Hiệu quả giải pháp về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng (Trang 79 - 80)

Các giải pháp về khoa học công nghệ đang được áp dụng để phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển sản xuất thực hiện chưa nhiều và đạt hiệu quả chưa cao. Do điều kiện kinh phí chưa đáp ứng đầy đủ, lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học chuyên sâu chưa có. Các giải pháp về khoa học và công nghệ đã thực hiện như sau:

- Nghiên cứu, điều tra cơ bản về đa dạng sinh học.

- Nghiên cứu xác định tập đoàn cây trồng vật nuôi ở địa phương. - Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp.

* Nghiên cứu, điều tra cơ bản về đa dạng sinh học

Các nghiên cứu đã thực hiện chỉ mang tính nghiên cứu cơ bản về đa dạng sinh học. Thành quả của các nghiên cứu này là thông tin quan trọng để đánh giá giá trị, tiềm năng về đa dạng sinh học, về giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp của rừng và đa dạng sinh học. Ngoài ra, chưa có nhiều những nghiên cứu chuyên sâu về loài, sinh thái cụ thể, mới chỉ có nghiên cứu về loài Phong Lan, Đỗ Quyên và đang khảo nghiệm nhân giống bảo tồn.

* Nghiên cứu xác định tập đoàn cây trồng vật nuôi ở địa phương

Việc xác định tập đoàn cây trồng vật nuôi được thực hiện cho một số loài cây nông nghiệp truyền thống nhưng năng suất và chất lượng chưa cao, chưa tạo ra vùng chuyên canh với sản lượng hàng hoá đủ lớn. Đối với vật nuôi tại khu vực xã Tả Van, San Sả Hồ đang thử nghiệm nuôi cá hồi nước lạnh bước đầu cho một số thành công như: cá sinh trưởng phát triển tốt, không có bệnh dịch. Nhưng có thể thấy được chưa có những nghiên cứu khoa học đầy đủ về tập đoàn cây trồng vật nuôi, mô hình canh tác, chuyển giao công nghệ canh tác và chế biến nông lâm sản có hiệu quả cao phù hợp với điều kiện của địa phương nhằm nâng cao năng suất, tăng giá trị kinh tế, cải thiện thu nhập và mức sống cho người dân. Chưa có các nghiên cứu đầy đủ về kiến thức bản địa về văn hoá, phong tục, tập quán, ngành nghề truyền thống,... để có giải pháp bảo tồn, lưu giữ và khai thác hợp lý kiến thức bản địa cho sự phát triển.

* Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp

Việc xây dựng mô hình sản xuất nông lâm kết hợp đã được thực hiện một số mô hình trồng rừng, canh tác trên đất dốc. Các mô hình trồng rừng chủ yếu là trồng rừng thuần loài như Sa mộc, Tống quá sủ, Vối thuốc và một số ít trồng xen một số cây bản địa gần vườn nhà. Các loài cây trồng đa mục đích chưa được nghiên cứu

thử nghiệm, các mô hình trồng rừng chưa thực sự làm giầu nhưng người dân cũng đã có thu nhập từ việc trồng rừng. Các mô hình canh tác trên đất dốc chưa có các giải pháp về kỹ thuật và thâm canh hợp lý nên hiệu quả chưa cao và chưa bền vững. Các mô hình về chăn nuôi chưa có gì mới chủ yếu là chăn nuôi Lợn, Dê, gia cầm như gà, vịt, ngan theo hướng tự do thả rông và hiệu quả mang lại chưa cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w