Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc xử lý vi phạm hành

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 71 - 74)

3.4.1. Đề xuất một số nội dung nhằm hoàn thiện pháp luật đất đai Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

Cần quy định cụ thể về khái niệm, vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác, đảm bảo quy hoạch sử dụng đất phải đi trước nhằm phân bổ tài nguyên đất đai cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rộng rãi nhằm tránh việc cố tình vi phạm về đất đai để trục lợi. Quy định về nguyên tắc, căn cứ và nội dung quy hoạch sử dụng đất theo hướng làm rừ quy định cho từng cấp đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý và khả năng tổ chức thực hiện. Cần có quy định khi quy hoạch sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn, việc quy hoạch mở rộng hoặc xây dựng mới các tuyến đường giao thông phải khai thác cả quỹ đất hai bên đường nhằm tăng cường vai trò điều tiết nguồn thu từ đất của nhà nước thông qua quy hoạch sử dụng đất.

Về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:

Không nên quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và cần quy định cụ thể về điều kiện nhận chuyển quyền sử dụng đất để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung đất nông nghiệp để tổ chức sản xuất nông nghiệp có hiệu quả.

Về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về đất đai:

Quy định rừ trỏch nhiệm của UBND cấp xó khi lập biờn bản hũa giải tranh chấp đất đai phải kết luận rừ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất; quy định rừ các trường hợp tranh chấp liên quan đến đất đai bắt buộc phải hòa giải và các trường hợp không bắt buộc phải hòa giải.

Cần có cơ chế tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đất đai; đồng thời nâng cao trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối

với người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan đến công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai.

3.4.2. Hoàn thiện việc xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai

Thứ nhất, cần có quy định về thời hiệu xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai hiện nay theo hướng “Thời hiệu xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai là hai (02) năm kể từ ngày hành vi vi phạm chấm dứt.” Quy định này sẽ khắc phục được việc người vi phạm khai không đúng thời gian vi phạm nhằm trốn tránh việc bị xử lý.

Thứ hai, có hướng dẫn cụ thể về việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện việc đo đạc xác định diện tích đất và xác định giá đất để phục vụ xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai.

Thứ ba, cần tăng thẩm quyền và mức xử phạt đặc biệt là đối với cấp xã, cấp huyện và thanh tra viên chuyên ngành đất đai, là cấp trực tiếp thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, phát hiện vi phạm, lập biên bản vi phạm và xử phạt các đối tượng vi phạm.

3.4.3. Một số giải pháp nhằm bảo đảm việc xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai - Cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của UBND các cấp, đặc biệt là cấp xã trong việc tăng cường quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương; thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật đất đai.

- Cần có các quy định, chế tài cụ thể để xử lý trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất theo quy định tại Điều 143 Luật Đất đai năm 2003. Cần tăng thẩm quyền và mức xử phạt VPHC về đất đai cho Chủ tịch UBND cấp xã.

- Phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân: Cần tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai cho nhân dân. Việc để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai của tổ chức, cá nhân còn rất phổ biếnVPHC trong những năm qua có nhiều nguyên nhân; trong đó có nguyên

nhân rất cơ bản là do người dân thiếu thông tin, thiếu hiểu biết chính sách pháp luật đất đai của Nhà nước. Cá biệt có trường hợp có hiểu biết pháp luật nhưng một bộ phận nhân dân còn cố tình vi phạm hoặc đồng tình với việc làm sai trái của cán bộ và cơ quan nhà nước các cấp là do lợi ích cá nhân.

Vì vậy, việc tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai cho nhân dân là khâu đầu tiên và có ý nghĩa quyết định đến việc ngăn ngừa, hạn chế vi phạm. Vấn đề ở đây là chính quyền địa phương cơ sở mà nòng cốt là cơ quan quản lý về đất đai cần có những phương án, biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai với các hình thức phù hợp với các nhóm đối tượng, thiết thực và đạt hiệu quả cao. Cùng với đó, cần có những cơ chế, chính sách thích đáng để khuyến khích người dân hăng hái đấu tranh phòng chống mọi hành vi xâm phạm tài nguyên đất đai. Khi tuyên truyền phổ biến pháp luật phải lấy lợi ích thiết thực của người dân để giáo dục họ. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan như Sở tư pháp, Sở TNMT, Báo chí…để có kế hoạch tuyên truyền rộng rãi pháp luật đất đai trên nhiều kênh thông tin thích hợp.

- Trang bị về điều kiện cơ sở vật chất: Pháp luật đất đai cần có quy định cụ về tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, phương tiện bảo đảm hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý VPHC về đất đai của cơ quan hành chính, công chức hành chính và cơ quan thanh tra, thanh tra viên về đất đai. Cơ quan có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đất đai cần nâng cao chất lượng các chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra và bảo đảm các điều kiện để tổ chức thực hiện đạt kết quả, chất lượng cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w