1.3. Khái quát pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai hiện hành.16
1.3.6. Mức xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai
Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý VPHC đã nâng mức xử phạt bằng tiền tối đa là 500 triệu đồng, tăng khoảng 17 lần so với mức xử phạt tối đa trước đây là 30 triệu đồng. Do đó, tất cả các hành vi vi phạm của Nghị định số 105/2009/NĐ- CP đều có mức xử phạt tăng lên so với mức xử phạt của Nghị định số
182/2004/NĐ-CP. Mức xử phạt tối thiểu được tăng từ 100.000 đồng lên đến 200.000 đồng đối với các hành vi quy định tại các Điều 8, 11, 12, 15 và 21.
Mức xử phạt tối đa được tăng từ 30.000.000 đồng lên đến 500.000.000 đồng đối với một số hành vi gồm: sử dụng đất không đúng mục đích (Điều 8); lấn chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình, đất thuộc khu vực đô thị, đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng (Điều 9), hủy hoại đất (Điều 10), Nhận chuyển quyền sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (Điều 14).
Mức phạt tối thiểu được áp dụng trong các trường hợp người vi phạm có những tình tiết giảm nhẹ như vi phạm diện tích nhỏ, ảnh hưởng xấu của hành vi vi phạm không lớn, vi phạm lần đầu, thành khẩn sửa chữa, tự nguyện bồi thường thiệt hại, khả năng phục hồi lại đất dễ dàng, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ít hiểu biết pháp luật, hành vi gây thiệt hại về giá trị đất không lớn. Mức phạt tối đa được áp dụng trong các trường hợp người vi phạm có những tình tiết tăng nặng như: lợi dụng chức vụ, quyền hạn, mưu lợi ích riêng, vi phạm diện tích lớn, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội, tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, không thành khẩn sửa chữa, không tự nguyện bồi thường thiệt hại, khả năng phục hồi đất khó khăn, hành vi vi phạm gây thiệt hại về giá trị đất lớn, trốn tránh việc chấp hành quyết định xử phạt VPHC.
Để xác định mức xử phạt đối với mỗi hành vi VPHC nhà làm luật đã dựa vào các tiêu chí: mức độ hậu quả của hành vi VPHC; địa điểm thực hiện hành vi vi phạm; chủ thể bị xử phạt; hành vi vi phạm.
a) Về mức độ hậu quả của hành vi VPHC
Kế thừa và phát triển quy định tại Điều 8 của Nghị định số 182/2004/NĐ-CP về xác định mức độ hậu quả của hành vi VPHC, Nghị định số 105/2009/NĐ-CP cũng quy định mức độ hậu quả của hành vi VPHC được xác định theo nguyên tắc quy đổi giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích
đất bị vi phạm thành tiền theo giá đất tại thời điểm xử phạt do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất đó quy định và chia thành bốn (04) mức với giá trị cao hơn so với Nghị định số 182/2004/NĐ-CP:
Mức một (1): trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền dưới ba mươi triệu (30.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, dưới một trăm năm mươi triệu (150.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp [9];
Mức hai (2): trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ ba mươi triệu (30.000.000) đồng đến dưới tám mươi triệu (80.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, từ một trăm năm mươi triệu (150.000.000) đồng đến dưới bốn trăm triệu (400.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp [9];
Mức ba (3): trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ tám mươi triệu (80.000.000) đồng đến dưới hai trăm triệu (200.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, từ bốn trăm triệu (400.000.000) đồng đến dưới một tỷ (1.000.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp [9];
Mức bốn (4): trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ hai trăm triệu (200.000.000) đồng trở lên đối với đất nông nghiệp, từ một tỷ (1.000.000.000) đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp [9].
Đối với các loại đất chưa được xác định giá mà phải xác định giá để tính mức độ hậu quả của hành vi VPHC gây ra thì việc xác định giá thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
Nghị định số 105/2009/NĐ-CP đã có quy định nhằm khắc phục hạn chế những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Nghị định số 182/2004/NĐ-CP đó là “việc xử phạt căn cứ vào diện tích đất và giá đất; trong khi đó, cán bộ có
thẩm quyền xử lý vi phạm lại không thể xác định diện tích vi phạm cũng như định giá đất được ngay nên lúng túng trong khi xử phạt” [3] bằng việc giao cho Bộ TNMT chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện việc đo đạc xác định diện tích đất và xác định giá đất để phục vụ xử phạt VPHC (khoản 2 Điều 31 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP).
Nghị định 105/2009/NĐ-CP chỉ quy định 4 nhóm hành vi VPHC gồm:
Sử dụng đất không đúng mục đích; Lấn, chiếm đất; Hủy hoại đất; Nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện (đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo) thì mức xử phạt được căn cứ vào mức độ gây hậu quả của hành vi đó.
b) Địa điểm VPHC
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức xử phạt VPHC đó chính là địa điểm VPHC xảy ra ở nông thôn hay ở đô thị. Đây là một điểm mới của Nghị định số 105/2009/NĐ-CP so với Nghị định số 182/2004/NĐ-CP. Nghị định số 105/2009/NĐ-CP quy định việc xử phạt đối với các hành vi VPHC căn cứ trên cơ sở hành vi đó thực hiện ở nông thôn hay đô thị mà có mức xử phạt khác nhau, không cần xem xét đến mức độ hậu quả của hành vi vi phạm.
Cụ thể là đối với các hành vi: gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác (Điều 11); chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai (Điều 12); tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với đất không đủ điều kiện (Điều 13); hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (khoản 1 Điều 14); hộ gia đình, cá nhân có hành vi không đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, không đăng ký biến động quyền sử dụng đất, đăng ký không đúng loại đất, không đăng ký
khi chuyển mục đích sử dụng đất, không đăng ký gia hạn sử dụng đất khi hết hạn sử dụng đất mà đang sử dụng đất (khoản 1 Điều 15).
Nhìn chung, mức xử phạt vi phạm ở khu vực đô thị cao hơn ở khu vực nông thôn từ 2 đến 5 lần.
c) Chủ thể bị xử phạt
Nếu như Nghị định số 182/2004/NĐ-CP áp dụng mức xử phạt chung cho các chủ thể VPHC thì Nghị định số 105/2009/NĐ-CP đã có sự phân biệt, theo đó mức xử phạt đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo cao hơn mức xử phạt đối với hộ gia đình, cá nhân từ 2 đến 5 lần:
- Có hành vi chỉ có hộ gia đình, cá nhân mới bị xử phạt như hành vi gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác (Điều 11);
- Có những hành vi tổ chức, cơ sở tôn giáo bị áp dụng mức xử phạt cao hơn so với hộ gia đình, cá nhân:
+ Hành vi nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện (Điều 14), thì hộ gia đình, cá nhân bị phạt tiền từ một triệu (1.000.000) đồng đến năm triệu (5.000.000) đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng tại khu vực đô thị còn tổ chức, cơ sở tôn giáo bị phạt tiền từ năm triệu (5.000.000) đồng đến hai mươi triệu (20.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1); phạt tiền từ mười triệu (10.000.000) đồng đến năm mươi triệu (50.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2); phạt tiền từ năm mươi triệu (50.000.000) đồng đến hai trăm triệu (200.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3); phạt tiền từ hai trăm triệu (200.000.000) đồng đến năm trăm triệu (500.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4).
+ Hành vi không đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, không đăng ký biến động quyền sử dụng đất, đăng ký không đúng loại đất, không đăng ký khi chuyển mục đích sử dụng đất, không đăng ký gia hạn sử dụng đất khi hết
hạn sử dụng đất mà đang sử dụng đất (Điều 15), thì hộ gia đình, cá nhân bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến một triệu (1.000.000) đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng tại khu vực đô thị; tổ chức, cơ sở tôn giáo bị phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng.
+ Hành vi không trả lại đất đúng thời hạn theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 17), thì hộ gia đình, cá nhân bị phạt tiền năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng; tổ chức, cơ sở tôn giáo bị phạt tiền một triệu (1.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng.
+ Hành vi chậm hoặc không cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra; cản trở việc thanh tra, kiểm tra về đất đai thì hộ gia đình, cá nhân bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến một triệu (1.000.000) đồng, đối với hành vi chậm cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra về đất đai; phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra về đất đai; phạt tiền từ một triệu (1.000.000) đồng đến năm triệu (5.000.000) đồng đối với hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra về đất đai.
Tổ chức, cơ sở tôn giáo bị phạt tiền từ một triệu (1.000.000) đồng đến năm triệu (5.000.000) đồng đối với hành vi chậm cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra về đất đai; phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra về đất đai; phạt tiền từ năm triệu (5.000.000) đồng đến hai mươi triệu (20.000.000) đồng đối với hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra về đất đai.