* Giải pháp về đầu tư, hỗ trợ cho quản lý rừng
- Thu hút các nguồn vốn đầu tư các dự án trong và ngoài nước, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho nhân dân trong vùng nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào việc sử dụng tài nguyên rừng.
- Đầu tư để phát triển hạ tầng kinh tế: Tiếp tục thực hiện các dự án về hạ tầng kinh tế như dự án 134, dự án 167, phát triển nông thôn mới... để giúp người dân trong vùng thuận lợi trong việc lưu thông hàng hoá, nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm hàng hoá và nâng cao giá trị nông lâm sản.
- Đầu tư, hỗ trợ, cho vay vốn để người dân phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống. - Đầu tư quy hoạch sử dụng đất và giao đất, giao rừng cho các xã vùng đệm.
- Đầu tư kinh phí cho hoạt động quản lý và nghiên cứu khoa học.
- Đầu tư đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý cho chính quyền địa phương. - Đầu tư phát triển thị trường nông lâm sản, quy hoạch vùng nguyên liệu và xây dựng cơ sở chế biến nông lâm sản trên địa bàn.
- Đầu tư phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ và gây nuôi động vật hoang dã ở địa phương.
- Đầu tư cho quảng bá thị trường, mở rộng hợp tác, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế, sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên rừng theo quy định của pháp luật.
* Chuyển dịch và phát triển ngành nghề mới
- Đầu tư củng cố, phát triển các nghề truyền thống của địa phương (thổ cẩm, đan lát).
- Đầu tư cho công nghệ chế biến sản phẩm sau thu hoạch để nâng cao giá trị sản phẩm như: chế biến gỗ, dược thảo, thực phẩm v.v...
- Đầu tư cho phát triển chăn nuôi động vật hoang dã để giảm sức ép về săn bắt động vật hoang dã trong vùng lõi Vườn Quốc Gia.
- Đầu tư cho phát triển chăn nuôi gia súc bán hoang dã có định hướng để tận dụng tối đa nguồn thức ăn từ hệ sinh thái rừng.