3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Thời kỳ từ năm 1945 đến trước năm 1980
Thời kỳ này, Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 vẫn thừa nhận 3 hình thức sở hữu ruộng đất là: Sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Năm 1960, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp đã cuốn hút 90% nông dân tham gia. Đất đai và tư liệu sản xuất được từng bước chuyển sang hình thức sở hữu tập thể. “Từ năm 1960 đến năm 1980, tới 90% đất đai thuộc sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể do thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã sử dụng” [26]. Song song với chính sách khuyến khích lợi ích kinh tế và các biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật ruộng đất để nâng cao ý thức tự giác tôn trọng pháp luật, các chế tài của pháp luật ruộng đất có tác dụng cưỡng chế góp phần làm cho mọi người nghiêm chỉnh chấp hành các điều quy định của pháp luật ruộng đất.
Giai đoạn này Nhà nước ban hành một số văn bản có các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật ruộng đất như:
- Sắc lệnh số 149-SL ngày 12/4/1953 quy định đất và rừng núi hoang của tư nhân, đoàn thể, tôn giáo chưa khai khẩn, ruộng đất trồng trọt mà bỏ hoang không có lý do chính đáng qua hai năm sẽ sung vào quốc gia công thổ.
- Sắc lệnh số 197-SL ngày 19/12/1953 quy định trưng thu ruộng đất của địa chủ bỏ hoang bất cứ vì lý do gì; trưng thu ruộng đất không phải của địa chủ mà bỏ hoang quá hai năm không có lý do chính đáng.
- Thông tư số 73-TTg ngày 7/7/1962 quy định đất bỏ hoang trong các nội thành, nội thị đều do nhà nước trực tiếp quản lý để dùng vào các việc công hoặc phân phối cho nhân dân lao động tạm sử dụng.
- Chỉ thị số 231-TTg ngày 24/9/1974 quy định đối với ruộng đất đã giao cho đơn vị quản lý sử dụng còn bỏ hoang hoá, phải có kế hoạch biện pháp đưa hết vào sản xuất. Trường hợp không sử dụng hết, phải giao lại cho Uỷ ban nhân dân địa phương phân phối sử dụng, Chỉ thị còn quy định trách nhiệm về việc chuyển dịch trái phép quyền sở hữu, quyền sử dụng ruộng đất.
- Thông tư liên Bộ Nông nghiệp và Xây dựng số 01-TTLB ngày 28/01/1975 đã hướng dẫn rất cụ thể các trường hợp vi phạm của các cơ quan, xí nghiệp, xã viên, cán bộ, tư nhân, nông trường, trạm trại SDĐ. Nêu rõ thẩm quyền xử lý các vi phạm.
- Quyết định số 201-CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường quản lý ruộng đất trong cả nước, trong đó có mục VIII đã quy định cụ thể về xử phạt những hành vi vi phạm như sau:
“Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10 đồng đến 200 đồng tuỳ vào mức độ vi phạm. Buộc phải sửa chữa những hậu quả và bồi thường thiệt hại do việc vi phạm gây ra. Bị thu hồi ruộng đất, UBND huyện có quyền cảnh cáo và xử phạt từ 10 đồng đến 50 đồng. Uỷ ban Nhân dân tỉnh có quyền cảnh cáo và
phạt tiền từ 50 đồng đến 200 đồng. Người nào lấn chiếm ruộng đất của người khác đã bị xử phạt hành chính mà cố tình tái phạm hoặc cố ý phá hoại các công trình bảo vệ, cải tạo đất gây tổn hại nghiêm trọng đến đất đai, lợi dụng chức vụ để giao đất trái phép, nhằm mua lợi ích riêng, cố ý ngăn cản việc thanh tra, điều tra để xử lý các vụ vi phạm thì bị truy tố trước Toà án”[13].