UB về việc thành lập

ban quản lý Vườn Quốc gia Hoàng liên

26. UNDP Hà Lan - Uỷ ban quốc gia sông Mê Công (2004), Các vến đề về giới

đang nổi lên ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế.

II - Tài Liệu tiếng Anh:

27. FAO(1996), Guideline for land use planning, Roma.

28. Oli Krishna Prasad (ed) (1999), Collaborative Management of Protected Areas

PHỤ LỤC 1

Các loài thực vật quý hiếm của VQG Hoàng Liên

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng (Trang 90 - 106)