Thời kỳ từ năm 2003 đến nay

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 44 - 46)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4.4.Thời kỳ từ năm 2003 đến nay

Sau khi LĐĐ năm 2003 được ban hành, ngày 29/10/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 182/2004/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai. Nghị định này gồm 5 chương, 33 điều.

“Đã từng bước hạn chế được những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai và làm cho đất đai được sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả” [3].

Nghị định này đã được hướng dẫn bởi Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 24/5/2006 của Bộ TNMT [1].

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thi hành Nghị định số 182/2004/NĐ- CP cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: một số hành vi vi phạm đã thay đổi hoặc đã được bổ sung vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhưng Nghị định chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời [iii]; mặc khác, một số hành vi quy định trong Nghị định còn chung chung khi áp dụng còn gây ra cách hiểu và áp dụng khác nhau. Cùng với đó, Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung hai lần bởi Pháp lệnh số 31/2007/PL- UBTVQH11 ngày 08/3/2007 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 2/4/2008 theo hướng tăng mức tiền phạt VPHC nhằm tăng tính răn đe đối với người vi phạm. Theo đó, mức phạt tối đa trong lĩnh vực quản lý đất đai đã được nâng từ 30.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

Chính vì vậy, ngày 11/11/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 105/2009/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai nhằm khắc phục những bất cập của Nghị định trên. Ngày 26/8/2010, Bộ TNMT đã ban hành Thông tư số 16/2010/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai. Thông tư này gồm 3

chương, 15 điều và một phụ lục ban hành kèm theo các biểu mẫu quy định trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai, quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC trong lĩnh vực đất đai gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt. Với các quy định hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này, lần đầu tiên, các quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai có cơ chế để đảm bảo thực thi.

Chương 2

ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 44 - 46)