Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 65 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
65
Dung lượng
130,28 KB
Nội dung
Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người đặc biệt là với các dân tộc Châu Á, nhu cầu tiêu dùng rau hàng ngày càng tăng cao về số lượng và chất lượng. Trong quá trình sản xuất rau trên đồng ruộng một số loài sâu, bệnh xuất hiện thành dịch gây hại năng suất, chất lượng rau, khiến nông dân đã phải sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng chống chúng. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì mức độ ô nhiễm, trong đó có ô nhiễm về hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) ngày càng gia tăng. Hoá chất BVTV được sử dụng nhiều trong nông nghiệp để lại dư lượng trong nông sản sau thu hoạch vượt quá mức cho phép là do nhiều nguyên nhân liên quan đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm mà thời gian qua Nhà nước, Thành phố và người dân quan tâm, đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục. Việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả to lớn trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng của nông dân Việt Nam nói chung và nông dân Văn Đức nói riêng còn nhiều tồn tại, bất cập, vi phạm các quy định của Nhà nước, của Thành phố. Tình trạng sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly vẫn xảy ra đặc biệt ở vùng sản xuất rau. 1 Chính vì vậy, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Bích Yên, tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ở vùng trồng rau Văn Đức. - Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá được hiện trạng sử dụng phân bón chính (N, P, K) và phân chuồng cho các cây rau trồng chính tại xã Văn Đức theo lượng nguyên chất và phương pháp bón. - Đánh giá được hiện trạng sử dụng hoá chất BVTV cho các cây rau trồng chính tại xã Văn Đức theo lượng nguyên chất và kỹ thuật sử dụng. - Đề xuất một số giải pháp sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả góp phần giảm thiểu ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khoẻ người dân. Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát chung về thuốc BVTV 2.1.1. Khái quát thuốc bảo vệ thực vật 2 Thuốc BVTV là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học dùng để phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, loài gặm nhấm gây hại cho cây trồng ngoài đồng ruộng, nông sản trong kho bảo quản và được gọi chung là vi sinh vật gây hại trồng và nông sản (Trần Quang Hùng, 2000) Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng…), những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại…) (Chi cục BVTV Phú Thọ, 2009). Theo qui định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc, …). Những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt. Thuốc BVTV có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện rộng và chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà các biện pháp khác không thể thực hiện được. Là biện phỏp hoỏ học đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, bảo vệ được năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lại hiệu quả kinh tế; lại dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, đem lại hiệu quả ổn định và nhiều khi là biện pháp phòng trừ duy nhất. Ngay từ khi mới ra đời thuốc BVTV đã được đánh giá cao và được coi là một trong những thành tựu lớn của khoa học kỹ thuật. Đến nay, thuốc BVTV đã để lại những dấu ấn quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của nền nông nghiệp hiện đại. Mặc dù ngày nay khoa học đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt như sinh thái học dịch hại, miễn dịch thực vật… nhiều biện 3 pháp phòng trừ dịch hại được áp dụng có hiệu quả như lại tạo các giống chống chịu sâu bệnh, tạo giống sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mụ, cỏc biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật, quản lý dịch hại tổng hợp… nhưng thuốc bảo vệ thực vật vẫn có vai trò to lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh trong nông nghiệp. Đặc biệt, đối với người nông dân, sử dụng thuốc BVTV được coi là phương pháp đơn giản và được áp dụng thường xuyên. 2.1.2. Một số khái niệm liên quan Dịch hại (pest): dùng chỉ mọi loài sinh vật gây hại cho người, cho mùa màng, nông lâm sản; công trình kiến trúc; cho cây rừng, cho môi trường sống. Bao gồm các loài côn trùng, tuyến trùng, vi sinh vật gây bệnh cây, cỏ dại, các loài gặm nhấm, chim và động vật phá hoại cây trồng. Danh từ này không bao gồm các vi sinh vật gây bệnh cho người, cho gia súc. Thuốc trừ dịch hại (pesticide ): Là những chất hay hỗn hợp các chất dùng để ngăn ngừa, tiêu diệt hay phòng trừ các loài dịch hại gây hại cho cây trồng, nông lâm sản, thức ăn gia súc, hoặc những loài dịch hại gây hại cản trở quá trình chế biến, bảo quản, vận chuyển nông lâm sản; những loại côn trùng, ve bét gây hại cho người và gia súc. Thuật ngữ này còn bao gồm cả các chất điều hoà sinh trưởng cây trồng, chất làm rụng hay khụ lỏ hoặc các chất làm cho quả sáng đẹp hay ngăn ngừa rụng quả sớm và các chất dùng trước hay sau thu hoạch để bảo vệ sản phẩm không bị hư thối trong bảo quản và chuyên chở. Thế giới cũng quy định thuốc trừ dịch hại còn bao gồm thuốc trừ ruồi muỗi trong y tế và thú y. Tài nguyên thực vật gồm cây, sản phẩm của cây, nông sản, thức ăn gia súc, lâm sản khi bảo quản. Sinh vật gây hại tài nguyên thực vật bao gồm: côn trùng, nấm, vi khuẩn, cỏ dại, chuột và các tác nhân sinh vật gây hại khác. Dư lượng là phần còn lại của hoạt chất, các sản phẩm chuyển hoá và các thành phần khác có trong thuốc, tồn tại trên cây trồng, nông sản, đất, nước sau một thời gian dưới tác động của các hệ sống (living systems) và điều kiện 4 ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm ). Dư lượng của thuốc được tính bằng mg (miligam) thuốc có trong 1kg nông sản, đất hay nước (mg/kg). Như vậy, dư lượng thuốc BVTV bao gồm bất kỳ dẫn xuất nào của thuốc cũng như các sản phẩm chuyển hoá của chúng có thể gây độc cho môi sinh, môi trường. Dư lượng có thể có nguồn gốc từ những chất đã xử lý vào đất hay trên bề mặt vật phun; phần khác lại bắt nguồn từ sự ô nhiễm (biết hay không biết) có trong không khí, đất và nước. 2.1.3. Phân loại thuốc BVTV Thuốc BVTV đang được sử dụng trên thị trường rất đa dạng về chủng loại, phong phú về sản phẩm. Theo Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có 1.643 hoạt chất trong đó nhóm thuốc trừ sâu có 745 hoạt chất và 1.662 tên thương phẩm, thuốc trừ bệnh có 552 hoạt chất và 1.229 tên thương phẩm, còn lại là các loại thuốc khác. Tùy theo mục đích nghiên cứu có nhiều cách để phân loại thuốc BVTV: 2.1.3.1. Phân loại theo tính độc Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại. Đơn vị đo lường được biểu thị dưới dạng LD50 (Lethal Dose 50) và tính bằng mg/kg cơ thể. Các loại thuốc BVTV được chia mức độ độc như sau: - Vạch màu đỏ trờn nhón là thuốc độc nhóm I, rất nguy hiểm. - Vạch màu vàng là thuốc độc nhóm II, cảnh báo có hại. - Vạch màu xanh da trời là thuốc độc nhóm III, lưu ý cẩn thận. - Vạch màu xanh lá cây là thuốc độc nhóm IV, ít độc. Nhà sản xuất dùng kí hiệu đầu lâu gạch chéo là vô cùng nguy hiểm, rất độc, có thể gây chết người. 5 Bảng 2.1 – Phân loại thuốc BVTV theo tính độc. Mức độ độc LD50 với chuột (mg/kg) Qua miệng Qua da Thuốc rắn Thuốc nước Thuốc rắn Thuốc nước Nhóm I < 5 < 20 < 10 < 40 Nhóm II 5 - 50 20 - 200 10 - 100 40 - 400 Nhóm III 50 - 500 200 - 2000 100 - 1000 400 - 4000 Nhóm IV > 500 > 2000 > 1000 > 4000 (Nguồn: Cách phân nhóm độc của tổ chức WHO) Nói chung, thuốc BVTV có LD50 thấp thỳ có độ độc cao và ngược lại. Cho nên, trong khi sử dụng nhiều loại có cùng tác dụng như nhau, nên chọn loại thuốc có LD50 cao, vì an toàn hơn. 2.1.3.2. Phân loại theo công dụng Thuốc BVTV được chia thành từng nhóm tuỳ theo công dụng của chúng và thường được chia làm 2 loại chính là thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; ngoài ra cũng có thuốc trừ bệnh, thuốc diệt chuột và chất điều hoà sinh trưởng cây trồng. 6 • Thuốc trừ sâu là chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trường. Chúng được dùng để diệt trừ hoặc ngăn ngừa tác hại của côn trùng đến cây trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người. Bao gồm các thuốc diệt trứng và thuốc diệt ấu trùng để diệt trứng và ấu trùng của côn trùng. Các loại thuốc trừ sâu thường gặp: Các loại thuốc trừ sâu ngấm vào cơ thể : được kết hợp vào trong các loại cây được xử lý. Các loại côn trùng ăn vào thuốc trừ sâu khi ăn cây. Các loại thuốc trừ sâu tiếp xúc độc hại với côn trùng: có tiếp xúc trực tiếp với chúng. Tính hiệu quả thường liên quan tới số lượng sử dụng , với các giọt nhỏ (như sương ) thường cải thiện tính năng. Các loại thuốc trừ sâu tự nhiên: như các chiết xuất nicotine , pyrethrum và neem do các loại cây tạo ra để bảo vệ chống lại côn trùng. Các loại thuốc trừ sâu dựa trên nicotine đã bị cấm tại Hoa Kỳ từ năm 2001 để ngăn chặn dư lượng làm nhiễm độc thực phẩm. Các loại thuốc trừ sâu vô cơ: được sản xuất bằng các kim loại bao gồm các hợp chất arsenate đồng - và fluorine , hiện ít được sử dụng, và sulfur , thường được sử dụng. Các loại thuốc trừ sâu hữu cơ: là các hóa chất tổng hợp chiếm phần lớn lượng thuốc trừ sâu sử dụng ngày nay. • Thuốc diệt cỏ là những hóa chất có khả năng giết chết hoặc ức chế sự phát triển của cỏ, được dùng để diệt trừ các loại thực vật hoang dại (cỏ dại, cây dại) mọc lẫn với cây trồng, tranh chấp nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng với cây trồng, khiến cho cây sinh trưởng và phát triển kém, ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng và phẩm chất nông sản. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất. Vì vậy khi dựng các thuốc trong nhóm này cần đặc biệt thận trọng. Bảng 2.2 – Phân loại thuốc diệt cỏ. Cách phân loại thuốc diệt cỏ Loại thuốc Đặc điểm 7 Theo đặc tính chọn lọc của thuốc trừ cỏ Thuốc tr ừ cỏ có chọn lọc. Có tác dụng diệt hoặc làm ngừng sinh trưởng đối với một số loài cỏ dại mà không hoặc ít ảnh hưởng đến cây trồng và các loài cỏ dại khác. Thuốc trừ cỏ không chọn lọc. Những thuốc trừ cỏ khi dùng gây độc cho mọi loại cỏ và cây trồng Theo phương thức tác động Thuốc trừ cỏ tiếp xúc Chỉ gây hại cho thực vật ở những nơi thuốc có tiếp xúc với cỏ và thường chỉ diệt những phần trên mặt đất của cỏ dại. Thuốc trừ cỏ nội hấp Xâm nhập qua lá hoặc qua rễ và thuốc dịch chuyển khắp trong cây và gây độc cho cỏ dại. Theo thời gian sử dụng Thuốc trừ cỏ dùng khi chưa làm đất Dùng trên ruộng chưa gieo trồng có nhiều cỏ dại, sau một thời gian thuốc bị phân huỷ, không hại cây trồng. Thuốc trừ cỏ dùng sau khi gieo hạt Những thuốc trừ cỏ xử lý đất, chỉ diệt cỏ dại mới nảy mầm (còn gọi là thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm). Thuốc trừ cỏ trên ruộng có cây trồng đang sinh trưởng Những thuốc trừ cỏ chọn lọc và phải dùng vào thời kỳ mà cây có sức chống chịu cao, còn cỏ dại có sức chống chịu yếu đối với thuốc. (Nguồn: Giáo trình sử dụng thuốc BVTV – Trường ĐH Nông nghiệp HN) • Thuốc trừ bệnh: bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hoá học (vô cơ và hữu cơ), sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồn gốc thực vật), có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản (nấm ký sinh, vi khuẩn, xạ khuẩn) bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xử lý đất Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng trước khi bị các loài vi sinh vật gây hại tấn công tốt hơn là diệt nguồn bệnh và không có tác dụng chữa trị những bệnh do những yếu tố phi sinh vật gây ra (thời tiết, đất úng, hạn ). Thuốc trừ bệnh bao gồm cả thuốc trừ nấm (Fungicides) và trừ vi 8 khuẩn (Bactericides). Thường thuốc trừ vi khuẩn có khả năng trừ được cả nấm; còn thuốc trừ nấm thường ít có khả năng trừ vi khuẩn. Dựa theo tác động của thuốc đến vi sinh vật, có thể phân các thuốc trừ bệnh thành 2 nhóm: - Thuốc có tác dụng phòng bệnh (còn gọi là thuốc có tác dụng bảo vệ cây): Thuốc được phun xịt lên cây hoặc trộn - ngâm hạt giống, có tác dụng ngăn ngừa vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào bên trong mô thực vật để phát triển rồi gây hại cho cây. Những thuốc này phải được dùng sớm, khi dự báo bệnh có khả năng xuất hiện và gây hại cho thực vật. Nếu dùng chậm thuốc không thể ngăn chặn được bệnh phát triển. Ví dụ: Boocđô, Đồng oxyclorua, Monceren, Mancozeb… - Thuốc có tác dụng trừ bệnh: Khi phun lên cây, thuốc có khả năng xâm nhập dịch chuyển bên trong mô thực vật và diệt được vi sinh vật gây bệnh đang phát triển ở bên trong mô thực vật. Nhiều loại thuốc trừ bệnh thông dụng ở nước ta là những thuốc có tác dụng trị bệnh như Aliette, Anvil, Kitazin, Validacin, … Muốn đạt hiệu quả phòng trừ bệnh cao những thuốc có tác dụng trừ bệnh cũng cần được phun sớm, khi bệnh chớm phát hiện. Phun muộn thì cho dù có diệt được nấm bệnh ở bên trong mô thực vật, nhưng cây sẽ khó hồi phục và điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. • Thuốc diệt chuột: là những hợp chất vô cơ, hữu cơ; hoặc có nguồn gốc sinh học có hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau, được dùng để diệt chuột gây hại trên ruộng, trong nhà và kho tàng. Chúng tác động đến chuột chủ yếu 2 con đường vị độc và xông hơi (ở nơi kín đáo). • Chất điều hoà sinh trưởng cây trồng: còn được gọi là chất (thuốc) kích thích sinh trưởng cây trồng. Ở nồng độ thích hợp, các hợp chất này kích thích cây sinh trưởng và phát triển, tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống của mầm, giúp 9 cây nhanh ra rễ, lá, hoa, quả, rút ngắn thời gian sinh trưởng tăng năng suất và chất lượng nông sản. Ở nồng độ cao thuốc dễ gây hại cho thực vật. Thuốc ít độc với động vật có vú, môi sinh và môi trường. Các nhóm thuốc BVTV chỉ diệt trừ được một số loài dịch hại nhất định, chỉ phát huy hiệu quả tối ưu trong những điều kiện nhất định về thời tiết, đất đai, cây trồng, canh tác… 2.1.3.3. Phân loại theo gốc hóa học: Thuốc trừ sâu gồm các gốc hóa học chính như Clo hữu cơ, Lân hữu cơ, Carbamate, Cúc tổng hợp (Pyrethroid), thuốc thảo mộc, thuốc vi sinh, thuốc điều hòa sinh trưởng côn trùng và nhóm khác. Thuốc trừ bệnh gồm nhóm thuốc vô cơ (đồng, lưu huỳnh, thủy ngân) và nhóm thuốc hữu cơ (có nhiều gốc hóa học như Lân hữu cơ, Carbamate, Dithiocarbamate, Triazole, thuốc sinh học) Thuốc diệt cỏ gồm nhóm thuốc vô cơ (Sulfat đồng, Natri Clorat) và nhóm thuốc hữu cơ (có nhiều gốc hóa học như Acetamic, Lân hữu cơ, Phenoxy, Phenylure, Triazin) Thuốc diệt chuột gồm nhóm vô cơ (Thạch tín, Phốt phua kẽm), nhóm hữu cơ (chủ yếu các chất chống đụng mỏu như Wafarin, Brodifacoum) và nhóm vi sinh (chủ yếu vi khuẩn Sanmonella) Thuốc điều hòa sinh trưởng thực vật gồm cỏc nhúm chủ yếu là Auxin, Gibberellin, Cytokinin, Ethrel và các chất ức chế sinh trưởng 2.1.3.4. Phân loại dựa vào con đường xâm nhập (hay cách tác động của thuốc) đến dịch hại: tiếp xúc, vị độc, xông hơi, thấm sâu và nội hấp. 2.1.3.5. Phân loại dựa vào nguồn gốc: Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây cỏ hay các sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại. Thuốc có nguồn gốc sinh học: gồm các loài sinh vật (các loài ký sinh ), các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật ( như các loài kháng sinh ) có khả năng tiêu 10 [...]... vật tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 31 3.2 Phạm vi nghiên cứu Khu vực xã Văn Đức, huyện Gia lâm, thành phố Hà Nội 3.3 Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Văn Đức - Điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã - Điều tra thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên rau tại địa bàn xã - Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý thuốc BVTV nhằm bảo vệ môi... cách sử dụng phần mềm excel PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý + Phía Bắc giáp xã Kim Lan huyện Gia Lâm + Phía Đông nam giáp xã Xuân Quan, xã Phụng Công, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên + Phía Nam giáp Thị Trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên + Phía Tây giáp... một ít DDT được dùng để trừ sâu hại rau Việc thành lập Tổ Hoá Bảo vệ thực vật (1/1956) của Viện Khảo cứu trồng trọt đã đánh dấu sự ra đời của ngành Hoá Bảo vệ thực vật ở Việt nam Thuốc BVTV được dùng lần đầu trong sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc là trừ sâu gai, sâu cuốn lá lớn bựng phỏt ở Hưng yên (vụ đông xuân 1956-1957) Ở miền Nam, thuốc BVTV được sử dụng từ 1962 • Giai đoạn từ 1957 - 1990: Thời kỳ... chỉnh thực hiện các quy định về khảo nghiệm, kiểm nghiệm thuốc BVTV; đề xuất điều chỉnh các quy định hiện hành để quản lý có hiệu quả hơn, báo cáo Bộ trưởng trước ngày 30/9/2014 2.6 Các nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV Thuốc bảo vệ thực vật có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp vỡ nó giỳp cho nông dân bảo vệ cây trồng tránh được sự phá hoại của các loài dịch hại Tuy nhiên, việc sử dụng. .. như thuốc trừ sâu pha chung với thuốc trừ bệnh Thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh hóa học pha được với thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng (như Dekamon), phân bón lá Thuốc trừ sâu vi sinh có thể hỗn hợp với kali, đạm (trừ urờ) nhưng không hỗn hợp được với thuốc có nguồn gốc kháng sinh PHẦN III ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại. .. định giá bán thuốc BVTV tăng, giảm cao hay thấp không hoàn toàn phụ thuộc vào chi phí sản xuất, nhiều trường hợp giá bán thoát ly cách biệt hẳn so với giá thành sản phẩm, nhiều loại tăng giá cao cấp nhiều lần mức tăng của chi phí sản xuất Qua công tác thanh tra, kiểm tra, chuyên ngành BVTV cho thấy tình trạng thuốc BVTV nhập lậu vào nước ta ngày càng gia tăng Theo Cục BVTV, các DN thuộc mọi thành phần... phân phối thuốc do nhà nước độc quyền thực hiện Nhà nước nhập rồi trực tiếp phân phối thuốc cho các tỉnh theo giá bao cấp, rồi qua HTX nông nghiệp đến tay xã viên để phòng trị dịch hại Lượng thuốc BVTV dùng không nhiều, khoảng 15000 tấn thành phẩm/năm với khoảng 20 chủng loại thuốc trừ sâu (chủ yếu) và thuốc trừ bệnh Đa phần là các thuốc có độ tồn lưu lâu trong môi trường hay có độ độc cao Tuy lượng thuốc. .. 500 hộ gia đình ngoại thành Hà Nội thấy dấu hiệu phổ biến nhất sau khi sử dụng HCBVTV là chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn thấy ở 70 % đối tượng ngoài ra còn các triệu chứng ăn kém, hoa mắt, đau bụng (rối loạn giấc ngủ) Trần Như Nguyên, Lê Minh Giang và CS sử dụng phương pháp xã hội học và dịch tễ học điều tra cộng đồng trên 510 người ở ba vùng chuyên canh tại: Hà Nam - Thái Nguyên và ngoại thành Hà Nội năm... trầm trọng, dư lượng các loại thuốc BVTV ngày càng cao trên các loại nông sản, ảnh hưởng càng nguy hại tới sức khoẻ con người Theo thống kê của Viện bảo vệ thực vật: Nếu như cả nước ta năm 1990 đã sử dụng 10 nghìn tấn thuốc BVTV thì đến năm 2003 lượng thuốc BVTV đã sử dụng tăng lên 45 nghìn tấn và vào năm 2005 cả nước đã sử dụng 50 nghìn tấn thuốc BVTV trong một năm Đây thực sự là con số nguy hiểm cần... việc sử dụng thuốc BVTV nhưng vẫn giữ vững và tăng năng suất cây trồng.( Nguyễn Trần Oánh và CS, 2007) 2.5 Tình hình quản lý và kinh doanh thuốc BVTV ở Việt Nam Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), thống kê từ năm 2011 đến nay, hàng năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 đến 100.000 tấn thuốc BVTV Trong đó, thuốc trừ sâu chiếm 20,4%, thuốc trừ bệnh chiếm 23,2%, thuốc trừ cỏ chiếm 44,4%, các loại thuốc . đã thực hiện đề tài: Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá thực. tài - Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ở vùng trồng rau Văn Đức. - Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp nhằm. hại rau. Việc thành lập Tổ Hoá Bảo vệ thực vật (1/1956) của Viện Khảo cứu trồng trọt đã đánh dấu sự ra đời của ngành Hoá Bảo vệ thực vật ở Việt nam. Thuốc BVTV được dùng lần đầu trong sản xuất