Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2009 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai sau đây gọi là Nghị định số105/2009/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung thêm chủ thể VPH
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu tổng quát 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
2.3 Yêu cầu 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
3.1 Ý nghĩa khoa học 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4
1.1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài 4
1.2 Khái quát về vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai 5
1.2.1 Khái niệm VPHC trong lĩnh vực đất đai 5
1.2.2 Phân loại VPHC trong lĩnh vực đất đai 7
1.2.3 Các hành vi VPHC trong lĩnh vực đất đai 9
1.3 Khái quát pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai hiện hành.16 1.3.1 Khái quát xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai 16
1.3.2 Chủ thể VPHC trong lĩnh vực đất đai 18
1.3.3 Nguyên tắc xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai 19
1.3.4 Thời hiệu xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai 20
1.3.5 Hình thức xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai 21
1.3.6 Mức xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai 24
1.3.7 Thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai 30
1.3.8 Thủ tục xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai 33
1.3.9 Vai trò của pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai 34
Trang 21.4 Các nghiên cứu trong nước liên quan đến hệ thống văn bản pháp luật
xử lý VPHC về đất đai 34
1.4.1 Thời kỳ từ năm 1945 đến trước năm 1980 34
1.4.2 Thời kỳ từ năm 1980 đến năm 1993 36
1.4.3 Thời kỳ từ năm 1993 đến năm 2003 37
1.4.4 Thời kỳ từ năm 2003 đến nay 38
Chương 2: ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 40
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 40
2.1.2 Thời gian nghiên cứu 40
2.2 Đối tượng nghiên cứu 40
2.3 Nội dung nghiên cứu 40
2.4 Phương pháp nghiên cứu 41
2.4.1 Phương pháp điều tra cơ bản 41
2.4.2 Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích số liệu điều tra 42
2.4.3 Phương pháp đánh giá, đối chiếu, so sánh, diễn giải 42
2.4.4 Phương pháp tham khảo, kế thừa các tài liệu liên quan đến đề tài .42
2.4.5 Phương pháp tổng hợp, quy nạp 42
2.4.6 Phương pháp chuyên gia 42
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng tới đề tài nghiên cứu 43
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường 43
3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 47
3.1.3 Dân số, lao động 50
3.2 Đánh giá thực trạng về tình hình VPHC trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh Vĩnh Phúc 52
3.2.1 Đánh giá thực trạng VPHC trong việc SDĐ của hộ gia đình cá nhân theo đơn vị hành chính cấp huyện 52
Trang 33.2.2 Đánh giá thực trạng VPHC trong việc SDĐ của hộ gia đình, cá
nhân theo hình thức vi phạm 55
3.3 Đánh giá kết quả xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 57
3.3.1 Đánh giá kết quả xử lý VPHC trong việc SDĐ của hộ gia đình cá nhân theo đơn vị hành chính cấp huyện 57
3.3.2 Đánh giá kết quả xử lý VPHC trong việc SDĐ của hộ gia đình cá nhân theo hình thức vi phạm 59
3.3.3 Đánh giá kết quả xử lý VPHC trong việc SDĐ của hộ gia đình cá nhân theo hình thức xử lý 61
3.3.4 Đánh giá sự hiểu biết của hộ gia đình, cá nhân về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong sử dụng đất theo vùng 62
3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh Vĩnh Phúc 65
3.4.1 Đề xuất một số nội dung nhằm hoàn thiện pháp luật đất đai 65
3.4.2 Hoàn thiện việc xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai 66
3.4.3 Một số giải pháp nhằm bảo đảm việc xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
1 Kết luận 68
2 Kiến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNMT : Tài nguyên và môi trường
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001- 2010 48Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001- 2010 49Bảng 3.3: Thống kê các trường hợp VPHC của hộ gia đình, cá nhân trong
việc SDĐ theo đơn vị hành chính từ 2003 đến nay 52Bảng 3.4: Thống kê các trường hợp VPHC của hộ gia đình, cá nhân trong
việc SDĐ theo vùng từ năm 2003 đến nay 53Bảng 3.5: Thống kê các trường hợp VPHC trong việc SDĐ của hộ gia
đình, cá nhân theo hình thức vi phạm từ năm 2003 đến nay 55Bảng 3.6: Thống kê kết quả xử lý VPHC trong việc SDĐ của hộ gia đình
cá nhân theo đơn vị hành chính cấp huyện từ năm 2003 đến nay
57Bảng 3.7: Thống kê kết quả xử lý VPHC trong việc SDĐ của hộ gia đình,
cá nhân theo vùng từ năm 2003 đến nay 58Bảng 3.8: Thống kê kết quả xử lý VPHC trong việc SDĐ của hộ gia đình
cá nhân theo hình thức vi phạm từ năm 2003 đến nay 59Bảng 3.9: Thống kê kết quả xử lý VPHC trong việc SDĐ của hộ gia đình
cá nhân theo hình thức xử lý 61Bảng 3.10: Đánh giá sự nhận biết của người dân về tình trạng xảy ra
VPHC trong SDĐ tại địa phương 62Bảng 3.11: Đánh giá sự nhận biết của người dân về việc xử lý VPHC
trong SDĐ tại địa phương 63Bảng 3.12: Đánh giá sự hiểu biết của người dân về một số hành vi vi
phạm, hình thức xử lý và thẩm quyền xử lý VPHC trong SDĐ 64
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc 43
Hình 3.2 Cơ cấu SDĐ của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 46
Hình 3.3 Số các trường hợp vi phạm theo vùng 54
Hình 3.4 Diện tích đất vi phạm theo vùng 54
Hình 3.5 Số các trường hợp vi phạm theo hình thức vi phạm 56
Hình 3.6 Diện tích đất vi phạm theo hình thức vi phạm 56
Hình 3.7 Số trường hợp vi phạm theo vùng 58
Hình 3.8 Diện tích đất vi phạm đã xử lý theo vùng 59
Hình 3.9 Số trường hợp đã xử lý vi phạm theo hình thức xử lý 60
Hình 3.10 Diện tích đất vi phạm đã xử lý theo hình thức vi phạm 60
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá; là tư liệu sản xuất đặcbiệt trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là thành phần quan trọng hàngđầu của môi trường sống; là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ
sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng [28] Đất đai là nguồn tàinguyên thiên nhiên có hạn về diện tích và số lượng; cố định về vị trí địa lý vàkhông thể di dời được; đây chính là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự khác biệt
về giá trị giữa các diện tích đất có vị trí địa lý khác nhau với các tài sản khác.Dưới góc độ chính trị pháp lý, đất đai là yếu tố cơ bản nhất của chủ quyềnlãnh thổ quốc gia [17]
Chính sách đất đai luôn được coi là một trong những chính sách lớn củaĐảng và Nhà nước Hiến pháp năm 1980 đã xác lập chế độ sở hữu toàn dân
về đất đai Chế độ này được xác lập, duy trì, củng cố hoàn thiện qua các LuậtĐất đai (LĐĐ) năm 1987, LĐĐ năm 1993 và LĐĐ năm 2003 Đồng thời, Nhànước ban hành hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan
hệ pháp luật đất đai nhằm quản lý chặt chẽ, khai thác tiềm năng của đất đaimột cách hợp lý và sử dụng có hiệu quả, triệt để tiết kiệm đất, ngăn ngừa và
xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai [17]
Thực tế nhiều năm qua cho thấy tình trạng vi phạm trong quản lý vàSDĐ đai của các đối tượng xảy ra nhiều và phổ biến ở nhiều cấp, nhiềungành; điều này thể hiện số lượng đơn khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đaihàng năm chiếm tỷ lệ cao (trên 80% tổng lượng đơn thư hàng năm của tỉnhVĩnh Phúc) [38] Xảy ra thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, trong đó cónguyên nhân cơ bản là: các VPHC chưa được phát hiện kịp thời, đầy đủ và việc
xử lý chưa nghiêm minh; việc chấp hành và thực thi các quyết định xử phạtVPHC chưa kiên quyết, triệt để; quy định của pháp luật đất đai về xử phạt
Trang 8VPHC còn có nhiều vướng mắc, bất cập, có quy định chưa có tính khả thi.
Vĩnh Phúc là một tỉnh đang phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn phát triển
về cơ sở hạ tầng, công tác quản lý về đất đai gặp nhiều khó khăn Nhiều hành viVPHC về đất đai vẫn xảy ra, đòi hỏi cần phải có nghiên cứu tổng thể hệ thốngpháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đất đai nóichung và về việc xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và nghiên cứu
một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh Vĩnh Phúc” là rất cần thiết và cấp bách nhằm góp
phần hoàn thiện về công tác quản lý nhà nước về đất đai của tỉnh Vĩnh Phúcnói chung và các quy định về xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng,đặc biệt trong bối cảnh Nhà nước ta đang sửa đổi LĐĐ năm 2003
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 9phải phản ánh đúng thực tế, đánh giá đẩy đủ, trung thực, khách quan, khoahọc, đảm bảo lô gíc và hệ thống Số liệu phải được điều tra thu thập từ 2nguồn là thứ cấp và sơ cấp;
- Giải pháp đề xuất phải đảm bảo khoa học, đúng với chính sách phápluật của nhà nước, phù hợp với thực tế ở địa phương và có tính khả thi
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về xử lý VPHC và pháp luật xử lý
VPHC trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam;
- Tạo lập cơ sở khoa học trong việc đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện việc xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai ở nước ta hiện nay
Trang 10Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
Đất đai ngày càng thể hiện được tầm quan trọng bậc nhất trong việc ảnhhưởng tới sự phát triển toàn diện của đất nước Việc làm thế nào để quản lý vàSDĐ một cách tiết kiệm, hiệu quả nhất là vấn đề luôn luôn được nhà nước tacoi trọng Nó được thể hiện qua việc nhà nước ta dần hoàn thiện pháp luật đấtđai qua các thời kỳ và giai đoạn gần đây nhất là LĐĐ năm 2003 [17] Tuynhiên, nó chỉ đáp ứng được phần nào trong việc quản lý và SDĐ mà cònnhiều bất cập trong việc quản lý và xử lý các vi phạm về đất đai Ngoài việcpháp luật về đất đai còn nhiều bất cập thì việc quản lý SDĐ ở các địa phươngnói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng còn nhiều hạn chế trong việc phát hiện
và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về đất đai dẫn đến việc vi phạm vềđất đai là khá phổ biến trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, Vĩnh Phúc đã và đang đạt đượcnhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội Đó là do việc
SDĐ có hiệu quả, tuy nhiên “Tình trạng lấn, chiếm, làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp, vi phạm hành lang, chuyển đổi, chuyển nhượng đất ở, đất nông nghiệp không đúng pháp luật, không đúng thẩm quyền diễn ra phổ biến
ở các địa phương” [31] Trong khi đó việc phát hiện còn chưa kịp thời, việc
xử lý còn chưa nghiêm, chưa đủ tính răn đe, gây mất công bằng trong việcSDĐ Nhiều trường hợp dẫn tới tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai gâymất ổn định xã hội tại địa phương
1.1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài
Một số văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài:
Trang 11- Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; [20]
- Luật Đất đai năm 2003; [22]
- Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002 đã được sửa đổi năm 2007 và năm2008; [34],[35],[36]
- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chínhphủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai; [6]
- Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chínhphủ về thi hành Luật Đất đai; [7]
- Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chínhphủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý VPHC năm
2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý VPHCnăm 2008; [8]
- Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2009 của Chínhphủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai; [9]
- Thông tư số 16/2010/TT-BTNMT ngày 26 tháng 8 năm 2010 của BộTài nguyên và Môi trường quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyếtđịnh xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai; [2]
1.2 Khái quát về vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
1.2.1 Khái niệm VPHC trong lĩnh vực đất đai
1.2.1.1 Khái niệm VPHC
Ở một số nước trên thế giới, VPHC thường được hiểu chung là “các hành vi vi phạm pháp luật mà không phải là tội phạm, bị xử phạt bằng các chế tài hành chính” [14]
Ở Việt Nam, định nghĩa VPHC lần đầu tiên được nêu tại Điều 1, Pháplệnh xử phạt VPHC ngày 30/11/1989 như sau:
“VPHC là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô
ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình
sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.[15]
Trang 12Pháp lệnh xử lý VPHC năm 1995 và sau đó là Pháp lệnh xử lý VPHCnăm 2002, không định nghĩa VPHC trực tiếp mà được quy định một cách giántiếp thông qua khái niệm “xử phạt VPHC”:
“Xử phạt VPHC được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.[34]
Hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng VPHC có lẽ còn nguy hiểm hơnnhiều lần một số tội phạm nặng nhất như giết người, vì chúng giết môi trườngsống của con người, tức là gián tiếp, có khi là trực tiếp giết nhiều người và
hủy hoại môi trường sống của nhiều thế hệ mai sau Vì vậy, “VPHC ở nước
ta là loại hành vi gây bất ổn cho xã hội rất lớn, gây nguy hiểm cho xã hội rất lớn so với nhiều nước” [18]
Tuy nhiên về mặt lý luận chung, các nhà khoa học pháp lý đều thừa nhận:
“VPHC là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý,
vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và phải bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật” [30].
1.2.1.2 Khái niệm VPHC trong lĩnh vực đất đai
Các nhà khoa học pháp lý đã đưa ra khái niệm vi phạm pháp luật đất đainhư sau:
Vi phạm pháp luật đất đai là hành vi trái pháp luật, được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến quyền, lợi ích của Nhà nước, với vai trò
là đại diện cho chủ sở hữu, quyền và lợi ích của người SDĐ đai, cũng như các quy định và chế độ sử dụng các loại đất [33].
Khái niệm VPHC trong lĩnh vực quản lý, SDĐ đai lần đầu tiên được ghinhận tại Điểm 1 mục I Thông tư số 278-TT/ĐC ngày 07/3/1997 của Tổng cụcĐịa chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04-CP ngày 10/01/1997 của
Trang 13Chính phủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai: “VPHC trong lĩnh vực quản lý, SDĐ đai là những hành vi làm trái với quy định về quản lý, SDĐ đai nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự” [27] Khái niệm này
mới chỉ phản ánh được mặt khách quan của vi phạm, mà không đề cập đếnmặt chủ quan và chủ thể của VPHC
Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 củaChính phủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai (sau đây gọi là Nghị định
số 182/2004/NĐ-CP) đã sửa lại khái niệm trên như sau:
“VPHC trong lĩnh vực đất đai quy định trong Nghị định này là hành vi
cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính” [8].
Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm
2009 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai (sau đây gọi là Nghị định số105/2009/NĐ-CP) đã sửa đổi, bổ sung thêm chủ thể VPHC trong lĩnh vực đất đai:
“VPHC trong lĩnh vực đất đai quy định trong Nghị định này là hành vi
cố ý hoặc vô ý của người SDĐ, tổ chức, cá nhân có liên quan, tổ chức hoạt động dịch vụ về đất đai vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”[9].
1.2.2 Phân loại VPHC trong lĩnh vực đất đai
Căn cứ vào tính chất, mức độ hậu quả của hành vi VPHC, vào khách thể
và chủ thể VPHC trong lĩnh vực đất đai, chúng ta có thể phân loại VPHC vềđất đai thành các nhóm như sau:
a) Căn cứ dấu hiệu khách quan là hành vi và tính chất, mức độ nguyhiểm của hành vi VPHC thì có hành vi bị xử phạt bằng hình thức cảnh cáo, cóhành vi vi phạm bị xử phạt bằng tiền; có hành vi bị xử phạt bằng tiền và bịbuộc phải khắc phục hậu quả, có hành vi không bị buộc phải khắc phục hậu
Trang 14quả Ví dụ: hành vi SDĐ không đúng mục đích có thể bị phạt cảnh cáo, có thểphạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến năm trăm nghìn (500.000)đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1), giá trị quyền SDĐ đối vớidiện tích đất vi phạm quy thành tiền dưới ba mươi triệu (30.000.000) đồng đốivới đất nông nghiệp, dưới một trăm năm mươi triệu (150.000.000) đồng đối
với đất phi nông nghiệp (điểm a, khoản 1, Điều 8 Nghị định CP) [9] Các hành vi VPHC trên Mức 1 nêu trên thì không được phạt cảnh
105/2009/NĐ-cáo mà đều phải xử phạt bằng tiền Các hành vi SDĐ sai mục đích đều bịbuộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm
b) Căn cứ vào khách thể là các quan hệ pháp luật đất đai để phânthành 2 nhóm là nhóm hành vi VPHC trong SDĐ và nhóm hành vi VPHCtrong hoạt động dịch vụ về đất đai
Nghị định số 105/2009/NĐ-CP quy định tổng số có 17 hành vi VPHC, bị
xử phạt, trong đó có 14 hành vi VPHC trong SDĐ và 03 hành vi VPHC tronghoạt động dịch vụ về đất đai
c) Căn cứ vào chủ thể là đối tượng VPHC, để phân loại thành nhóm bị
xử phạt VPHC bằng tiền và nhóm bị xử lý kỷ luật theo pháp luật về cán bộ,công chức hoặc xử lý theo pháp luật hình sự Ví dụ: Khoản 2 Điều 2 Nghịđịnh số 105/2009/NĐ-CP quy định: Cán bộ, công chức trong khi thi hànhcông vụ có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý đất đai sẽ bị xử lý kỷ luật theoquy định của pháp luật về cán bộ, công chức; trường hợp hành vi có dấu hiệucấu thành tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của phápluật [9]
d) Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan là yếu tố lỗi của VPHC trong lĩnh vựcđất đai, có thể phân loại hành vi vi phạm do lỗi cố ý, hành vi vi phạm do lỗi
vô ý Ví dụ: khoản 2 Điều 1 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP quy định, VPHCtrong lĩnh vực đất đai quy định trong Nghị định này là hành vi cố ý hoặc vô ýcủa người SDĐ, tổ chức, cá nhân có liên quan, tổ chức hoạt động dịch vụ về
Trang 15đất đai vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai mà chưa đến mức bị truycứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật [9]
1.2.3 Các hành vi VPHC trong lĩnh vực đất đai
Nghị định số 105/2009/NĐ-CP quy định tổng số có 17 hành vi vi phạm
và bị xử phạt, trong đó có 14 hành vi VPHC trong sử dụng đất và 03 hành viVPHC trong hoạt động dịch vụ về đất đai So với Nghị định số 182/2004/NĐ-
CP, có một số hành vi bị loại bỏ và một số hành vi được bổ sung, cụ thể:Nghị định số 105/2009/NĐ-CP loại bỏ 02 hành vi:
- Bỏ hành vi "chậm thực hiện bồi thường và chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho phép" [8] Việc bỏ hành vi này vì việc chậm thực hiện bồi thường
là hành vi vi phạm của cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ thực hiện việcbồi thường, không phải là hành vi của người có đất bị thu hồi; do đó khôngthuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định
- Bỏ hành vi "chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho phép” [8] Việc bỏ
hành vi này vì đã được xử lý theo quy định của pháp luật về tài chính
Nghị định số 105/2009/NĐ-CP bổ sung 03 hành vi:
- Nhận chuyển quyền sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện nhậnchuyển quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 103 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP;
- Chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Chậm hoặc không cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đếnviệc thanh tra, kiểm tra; cản trở việc thanh tra, kiểm tra về đất đai
Các hành vi VPHC được quy định trong Nghị định số
105/2009/NĐ-CP, gồm:
Một là, sử dụng đất không đúng mục đích (Điều 8) Hành vi này được
khoản 1 Điều 3 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP định nghĩa là hành vi sử dụng
Trang 16đất không đúng với mục đích sử dụng, loại đất ghi trong Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyết định giao đất, quyết địnhcho thuê đất, quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc giấy tờkhác về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của LĐĐ[9].
Hành vi sử dụng đất không đúng mục đích đối với 04 loại đất là:
- Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, chuyểnđất trồng cây lâu năm sang đất ao, hồ, đầm, nuôi trồng thuỷ sản sử dụng nướcmặn;
- Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mụcđích khác;
- Chuyển từ đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sửdụng đất sang đất phi nông nghiệp theo quy định phải nộp tiền sử dụng đấthoặc chuyển từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
- Sử dụng đất để xây dựng công trình, đầu tư bất động sản thuộc khu vực
đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế trái với quy hoạch sửdụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được công bố;
Hai là, lấn, chiếm đất (Điều 9) Khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Nghị định số
Ba là, huỷ hoại đất (Điều 10) Hành vi này không được Nghị định số
105/2009/NĐ-CP chính thức định nghĩa Tuy nhiên căn cứ vào quy định tại
Trang 17Điều 10 của Nghị định số 105/2009/NĐ-CP, chúng ta có thể hiểu hủy hoại đất
là hành vi làm suy giảm chất lượng đất hoặc làm biến dạng địa hình hoặc gây
ô nhiễm đất dẫn đến hậu quả làm cho đất giảm hoặc mất khả năng sử dụngtheo mục đích sử dụng đã được xác định
Bốn là, gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác (Điều 11).
Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP định nghĩa gây cản trở choviệc sử dụng đất của người khác là hành vi đưa vật liệu xây dựng, chất thải,chất độc hại hay các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc lên thửa đấtcủa mình hoặc đào bới, xây tường, làm hàng rào và các hành vi khác mà hành
vi này gây cản trở, làm giảm khả năng sử dụng đất của người khác hoặc gâythiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác [9]
Năm là, chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng
cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
mà không thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đấtđai Nghị định số 105/2009/NĐ-CP không có giải thích về hành vi này, nhưngchúng ta có thể hiểu là người sử dụng đất khi thực hiện các quyền của người sửdụng đất đã không tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật đất đai
Sáu là, tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại,
thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với đấtkhông đủ điều kiện Hành vi này cũng không được Nghị định số105/2009/NĐ-CP giải thích, nhưng có thể hiểu là đất không đủ điều kiện đểthực hiện các quyền theo quy định tại Điều 106 LĐĐ năm 2003, cụ thể là:quyền sử dụng đất được chuyển nhượng phải có giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đất không cótranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; trongthời hạn sử dụng đất
Bảy là, nhận chuyển quyền sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai
Trang 18Giống với hai hành vi trên, hành vi này cũng không được định nghĩa rõ ràngtrong Nghị định số 105/2009/NĐ-CP Tuy nhiên, cơ quan chủ trì soạn thảoNghị định cho rằng cần phải quy định hành vi này, bởi vì:
“Tại Điều 103 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP quy định điều kiện nhận chuyển quyền sử dụng đất là cơ sở để quy định hình thức xử phạt đối với người có hành vi nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện nhận chuyển quyền sử dụng đất” [3]
Tám là, không đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, không đăng ký biến
động quyền sử dụng đất, đăng ký không đúng loại đất, không đăng ký khichuyển mục đích sử dụng đất, không đăng ký gia hạn sử dụng đất khi hết hạn
sử dụng đất mà vẫn đang sử dụng đất Đây là hành vi không thực hiện đúngcác quy định về đăng ký quyền sử dụng đất quy định tại Điều 46 của LĐĐnăm 2003 và Điều 38, Điều 39 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29tháng 10 năm 2004 về thi hành LĐĐ So với quy định về cố ý đăng ký khôngđúng loại đất, không đăng ký khi chuyển mục đích sử dụng đất tại Điều 15Nghị định số 182/2004/NĐ-CP thì Nghị định số 105/2009/NĐ-CP đã quyđịnh thêm các hành vi không đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, không đăng
ký biến động quyền sử dụng đất, không đăng ký gia hạn sử dụng đất khi hếthạn sử dụng đất mà vẫn đang sử dụng đất
- Đối với hành vi không đăng ký biến động quyền sử dụng đất, nội dungnày trùng với nhiều nội dung khác đã được quy định trong Nghị định số105/2009/NĐ-CP
- Đối với hành vi không đăng ký khi chuyển mục đích sử dụng đất, nộidung của nó trùng với quy định về sử dụng đất không đúng mục đích Bởi vì,nếu người dân đăng ký khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định củapháp luật tức là họ đã sử dụng đất đúng mục đích và ngược lại nếu họ khôngđăng ký mà cứ sử dụng thì là sử dụng đất không đúng mục đích Trong trường
Trang 19hợp này, cơ quan có thẩm quyền có khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụngđiều luật để xử phạt Quy định không rõ ràng này dễ dẫn đến tình trạng tùytiện trong việc áp dụng pháp luật và phát sinh các tiêu cực trong công tác xử
lý vi phạm
Chín là, hành vi gây cản trở trong việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng Trước đây hành vi này được
Điều 18 của Nghị định số 182/2004/NĐ-CP quy định là “Cố ý gây cản trở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất” [8] Các dạng cụ thể của hành vi
được quy định rõ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 105/2009/NĐ-CP về cơ bản vẫn giữ nguyên như Điều 18 của Nghị định số
182/2004/NĐ-CP chỉ bổ sung thêm cụm từ “bồi thường, giải phóng mặt bằng”, bao gồm: hành vi không có mặt tại địa điểm để bàn giao đất theo yêu
cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không có lý do chính đáng; hành
vi ngăn cản cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hànhxác định mốc giới, bàn giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường, giảiphóng mặt bằng Mặc dù, Nghị định số 105/2009/NĐ-CP đã bổ sung thêmhành vi gây cản trở trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng vẫnchưa giải quyết được vướng mắc của các địa phương trong việc thực hiệncông tác này đó là: tại điểm a khoản 3 Điều 29 của Nghị định số 69/2009/NĐ-
CP quy định “Chủ đầu tư tiến hành khảo sát, đo đạc lập bản đồ khu vực dự
án ngay sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư” [10] Tuy nhiên, khi các
chủ đầu tư tiến hành các công việc này, người sử dụng đất cản trở không cho
họ vào thửa đất của mình để đo vẽ, kiểm đếm khiến cho công tác bồi thườnggiải phóng mặt bằng không thực hiện được Nhưng hành vi này của người dânlại không bị xử phạt do Nghị định số 105/2009/NĐ-CP không quy định hành vinày Như vậy, nhà làm luật cần bổ sung hành vi này vào Nghị định quy định về
xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai trong thời gian tới
Mười là, hành vi không trả lại đất đúng thời hạn theo quyết định thu hồi
Trang 20đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Về cơ bản nội dung Điều 17 củaNghị định số 105/2009/NĐ-CP vẫn kế thừa quy định tại Điều 19 của Nghịđịnh số 182/2004/NĐ-CP đối với hành vi này Tuy nhiên, có sửa một chút
tiêu đề của điều luật đó là đảo cụm từ “Không thực hiện đúng thời hạn trả lại
đất…” thành “Không trả lại đất đúng thời hạn…”.
Mười một là, tự tiện di chuyển làm sai lệch, hư hỏng mốc chỉ giới quy
hoạch sử dụng đất, mốc chỉ giới hành lang an toàn của công trình, mốc địagiới hành chính Điều 18 của Nghị định số 105/2009/NĐ-CP giữ nguyên quyđịnh của Điều 20 của Nghị định số 182/2004/NĐ-CP
Mười hai là, hành vi làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử
dụng đất Điều 19 của Nghị định số 105/2009/NĐ-CP và Điều 21 của Nghịđịnh số 182/2004/NĐ-CP đều xác định rõ đây là hành vi tẩy xóa, sửa chữagiấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất không đúng quy định; việc chuyển đổi, chuyển nhượng,cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng
đất không đúng thực tế và gây ra những hậu quả phức tạp
Tuy nhiên, Nghị định 105/2009/NĐ-CP lại bỏ đi cụm từ “mà chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự” Điều này dẫn đến khó khăn cho các cơ
quan có thẩm quyền trong việc áp dụng luật Bởi vì, Bộ luật Hình sự năm
1999 có một điều quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổchức (Điều 267) [23].Như vậy, sẽ khó có cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xử
lý VPHC khi phát hiện hành vi phạm sẽ chuyển cho cơ quan điều tra truy cứutrách nhiệm hình sự
Mười ba là, hành vi chậm đưa đất vào sử dụng theo các quy định của
pháp luật về đất đai Đây là hành vi mới được quy định trong Nghị định số105/2009/NĐ-CP Hành vi này được hiểu là người sử dụng đất có các hànhvi: không sử dụng đất trồng cây hàng năm quá thời hạn mười hai (12) thángliền; không sử dụng đất trồng cây lâu năm quá thời hạn mười tám (18) tháng
Trang 21liền; không sử dụng đất trồng rừng quá thời hạn hai mươi bốn (24) tháng liền;không sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tưquá thời hạn mười hai (12) tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn haibốn (24) tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giaođất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết địnhgiao đất, cho thuê đất đó cho phép
Mười bốn là, hành vi chậm hoặc không cung cấp thông tin, giấy tờ, tài
liệu có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra; cản trở việc thanh tra, kiểm tra vềđất đai Đây cũng là hành vi mới được quy định trong Nghị định số 105/2009/NĐ-CP Tuy nhiên, khoản 6 Điều 3 của Nghị định số 105/2009/NĐ-CP chỉđịnh nghĩa về hành vi chậm cung cấp dữ liệu đất đai:
“Là hành vi chậm cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra sau mười (10) ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra hoặc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của người có thẩm quyền, của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật”[9].
Các hành vi không cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đếnviệc thanh tra, kiểm tra; cản trở việc thanh tra, kiểm tra về đất đai không đượcNghị định giải thích
Mười lăm là, hành vi hành nghề tư vấn về giá đất mà không thực hiện
đúng nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất theo quy định của pháp luật
hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép Nghị định số
105/2009/NĐ-CP không định nghĩa về hành vi này, nhưng chúng ta có thểhiểu là tổ chức, cá nhân hành nghề nhưng không tuân thủ đúng các nguyêntắc, phương pháp đã được quy định trong Luật, các Nghị định và Thông tưhướng dẫn hoặc hành nghề mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật
Mười sáu là, hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
mà không đăng ký hoạt động hành nghề, được quy định tại Điều 23 của Nghị
Trang 22định số 105/2009/NĐ-CP Đây là hành vi hành nghề tư vấn về lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất mà không đăng ký hoạt động theo quy định của phápluật về đất đai
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay pháp luật đất đai vẫn chưa có quyđịnh về việc đăng ký hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất Như vậy, quy định này vẫn chưa có cơ sở thực hiện trên thực tế
Mười bảy là, hành vi cung cấp dữ liệu đất đai không đúng quy định củapháp luật quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP và đượcđịnh nghĩa:
“Là hành vi cung cấp các số liệu, tài liệu về đất đai gồm: số hiệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí, người sử dụng thửa đất, nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử dụng đất, giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai đã thực hiện và chưa thực hiện; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; quyền và những hạn chế về quyền của người sử dụng đất, biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin khác có liên quan không đúng với quy định của pháp luật về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu đất đai”[9]
1.3 Khái quát pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai hiện hành
1.3.1 Khái quát xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai
Căn cứ vào hành vi, tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm phápluật đất đai mà người vi phạm sẽ bị xử lý bằng một trong bốn hình thức là:
- Thứ nhất, xử phạt VPHC theo quy định của pháp luật đất đai;
- Thứ hai, xử lý vi phạm bằng hình thức kỷ luật theo pháp luật về cán bộ,công chức;
- Thứ ba, xử lý vi phạm theo pháp luật dân sự;
- Thứ tư là xử lý vi phạm theo pháp luật hình sự
Trang 23Trong các hình thức xử lý trên thì xử lý VPHC là chủ yếu và phổ biếnnhất bởi vì đây là biện pháp cơ bản nhằm giáo dục, răn đe, ngăn ngừa những
vi phạm pháp luật đất đai Theo quy định của pháp luật hiện hành xử lýVPHC gồm xử phạt hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác
1.3.1.1 Khái niệm của xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai
Trên cơ sở các quy định của pháp luật về xử phạt VPHC, các nhà khoahọc pháp lý đã đưa ra khái niệm xử phạt VPHC như sau:
“Xử phạt VPHC là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành về xử phạt VPHC, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân VPHC” [35]
1.3.1.2 Đặc điểm của xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai
Xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai có bốn đặc điểm sau:
Thứ nhất, xử phạt VPHC được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức, hộ gia
đình, cơ sở tôn giáo VPHC theo quy định của pháp luật đất đai Nói cáchkhác, VPHC trong lĩnh vực đất đai là cơ sở để tiến hành hoạt động xử phạtVPHC Pháp lệnh xử lý VPHC và Nghị định của Chính phủ về xử phạt VPHCtrong lĩnh vực đất đai quy định hành vi VPHC, hình thức, biện pháp xử phạthành chính áp dụng đối với người VPHC là những cơ sở pháp lý quan trọng
để tiến hành hoạt động xử phạt VPHC;
Thứ hai, xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai được tiến hành bởi các
chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý VPHC và Nghịđịnh của Chính phủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai Chủ thể có thẩmquyền xử phạt gồm có: Chủ tịch UBND các cấp, Chánh thanh tra và thanh traviên thuộc các cơ quan có thẩm quyền thanh tra về đất đai
Thứ ba, xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai được tiến hành theo những
nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật về xử
Trang 24lý VPHC nói chung và Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt VPHCtrong lĩnh vực đất đai
Thứ tư, kết quả của hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai thể
hiện ở các quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai Trong đó ghinhận các hình thức xử phạt áp dụng đối với người VPHC bao gồm hình thức
xử phạt chính (phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền), hình thức xử phạt bổ sung vàcác biện pháp khắc phục hậu quả
1.3.2 Chủ thể VPHC trong lĩnh vực đất đai
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 105/2010/NĐ-CP thì đối tượng
áp dụng hay nói cách khác là chủ thể VPHC trong lĩnh vực đất đai gồm có:
Cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nướcngoài (gọi chung là cá nhân); cơ quan, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài(gọi chung là tổ chức); hộ gia đình; cơ sở tôn giáo có hành vi VPHC trong sửdụng đất đai hoặc trong việc thực hiện các hoạt động dịch vụ về đất đai
Cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ có hành vi vi phạm phápluật về quản lý đất đai sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ,công chức và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 củaChính phủ về thi hành Luật Đất đai; trường hợp hành vi có dấu hiệu cấu thànhtội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
Theo quy định này, các chủ thể là người trực tiếp đang sử dụng đất hoặckhông trực tiếp sử dụng đất mà có hành vi VPHC trong lĩnh vực đất đai thì bịtruy cứu trách nhiệm hành chính và bị xử phạt, các chủ thể này phù hợp với
quy định về "người sử dụng đất" tại Điều 9 của LĐĐ 2003.
Riêng đối với cộng đồng dân cư không phải là chủ thể vi phạm và bị truycứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực đất đai Điều này cũng dễ hiểu bởi
vì cộng đồng dân cư được quy định là chủ thể sử dụng đất nhưng lại khôngphải là chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung Theo lý luận về nhà nước và
pháp luật:“Chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm cá nhân, pháp nhân và tổ
Trang 25chức” [33] Mặt khác, khi xử phạt đối với cộng đồng dân cư thì cũng sẽ
không thể thực hiện được bởi, cơ quan xử phạt không thể xác định được ai làngười vi phạm, tài sản của cộng đồng do ai nắm giữ để nộp tiền phạt
So với Nghị định số 182/2004/NĐ-CP thì Nghị định số 105/2009/NĐ-CP
đã bổ sung thêm ba nhóm chủ thể là: người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hộgia đình, cơ sở tôn giáo Việc bổ sung thêm chủ thể là người Việt Nam định cư ởnước ngoài là hoàn toàn hợp lý bởi vì họ cũng là chủ thể được nhà nước giaođất, cho thuê đất
1.3.3 Nguyên tắc xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai
Điều 6 của Nghị định số 105/2009/NĐ-CP đưa ra sáu nguyên tắc xử phạtVPHC trong lĩnh vực đất đai, đó là:
- Mọi VPHC phải được phát hiện, đình chỉ, xử lý kịp thời; việc xử phạtVPHC phải được tiến hành nhanh chóng, công khai, triệt để; mọi hậu quả doVPHC gây ra phải được khắc phục theo quy định của Nghị định này và quyđịnh của pháp luật có liên quan
- Việc xử phạt VPHC phải do người có thẩm quyền quy định tại cácĐiều 25, 26 và 27 của Nghị định này thực hiện
- Một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt hành chính một lần Nhiều người cùngthực hiện hành vi VPHC thì từng người vi phạm đều bị xử phạt Một ngườithực hiện nhiều hành vi VPHC thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm
- Hình thức xử phạt chính được áp dụng độc lập; hình thức xử phạt bổsung, biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xửphạt chính đối với những hành vi VPHC có quy định hình thức xử phạt bổsung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong Nghị định, trừ trườnghợp quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này
- Hình thức, mức độ xử phạt được xác định căn cứ vào tính chất, mức độ
vi phạm, hậu quả của hành vi VPHC, nhân thân của người có hành vi VPHC,tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
Trang 26được áp dụng theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh số44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban Thường vụQuốc hội về việc xử lý VPHC (sau đây gọi là Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10).
- Mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của mức
xử phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mứctiền phạt có thể giảm xuống mức thấp hơn, nhưng không được giảm quá mức tốithiểu của mức xử phạt; nếu hành vi vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiềnphạt có thể tăng lên cao hơn, nhưng không được vượt quá mức tối đa của mức
1.3.4 Thời hiệu xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 105/2010/NĐ-CP, về thời hiệu xửphạt VPHC trong lĩnh vực đất đai là hai (02) năm kể từ ngày có hành viVPHC xảy ra Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết địnhđưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉđiều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu VPHC thì thờihiệu xử phạt VPHC là ba (03) tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạtnhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm Trường hợp hết thời hiệu
xử phạt VPHC mà hành vi VPHC chưa bị xử phạt thì người có thẩm quyền
Trang 27không thực hiện xử phạt VPHC mà áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.Trong thời hạn trên mà người có hành vi vi phạm lại có hành vi VPHC mớiquy định tại Nghị định này hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thìthời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm có hành vi VPHC mới hoặc từthời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt VPHC.
Mặc dù, dù thời hiệu xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai dài hơn một sốlĩnh vực khác, nhưng cách quy định thời hạn như trên không phù hợp với lĩnhvực đất đai dẫn đến hậu quả là nhiều vi phạm thực tế xảy ra trong thời hiệu xửphạt nhưng người vi phạm cố tình khai không đúng hoặc người có thẩm quyềnkhông thể xác định được chính xác thời hiệu nên không xử phạt được [17]
1.3.5 Hình thức xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai
Nghị định 105/2009/NĐ-CP quy định các hình thức xử phạt VPHC trên
cơ sở các hình thức xử phạt được quy định trong Pháp lệnh xử lý VPHC, baogồm: hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và các biện phápkhắc phục hậu quả
1.3.5.1 Hình thức xử phạt chính
Theo quy định tại chương II của Pháp lệnh xử lý VPHC hiện hành vàĐiều 5 của Nghị định số 105/2009/NĐ-CP, đối với mỗi VPHC, chủ thể viphạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính đó là: phạt cảnh cáo vàphạt tiền
Phạt cảnh cáo được áp dụng đối với chủ thể: “VPHC nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi VPHC do người chưa thành niên
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện”[9], phạt cảnh cáo phải được quyết
định bằng văn bản
Phạt tiền được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm VPHC tronglĩnh vực đất đai có đầy đủ các yếu tố cấu thành trách nhiệm hành chính vàkhông thuộc các trường hợp phạt cảnh cáo Người bị phạt tiền do VPHC trong
lĩnh vực đất đai sẽ phải nộp tiền phạt vào “tài khoản tạm thu, tạm giữ do cơ
Trang 28quan tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước” [9] được ghi trong quyết định xử
phạt VPHC
1.3.5.2 Hình thức xử phạt bổ sung
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Nghị định số 105/2009/NĐ-CP quyđịnh chủ thể VPHC trong lĩnh vực đất đai còn có thể bị áp dụng một hoặc cáchình thức xử phạt bổ sung sau đây: tịch thu tang vật, phương tiện được sửdụng để VPHC; tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề định giá đất; cấm hànhnghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Pháp lệnh xử lý VPHC hiện hành chỉ quy định hai hình thức xử phạt bổsung đó là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tangvật, phương tiện được sử dụng để VPHC Nghị định số 182/2004/NĐ-CP chỉquy định một hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được
sử dụng để VPHC Như vậy, Nghị định số 105/2009/NĐ-CP đã bổ sung thêmhai hình thức xử phạt bổ sung đó là tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề địnhgiá và cấm hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Mặc dù, pháp luật đất đai hiện hành chưa quy định về trình tự thủ tục cấpchứng chỉ hành nghề định giá đất Nhưng nhà làm luật đã dự liệu trước các viphạm pháp luật trong lĩnh vực định giá đất để điều chỉnh
Tuy nhiên, đối với hình thức xử phạt bổ sung là cấm hành nghề tư vấn vềlập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, theo chúng tôi là không phù hợp với quyđịnh của Pháp lệnh xử lý VPHC hiện hành và Bộ Luật Hình sự năm 1999 Bởi
vì, Pháp lệnh xử lý VPHC hiện hành không quy định về hình thức xử phạt bổsung này Ngoài ra, hình thức xử phạt này chưa được bất cứ Nghị định về xửphạt VPHC nào áp dụng Hơn nữa, hình thức xử phạt cấm hành nghề [23] làmột trong những hình phạt bổ sung được quy định tại Điều 28 của Bộ LuậtHình sự năm 1999 và chỉ có Bộ Luật Hình sự mới được quy định về tội phạm vàhình phạt
Trang 29Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP, hìnhthức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đốivới những hành vi VPHC có quy định hình thức xử phạt bổ sung Theo đó,hình thức xử phạt tịch thu tang vật VPHC chỉ được quy định tại khoản 3 Điều
10, điểm a khoản 3 Điều 11, khoản 5 Điều 13, khoản 3 Điều 18; hình thức xửphạt bổ xung là tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề chỉ được áp dụng đối vớikhoản 3 Điều 22; hình thức xử phạt bổ sung cấm hành nghề tư vấn về lập quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất chỉ được áp dụng tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số105/2009/NĐ-CP
1.3.5.3 Các biện pháp khắc phục hậu quả
Khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh xử lý VPHC quy định ngoài các hình thức
xử phạt chính và các hình thức xử phạt bổ sung, chủ thể VPHC còn có thể bị
áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau: buộc khôi phục lạitình trạng ban đầu đã bị thay đổi do VPHC gây ra hoặc buộc tháo dỡ côngtrình xây dựng trái phép; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ônhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do VPHC gây ra; buộc đưa ra khỏi lãnhthổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; buộc tiêuhuỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoáphẩm độc hại; biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyềnquyết định áp dụng theo quy định của Chính phủ [34]
Là lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước chuyên ngành nên khôngphải biện pháp khắc phục hậu quả nào nêu trên cũng phù hợp với lĩnh vựcđất đai Trước đây, Nghị định số 182/2004/NĐ-CP chỉ quy định một biệnpháp khắc phục hậu quả duy nhất là buộc khôi phục lại tình trạng của đấtnhư trước khi vi phạm
Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP quy định 06 biện phápkhắc phục hậu quả được áp dụng trong xử phạt VPHC về đất đai bao gồm:
Trang 30Thứ nhất, buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm
(chỉ được áp dụng theo quy định tại: khoản 6 Điều 8, khoản 4 Điều 9, khoản 3Điều 10, điểm b khoản 3 Điều 11, khoản 5 Điều 13);
Thứ hai, buộc khắc phục tình trạng làm suy giảm đất, khắc phục việc thải
chất độc hại vào đất (chỉ được áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 10);
Thứ ba, buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho,
nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất (chỉ được áp dụng theo quy định tạikhoản 3 Điều 14);
Thứ tư, tịch thu lợi ích có được do vi phạm (chỉ được quy định cụ thể tại
khoản 5 Điều 13);
Thứ năm, buộc phải thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của
pháp luật về đất đai (chỉ được áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 12,khoản 3 Điều 15);
Thứ sáu, buộc phải cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu và chấp hành yêu
cầu thanh tra, kiểm tra (chỉ được áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 21) Cũng giống như việc áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện phápkhắc phục hậu quả chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đốivới những hành vi VPHC có quy định biện pháp khắc phục hậu quả được quyđịnh trong Nghị định số 105/2009/NĐ-CP, trừ trường hợp hết thời hiệu xửphạt VPHC mà hành vi VPHC chưa bị xử phạt thì người có thẩm quyềnkhông thực hiện xử phạt VPHC mà áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả(khoản 4 Điều 6 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP)
1.3.6 Mức xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai
Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02/4/2008 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Pháp lệnh xử lý VPHC đã nâng mức xử phạt bằng tiền tối đa là
500 triệu đồng, tăng khoảng 17 lần so với mức xử phạt tối đa trước đây là 30triệu đồng Do đó, tất cả các hành vi vi phạm của Nghị định số 105/2009/NĐ-
CP đều có mức xử phạt tăng lên so với mức xử phạt của Nghị định số
Trang 31182/2004/NĐ-CP Mức xử phạt tối thiểu được tăng từ 100.000 đồng lên đến200.000 đồng đối với các hành vi quy định tại các Điều 8, 11, 12, 15 và 21.Mức xử phạt tối đa được tăng từ 30.000.000 đồng lên đến 500.000.000 đồngđối với một số hành vi gồm: sử dụng đất không đúng mục đích (Điều 8); lấnchiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình, đất thuộc khu vực đôthị, đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng(Điều 9), hủy hoại đất (Điều 10), Nhận chuyển quyền sử dụng đất nhưngkhông đủ điều kiện nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của phápluật về đất đai (Điều 14)
Mức phạt tối thiểu được áp dụng trong các trường hợp người vi phạm cónhững tình tiết giảm nhẹ như vi phạm diện tích nhỏ, ảnh hưởng xấu của hành
vi vi phạm không lớn, vi phạm lần đầu, thành khẩn sửa chữa, tự nguyện bồithường thiệt hại, khả năng phục hồi lại đất dễ dàng, hoàn cảnh kinh tế khókhăn, ít hiểu biết pháp luật, hành vi gây thiệt hại về giá trị đất không lớn Mứcphạt tối đa được áp dụng trong các trường hợp người vi phạm có những tìnhtiết tăng nặng như: lợi dụng chức vụ, quyền hạn, mưu lợi ích riêng, vi phạmdiện tích lớn, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội, tái phạm hoặc vi phạm nhiềulần, không thành khẩn sửa chữa, không tự nguyện bồi thường thiệt hại, khảnăng phục hồi đất khó khăn, hành vi vi phạm gây thiệt hại về giá trị đất lớn,trốn tránh việc chấp hành quyết định xử phạt VPHC
Để xác định mức xử phạt đối với mỗi hành vi VPHC nhà làm luật đã dựavào các tiêu chí: mức độ hậu quả của hành vi VPHC; địa điểm thực hiện hành
vi vi phạm; chủ thể bị xử phạt; hành vi vi phạm
a) Về mức độ hậu quả của hành vi VPHC
Kế thừa và phát triển quy định tại Điều 8 của Nghị định số182/2004/NĐ-CP về xác định mức độ hậu quả của hành vi VPHC, Nghị định
số 105/2009/NĐ-CP cũng quy định mức độ hậu quả của hành vi VPHC đượcxác định theo nguyên tắc quy đổi giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích
Trang 32đất bị vi phạm thành tiền theo giá đất tại thời điểm xử phạt do UBND tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất đó quy định và chia thành bốn(04) mức với giá trị cao hơn so với Nghị định số 182/2004/NĐ-CP:
Mức một (1): trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất
bị vi phạm quy thành tiền dưới ba mươi triệu (30.000.000) đồng đối với đấtnông nghiệp, dưới một trăm năm mươi triệu (150.000.000) đồng đối với đấtphi nông nghiệp [9];
Mức hai (2): trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị
vi phạm quy thành tiền từ ba mươi triệu (30.000.000) đồng đến dưới támmươi triệu (80.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, từ một trăm năm mươitriệu (150.000.000) đồng đến dưới bốn trăm triệu (400.000.000) đồng đối vớiđất phi nông nghiệp [9];
Mức ba (3): trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi
phạm quy thành tiền từ tám mươi triệu (80.000.000) đồng đến dưới hai trăm triệu(200.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, từ bốn trăm triệu (400.000.000)đồng đến dưới một tỷ (1.000.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp [9];
Mức bốn (4): trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi
phạm quy thành tiền từ hai trăm triệu (200.000.000) đồng trở lên đối với đất nôngnghiệp, từ một tỷ (1.000.000.000) đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp [9].Đối với các loại đất chưa được xác định giá mà phải xác định giá để tínhmức độ hậu quả của hành vi VPHC gây ra thì việc xác định giá thực hiện theoquy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày27/7/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác địnhgiá đất và khung giá các loại đất
Nghị định số 105/2009/NĐ-CP đã có quy định nhằm khắc phục hạn chếnhững khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Nghị định số 182/2004/NĐ-CP đó
là “việc xử phạt căn cứ vào diện tích đất và giá đất; trong khi đó, cán bộ có
Trang 33thẩm quyền xử lý vi phạm lại không thể xác định diện tích vi phạm cũng như định giá đất được ngay nên lúng túng trong khi xử phạt” [3] bằng việc giao
cho Bộ TNMT chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sửdụng kinh phí thực hiện việc đo đạc xác định diện tích đất và xác định giá đất
để phục vụ xử phạt VPHC (khoản 2 Điều 31 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP) Nghị định 105/2009/NĐ-CP chỉ quy định 4 nhóm hành vi VPHC gồm:
Sử dụng đất không đúng mục đích; Lấn, chiếm đất; Hủy hoại đất; Nhậnchuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nhưngkhông đủ điều kiện (đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo) thì mức xử phạt được căn
cứ vào mức độ gây hậu quả của hành vi đó
b) Địa điểm VPHC
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức xử phạt VPHC đó chính làđịa điểm VPHC xảy ra ở nông thôn hay ở đô thị Đây là một điểm mới củaNghị định số 105/2009/NĐ-CP so với Nghị định số 182/2004/NĐ-CP Nghịđịnh số 105/2009/NĐ-CP quy định việc xử phạt đối với các hành vi VPHCcăn cứ trên cơ sở hành vi đó thực hiện ở nông thôn hay đô thị mà có mức xửphạt khác nhau, không cần xem xét đến mức độ hậu quả của hành vi vi phạm
Cụ thể là đối với các hành vi: gây cản trở cho việc sử dụng đất của ngườikhác (Điều 11); chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sửdụng đất mà không thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của phápluật về đất đai (Điều 12); tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê,cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đốivới đất không đủ điều kiện (Điều 13); hộ gia đình, cá nhân nhận chuyểnquyền sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện nhận chuyển quyền sử dụng đấttheo quy định của pháp luật về đất đai (khoản 1 Điều 14); hộ gia đình, cánhân có hành vi không đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, không đăng kýbiến động quyền sử dụng đất, đăng ký không đúng loại đất, không đăng ký
Trang 34khi chuyển mục đích sử dụng đất, không đăng ký gia hạn sử dụng đất khi hếthạn sử dụng đất mà đang sử dụng đất (khoản 1 Điều 15)
Nhìn chung, mức xử phạt vi phạm ở khu vực đô thị cao hơn ở khu vựcnông thôn từ 2 đến 5 lần
c) Chủ thể bị xử phạt
Nếu như Nghị định số 182/2004/NĐ-CP áp dụng mức xử phạt chungcho các chủ thể VPHC thì Nghị định số 105/2009/NĐ-CP đã có sự phân biệt,theo đó mức xử phạt đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo cao hơn mức xử phạt đốivới hộ gia đình, cá nhân từ 2 đến 5 lần:
- Có hành vi chỉ có hộ gia đình, cá nhân mới bị xử phạt như hành vi gâycản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác (Điều 11);
- Có những hành vi tổ chức, cơ sở tôn giáo bị áp dụng mức xử phạt caohơn so với hộ gia đình, cá nhân:
+ Hành vi nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận gópvốn bằng quyền sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện (Điều 14), thì hộ giađình, cá nhân bị phạt tiền từ một triệu (1.000.000) đồng đến năm triệu(5.000.000) đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ hai triệu (2.000.000)đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng tại khu vực đô thị còn tổ chức, cơ sởtôn giáo bị phạt tiền từ năm triệu (5.000.000) đồng đến hai mươi triệu(20.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1); phạt tiền từmười triệu (10.000.000) đồng đến năm mươi triệu (50.000.000) đồng nếu hậuquả của hành vi thuộc mức hai (2); phạt tiền từ năm mươi triệu (50.000.000)đồng đến hai trăm triệu (200.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộcmức ba (3); phạt tiền từ hai trăm triệu (200.000.000) đồng đến năm trăm triệu(500.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4)
+ Hành vi không đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, không đăng kýbiến động quyền sử dụng đất, đăng ký không đúng loại đất, không đăng kýkhi chuyển mục đích sử dụng đất, không đăng ký gia hạn sử dụng đất khi hết
Trang 35hạn sử dụng đất mà đang sử dụng đất (Điều 15), thì hộ gia đình, cá nhân bịphạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến một triệu(1.000.000) đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ năm trăm nghìn(500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng tại khu vực đô thị; tổ chức, cơ
sở tôn giáo bị phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu(10.000.000) đồng
+ Hành vi không trả lại đất đúng thời hạn theo quyết định thu hồi đất của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 17), thì hộ gia đình, cá nhân bị phạttiền năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng; tổ chức,
cơ sở tôn giáo bị phạt tiền một triệu (1.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000)đồng
+ Hành vi chậm hoặc không cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liênquan đến việc thanh tra, kiểm tra; cản trở việc thanh tra, kiểm tra về đất đaithì hộ gia đình, cá nhân bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ hai trăm nghìn(200.000) đồng đến một triệu (1.000.000) đồng, đối với hành vi chậm cungcấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra về đấtđai; phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000)đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quanđến việc thanh tra, kiểm tra về đất đai; phạt tiền từ một triệu (1.000.000) đồngđến năm triệu (5.000.000) đồng đối với hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra
về đất đai
Tổ chức, cơ sở tôn giáo bị phạt tiền từ một triệu (1.000.000) đồng đếnnăm triệu (5.000.000) đồng đối với hành vi chậm cung cấp thông tin, giấy tờ,tài liệu có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra về đất đai; phạt tiền từ hai triệu(2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng đối với hành vi khôngcung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra vềđất đai; phạt tiền từ năm triệu (5.000.000) đồng đến hai mươi triệu(20.000.000) đồng đối với hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra về đất đai
Trang 361.3.7 Thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai
Việc xử lý VPHC phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quyđịnh của pháp luật Thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai đượctrao cho Chủ tịch UBND các cấp, Thanh tra chuyên ngành về đất đai Việcxác định thẩm quyền xử phạt VPHC phải theo quy định tại các Điều 25, 26 và
Sở TNMT, Chánh Thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai và Chánh Thanh tra BộTNMT, cụ thể:
Tất cả các chủ thể trên đều có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền Tuynhiên, mức phạt tiền đối với mỗi chức danh tăng dần theo vị trí chức vụ củangười đó trong hệ thống cơ quan có thẩm quyền chung và hệ thống cơ quan
Đối với cơ quan có thẩm quyền riêng: Thanh tra viên đất đai đang thi hànhcông vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng; Chánh thanh tra Sở TNMT cóquyền phạt tiền đến 30.000.000 đồng; Chánh thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai
Trang 37có quyền phạt tiền đến 100.000.000 đồng; Chánh Thanh tra Bộ TNMT có quyềnphạt tiền đến 500.000.000 đồng [9].
1.3.7.2 Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt bổ sung
Tất cả người có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai đều cóquyền áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện viphạm nhưng theo cơ quan, chức vụ của người có thẩm quyền mà có sự phânđịnh về giá trị tang vật, phương tiện vi phạm Đối với hình thức xử phạt bổsung là tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề định giá; cấm hành nghề tư vấn
về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (trừ Chủ tịch UBND xã và Thanh traviên đất đai đang thi hành công vụ), còn lại tất cả các chủ thể có thẩm quyền
xử phạt đều có quyền áp dụng
1.3.7.3 Thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh thanh tra SởTNMT, Chánh Thanh tra Bộ TNMT có quyền áp dụng đầy đủ 6 biện pháp khắcphục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP Chủ tịch UBND cấp xã chỉ được áp dụng các biện pháp khắc phục hậuquả là: Buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm; buộckhắc phục tình trạng làm suy giảm đất, khắc phục việc thải chất độc hại vàođất; tịch thu lợi ích có được do vi phạm có giá trị đến hai triệu (2.000.000)đồng; buộc phải thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của phápluật về đất đai; buộc phải cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu và chấp hànhyêu cầu thanh tra, kiểm tra Chủ tịch UBND xã không được áp dụng biệnpháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển nhượng,nhận tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất Thanh tra viên đất đaiđang thi hành công vụ chỉ được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộckhôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm và tịch thu lợi ích cóđược do vi phạm có giá trị đến hai triệu (2.000.000) đồng;
Trang 381.3.7.4 Một số nội dung liên quan đến thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai
- Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt VPHC đối với trườnghợp phải thu hồi đất, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ về đất đai.Điều 28 của Nghị định số 105/2009/NĐ-CP đã quy định rất cụ thể về tráchnhiệm của người có thẩm quyền xử phạt VPHC đối với trường hợp phải thuhồi đất, phải tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ về đất đai Theo
đó, khi xử lý VPHC thuộc trường hợp phải thu hồi đất quy định tại Điều 38 củaLĐĐ năm 2003 thì :
+ Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh thực hiện đồng thời việc xử phạtVPHC và việc thu hồi đất;
+ Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Điều 25, 26 và 27 củaNghị định số 105/2009/NĐ-CP nhưng không có quyền thu hồi đất thì thựchiện xử phạt VPHC và có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị UBND cấp cóthẩm quyền ra quyết định thu hồi đất UBND cấp có thẩm quyền có tráchnhiệm thực hiện việc thu hồi đất đối với trường hợp đủ căn cứ; trường hợpkhông đủ căn cứ theo quy định của pháp luật về đất đai thì phải thông báo chongười đề nghị, người bị xử phạt, UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất biết rõ
lý do;
+ Trường hợp hết thời hiệu xử phạt quy định tại Điều 4 của Nghị định số105/2009/NĐ-CP thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm lập biênbản về VPHC và ra quyết định thu hồi đất trong trường hợp thuộc thẩmquyền; trường hợp không thuộc thẩm quyền thì đề nghị UBND cấp có thẩmquyền thu hồi đất
- Khi xử lý VPHC thuộc trường hợp hành nghề tư vấn về giá đất màkhông thực hiện đúng nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất theo quyđịnh của pháp luật hoặc hành nghề không có giấy phép của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền (Điều 22 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP) và Hành nghề tư vấn
Trang 39về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà không đăng ký hoạt động hànhnghề (Điều 23 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP) thì người có thẩm quyền xửphạt VPHC có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứngchỉ hành nghề, đăng ký hoạt động hành nghề để tiếp tục xử lý theo quy định củapháp luật.
- Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt hành chính, nếu xét thấyhành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạtVPHC phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩmquyền mà không được giữ lại để xử phạt hành chính Trường hợp đã ra quyếtđịnh xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm màchưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xửphạt phải hủy quyết định đó và trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày hủyquyết định xử phạt, phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụnghình sự có thẩm quyền
1.3.8 Thủ tục xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai
Nghị định số 105/2009/NĐ-CP không quy định cụ thể về thủ tục xử phạt
và việc thi hành quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai mà dẫn chiếuđến Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002, Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12ngày 02 tháng 4 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lýVPHC và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý VPHCnăm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lýVPHC năm 2008
Thủ tục xử phạt VPHC và thi hành quyết định xử phạt được quy định từĐiều 53 đến Điều 63 của Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002 đã được sửa đổi,
bổ sung năm 2007 và năm 2008 Người có thẩm quyền xử phạt VPHC tronglĩnh vực đất đai phải vận dụng quy định tại Chương VI của Pháp lệnh xử lýVPHC và Chương IV của Nghị định số 128/2008/NĐ-CP để xử phạt VPHCtrong lĩnh vực đất đất đai
Trang 40Đây là những vướng mắc, bất cập gây ảnh hưởng, hạn chế nhiều đến kếtquả xử lý VPHC, cần được nghiên cứu đề xuất các quy trình, thủ tục về xửphạt VPHC trong lĩnh vực đất đai [17].
1.3.9 Vai trò của pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai
Thứ nhất, Pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai có vai trò nâng
cao nhận thức, hiểu biết của tổ chức và cá nhân về quản lý Nhà nước về đấtđai, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức tôn trọng và tự giác tuân thủpháp luật đất đai
Thứ hai, Pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai nhằm bảo vệ lợi
ích Nhà nước, lợi ích tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của người SDĐ, gópphần phát triển kinh tế-xã hội bền vững, đảm bảo an sinh xã hội
Thứ ba, Pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai có vai trò phòng
ngừa vi phạm, giáo dục, răn đe người vi phạm; bảo vệ pháp chế xã hội chủnghĩa và trật tự pháp luật
1.4 Các nghiên cứu trong nước liên quan đến hệ thống văn bản pháp luật
xử lý VPHC về đất đai
1.4.1 Thời kỳ từ năm 1945 đến trước năm 1980
Thời kỳ này, Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 vẫn thừanhận 3 hình thức sở hữu ruộng đất là: Sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sởhữu tư nhân Năm 1960, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp đã cuốn hút90% nông dân tham gia Đất đai và tư liệu sản xuất được từng bước chuyển
sang hình thức sở hữu tập thể “Từ năm 1960 đến năm 1980, tới 90% đất đai thuộc sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể do thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã sử dụng” [26] Song song với chính sách khuyến khích lợi
ích kinh tế và các biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật ruộng đất để nângcao ý thức tự giác tôn trọng pháp luật, các chế tài của pháp luật ruộng đất có tácdụng cưỡng chế góp phần làm cho mọi người nghiêm chỉnh chấp hành các điềuquy định của pháp luật ruộng đất