3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng tới đề tài
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng chậm.
Bảng 3.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001- 2010
TT Ngành kinh tế 2000 2005 2010
1 GDP giá thực tế (tỷ đồng)
Tổng số 3.592 8.872 33.903
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 1.040 1.726 5.054
Công nghiệp – xây dựng 1.461 4.675 19.041
Dịch vụ 1.091 2.472 9.808
2 Cơ cấu GDP, giá thực tế (%)
Tổng số 100,00 100,00 100,00
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 28,94 19,45 14,9
Công nghiệp – xây dựng 40,68 52,69 56,2
Dịch vụ 30,38 27,86 28,9
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2010)
Khu vực dịch vụ là khu vực có tiềm năng nhưng chiếm tỷ trọng còn thấp, cần có sự phát triển nhanh hơn, mạnh hơn tạo điều kiện hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý hơn. Tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào GDP toàn tỉnh đã tăng đáng kể từ 8,6% năm 1997 lên đến 39,9% năm 2009 và tiếp tục đóng góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế [37].
3.1.2.2. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế
Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập vào năm 1997. Tại thời điểm tái lập tỉnh thu Ngân sách khoảng 100 tỷ/năm; thu nhập bình quân đầu người 140USD/người/năm. Tính chung cả giai đoạn 2001 - 2010, GDP Vĩnh Phúc tăng trưởng bình quân 16,5%/năm, trong đó: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 6,0%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng 20,7%/năm; dịch vụ tăng 17,1%/năm.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP của Vĩnh Phúc luôn đạt mức cao so với các tỉnh Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, tăng gấp hơn 2 lần so với tốc độ trung bình của cả nước [37].
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001- 2010 TT Chỉ tiêu 2000 2005 2009 2010 Tăng bình quân
01-‘05 06-‘10 01-‘10 1 GO, tỷ đồng (giá 1994)
Tổng số 7.928 19.335 42.462 51.730 19,52 21,8 20,6 1.1 Nông-Lâm nghiệp-
Thủy sản 1.294 1.816 2.275 2.632 7,01 7,7 7,4 1.2 Công nghiệp-Xây
dựng 5.552 15.443 35.886 43.817 22,70 23,2 22,9 1.3 Dịch vụ 1.082 2.076 4.301 5.281 13,92 20,5 17,2
2 GDP, tỷ đồng (giá 1994)
Tổng số 2.791 5.618 10.549 12.837 15,02 18,0 16,5 2.1 Nông - Lâm nghiệp -
Thủy sản 868 1.183 1.352 1.559 6,40 5,7 6,0
2.2 Công nghiệp-Xây
dựng 1.127 2.904 6.109 7.410 20,84 20,6 20,7
2.3 Dịch vụ 796 1.531 3.087 3.868 13,96 20,4 17,1 3 GDP bình quân/người
3.1 Giá 1994 (106đ/người) 2,98 5,69 10,5 12,7 3.2 Giá hiện hành
(106.đ/người) 3,83 8,99 24,6 33,6 (Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2010)
GDP tăng trưởng đột biến trong một số năm nhờ một số dự án công nghiệp có quy mô khá lớn đi vào hoạt động. GDP bình quân đầu người trong tỉnh cũng tăng khá nhanh. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 33,6 triệu đồng, cao hơn nhiều so với bình quân cả nước là 22,5 triệu đồng và mức bình quân các tỉnh Vùng Đồng bằng sông Hồng là 25,5 triệu đồng [37].
3.1.2.3. Tình hình phát triển một số ngành, lĩnh vực chủ yếu
Lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn được đặc biệt quan tâm.
Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 03-NQ/TU về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới hỗ trợ
nông dân, huy động các nguồn lực đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh cho khu vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2006-2010 khoảng 2.300 tỷ đồng.
Công nghiệp tăng trưởng cao, khẳng định vai trò nền tảng của nền kinh tế. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng bình quân đạt 20%/năm, riêng công nghiệp tăng 20,6%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm (2006-2010) đạt trên 154 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 3 lần giai đoạn 2001-2005.
Dịch vụ phát triển mạnh, nhiều ngành có mức tăng trưởng khá. Đã hình thành một số loại hình dịch vụ chất lượng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng nhanh.
Tổng vốn huy động 5 năm đạt trên 46.000 tỷ đồng.
Thu hút đầu tư đạt kết quả khá, đã thu hút được nhiều dự án lớn, ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến. Trong 5 năm, thu hút 507 dự án mới, trong đó có 113 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 1,85 tỷ USD; 394 dự án DDI, tổng vốn đăng ký gần 20.500 tỷ đồng. Đến cuối năm 2010 dự kiến trên địa bàn có tổng số 596 dự án, trong đó 127 dự án FDI với số vốn đăng ký khoảng 2,3 tỷ USD. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt bổ sung quy hoạch 20 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích 6.000 ha vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam. Công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo, tăng cường đầu tư và đạt nhiều kết quả tích cực.