1.3. Khái quát pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai hiện hành.16
1.3.7. Thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai
Việc xử lý VPHC phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai được trao cho Chủ tịch UBND các cấp, Thanh tra chuyên ngành về đất đai. Việc xác định thẩm quyền xử phạt VPHC phải theo quy định tại các Điều 25, 26 và 27 của Nghị định số 105/2009/NĐ-CP.
1.3.7.1. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt chính
Nghị định số 105/2009/NĐ-CP đã quy định tăng mức xử phạt lên nhiều lần so với Nghị định số 182/2004/NĐ-CP và cơ bản phù hợp với các Điều 28, 29, 30 và 38 của Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008. Thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai được trao cho Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thanh tra viên đất đai đang thi hành công vụ, Chánh Thanh tra Sở TNMT, Chánh Thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai và Chánh Thanh tra Bộ TNMT, cụ thể:
Tất cả các chủ thể trên đều có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền. Tuy nhiên, mức phạt tiền đối với mỗi chức danh tăng dần theo vị trí chức vụ của người đó trong hệ thống cơ quan có thẩm quyền chung và hệ thống cơ quan có thẩm quyền riêng, cụ thể:
Đối với cơ quan có thẩm quyền chung: Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn có quyền phạt tiền đến 2.000.000 đồng; Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền phạt tiền đến 30.000.000 đồng; Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền phạt tiền đến 500.000.000 đồng.
Đối với cơ quan có thẩm quyền riêng: Thanh tra viên đất đai đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng; Chánh thanh tra Sở TNMT có quyền phạt tiền đến 30.000.000 đồng; Chánh thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai
có quyền phạt tiền đến 100.000.000 đồng; Chánh Thanh tra Bộ TNMT có quyền phạt tiền đến 500.000.000 đồng [9].
1.3.7.2. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt bổ sung
Tất cả người có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai đều có quyền áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm nhưng theo cơ quan, chức vụ của người có thẩm quyền mà có sự phân định về giá trị tang vật, phương tiện vi phạm. Đối với hình thức xử phạt bổ sung là tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề định giá; cấm hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (trừ Chủ tịch UBND xã và Thanh tra viên đất đai đang thi hành công vụ), còn lại tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt đều có quyền áp dụng.
1.3.7.3. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh thanh tra Sở TNMT, Chánh Thanh tra Bộ TNMT có quyền áp dụng đầy đủ 6 biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP.
Chủ tịch UBND cấp xã chỉ được áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm; buộc khắc phục tình trạng làm suy giảm đất, khắc phục việc thải chất độc hại vào đất; tịch thu lợi ích có được do vi phạm có giá trị đến hai triệu (2.000.000) đồng; buộc phải thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai; buộc phải cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu và chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra. Chủ tịch UBND xã không được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Thanh tra viên đất đai đang thi hành công vụ chỉ được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm và tịch thu lợi ích có được do vi phạm có giá trị đến hai triệu (2.000.000) đồng;
1.3.7.4. Một số nội dung liên quan đến thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai
- Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt VPHC đối với trường hợp phải thu hồi đất, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ về đất đai.
Điều 28 của Nghị định số 105/2009/NĐ-CP đã quy định rất cụ thể về trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt VPHC đối với trường hợp phải thu hồi đất, phải tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ về đất đai. Theo đó, khi xử lý VPHC thuộc trường hợp phải thu hồi đất quy định tại Điều 38 của LĐĐ năm 2003 thì :
+ Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh thực hiện đồng thời việc xử phạt VPHC và việc thu hồi đất;
+ Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Điều 25, 26 và 27 của Nghị định số 105/2009/NĐ-CP nhưng không có quyền thu hồi đất thì thực hiện xử phạt VPHC và có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị UBND cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất. UBND cấp có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện việc thu hồi đất đối với trường hợp đủ căn cứ; trường hợp không đủ căn cứ theo quy định của pháp luật về đất đai thì phải thông báo cho người đề nghị, người bị xử phạt, UBND xó, phường, thị trấn nơi cú đất biết rừ lý do;
+ Trường hợp hết thời hiệu xử phạt quy định tại Điều 4 của Nghị định số 105/2009/NĐ-CP thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm lập biên bản về VPHC và ra quyết định thu hồi đất trong trường hợp thuộc thẩm quyền; trường hợp không thuộc thẩm quyền thì đề nghị UBND cấp có thẩm quyền thu hồi đất.
- Khi xử lý VPHC thuộc trường hợp hành nghề tư vấn về giá đất mà không thực hiện đúng nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất theo quy định của pháp luật hoặc hành nghề không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 22 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP) và Hành nghề tư vấn
về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà không đăng ký hoạt động hành nghề (Điều 23 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP) thì người có thẩm quyền xử phạt VPHC có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đăng ký hoạt động hành nghề để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.
- Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt VPHC phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền mà không được giữ lại để xử phạt hành chính. Trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt phải hủy quyết định đó và trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày hủy quyết định xử phạt, phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.