BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
Trang 1MỞ ĐẦU
Đất đai - nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốcgia, địa bàn phân bố và nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội, anninh và quốc phòng, giới hạn về diện tích, hình thể nhưng mức độ sản xuất lạiphụ thuộc vào sự đầu tư, hướng khai thác sử dụng của con người
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Điều
18) quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch
và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” Luật Đất đaihiện hành quy định: “Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất” là mộttrong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ chotrước mắt mà cả lâu dài Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phươnghướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnhthổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm tạo cơ sở pháp lý để bố trí sửdụng đất đai hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan môi trường, đồng thời đápứng được yêu cầu thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt trong giaiđoạn thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước
Một trong những nhân tố đột phá then chốt để đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước là có những chính sách hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc
độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh
tế và cơ cấu vùng kinh tế Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũngnhư tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùngkinh tế, Chính phủ đã lựa chọn một số tỉnh, thành phố để hình thành nên cácvùng kinh tế trọng điểm quốc gia có khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩyphát triển kinh tế - xã hội của cả nước với tốc độ cao và bền vững, tạo điều kiệnnâng cao mức sống của toàn dân và nhanh chóng đạt được sự công bằng xã hộitrong cả nước
Theo hướng đó, ngay từ cuối năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệtQuyết định số 1018/1997/QĐ-TTg ngày 29/11/1997 về Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT), bao gồm 4
tỉnh, thành phố là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi Đến nayquy mô của vùng được mở rộng thêm tỉnh Bình Định và Thủ tướng Chính phủ đãphê duyệt phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểmmiền Trung đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 tại Quyết định số148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợithế so sánh của vùng, từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trungthành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước, bảo đảm vai trò hạtnhân tăng trưởng, thúc đẩy phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên
Trang 2Để đáp ứng các mục tiêu nêu trên, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các
Bộ, ngành Trung ương tiến hành lập quy hoạch đồng bộ theo từng ngành,từng lĩnh vực, trong đó việc phân bổ bố trí quỹ đất cho các mục đích sử dụnggiữ vai trò hết sức quan trọng, đòi hỏi phải tiến hành lập quy hoạch sử dụngđất của vùng Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ Tài nguyên và Môitrường đã xây dựng báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và địnhhướng đến năm 2020 vùng KTTĐMT với đối tượng nghiên cứu bao gồm toàn
bộ quỹ đất đai theo địa giới hành chính của các tỉnh, thành phố thuộc vùngKTTĐMT theo phương pháp:
1) Trên cơ sở các kết quả về:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, thực trạng và định hướng phát triển kinh
tế - xã hội, tình hình sử dụng đất, tiềm năng đất đai của vùng và các tỉnh,thành phố trong vùng
- Dự báo dân số của vùng và các tỉnh, thành phố trong vùng đến năm2020
- Chiến lược, quy hoạch phát triển một số ngành, lĩnh vực (nông, lâm
nghiệp, thủy sản; đô thị, giao thông, thủy lợi) của cả nước đến năm 2020.
- Định mức sử dụng đất đối với các lĩnh vực: y tế, giáo dục - đào tạo,văn hóa, thể dục - thể thao
Mối quan hệ về sự chuyển dịch giữa nguồn vốn đầu tư toàn xã hội
-tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ với sự chuyển dịch diện tích đất quacác giai đoạn 2001 - 2005, 2006 - 2010, 2001 - 2010 cũng như quy luật biếnđộng sử dụng đất trong thời kỳ 1996 - 2005
2) Từ đó tính toán, tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất của cácngành, các lĩnh vực đến năm 2010 và 2020
3) Sau khi đối soát với kết quả điều tra thực tiễn và khả năng đáp ứng
từ quỹ đất đai, tiến hành cân đối giữa các mục đích sử dụng, đề xuất các chỉtiêu định hướng, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và 2020, trong đó:
- Cơ bản đảm bảo quỹ đất cho các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch,điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh trong vùng đãđược Chính phủ phê duyệt
- Có sự điều chỉnh một số loại đất đạt tiêu chuẩn đối với các tỉnh dựbáo thấp hơn so với định mức cũng như cân đối phù hợp với các chỉ tiêu sửdụng đất của vùng được tổng hợp từ các tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất cả nước đã được Quốc hội phê duyệt
- Có tính đến mối quan hệ, tính liên kết trong toàn vùng, liên vùng đối
với một số lĩnh vực như: các khu kinh tế (Chân Mây Lăng Cô Chu Lai
Trang 3-Dung Quất - Nhơn Hội), các khu đô thị, trung tâm thương mại (Huế - Đà Nẵng - Vạn Tường - Quy Nhơn), các khu du lịch (Cố đô Huế - Chân Mây - Lăng Cô - Mỹ Khê - Non Nước - Hội An - Mỹ Sơn - Sa Huỳnh - Quy Nhơn)…
Trong quá trình nghiên cứu, ngoài việc tuân thủ các quy định theo Luật
Đất đai năm 2003 và các văn bản dưới Luật (như Nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ, Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ), Quy hoạch sử dụng đất
vùng KTTĐMT còn được xây dựng dựa trên những văn bản, tài liệu sau:
1) Các văn bản, tài liệu liên quan về đất đai:
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đếnnăm 2005 của cả nước; Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của cả nước
(đã được Quốc hội phê duyệt).
- Quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010; kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2001 - 2005) và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006
- 2010) của các tỉnh trong vùng đã được phê duyệt.
- Kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2000 và kiểm kê đất đai năm 2005;Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 1996 - 2000 và 2001 - 2005của các tỉnh trong vùng
2) Các văn bản, tài liệu liên quan khác:
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
- Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị về pháttriển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Bắc Trung bộ vàDuyên hải Trung bộ đến năm 2010
- Chương trình hành động của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết
số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị (ban hành kèm Quyết định
phê duyệt số 113/2005/QĐ-TTg ngày 20/5/2005).
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 - 2010 và các chỉtiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2005 của cả nước, các vùngkinh tế
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 của cả nước
- Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng
điểm Miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định phê
Trang 4- Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo
các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định phê
duyệt số 73/2006/QĐ-TTg ngày 04/4/2006).
- Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số 1107/QĐ-TTg ngày
21/8/2006).
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu kinh tế Dung Quất
đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số 139/2006/
QĐ-TTg ngày 16/6/2006).
- Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai (Quyết định phê
duyệt số 43/2004/QĐ-TTg ngày 23/3/2004).
- Các văn bản, tài liệu liên quan đến việc thành lập và xây dựng các khu
kinh tế Chu Lai, Chân Mây - Lăng Cô, Nhơn Hội (Quyết định số
108/QĐ-TTg ngày 25/7/2003, Quyết định số 04/2006/QĐ-108/QĐ-TTg ngày 05/01/2006 ).
- Kết quả dự báo dân số cho cả nước, các vùng địa lý - kinh tế và 61tỉnh/thành phố Việt Nam 1999 - 2024
- Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm
2020 (Quyết định phê duyệt số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998).
- Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản cả
nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số
150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005).
- Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số 10/2006/QĐ-TTg ngày
11/01/2006).
- Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam (Quyết định phê
duyệt số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004).
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số
162/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002).
- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông đường sắt Việt Nam
đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số 06/2002/QĐ-TTg ngày 07/01/2002).
- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sông Việt
Nam đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số 16/2000/QĐ-TTg ngày
03/02/2000).
- Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ
sở đến năm 2010 (Quyết định phê duyệt số 271/2005/QĐ-TTg ngày
31/10/2005).
Trang 5- Quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao đến năm 2010 (Quyết
định phê duyệt số 57/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002).
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và 2015,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 của các tỉnh trongvùng
- Các kết quả nghiên cứu trên địa bàn vùng KTTĐMT và các tỉnh trongvùng đã được phê duyệt trong thời gian qua
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo gồm 3 phần chính:
Phần 1 - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Phần 2 - Tình hình quản lý, sử dụng đất và tiềm năng đất đai.
Phần 3 - Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 và quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2010
Trang 6Phần 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG
1 Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
Vùng KTTĐMT là một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của nước tavới 2.788.403 ha đất tự nhiên, chiếm 8,42% diện tích tự nhiên toàn quốc, baogồm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định
Tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 13030’ đến 16045’ vĩ độ Bắc và từ
107001’ đến 109018’ kinh độ Đông
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị
- Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên
- Phía Đông giáp biển Đông
- Phía Tây giáp các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và nước CHDCND Lào.Nằm vào trung độ của khu vực miền Trung, trên các trục giao thông
chính xuyên quốc gia (đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng
không), có hệ thống cảng biển, sân bay, là cửa ngõ ra biển của vùng Tây
Nguyên và các quốc gia láng giềng phía Tây như Nam Lào, Đông bắcCampuchia, Đông bắc Thái Lan đã tạo cho vùng KTTĐMT có vị trí địa lýthuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với vai trò đầu mốitrung chuyển quan trọng mang ý nghĩa quốc gia tới các nước trong khu vực
và trên thế giới
1.2 Địa hình, địa mạo
Vùng KTTĐMT có địa hình đa dạng, phức tạp, ngoài việc bị chia cắtbởi khu vực đèo Hải Vân, nhìn chung dáng địa hình của vùng nghiêng dần từTây sang Đông với hình thái một dải hẹp uốn theo hình vòng cung ôm sátđường bờ biển, nhiều nhánh núi ngang nhô ra sát biển, chia cắt dải đồng bằngthành nhiều cánh đồng nhỏ, hình thành 4 dạng địa hình chính như sau:
- Địa hình núi trung bình và núi cao: có độ cao trung bình trên 700 m
với độ dốc trên 250 Đây là tiểu vùng nằm ở phía Tây của vùng và phía Đôngcủa dãy Trường Sơn Nam, địa hình bị chia cắt mạnh, đất đai chủ yếu thuộcnhóm đất đỏ vàng, đất mùn trên núi và đất xói mòn trơ sỏi đá với thảm thựcvật chủ yếu là rừng, song do độ dốc lớn nên đất đai ở khu vực này thường bịxói mòn, rửa trôi
Trang 7- Địa hình núi thấp: có độ cao từ 300 - 700 m, độ dốc từ 15 - 250 vàđược phân bố thành những dải đất hẹp, chuyển tiếp giữa vùng núi trung bình
và vùng gò đồi, chạy dọc hướng Bắc - Nam, lượn theo vòng cung của dãyTrường Sơn Phần lớn đất đai thuộc nhóm đất đỏ vàng với thảm thực vật chủyếu là rừng và một phần được che phủ bởi các loại cây công nghiệp lâu năm
- Địa hình gò đồi: là địa hình trung du đồi thoải chuyển tiếp giữa vùng
đồng bằng ven biển với vùng đồi núi và thường có độ cao dưới 300 m, độ dốc
từ 8 - 150 Đất đai phần lớn thuộc loại đất nâu vàng trên phù sa cổ với thảmthực vật bao gồm các loại cây ăn quả, hoa màu lương thực và cây công nghiệpngắn ngày
- Địa hình đồng bằng: có đặc điểm tương đối bằng phẳng và hơi
nghiêng về phía Đông ra tới biển, độ dốc < 30 và từ 3 - 80 với thảm thực vậtchính là các loại cây trồng nông nghiệp hàng năm Ngoài các dải đất ven biển,
phần lớn diện tích thuộc khu vực bồi đắp phù sa của hệ thống các sông (như
sông Ba, sông Trà Khúc, sông Thu Bồn ) hình thành nên nhóm đất phù sa.
Tuy nhiên, do hệ thống đê điều, điều kiện bồi lắng phù sa của các con sông nên các khu vực ngoài đê cốt đất thường cao hơn vùng trong đê và hình thànhnên các loại đất phù sa khác nhau Ngoài ra trong tiểu vùng này còn có một sốnhóm đất khác như đất mặn, đất phèn, đất cát
Với sự phong phú của địa hình, mức chênh lệch độ cao khá lớn giữacác khu vực đã tạo điều kiện cho vùng phát triển một nền sản xuất nôngnghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi Song do địa hình hẹp, dốcnên thường xảy ra các hiện tượng lũ lụt, xói mòn mạnh, ảnh hưởng không nhỏđến sản xuất cũng như đời sống của nhân dân trong vùng
1.3 Khí hậu
Nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa, bị chi phối bởi quy luật độ cao
và ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên khí hậu của vùng có sự biến động vàphân hoá mạnh mẽ theo mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, mùakhô từ tháng 1 đến tháng 8 năm sau Bên cạnh đó, do có sự chia cắt bởi khuvực đèo Hải Vân nên chế độ khí hậu của vùng có nhiều đặc điểm riêng biệtvới sự hình thành các tiểu vùng khí hậu mang các đặc trưng khác nhau, cụ thểnhư sau:
- Tiểu vùng phía Bắc đèo Hải Vân (thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế): Nhiệt
độ trung bình hàng năm dao động từ 21 - 250C và thấp dần về phía miền núi
(thấp hơn khoảng 3 0 C so với đồng bằng ) Đây là một trong những khu vực có
lượng mưa lớn nhất nước ta, trung bình trên 3.030 mm/năm, có nơi hơn 4.500
mm (Nam Đông, A Lưới), tập trung từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, trong đó
tháng 11 có lượng mưa nhiều nhất, chiếm tới 30% lượng mưa cả năm
Trang 8- Tiểu vùng phía Nam đèo Hải Vân (bao gồm thành phố Đà Nẵng và
các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định):
+ Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24 - 260C, song có sự chênh lệch
giữa các khu vực theo hướng tăng dần về phía đồng bằng (trung bình 25
-27 0 C), thấp dần về phía miền núi (trung bình 20 - 23 0 C), đồng thời có xu
hướng tăng dần về phía Nam của vùng (trung bình 26 - 27 0 C) Tổng tích ôn
trung bình dao động từ 9.000 - 9.5000C và có xu hướng biến thiên thuận theonhiệt độ giữa các khu vực
+ Lượng mưa trung bình năm khá lớn, khoảng 1.900 - 2.400 mm, tập
trung chủ yếu vào mùa mưa (chiếm tới 70 - 75% tổng lượng mưa cả năm),
trong đó tháng 10, 11 có lượng mưa lớn nhất, đạt 500 - 600 mm; trong khivào mùa khô lượng mưa rất thấp, nhất là các tháng 3, 4 lượng mưa đạt dưới
50 mm Theo khu vực, lượng mưa có xu hướng tăng dần từ khu vực đồng
bằng (trung bình 1.800 - 2.000 mm) lên miền núi (trên 2.500 mm) nhưng giảm dần từ phía Bắc (2.000 - 2.500 mm) về phía Nam vùng (1.700 - 2.000 mm)
- Ngoài ra, chế độ khí hậu của vùng còn có một số yếu tố khác mangđặc điểm khá tương đồng trong toàn vùng, đó là:
+ Độ ẩm trung bình năm khoảng 75 - 85% và phụ thuộc vào sự phânhóa mùa trong năm, trong đó vào mùa mưa độ ẩm cao 80 - 85%, mùa khô độ
ẩm giảm xuống dưới 80%, có nơi dưới 75%
+ Gió mùa Tây Nam khô, nóng bắt đầu thổi từ tháng 4 đến tháng 8, tốc
độ gió bình quân từ 2 - 3 m/s, có khi lên tới 7 - 8 m/s Ngoài ra ở khu vực phíaBắc đèo Hải Vân còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm bắt đầu
từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió 4 - 6 m/s
+ Bão: Thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10, trung bình một năm
có 1 - 3 cơn bão
Nhìn chung, với chế độ nhiệt, lượng ánh sáng khá phong phú đã tạođiều kiện thuận lợi trong quá trình quang hợp phát triển của cây trồng cũngnhư là cơ sở cho việc bố trí cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống phù hợp với từngkhu vực trên địa bàn vùng Tuy nhiên, do lượng mưa tập trung và phân hoátheo mùa cũng như sự khác biệt lượng mưa giữa các khu vực có ảnh hưởngkhá lớn đến quá trình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vùng Vì vậy việc bốtrí cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng phù hợp với chế độ mưa trên từngđịa bàn cụ thể có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất nhất là ở những khuvực chưa có công trình thuỷ lợi Ngoài ra, các yếu tố khí hậu bất lợi khác nhưbão, gió mùa Tây Nam khô nóng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất vàđời sống của nhân dân trong vùng
Trang 91.4 Thuỷ văn, nguồn nước
Vùng KTTĐMT có mạng lưới sông suối tương đối phát triển, phân bốvới mật độ khá cao, trung bình từ 0,5 - 1,2 km/km2, chủ yếu bắt nguồn vàchảy trong phạm vi nội vùng với hướng chảy từ Tây sang Đông Nhìn chung
hệ thống sông suối thường ngắn và dốc, bao gồm các sông chính như: sông
Hương, sông Bồ, sông Truồi, sông Nông (Thừa Thiên - Huế); sông Hàn (Đà
Nẵng); Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ (Quảng Nam); Trà Bồng, Trà Khúc, Sông
Nhuệ, Trà Câu (Quảng Ngãi); Lại Giang, La Tinh, sông Côn, sông Hà Thanh (Bình Định)
Do điều kiện yếu tố độ dốc địa hình nên chế độ thủy văn của các sông
đa phần mang đặc điểm: vào mùa mưa dòng chảy lớn ở thượng nguồn, nước
lũ dồn về nhanh trong khi đoạn hạ lưu độ dốc nhỏ, cửa sông cạn, hẹp, do vậy
khả năng thoát lũ chậm, thường gây lũ lụt ở đồng bằng (nhất là khi trùng với
thời kỳ triều cường); trong khi vào mùa khô dòng chảy nhỏ, gây khô hạn, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt Vì vậy, mặc dù phần lớn cáckhu vực trong vùng có thể tự cân đối được nguồn nước thông qua hệ thốngcông trình thuỷ lợi, hồ chứa , nhưng biện pháp trữ nước thông qua hệ thống
hồ chứa vẫn là một vấn đề cần được quan tâm nhiều, nhằm hạn chế lũ lụttrong mùa mưa cũng như giải quyết yêu cầu về nước trong mùa khô
2 Các nguồn tài nguyên
2.1 Tài nguyên đất
Toàn vùng hiện có 2.788.403 ha đất tự nhiên, trong đó đã khai thác đưa
vào sử dụng cho các mục đích 2.073.700 ha (chiếm 74,37% diện tích tự
nhiên) Phần diện tích còn lại 714.703 ha (chiếm 25,63% diện tích tự nhiên),
chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng (636.252 ha, chiếm 89% tổng đất chưa sử
dụng)
Về thổ nhưỡng, đất đai của vùng được chia làm 14 nhóm đất với diện
tích 2.686.923 ha (diện tích điều tra), cụ thể như sau:
- Nhóm đất cát: Diện tích 101.346 ha, chiếm 3,63% diện tích tự nhiên,
tập trung nhiều ở các tỉnh Thừa Thiên Huế (38.385 ha), Quảng Nam (33.655
ha), Bình Định (13.570 ha) và được phân thành 3 loại đất:
+ Đất cồn cát và bãi cát trắng vàng: chủ yếu ở Quảng Nam và BìnhĐịnh
+ Đất cát biển Glây: tập trung ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định + Đất cát điển hình: phân bố tập trung ở Bình Định
Nhìn chung, nhóm đất cát thường phân bố thành các dải hẹp dọc bờ
Trang 10biển và các cửa sông theo hướng Đông - Đông Nam, là phần tiếp giáp giữabậc thềm phù sa cổ và trầm tích biển Đất có đặc tính dễ di động theo gió, ítchua, nghèo mùn, mức độ phân giải hữu cơ mạnh, hàm lượng đạm, lân dễtiêu, lân tổng số rất thấp Ngoài những khu vực có điều kiện tưới hiện đangđược sử dụng trồng rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, nơi đất thấp có thểtrồng lúa, còn lại phần lớn diện tích là chưa sử dụng.
- Nhóm đất phù sa: Có 252.838 ha, chiếm 9,07% diện tích tự nhiên,
tập trung nhiều ở Quảng Ngãi (98.158 ha), Quảng Nam (50.738 ha) và Bình Định (61.611 ha), bao gồm 7 loại đất:
+ Đất phù sa được bồi: phân bố chủ yếu ở vùng hạ lưu của các sôngthuộc Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bình Định
+ Đất phù sa không được bồi: phân bố tiếp giáp với đất phù sa đượcbồi, chủ yếu ở Thừa Thiên Huế và Quảng Nam
+ Đất phù sa ngòi suối: phân bố thành từng dải hẹp ven các sông, suốinhỏ tập trung ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng
+ Đất phù sa gley: phân bố rải rác ở các tỉnh trong vùng, nơi có địahình thấp trũng, dễ đọng nước hoặc nơi có mực nước ngầm gần mặt đất
+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: phân bố ven các sông, tập trungnhiều ở các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định
+ Đất phù sa phủ trên nền cát: phân bố ở địa hình thấp, bằng phẳng củacác huyện đồng bằng ven biển thuộc tất cả các tỉnh trong vùng
+ Đất phù sa chua: phân bố ở tỉnh Bình Định
Về cơ bản, nhóm đất phù sa phân bố ở địa hình tương đối bằng phẳng,tập trung ở phần hạ lưu các con sông, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trungbình, độ dày tầng đất trên 100 cm, độ phì và hàm lượng dinh dưỡng từ trung
bình đến khá, thích hợp với nhiều loại cây trồng (cây lương thực, hoa màu,
cây công nghiệp ngắn ngày ) Tuy nhiên, tùy theo từng khu vực cụ thể mà
các loại đất có những tính chất, hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, do đómức độ đầu tư, bồi dưỡng đất cũng như việc bố trí cây trồng thích hợp rất cầnđược chú ý nhằm đem lại hiệu quả cao
- Nhóm đất xám: Diện tích 842.439 ha, chiếm 30,21% đất tự nhiên
toàn vùng, phân bố ở các tỉnh Bình Định (425.835 ha), Quảng Ngãi (376.547
ha) và Quảng Nam (40.057 ha), được chia thành 6 loại:
+ Đất xám feralit: phân bố chủ yếu ở khu vực phía Đông dãy TrườngSơn thuộc tỉnh Bình Định
+ Đất xám bạc màu: phát triển trên phù sa cổ, đá macmaaxit và đá cát,
Trang 11phân bố chủ yếu ở Quảng Nam.
+ Đất xám điển hình: phân bố ở bậc thềm cao hơn và nằm tiếp giáp đấtphù sa
+ Đất xám gley: phân bố ở địa hình thấp, trũng, có điều kiện ngậpnước
+ Đất xám có tầng loang lổ: hình thành do quá trình tích tụ sắt vànhôm
+ Đất xám mùn trên núi: phân bố phần lớn ở phía Tây của tỉnh BìnhĐịnh
Đa phần đất xám được hình thành trên sản phẩm bồi tụ phù sa cổ, đámacmaaxit và đá cát, phân bố thành những vùng tập trung, quy mô diện tíchlớn, địa hình ít dốc Đất có thành phần cơ giới nhẹ, một số nơi có tầng sétloang lổ ở dưới sâu, hàm lượng dinh dưỡng thấp, dễ thoát nước… thích hợptrồng các loại cây lâu năm và cây công nghiệp hàng năm
- Nhóm đất đỏ: Là nhóm đất đặc trưng của vùng, có diện tích lớn nhất
trong các nhóm đất với 1.278.857 ha, chiếm 45,86% diện tích tự nhiên toànvùng, phân bố ở tất cả các tỉnh song tập trung nhiều nhất ở Quảng Nam
(793.545 ha) và Thừa Thiên Huế (393.403,2 ha), được chia thành 12 loại:
+ Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất: hình thành trên địa hình dốc,chia cắt, tập trung ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng
+ Đất vàng nhạt trên đá cát: phân bố ở địa hình dốc, chủ yếu thuộcThừa Thiên Huế
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ: phân bố trên địa hình đồi gò lượn sóng,dốc thoải hay bằng, tập trung chủ yếu ở Thừa Thiên Huế, Bình Định, ĐàNẵng
+ Đất nâu đỏ trên đá bazan: phân bố ở khu vực địa hình đồi bằng hoặclượn sóng thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thừa ThiênHuế
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: phân bố tập trung ở tỉnh ThừaThiên Huế và rải rác ở các tỉnh trong vùng
+ Đất đỏ vàng trên đá granit: phân bố nhiều ở Thừa Thiên Huế và ĐàNẵng
+ Đất đỏ vàng trên phiến sa thạch: phân bố chủ yếu ở Đà Nẵng
+ Các loại đất khác còn lại như: đất nâu vàng trên sản phẩm dốc tụ, đất
đỏ vàng trên gơnai, đất đỏ vàng trên paragơnai, đất đỏ vàng trên philit, đất
Trang 12nâu đỏ trên đá Gabrrô, điôrit được phân bố rải rác ở các tỉnh trong vùng.
Nhìn chung, nhóm đất đỏ được phân bố ở nhiều dạng địa hình khácnhau, song chủ yếu ở địa hình cao và rất cao nên chịu nhiều tác động củaxói mòn, rửa trôi Đất thường chua, độ no bazơ thấp, khả năng hấp thụkhông cao, nhiều khu vực xuất hiện quá trình tích luỹ Fe, Al, đa phần được
sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, một phần nhỏ được cải tạo để sản xuất
nông nghiệp (trồng các loại cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày), còn
lại là đất trống đồi núi trọc
- Nhóm đất đen: Có 2.792 ha, chiếm 0,10% diện tích tự nhiên toàn
vùng, phân bố tập trung ở Quảng Ngãi và Quảng Nam Đất có thành phần cơgiới trung bình, phản ứng từ trung tính đến ít chua, hàm lượng mùn và đạmtổng số khá, lân tổng số cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn
- Nhóm đất mùn alit trên núi cao: Diện tích 98.297 ha, chiếm 3,53%
diện tích đất tự nhiên, phân bố ở độ cao trên 700 m, thuộc địa bàn các tỉnhQuảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, bao gồm 3 loại:
+ Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất: phân bố tập trung ở QuảngNam
+ Đất mùn đỏ vàng trên đá macma axit: phân bố rải rác ở các tỉnhQuảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định
+ Đất mùn vàng nhạt trên đá cát: phân bố ở tỉnh Quảng Nam
Đây là nhóm đất có độ phì khá, hàm lượng mùn cao nhưng do phân bố
ở địa hình núi cao, dốc và chia cắt nên đất thường chua, tầng mỏng, chỉ thíchhợp cho mục đích phát triển cây lâm nghiệp
- Nhóm đất mặn: Có 22.646 ha, chiếm 0,81% diện tích tự nhiên, phân
bố ở tất cả các tỉnh trong vùng song chủ yếu ở Quảng Nam (13.234 ha) và Bình Định (6.365 ha) Tùy theo tính chất và đặc điểm hình thành, đất mặn
được chia thành 3 loại gồm: đất mặn sú vẹt đước, đất mặn nhiều, đất mặn ít
- Nhóm đất phèn: Diện tích 2.812 ha, chiếm 0,10% diện tích tự nhiên,
phân bố ở tất cả các tỉnh trong vùng, tập trung nhiều trên địa bàn Quảng Nam
(1.297 ha) Theo tính chất, đất phèn được chia thành: đất phèn mặn ít, đất
Trang 13phèn nhiều mặn, đất phèn tiềm tàng và đất phèn hoạt động.
Đây là nhóm đất được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa với vậtliệu sinh phèn, phát triển mạnh ở môi trường đầm mặn, địa hình thấp, khóthoát nước Đất phèn có độ mặn cao, chua nhiều, tỷ lệ mùn, đạm khá, lân tổng
số và các chất dễ tiêu đều nghèo, quá trình gley mạnh, thích hợp với nhữngloại cây trồng ít hoặc không cần cải tạo đất như khoai mỡ, dứa, bàng, tràm ,nếu được cải tạo tốt có thể trồng lúa
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích 24.830 ha, chiếm 0,89% diện
tích đất tự nhiên, phân bố ở khu vực địa hình dốc, xói mòn mạnh, đá lộ trênmặt, tầng đất mặt mỏng, tập trung ở Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, QuảngNam Do đất hạn chế về tầng dày và độ dốc nên chỉ có thể sử dụng vào việckhai thác làm vật liệu xây dựng, khoanh nuôi bảo vệ và phát triển cây rừng
- Nhóm đất Glây: Diện tích 18.020 ha, tập trung ở tỉnh Bình Định và
Quảng Ngãi, có nguồn gốc ban đầu là đất phù sa, đất cát hoặc sản phẩm dốc
tụ thường xuyên ngập nước Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịtnặng, phản ứng chua ít, hàm lượng chất hữu cơ lớp mặt cao, có thể cải tạo đểtrồng lúa và rau màu
- Nhóm đất dốc tụ: Có 10.920 ha, chiếm 0,61% diện tích tự nhiên,
phân bố ở địa hình thung lũng, tập trung ở Đà Nẵng, Quảng Nam Tùy thuộcđặc điểm của mẫu chất, đá mẹ, đất có phản ứng từ chua vừa đến ít chua,cation kiềm trao đổi thấp, hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng đất mặt khácao, lân tổng số từ nghèo đến trung bình, mức độ phân giải chất hữu cơ yếu,thích hợp để trồng lúa, rau màu hoặc cây công nghiệp ngắn ngày
- Nhóm đất tầng mỏng: Có 22.229 ha, chiếm 0,80% diện tích tự nhiên,
phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi của tỉnh Bình Định, trên sản phẩm phong hoácủa đá granit ở địa hình chia cắt, dốc, lượng mưa nhiều, quá trình rửa trôi, xóimòn mạnh, đất có phản ứng chua, hàm lượng mùn, đạm tổng số khá, lân vàkali tổng số nghèo, thích hợp khoanh nuôi phát triển rừng
- Nhóm đất nứt nẻ: Diện tích 634 ha, phân bố ở Quảng Ngãi, đất có
thành phần thịt nặng hoặc sét, hơi chua, hàm lượng chất hữu cơ từ khá đếngiàu, các chất dinh dưỡng đều thấp, nếu được đầu tư có thể đưa vào sản xuấtnông nghiệp
- Nhóm đất than bùn: Diện tích 120 ha, tập trung ở tỉnh Bình Định,
phân bố ở địa hình thấp trũng, có phản ứng chua, thành phần cơ giới nhẹ, hàmlượng chất dinh dưỡng từ nghèo đến trung bình tùy theo độ sâu tầng đất
Tóm lại: Mặc dù tài nguyên đất của vùng khá đa dạng về chủng loạisong số lượng đất tốt không nhiều, cùng với điều kiện bất lợi về địa hình, khí
Trang 14hậu đã hạn chế rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của vùng.
2.2 Tài nguyên nước
Nước là nguồn tài nguyên biến động khá rõ theo sự phân hóa mùa trongnăm trên địa bàn vùng, được cấu thành từ hai nguồn: nước mặt và nước ngầm
- Nước mặt: được phân bố trên hệ thống sông suối và hồ chứa với lưu
lượng nước khá phong phú như: sông Hàn - lượng nước bình quân đạt 7 tỷ
m3/năm, sông Hương - 3,8 tỷ m3/năm, sông Cu Đê - 0,6 tỷ m3/năm Nhìnchung, chất lượng nước khá tốt, hiện đang được khai thác phục vụ cho sảnxuất và sinh hoạt
Tuy nhiên, trữ lượng nước mặt lại phụ thuộc khá lớn vào lượng mưagiữa các mùa trong năm Vào mùa mưa, với lượng mưa ở khu vực phía Bắc
(như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng) từ 2.000 - 3.000 mm/năm, lưu lượng dòng
chảy đạt 40 - 60 l/giây/km2; trong khi ở khu vực phía Nam (Bình Định) lượng
mưa 1.500 - 2.000 mm, lưu lượng dòng chảy chỉ đạt 10 - 20 l/giây/km2 Mùakhô, khu vực phía Bắc của vùng lượng dòng chảy giảm chỉ còn 10 - 15 l/giây/
km2, phía Nam giảm xuống 2 - 5 l/giây/km2 Đây là vấn đề cần được chú ý
nhiều trong quá trình sản xuất của vùng, đặc biệt là công tác thủy lợi (xây
dựng hệ thống hồ chứa) Ngoài ra, sự nhiễm mặn của các sông vào mùa kiệt
cũng đang đặt ra những yêu cầu đòi hỏi trong công tác tu bổ, hoàn chỉnh hệthống đập dâng, đê ngăn mặn nhằm khai thác tối đa tiềm năng nguồn nướcmặt cho sản xuất và sinh hoạt
- Nước ngầm: tồn tại trong các địa tầng, địa chất song khả năng khai
thác không đều, được thể hiện ở một số khu vực như: Đà Nẵng, Hội An32.400 m3/ngày; khu vực Trà Ổ 3.037 m3/ngày, Phù Mỹ 7.049 m3/ngày, QuyNhơn 17.983 m3/ngày; khu vực thị xã Quảng Ngãi 20.000 m3/ngày, khu vựcđồng bằng Bắc sông Vệ 1.000 m3/ngày, khu vực đồng bằng Mộ Đức - ĐứcPhổ 2.000 m3/ngày…
Nhìn chung, tài nguyên nước ngầm trên địa bàn vùng rất hạn chế, chủyếu khai thác ở quy mô nhỏ phục vụ cho sinh hoạt và một phần cho sản xuấtnông nghiệp Tuy nhiên trên địa bàn vùng lại có tiềm năng nước khoáng,nước nóng khá phong phú, phân bố ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,Bình Định, hiện đang được khai thác sử dụng cho các mục đích như an dưỡngchữa bệnh, đóng chai giải khát, phục vụ du lịch…
Trong điều kiện nguồn nước ngầm không ổn định, khó khai thác thì vấn
đề nước mặt là yếu tố tác động rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dântrong vùng Với địa hình hẹp, dốc, sự phân phối dòng chảy trong năm khôngđều, để duy trì, điều tiết đảm bảo sự cân bằng nước của vùng, cần thiết phảibảo vệ và trồng lại rừng đầu nguồn, đầu tư thích đáng xây dựng hệ thống thủy
Trang 15lợi với các công trình như hồ chứa, đập dâng…
2.3 Tài nguyên biển, ven biển
Với khoảng 590 km chiều dài bờ biển đã tạo cho vùng KTTĐMT cónhiều lợi thế trong việc khai thác các nguồn lợi biển và được thể hiện qua một sốmặt:
- Việc hình thành nhiều cảng biển lớn như cảng Thuận An, ChânMây, Đà Nẵng, Dung Quất, Liên Chiểu, Quy Nhơn có ý nghĩa quan trọngđối với phát triển kinh tế không chỉ nội vùng mà còn tác động rất lớn đếnnền kinh tế quốc dân
- Có nhiều bãi biển đẹp như Chân Mây, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Khe Hai…
là điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh kinh tế du lịch
- Diện tích vùng nước mặn, lợ và đầm phá khá lớn như Tam Giang
(Thừa Thiên Huế), Thị Nại (Bình Định)… thích hợp để phát triển nuôi trồng
các loại hải sản có giá trị xuất khẩu cao như rong câu chỉ vàng, tôm he, tômhùm, mực, cá thu, cá ngừ, cá ngựa
Tuy nhiên, nguồn lợi biển phân bố không đều, các ngư trường ven bờđang có nguy cơ cạn kiệt Do đó việc đánh bắt ở các ngư trường xa bằng tàulớn, có phương tiện bảo quản dài ngày là hướng chủ yếu trong tương lai
2.4 Tài nguyên rừng
- Về thực vật: Toàn vùng hiện có 1.324.193 ha đất lâm nghiệp có rừng
(chiếm 47,49% diện tích tự nhiên) với các kiểu rừng như: rừng nhiệt đới
thường xanh quanh năm; rừng non tái sinh, rừng hỗn giao tre, gỗ; rừng câybụi và rừng trồng Ở khu vực đồi núi, hệ sinh thái khá đa dạng và phong phúvới nhiều chủng loại có giá trị kinh tế như trắc, huỳnh, hương, sến, gụ, lim…;nhiều loại dược liệu quý như sa nhân, hà thủ ô, ngũ gia bì, sâm, thiên niênkiện, bách bộ, thổ phục linh…; song do hậu quả của chiến tranh và sự khaithác quá mức của con người đã làm cho nguồn tài nguyên này dần bị cạn kiệt
cả về trữ lượng và chủng loại Ở khu vực ven biển, thảm thực vật chủ yếu làthông, dương, liễu và các loại cây chịu mặn với vai trò phòng hộ chắn sóng,cát… nhưng cũng đã và đang có nguy cơ bị thu hẹp do phát triển nuôi trồngthuỷ sản
- Về động vật: Sự đa dạng, phong phú các kiểu rừng và thành phần loài
thực vật là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của hệ động vật Theo cáckết quả nghiên cứu, động vật rừng của vùng mang đặc trưng của khu hệ độngvật Ấn Độ - Mã Lai, trong đó có nhiều loại có trong sách đỏ của Việt Nam vàthế giới Về thành phần loài: Thú có các đại diện như: hổ, báo, gấu, bò rừng,khỉ, sơn dương, heo rừng, chồn, cheo, mèo rừng, sóc chân vàng, voọc ngũ
Trang 16sắc, khỉ đuôi dài, voọc xanh bạc, gà tiền mặt đỏ, gà lôi hồng tía, trăn gấm ;Chim có các loài đại diện gồm có: công, đại bàng đất, gà lôi, bìm bịp và một
số loài khác, đặc biệt chim yến cho sản phẩm có giá trị cao, nổi tiếng trongnước và quốc tế Ngoài ra, còn có 1 số loài chim nước, chim di cư, chim biển
và các loại bò sát…
Nhìn chung, vùng KTTĐMT chứa đựng tài nguyên động, thực vật kháphong phú, song do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho nguồn tàinguyên rừng ngày càng dần suy giảm Vì vậy, việc bảo vệ nghiêm ngặt cácloài thực vật, động vật đang tồn tại là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việcduy trì đa dạng tài nguyên sinh vật để phát triển bền vững, đặc biệt với vai tròcân bằng sinh thái, điều tiết nguồn nước nhằm hạn chế lũ lụt và hạn hán ở hạlưu vùng
2.5 Tài nguyên khoáng sản
Theo đặc điểm cấu tạo địa chất và sinh khoáng, vùng KTTĐMT cótiềm năng khoáng sản vào loại lớn của nước ta với chủng loại và trữ lượngkhá phong phú, trong đó:
- Vật liệu xây dựng: phân bố ở tất cả các tỉnh trong vùng, bao gồm các
loại: đá Granit (Quảng Ngãi khoảng 4 triệu tấn, Bình Định 500 triệu tấn…),
đá xây dựng (Quảng Ngãi 7 tỷ m 3 , Bình Định 700 triệu m 3 …), đá vôi (Thừa Thiên Huế khoảng 1.040 triệu m 3 …), cát thuỷ tinh (Thừa Thiên Huế trên 50 triệu tấn…), cao lanh (Quảng Ngãi trên 4 triệu tấn, Bình Định khoảng 28 triệu m 3 ), sét (Bình Định trữ lượng 10 triệu m 3)… Bên cạnh đó còn có các loại
đá ong, đá phiến được phát hiện tại Bình Định, Quảng Nam và Đà Nẵng
- Các loại khoáng sản khác như than đá, quặng Silimanhit, Titan…phân bố rải rác ở một số tỉnh, đáng kể như:
+ Than đá chủ yếu ở Quảng Nam (Nông Sơn, Ngọc Kinh, Quang Điềm)
với trữ lượng hơn 14 triệu tấn, khai thác khoảng 10 vạn tấn/năm
+ Quặng Silimanhit ở Quảng Ngãi (Hưng Nhượng, Sơn Tịnh) trữ lượng
khoảng 1 triệu tấn
+ Titan chủ yếu ở Bình Định, Thừa Thiên Huế, trong đó mỏ Đề Gi
(Bình Định) có trữ lượng khá lớn, khoảng 1,5 triệu tấn.
+ Bauxit tập trung ở Quảng Ngãi, vàng phân bố ở Quảng Nam có khảnăng khai thác được vài trăm nghìn tấn
+ Nước khoáng phân bố ở các tỉnh Thừa Thiên Huế (3 mỏ), Quảng Nam (18 mỏ), Quảng Ngãi (5 mỏ), Bình Định (3 mỏ).
+ Đồng, Wonfram, chì, kẽm, thiếc, dầu khí, phóng xạ, than bùn phân
Trang 17bố ở các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Mặc dù khá phong phú về chủng loại, song đa phần các loại khoáng sảnnày mới chỉ khai thác ở dạng thủ công, quy mô nhỏ, chưa được đưa vào khaithác và chế biến theo quy mô công nghiệp lớn Đây là vấn đề cần được quantâm nhằm phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, phục vụ nhu cầuphát triển trong nội vùng cũng như hướng tới các mặt hàng xuất khẩu
2.6 Tài nguyên nhân văn
Với trên 6,2 triệu người, trên địa bàn vùng KTTĐMT hiện có rấtnhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống như Kinh, Hrê, BaNa, Chăm, Chàm,Êđê, Hroi, Raglay, Hoa , trong đó dân tộc Kinh chiếm chủ yếu
Mỗi dân tộc ở đây đều có những phong tục, tập quán riêng, có chữ viết,tiếng nói riêng tạo nên bản sắc văn hoá khá đa dạng, phong phú, mang đậmnhững yếu tố văn hoá bản địa cổ xưa, trong đó nổi lên bản sắc văn hoá lịch sửdân gian truyền thống với các loại hình nghệ thuật độc đáo như nhã nhạc cungđình Huế, Ca chòi, Ca Lêu, Xà Ru, A Giới, Cà Lù, Cor Nghé, Plét Đặc biệt,
bề dày lịch sử của vùng đất này còn được thể hiện qua các di chỉ cổ xưa như:
văn hoá Sa Huỳnh, di chỉ Gò Đá, di chỉ Bình Châu (Quảng Ngãi); nhiều di
tích lịch sử nổi tiếng như quần thể di tích Huế, đô thị cổ Hội An, thánh địa
Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới…
Về tập quán sản xuất đã hình thành nhiều nghề mang tính nghệ thuậtnổi tiếng như: điêu khắc Chàm, đúc đá Non Nước, làng mộc Kim Bồng, gốmThanh Hà, dâu tằm Duy Trình, đúc đồng Phước Kiều…
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, các dân tộc trên địabàn vùng đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng, góp phần xứng đáng cùng
cả nước hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ, để lại ngàynay nhiều di tích lịch sử như: nhà chứng tích chiến tranh ở Sơn Mỹ, di tíchlịch sử Ba Tơ…
Với tài nguyên như trên, việc quan tâm đến tập quán của mỗi dân tộc để
bố trí phân bổ sử dụng đất đai là vấn đề cần được xem xét trong quy hoạch nhằmkhai thác triệt để các nguồn lực, tiềm năng, góp phần phát triển kinh tế của vùng
3 Khái quát cảnh quan, môi trường
3.1 Điều kiện cảnh quan
Là địa bàn vừa có núi, có đồng bằng, có biển, nhiều di sản văn hoá độcđáo nên cảnh quan của vùng khá phong phú, đa dạng với nhiều thắng cảnhđẹp, nổi tiếng, rất thích hợp cho phát triển du lịch Trong đó đáng kể như:
- Quần thể di tích cố đô Huế, đô thị cổ Hội An nổi bật với nét đẹp về
Trang 18Tất cả hoà quyện vào nhau tạo cho vùng điều kiện cảnh quan kỳ thú,
cùng với hệ thống các điểm di tích lịch sử nổi tiếng (thánh địa Mỹ Sơn, nhà
chứng tích chiến tranh ở Sơn Mỹ, di tích lịch sử Ba Tơ…) là điều kiện hết sức
thuận lợi để phát triển mạnh kinh tế du lịch của vùng
3.2 Hiện trạng môi trường
Trong những năm qua, quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đô thị…trên địa bàn vùng đã có những tác động nhất định đến môi trường của vùng,mặc dù chưa nghiêm trọng song cũng có nhiều vấn đề đáng được đặt ra cầnquan tâm giải quyết và được thể hiện ở các mặt sau:
- Suy thoái môi trường do biến động tài nguyên rừng: Theo số liệu
thống kê, mặc dù diện tích đất lâm nghiệp có rừng của vùng tăng 235.334 hatrong thời kỳ 1996 - 2005; tuy nhiên tại từng thời điểm, địa bàn cụ thể, diện
tích rừng vẫn suy giảm (giai đoạn 1996 - 2000 toàn vùng giảm 44.626 ha,
riêng Quảng Nam giảm 75.827 ha…) Việc khai thác rừng bừa bãi, phá rừng
làm nương rãy, cháy rừng (đặc biệt là rừng tự nhiên phòng hộ) cùng với điều
kiện địa hình hẹp, dốc đã làm xói mòn, rửa trôi đất đai Tình trạng phá rừngngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản không những làm giảm khả năng phòng hộ
mà còn gây ô nhiễm môi trường, tác động nghiêm trọng đến hệ sinh thái venbiển
- Suy thoái môi trường do phát triển đô thị và công nghiệp: Quá trình
đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp những năm qua đã có ảnh hưởngđáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, kéo theo sự di cư từ nôngthôn ra thành thị, gây áp lực về nhà ở và vệ sinh môi trường, hình thành cáckhu nhà ổ chuột và khu đô thị nghèo, gây tiếng ồn, bụi và làm phát sinh mộtlượng lớn chất thải, tác động đến môi trường không khí và môi trường nước:
+ Môi trường không khí: Trên địa bàn các tỉnh trong vùng, hầu hết các
đô thị và khu công nghiệp đều bị ô nhiễm nặng về bụi Nồng độ bụi trong
không khí vượt quá trị số tiêu chuẩn cho phép từ 1,3 - 3,0 lần (đặc biệt là
Trang 19thành phố Đà Nẵng và thị xã Tam Kỳ) Nồng độ khí SO2 ở khu vực xung
quanh một số nhà máy, xí nghiệp (như nhà máy thép Đà Nẵng) vượt quá trị số
tiêu chuẩn cho phép từ 1,1 - 2,7 lần
+ Môi trường nước: Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết chất lượng nướccác sông trên địa bàn vùng tương đối ổn định, các chỉ tiêu đều nằm trong giớihạn cho phép Tuy nhiên, tại Đà Nẵng chất lượng nước đoạn hạ lưu sông Hàn
đã bị ô nhiễm với nồng độ COD cực đại lên tới 16 - 25 mg/l, nồng độ chì 0,004
0,010 mg/l, thủy ngân 8 10 g/l, vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5942
-1995)…
- Suy thoái môi trường biển và ven bờ do chất thải: Chất thải từ các
hoạt động du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp (công nghiệp đóng tàu,
cảng dầu, chế biến hải sản ) đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và
môi trường ven biển Kết quả điều tra cho thấy, ở các bến cảng, vũng vịnh
như cảng Sông Hàn (Đà Nẵng), cửa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) đặc biệt là các
khu vực biển có cảng cá hoạt động, môi trường nước đều đã bị ô nhiễm vớihàm lượng chất dinh dưỡng, hữu cơ và tổng Coliform tương đối cao Ngoài
ra, chất thải sinh hoạt của dân cư vùng cửa sông, ven biển cùng với quá trìnhkhai thác nguồn tài nguyên biển bằng các phương pháp sử dụng chất nổ, điện,lưới quét cũng là những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môi trườngven biển
- Suy thoái môi trường đất do hoạt động sản xuất nông nghiệp: Quá
trình canh tác chưa hợp lý, đặc biệt là trên đất dốc đã dẫn đến hiện tượng rửatrôi, xói mòn, bạc màu đất; hàng trăm ha đất sản xuất bị cát bay bồi lấp, nướcmặn xâm nhập hàng năm Việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu chưahợp lý đã ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái nông nghiệp do lượng tồn dư các hóachất trong đất, nước…
Đứng trước các vấn đề nêu trên, song song với việc đầu tư phát triểnkinh tế - xã hội, vấn đề bảo vệ môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng,đảm bảo cho sự phát triển bền vững và lâu dài Để bảo vệ môi trường củavùng, trước hết phải bảo vệ rừng, tiếp đó hạn chế suy thoái môi trường dobiến động tài nguyên nước, quá trình phát triển đô thị và công nghiệp…
4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
4.1 Những thuận lợi, lợi thế
- Nằm ở trung độ theo chiều dài đất nước nên vùng KTTĐMT có vị tríchiến lược hết sức quan trọng về kinh tế với vai trò là bản lề nối kết 2 vùngkinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam
Trang 20- Có vị trí giáp biển, là cửa ngõ ra biển của khu vực Tây Nguyên, NamLào, Đông bắc Campuchia, Đông bắc Thái Lan , trở thành đầu mối trungchuyển quan trọng, trung tâm thương mại, chế tác của khu vực trong khốiASEAN/AFTA, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Có bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh và các bãi tắm đẹp (như Lăng Cô,
Non Nước, Mỹ Khê, Sa Huỳnh ), có các di sản văn hoá thế giới (Cố đô Huế, phố cổ Hội An) cùng với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh kỳ thú đã
tạo cho vùng có khả năng phát triển thành một trong những trung tâm du lịchlớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á
- Là địa bàn hội tụ đầy đủ các loại hình giao thông, có đường giao
thông huyết mạch chạy qua (QLộ 1A, đường sắt Thống Nhất), gắn với các sân bay lớn (sân bay quốc tế Đà Nẵng), hệ thống cảng biển hiện đại (cảng Thuận
An, Chân Mây, Tiên Sa, Kỳ Hà ), rất thuận lợi để phát triển và giao lưu kinh
tế
- Có nhiều vùng đất cát ven biển bằng phẳng, thuận lợi cho việc xâydựng các khu công nghiệp tập trung; tiềm năng hải sản lớn, ngư trường rộng
là điều kiện thúc đẩy phát triển các ngành nông lâm thuỷ sản
- Về chiến lược quốc phòng, ngoài quần đảo Hoàng Sa thì với vai trò là
"xương sống gánh 2 đầu đất nước" đã mang lại cho vùng KTTĐMT vị trí hếtsức quan trọng trong việc phòng thủ Quốc gia
+ Khó khăn trong việc đầu tư khai hoang, cải tạo đồng ruộng và xâydựng, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đối với giao thông và thủy lợi
- Tài nguyên rừng bị suy giảm về trữ lượng, chất lượng, tính đa dạngsinh học; quy mô tài nguyên khoáng sản không lớn; số lượng đất tốt thích hợpcho sản xuất nông nghiệp không nhiều, nguy cơ thoái hóa do nhiễm mặn khuvực ven biển, xói mòn rửa trôi ở khu vực đồi núi có chiều hướng gia tăng…
II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1 Khái quát thực trạng phát triển kinh tế
1.1 Tăng trưởng kinh tế
Trong xu thế phát triển chung của cả nước, những năm qua nền kinh tế
Trang 21- xã hội vùng KTTĐMT đã đạt nhiều tiến bộ quan trọng và có sự chuyển biếntích cực, sản xuất đang dần tăng tốc, đời sống nhân dân từng bước được cảithiện, xuất hiện nhiều nhân tố mới, những mô hình tốt tạo đà cho đổi mới pháttriển trong giai đoạn tới Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao hơn nhiều so vớimức trung bình cả nước, thể hiện ở bảng sau:
BẢNG 1: GDP CỦA VÙNG KTTĐMT SO VỚI CẢ NƯỚC THỜI KỲ 1996 - 2005
Chỉ tiêu
Tổng sản phẩm GDP (tỷ đồng)
(Giá hiện hành)
Tốc độ tăng trưởng 2001- 2005 (%)
Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005
Toàn vùng 11.057,7 20.615,9 36.838,8 10,10
- Công nghiệp và xây dựng 2.321,4 5.827,9 13.739,5 17,12
- Công nghiệp và xây dựng 96.913 142.621 157.808 10,3
Bình quân thu nhập đầu người tăng mạnh từ 2,01 triệu đồng năm 1995
(cả nước là 2,72 triệu đồng) lên đạt 5,94 triệu đồng vào năm 2005 (tăng gấp
2,96 lần), cao hơn so với bình quân cả nước (cả nước đạt 4,73 triệu đồng).
Tuy nhiên, sự chênh lệch về thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn,giữa các tỉnh, thành phố trong vùng, giữa nhóm dân tộc Kinh và các dân tộcthiểu số khá lớn Đây là một vấn đề cần được quan tâm trong các chươngtrình, dự án phát triển của vùng
Mặc dù vùng KTTĐMT có tốc độ tăng trưởng khá cao, cao hơn bìnhquân chung cả nước trong những năm qua, song do tập trung chủ yếu vào lĩnhvực kinh tế nông lâm thuỷ sản, trong khi công nghiệp, dịch vụ phát triển chưatương xứng với tiềm năng, lợi thế cùng với xuất phát điểm thấp nên nhìnchung bộ mặt kinh tế toàn vùng vẫn chưa thay đổi nhiều so với các vùng kinh
tế khác trong cả nước, đặc biệt là so với 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
và phía Nam
1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong thời kỳ 1996 - 2005, cơ cấu kinh tế của vùng có sự chuyển dịchtheo hướng tích cực: tăng tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ,giảm tỷ trọng khu vực kinh tế nông lâm thuỷ sản, được thể hiện như sau:
Trang 22B NG 2: C C U GDP (%) QUA M T S N M ẢNG 2: CƠ CẤU GDP (%) QUA MỘT SỐ NĂM Ơ CẤU GDP (%) QUA MỘT SỐ NĂM ẤU GDP (%) QUA MỘT SỐ NĂM ỘT SỐ NĂM Ố NĂM ĂM
Tuy cơ cấu kinh tế toàn vùng có sự chuyển dịch đúng hướng, song tốc
độ chuyển dịch trong nội bộ từng tỉnh, thành phố cũng như giữa các địaphương trong vùng cũng có sự khác biệt khá lớn:
B NG 3: T C ẢNG 3: TỐC ĐỘ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) ỐC ĐỘ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) ĐỘ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) CHUY N D CH CỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) ỊCH CƠ CẤU GDP (%) Ơ CẤU GDP (%) ẤU GDP (%) C U GDP (%)
C A CÁC T NH TRONG GIAI O N 2001 - 2005ỦA CÁC TỈNH TRONG GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 ỈNH TRONG GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 Đ ẠN 2001 - 2005
Chỉ tiêu TT Huế Đà Nẵng Q Nam Q Ngãi Bình Định
2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.1 Khu vực kinh tế nông - lâm - thủy sản
Mặc dù không phải là vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp ở nước
ta, song trong những năm qua nông lâm thuỷ sản vẫn giữ vai trò quan trọng,đóng góp chủ yếu cho nền kinh tế chung của vùng với tốc độ tăng bình quân
5,02%/năm (giai đoạn 2001 - 2005); tổng giá trị sản xuất tăng từ 5.592,3 tỷ
đồng năm 1995 lên 7.559,8 tỷ đồng năm 2000 và đạt 9.519,6 tỷ đồng vào năm
2005 (giá cố định 1994)
Cơ cấu trong nội bộ ngành có sự chuyển dịch hợp lý trên cơ sở pháthuy lợi thế về tiềm năng biển của vùng: tỷ trọng nông, lâm nghiệp giảm từ81,86% năm 1995 xuống còn 68,09% năm 2005, trong khi tỷ trọng thuỷ sảntăng từ 18,14% lên 31,91%
Trang 23B NG 4: GIÁ TR S N XU T VÀ T TR NG ẢNG 3: TỐC ĐỘ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) ỊCH CƠ CẤU GDP (%) ẢNG 3: TỐC ĐỘ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) ẤU GDP (%) Ỷ TRỌNG ỌNG NÔNG - LÂM - THU S N QUA CÁC N MỶ TRỌNG ẢNG 3: TỐC ĐỘ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) ĂM
a Sản xuất nông nghiệp:
Trong điều kiện hạn chế về tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp (bình
quân đầu người rất thấp chỉ đạt 0,28 ha) nhưng với sự đầu tư khoa học kỹ
thuật và thâm canh trong sản xuất nên trong 10 năm qua sản xuất nông nghiệpcủa vùng có sự phát triển đáng kể Giá trị sản xuất tăng từ 4.139,2 tỷ đồngnăm 1995 lên 5.161,9 tỷ đồng năm 2000 và đạt 5.960,4 tỷ đồng vào năm 2005
là (giá cố định năm 1994) Tốc độ tăng trưởng bình quân (1996 - 2005) đạt
4,4%/năm, trong đó giai đoạn 1996 - 2000 tăng 4,9%/năm, 2001 - 2005 tăng3,1%/năm
- Về trồng trọt: Trong các loại cây trồng, lương thực có hạt là cây chủ
lực của vùng, mặc dù có sự biến động về diện tích tăng từ 386,1 nghìn ha năm
1995 lên 391,1 nghìn ha năm 2000 và đến năm 2005 giảm xuống còn 358,4nghìn ha song sản lượng vẫn tăng liên tục từ 1.207,1 nghìn tấn năm 1995 lên1.477,5 nghìn tấn năm 2000 và đạt 1.675,8 nghìn tấn vào năm 2005, đảm bảocân đối cho nhu cầu tại chỗ, ngoài ra một phần nhỏ còn được cung cấp choTây Nguyên
Ngoài cây lương thực có hạt, cây sắn khá thích hợp với điều kiện củavùng và có nhu cầu xuất khẩu lớn, do đó diện tích được mở rộng lên 49,1
nghìn ha năm 2005 (gấp 1,43 lần so năm 2000), trong khi diện tích khoai lang
giảm từ 35,9 nghìn ha năm 1995 xuống còn 16,1 nghìn ha năm 2005
Trong các loại cây công nghiệp hàng năm, mía là cây cho sản phẩmhàng hóa lớn nên được phát triển với tốc độ khá nhanh, đạt 12,9 nghìn ha vào
năm 2005 với sản lượng 631,5 nghìn tấn (tập trung ở Quảng Ngãi và Bình
Định), có thể xem đây là lợi thế để so sánh với các cây khác có điều kiện
tương tự
Đối với cây công nghiệp lâu năm, điều là cây có diện tích lớn nhất và
Trang 24có tiềm năng mở rộng, trong khi cà phê, dừa có xu hướng giảm (tập trung ở
Quảng Ngãi và Bình Định); ngoài ra còn một số cây có triển vọng phát triển
như dâu tằm, chè, hồ tiêu, ca cao, cao su nhưng diện tích, sản lượng hiệnnay còn nhỏ
- Về chăn nuôi: Những năm gần đây, chăn nuôi của vùng đã được quan
tâm đầu tư, phát triển khá về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, đa dạnghóa và tăng giá trị hàng hóa sản phẩm chăn nuôi Theo số liệu thống kê, năm
2005 đàn trâu có 163,7 nghìn con, chiếm 5,60% trong cả nước (tập trung nhiều
ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thừa Thiên Huế); đàn bò có 759,6 nghìn con,
chiếm 13,71% cả nước (chủ yếu ở Bình Định, Quảng Ngãi và Quảng Nam); đàn gia cầm có 12,41 triệu con, chiếm 5,64% trong cả nước (tập trung ở
Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định) Tồn tại của ngành chăn nuôi nói
chung hiện nay là chất lượng giống kém, công tác thú y chưa tốt và khó khăn
về thị trường tiêu thụ
b Sản xuất lâm nghiệp:
Được sự quan tâm của Nhà nước, nhất là nhờ chủ trương đóng cửarừng và đẩy mạnh thực hiện các chương trình 327, PAM, 661, 135, 133, giaokhoán rừng cho hộ gia đình quản lý đã tạo điều kiện cho lâm nghiệp củavùng phát triển, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, góp phần nâng
cao tỷ lệ che phủ của rừng lên đạt 40,32% (năm 2005), chuyển từ một nền
lâm nghiệp khai thác sang nền lâm nghiệp xã hội, lấy bảo vệ và xây dựng vốnrừng làm nhiệm vụ cơ bản, đưa kinh tế lâm nghiệp trở thành thế mạnh củavùng
- Về giá trị sản xuất: Trong thời kỳ 1996 - 2005, giá trị sản xuất lâm
nghiệp tăng bình quân 1,89%/năm (trong đó giai đoạn 1996 - 2000 giảm
0,36%/năm, giai đoạn 2001 - 2005 tăng 4,22%/năm) và đạt 521,7 tỷ đồng vào
năm 2005, tăng 90,9 tỷ đồng so với năm 2000 Sản lượng gỗ khai thác tăng từ248,4 nghìn m3 năm 1995 lên 259,5 nghìn m3 năm 2000 và đạt 489,9 nghìn m3
vào năm 2005, tập trung phần lớn ở Quảng Ngãi, Bình Định và Quảng Nam
- Về công tác trồng và bảo vệ rừng: Trong 10 toàn vùng đã trồng mới
được 91.222 ha rừng, bình quân trên 9 nghìn ha/năm, trong đó tập trung phát
triển mạnh vào giai đoạn 1996 - 2000 (64.690 ha), góp phần nâng cao vốn
rừng
c Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản:
Phát huy lợi thế tiềm năng biển, nên kinh tế thuỷ sản đóng vai trò quantrọng trong tăng trưởng cũng như cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng Tốc
độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 1996 - 2005 đạt 19,94%, cao hơn
mức bình quân chung cả nước (18,54%), trong đó sản lượng khai thác tăng
Trang 25bình quân 10,10%, nuôi trồng tăng 11,47%; sản lượng không ngừng tăng lên,năm 1995 đạt 154.761 tấn, đến năm 2000 tăng lên 230.656 tấn và năm 2005
đạt 322.537 tấn (bình quân tăng 16.778 tấn/năm), chủ yếu là sản lượng khai thác (chiếm trên 94%), tập trung nhiều ở Bình Định (110.491 tấn, chiếm
34,26% sản lượng khai thác toàn vùng) Tuy nhiên, cơ cấu sản lượng có sự
chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khai thác từ 97,56% năm 1995 xuống94,10% năm 2005, tăng tỷ trọng nuôi trồng từ 2,44% lên 5,90%, phù hợp với
xu hướng chung của cả nước
B NG 5: S N LẢNG 3: TỐC ĐỘ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) ẢNG 3: TỐC ĐỘ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) ƯỢNG, CƠ CẤU THUỶ SẢN QUA CÁC NĂMNG, CƠ CẤU GDP (%) ẤU GDP (%) C U THU S N QUA CÁC N MỶ TRỌNG ẢNG 3: TỐC ĐỘ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) ĂM
* Nhận xét chung:
- Những thành tựu đạt được: Trong những năm qua nền kinh tế nông
lâm ngư nghiệp trên địa bàn vùng KTTĐMT đã đạt được những kết quả nhấtđịnh:
+ Tuy có điểm xuất phát thấp, điều kiện tự nhiên không thuận lợinhưng đến nay sản xuất nông nghiệp của vùng phát triển khá ổn định, đảmbảo nhu cầu lương thực và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
+ Việc quản lý, bảo vệ và từng bước khai thác hiệu quả, hợp lý vốnrừng không những góp phần phát triển bền vững mà còn giữ vai trò quantrọng trong sự phát triển đa dạng cơ cấu nền kinh tế
+ Tiềm năng, lợi thế biển và ven biển đã được phát huy hiệu quả, dầnđưa kinh tế thuỷ sản trở thành ngành sản xuất chủ đạo trong cơ cấu ngành
Trang 26nông nghiệp, đóng góp quan trọng trong tích luỹ nội bộ và giá trị xuất khẩu.
- Những tồn tại và hạn chế:
+ Sản xuất nông nghiệp còn ở quy mô nhỏ và phân tán; năng suất, chấtlượng và sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường không cao; chưa hình thànhcác mô hình sản xuất - chế biến - tiêu thụ thích ứng với cơ chế thị trường
+ Thiếu sự đầu tư đồng bộ trong sản xuất (đặc biệt là vấn đề thuỷ lợi),
gây khó khăn trong việc thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất và hiệu quảkinh tế
+ Việc phát triển kinh tế rừng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàndiện nền kinh tế; khoa học kỹ thuật lâm nghiệp chưa phát triển tương xứng vớithế mạnh lâm nghiệp của vùng; thiết bị, công nghệ chế biến lâm sản còn lạchậu
+ Vấn đề dân trí, tình trạng nghèo đói và sức ép cơ chế thị trường đãlàm thu hẹp diện tích, giảm chất lượng rừng; giá trị gián tiếp, phi vật thể củarừng chưa được quan tâm; chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển lâm nghiệp
xã hội
+ Phát triển thuỷ sản chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh và thiếutính bền vững, nhiều khu vực phát triển nuôi trồng thuỷ sản tự phát đã vàđang dần huỷ hoại sự đa dạng sinh học ven biển
2.2 Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng
Những năm qua, ngành công nghiệp - xây dựng trên địa bàn vùngKTTĐMT đã có những bước phát triển đáng kể với tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân hàng năm đạt 17,12% (giai đoạn 2001 - 2005), cao hơn mức bình quân chung của cả nước (10,30%) Trong cơ cấu GDP, tỷ trọng công nghiệp -
xây dựng liên tục tăng và đang dần khẳng định vai trò chủ đạo của nền kinh
tế Trong 10 năm, tỷ trọng của ngành tăng từ 21,0% (năm 1995) lên chiếm 28,3% (năm 2000) và đến năm 2005 đạt 37,3% GDP, tuy nhiên chỉ số này vẫn thấp hơn bình quân chung của cả nước (tương ứng là 25,17%, 35,41% và
40,16%).
- Về tăng trưởng công nghiệp: Trong giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng
trưởng công nghiệp của vùng là 15,86% và tăng lên đạt 16,83% vào giai đoạn
2001 - 2005, cao hơn mức bình quân cả nước, được thể hiện cụ thể trongbảng:
Trang 27BẢNG 6: T C ỐC ĐỘ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) ĐỘ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) ĂM T NG TRƯỞNG (%) CÔNG NGHIỆP THỜI KỲ 1996 -NG (%) CÔNG NGHI P TH I K 1996 -ỆP THỜI KỲ 1996 - ỜI KỲ 1996 - Ỳ 1996
- Về giá trị sản xuất công nghiệp: Nhờ chính sách phát triển kinh tế
nhiều thành phần nên giá trị sản xuất công nghiệp của vùng không ngừng
được tăng lên, đạt 15.935,4 tỷ đồng năm 2005 (giá cố định năm 1994), tăng
gấp hơn 2 lần so với năm 2000 và gấp 4,5 lần năm 1995
B NG 7: GIÁ TR S N XU T CÔNG NGHI P QUA M T S N MẢNG 3: TỐC ĐỘ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) ỊCH CƠ CẤU GDP (%) ẢNG 3: TỐC ĐỘ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) ẤU GDP (%) ỆP THỜI KỲ 1996 - Ộ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) ỐC ĐỘ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) ĂM
Đơn vị hành chính Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005
Theo số liệu thống kê đến tháng 5/2005, ngoài khu kinh tế mở Chu Lai
(diện tích 27.040 ha) và khu kinh tế Dung Quất (quy mô 10.300 ha), toàn
vùng đã có 8 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích 2.141 ha,
trong đó nhiều khu có quy mô lớn như: khu công nghiệp Hoà Khánh (Đà
Nẵng) 572 ha, khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (Quảng Nam) 390
ha Bên cạnh đó, trên địa bàn vùng còn có 2 khu công nghiệp Hoà Cầm 137
ha (Đà Nẵng) và Long Mỹ 100 ha (Bình Định) đang trong thời kỳ xây dựng
cơ bản
Trang 28Về cơ bản, sự hoạt động của các khu công nghiệp này đã đem lại hiệuquả thiết thực, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của khu vực
thông qua việc thu hút được trên 1200 dự án đầu tư (trong đó có 23 dự án đầu
tư nước ngoài với số vốn đầu tư khoảng 152 triệu USD và 168 dự án trong nước với số vốn đầu tư 5.862,9 tỷ đồng), tạo việc làm cho khoảng trên 27
ngàn lao động
Tuy nhiên trong cơ cấu ngành, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sảnvẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là ngành dệt - may, da - giầy; sản xuất
vật liệu xây dựng; ngành công nghiệp cơ bản (bao gồm nhiều phân ngành
nhỏ như cơ khí, luyện kim, điện tử, tin học, hóa chất) và thấp nhất là công
nghiệp khai thác Điều này cho thấy công nghiệp của vùng vẫn chủ yếu dựavào nguồn nguyên liệu tại chỗ từ nông lâm ngư nghiệp và đây cũng là hạn chếlớn trong phát triển công nghiệp của vùng
- Về lĩnh vực xây dựng: Nhìn chung vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên
địa bàn vùng trong những năm qua không ngừng được tăng cường, tập trungvào tu sửa, nâng cấp, làm mới các công trình thuỷ lợi, đường giao thông, xâydựng đường điện, hiện đại hoá mạng lưới bưu chính viễn thông , góp phầnđưa tốc độ tăng trưởng của ngành đạt mức khá cao 24,2%/năm, gấp hơn 3 lần
so với bình quân chung cả nước, trong đó Quảng Ngãi có mức tăng trưởngcao nhất, đạt tới 42,4%/năm, tiếp đến là Đà Nẵng 39,2%/năm
* Nhận xét chung:
- Những thành tựu đạt được:
+ Chủ trương phát triển các khu công nghiệp là đúng đắn, phù hợp, gópphần đáng kể cho sự phát triển công nghiệp của vùng nói riêng và toàn nềnkinh tế nói chung
+ Tạo điều kiện để thu hút một khối lượng lớn vốn đầu tư, tạo ra sựchuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm cho người laođộng; tạo môi trường cho chuyển giao công nghệ một cách nhanh chóng chocác tỉnh trong vùng
+ Phát huy được những lợi thế về vị trí địa lý và cảng biển, đặc biệt là
sự hình thành một số khu công nghiệp lớn ở Đà Nẵng, khu vực Chân Mây vàkhu vực Dung Quất, làm động lực thúc đẩy phát triển toàn vùng
+ Việc đón trước thời cơ, chủ động đầu tư chiều sâu phát triển một số
xí nghiệp công nghiệp nhẹ có trình độ thiết bị và công nghệ hiện đại đã pháthuy hiệu quả tốt, góp phần nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong GDP qua cácnăm
Có được những thành tựu nêu trên, đó là do:
Trang 29+ Đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việcphát triển khu công nghiệp để tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước; chủ trương đổi mới, mở cửa nền kinh tế, mở rộng hợp tácquốc tế và phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế đã được quán triệt rộng rãi
từ Trung ương đến địa phương và các thành phần kinh tế
+ Hệ thống chính sách phát triển khu công nghiệp bước đầu đã tạođược hành lang pháp lý cho việc vận hành các khu công nghiệp
+ Sự quan tâm chỉ đạo của các Bộ, ngành trong công tác quản lý pháttriển khu công nghiệp Bằng cơ chế uỷ quyền, các Bộ, ngành đã tạo điều kiệncho các Ban quản lý khu công nghiệp trong vùng phát huy tốt cơ chế quản lýmột cửa, tại chỗ, thực hiện các giám sát về chuyên môn để đảm bảo sao chocác vướng mắc của doanh nghiệp được giải quyết nhanh và đúng pháp luật
+ Ý chí quyết tâm, sự thống nhất và quan tâm của Đảng bộ, Hội đồngnhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp thuộc các tỉnh, thành phố trong vùng đốivới việc phát triển khu công nghiệp trên địa bàn là nhân tố quan trọng để pháthuy lợi thế của từng địa phương cũng như của toàn vùng
+ Tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn, chủ động tìm kiếm giảipháp hiệu quả để xây dựng, phát triển công nghiệp của các Ban quản lý khucông nghiệp, các doanh nghiệp phát triển hạ tầng, các doanh nghiệp khu côngnghiệp được coi là một trong các yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành côngcủa việc phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn vùng
- Những tồn tại và hạn chế:
+ Khả năng thu hút đầu tư của một số khu công nghiệp, khu kinh tếtrong vùng còn thấp, dẫn đến không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư xâydựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
+ Đầu tư phát triển các khu công nghiệp chưa tính hết các điều kiện về
cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào để bảo đảm hoạt độngcủa các khu công nghiệp
+ Việc hình thành nhiều khu công nghiệp có quy mô lớn, tốc độ nhanh,trong khi các chính sách, biện pháp tổ chức quản lý phát triển các khu côngnghiệp trong thời gian qua còn bất cập đã làm giảm sức hấp dẫn và khả năngthu hút đầu tư
+ Từng địa phương trong vùng, do mong muốn đẩy nhanh tốc độ pháttriển công nghiệp, thu hút đầu tư nên đã hình thành các khu công nghiệp theonhiều cách khác nhau, thiếu đồng bộ, chưa tính hết mục tiêu phát triển dài hạn
về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu công nghệ, dẫn đến gặp phải nhiều vấn đề trong
quá trình phát triển (như về bảo vệ môi trường, đảm bảo hạ tầng).
Trang 30Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên, là do:
+ Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn vùng chưathực sự gắn kết với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, của từngđịa phương trong vùng cũng như trong mối liên hệ toàn vùng
+ Công tác vận động xúc tiến đầu tư của các tỉnh, thành phố trong vùnggặp nhiều khó khăn
+ Quản lý Nhà nước về công nghiệp - xây dựng còn nhiều bất cập, sựchồng chéo trong chức năng giữa một số cơ quan của tỉnh trong vùng vẫnthường xảy ra và chưa có giải pháp khắc phục; việc phát hiện và điều chỉnhcác chính sách liên quan đến quản lý phát triển công nghiệp chưa kịp thời
+ Do quá chú trọng vào phát triển các khu công nghiệp tập trung quy
mô lớn, nhưng thực tế điều kiện giữa từng tỉnh, thành phố trong vùng khácnhau, đòi hỏi phải phát triển các khu công nghiệp ở các cấp trình độ và quy
mô khác nhau
+ Sự phát triển công nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng; các nguồnlực từ nông, lâm, thuỷ sản đã tập trung khai thác nhưng hiệu quả chưa cao Sựliên kết giữa các tỉnh trong vùng còn hạn chế ở một số ngành công nghiệp cócùng chung tiềm năng Chưa khai thác triệt để mối liên hệ với vùng TâyNguyên - nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chotoàn vùng
2.3 Khu vực kinh tế dịch vụ và du lịch
Những năm gần đây, ngành thương mại - dịch vụ của vùng phát triểnkhá đa dạng, đảm bảo yêu cầu tăng trưởng kinh tế, lưu thông hàng hóa, đápứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trong vùng về số lượng, chất lượng
và chủng loại mặt hàng Nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005
đạt 9,80%, cao hơn mức bình quân chung cả nước (7,0%).
GDP toàn ngành năm 1995 đạt 4.378,1 tỷ đồng, năm 2000 đạt 8.374,5
tỷ đồng và đến năm 2005 tăng lên đạt 14.873,5 tỷ đồng, chiếm 9,4% trongtổng GDP của cả nước; trong đó Đà Nẵng thường có tỷ trọng chiếm trên 30%trong tổng GDP dịch vụ của vùng, tiếp theo là Bình Định, Thừa Thiên Huế,
sau cùng là tỉnh Quảng Nam (chiếm 15%) và Quảng Ngãi (chiếm 13%).
Trong cơ cấu chung nền kinh tế, tỷ trọng của ngành có sự chuyển dịchtheo xu hướng tăng nhẹ qua các năm từ 39,6% năm 1995 lên 40,6% năm 2000
và cơ bản duy trì ở mức trên 40% trong giai đoạn 2001 - 2005
Tuy nhiên, giữa các tỉnh, thành phố trong vùng lại có sự chuyển dịch
Trang 31khác biệt, trong khi Quảng Nam dịch chuyển tăng 2,8%, Quảng Ngãi tăng3,1% thì các khu vực có nền kinh tế phát triển hơn như Thừa Thiên Huế và
Đà Nẵng tỷ trọng dịch vụ lại có xu hướng chuyển dịch giảm, tương ứng giảm1,8% và 5,7% trong giai đoạn 2001 - 2005 Đây cũng chính là các địa bàn có
tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm cao nhất trong cơ cấu kinh tế của địa phương
(Đà Nẵng là 45,3% và Thừa Thiên Huế là 43,2%), các tỉnh khác còn lại đều
có tỷ trọng khoảng 30% trong cơ cấu GDP
- Về khối các ngành dịch vụ, quá trình phát triển được thể hiện qua một
+ Dịch vụ thuỷ sản: Vào những năm 1990, loại hình dịch vụ này hầunhư chưa phát triển, đến nay với sự phát triển ngày càng mạnh của ngành kinh
tế thuỷ sản thông qua việc đánh bắt và nuôi trồng thì dịch vụ thuỷ sản cũngngày càng tăng Năm 2005, giá trị kinh tế dịch vụ thuỷ sản chiếm trên 5%tổng giá trị của ngành, trong đó thành phố Đà Nẵng tăng cao nhất, đạt 9,0%trong khi các tỉnh khác tuy có tăng nhưng cũng chưa đạt bình quân chungtoàn vùng
+ Dịch vụ cung cấp vật tư, thuỷ nông: Phát triển khá mạnh với sự hìnhthành mạng lưới các đại lý, các điểm bán lẻ tới thôn xóm cũng như hệ thốngcác trạm trại, tổ dịch vụ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của sản xuất
+ Các lĩnh vực dịch vụ khác như: Bưu chính viễn thông, vận tải, ngânhàng, bảo hiểm cũng có sức phát triển đáng kể tạo điều kiện cho giao lưuhợp tác và phát triển kinh tế xã hội của vùng
- Về du lịch: Với lợi thế là vùng có nhiều danh lam thắng cảnh, di sản
văn hoá nổi tiếng, bãi biển đẹp (như cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, Lăng Cô,
Non Nước, Sa Huỳnh ) những năm qua mặc dù cơ sở hạ tầng của vùng còn
nhiều hạn chế, song ngành du lịch miền Trung nói chung và vùng KTTĐMTnói riêng đã có những bước phát triển đáng kể với các loại hình du lịch chủyếu như: du lịch tham quan, du lịch biển và tắm biển, du lịch nghỉ dưỡng thểthao, du lịch sinh thái , kéo theo các hoạt động dịch vụ như nhà nghỉ, kháchsạn, ăn uống, vận tải không ngừng phát triển Số lượng khách đến thămquan du lịch tăng lên qua hàng năm, đặc biệt là khách nước ngoài Điều này
có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy các loại hình kinh doanh dịch vụ dulịch phát triển
Trang 32* Nhận xét chung:
Bên cạnh những kết quả đạt được, đóng góp vào sự phát triển kinh tế
-xã hội, ngành dịch vụ - du lịch vùng KTTĐMT vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại:
- Kinh tế thương mại - dịch vụ - du lịch phát triển không đồng đều, tốc
độ tăng trưởng của ngành có xu hướng bình ổn trong những năm gần đây,nhất là khi điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng và đời sống ngườidân ngày càng tăng
- Mặc dù sản phẩm sản xuất khá phong phú song chất lượng chưa cao,tính thương mại thấp nên đã hạn chế đến sức cạnh tranh trên thị trường, đặcbiệt khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới thìđây là hạn chế lớn trong bối cảnh hoà nhập
- Khả năng vận tải, lưu thông hàng hoá bị hạn chế do cơ sở hạ tầng thấpkém Ngoại trừ các trung tâm thương mại ở các đô thị lớn, phần nhiều hệ
thống các cơ sở kinh doanh (chợ) còn tạm bợ (dạng lều, quán, ngoài trời ),
chưa đáp ứng được yêu cầu cho các hoạt động kinh doanh
- Sự phát triển của ngành còn dàn trải, chưa hình thành các mũi nhọn vềhoạt động thương mại, nhất là trong xuất nhập khẩu
- Chưa khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của vùng, việc đầu tư cơ sở
hạ tầng cho lĩnh vực này còn hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của cácloại hình kinh doanh dịch vụ du lịch
3 Dân số, lao động và việc làm
Theo khu vực, dân số thành thị của vùng là 1.851,7 người, chiếm29,88% tổng dân số; còn lại 4.350,5 người thuộc khu vực nông thôn, chiếm70,22% dân số của vùng, trong đó Đà Nẵng là địa phương có tỷ lệ đô thị hoácao nhất, tới 86,22%, thấp nhất là Quảng Ngãi 14,36%
Trang 33B NG 8: DÂN S , M T ẢNG 3: TỐC ĐỘ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) ỐC ĐỘ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) ẬT ĐỘ DÂN SỐ NĂM 2005 THEO ĐƠN VỊ HÀNH ĐỘ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) DÂN S N M 2005 THEO ỐC ĐỘ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) ĂM ĐƠ CẤU GDP (%)N V HÀNHỊCH CƠ CẤU GDP (%)
CH NHÍNH
Đơn vị
hành chính
Diện tích (km 2 )
Dân số (nghìn người) Mật độ dân số
Toàn vùng hiện có 3.294,08 nghìn lao động trong độ tuổi, chiếm 7,79%
so với dân số trong độ tuổi lao động của cả nước và chiếm 53,11% dân số củavùng, trong đó tập trung nhiều nhất ở Quảng Nam với số lượng trên 890 người
(chiếm 26,46% toàn vùng) Phần lớn dân số trong độ tuổi lao động tập trung ở
khu vực nông thôn với số lượng trên 2.100 nghìn người, chiếm khoảng 64%toàn vùng
Về cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn: có sự chênh lệch khálớn giữa các khu vực, trong đó địa phương có cơ cấu lao động đô thị cao nhất,
lao động nông thôn thấp nhất là Đà Nẵng (86,22% và 13,78%); ngược lại cơ
cấu lao động đô thị thấp nhất và lao động nông thôn cao nhất là Quảng Ngãi
(14,36% - 85,64%) Điều này cho thấy một thực trạng là sự chênh lệch về khả
năng phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoácũng như tốc độ đô thị hoá giữa các địa phương trong vùng là khá lớn
Về việc làm và phân bố ngành nghề lao động: toàn vùng hiện có gần 3triệu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, tập trung nhiều nhất ở
Bình Định (0,8 triệu người), tiếp đến là Quảng Nam (0,7 triệu người), thấp
nhất là Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế; trong khi đó số lao động đang làm việctrong khu vực nhà nước lại tập trung chủ yếu ở Đà Nẵng với 48,4 nghìn người
(toàn vùng là 203 nghìn người) - đây cũng là địa bàn có tỷ trọng lao động phi nông nghiệp cao nhất, chiếm tới 85,2% tổng số lao động của thành phố (lao
động trong ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 30,3%, dịch vụ 50,9%)…
Mặc dù vấn đề tạo việc làm cho người lao động đã được các tỉnh trong vùngđặc biệt quan tâm, bình quân hàng năm toàn vùng giải quyết được việc làm
Trang 34cho gần 7 vạn lao động, song tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực thành thị vẫnchiếm từ 4,8 - 5,1%, tỷ lệ thời gian lao động nông nhàn chiếm trên 30%
4 Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn
4.1 Thực trạng phát triển đô thị
Mạng lưới đô thị hiện nay của vùng bao gồm 5 thành phố (Huế, Đà
Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tam Kỳ), 1 thị xã (Hội An) và 57 thị trấn với
tổng diện tích tự nhiên 132.299 ha, dân số 1.851,7 nghìn người (chiếm
29,85% dân số toàn vùng) Trong đó:
- Thành phố Huế (đô thị loại I): gồm 20 phường nội thị, 5 xã ngoại thị
với tổng diện tích tự nhiên 710 ha, dân số trung bình 321.498 người; mật độdân số bình quân 4.529 người/km2 Đây không những là trung tâm chính trị -kinh tế - văn hoá xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn là một trong nhữngtrung tâm du lịch lớn nhất cả nước
- Thành phố Đà Nẵng (đô thị loại I): là thành phố trực thuộc Trung ương, gồm 8 đơn vị hành chính (6 quận và 2 huyện, trong đó có huyện đảo
Hoàng Sa) với quy mô diện tích 125.644 ha, dân số 777.135 người; mật độ
dân số bình quân đạt 619 người/km2 (khu vực nội thị đạt 2.741 người/km 2).Đây là trung tâm của vùng KTTĐMT, giữ chức năng đầu mối giao thôngquan trọng và trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, dịch vụ của miền Trung
và cả nước
Thành phố Quy Nhơn (đô thị loại II): là trung tâm kinh tế chính trị
-văn hóa xã hội của tỉnh Bình Định, bao gồm 16 phường nội thị, 4 xã ngoại thịvới tổng diện tích tự nhiên 21.644 ha, dân số trung bình 255.100 người, mật
độ dân số bình quân 1.179 người/km2
- Thành phố Quảng Ngãi (đô thị loại III): là trung tâm kinh tế - chính
trị, văn hóa xã hội của tỉnh Quảng Ngãi, gồm 8 phường nội thị, 2 xã ngoại thịvới tổng diện tích tự nhiên 3.712,33 ha, dân số trung bình 119.306 người, mật
độ dân số bình quân 3.214 người/km2
- Thành phố Tam Kỳ (đô thị loại III): Là đô thị hạt nhân lớn nhất với
vai trò trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh Quảng Nam; gồm
8 phường nội thị, 13 xã ngoại thị với tổng diện tích tự nhiên 9.263,52 ha, dân
số trung bình 177.253 người, mật độ dân số bình quân 516 người/km2
- Thị xã Hội An (đô thị loại III): thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam, gồm 8
phường nội thị, 5 xã ngoại thị với tổng diện tích tự nhiên 6.145,36 ha, dân sốtrung bình 83.069 người, mật độ dân số bình quân 1.352 người/km2 Đây là đôthị cổ còn nguyên vẹn nhất ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận là disản văn hoá thế giới - trung tâm du lịch lớn của cả nước
Trang 35Ngoài ra, toàn vùng còn có 57 thị trấn, chủ yếu là trung tâm hành chínhkinh tế văn hóa xã hội của các huyện Trong đó các thị trấn Tô Hạp, PhướcDân, có mức tập trung dân cư tương đối cao, làm nhiệm vụ đô thị hạt nhân.Các thị trấn còn lại thường có quy mô nhỏ, mới chỉ mang tính chất hànhchính, màu sắc đô thị chưa rõ nét, cơ sở hạ tầng đô thị còn thấp.
* Nhận xét chung:
Trong những năm qua, quá trình phát triển đô thị trên địa bàn vùng diễn
ra khá mạnh mẽ với tốc độ đô thị hoá đạt gần 30%, cao hơn so với trung bình
toàn quốc (24,8%) Ở các đô thị trung tâm hành chính - chính trị - kinh tế - xã
hội của các tỉnh và nội vi thành phố Đà Nẵng, nhịp độ xây dựng đô thị diễn rakhá sôi động, nhất là xây dựng nhà ở, các công trình kinh doanh dịch vụ, côngtrình công cộng góp phần đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa chung của vùng; vịthế các đô thị ngày càng được khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội
Về kiến trúc không gian, trong các đô thị lớn đa phần các khu dân cư
đô thị được phân bố khá hợp lý, nhà xây dựng kiên cố, bán kiên cố, nhiềucông trình có kiến trúc hiện đại, cơ sở hạ tầng ngày càng được tăng cường.Tuy nhiên trong quá trình phát triển vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại:
- Các đô thị chưa phát huy hết tiềm năng, vai trò là hạt nhân và độnglực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong điều kiện công nghiệphóa, hiện đại hóa
- Cơ sở kinh tế - kỹ thuật tạo động lực phát triển đô thị còn yếu, chưatạo ra nguồn thu lớn cho nền kinh tế và giải quyết việc làm cho người dân đôthị
- Sắc thái đô thị mới chỉ thể hiện rõ nét ở các khu vực trung tâm, dọccác tuyến phố chính, nhiều khu vực đô thị còn mang dáng dấp nông thôn, tỷ lệ
xây dựng thấp; hệ thống cơ sở hạ tầng (như điện, nước ) còn thiếu, nhiều nơi
còn mang tính tạm bợ, đặc biệt là hệ thống đô thị vệ tinh, đô thị trung tâmhuyện lỵ
- Đa phần nhà ở chất lượng thấp, tầng cao xây dựng, hệ số sử dụng đấtthấp, nhà tạm chiếm tỷ lệ cao Hầu hết các đô thị nhỏ chưa có hệ thống thoátnước bẩn, rác thải chưa được thu gom và xử lý đã phần nào gây ô nhiễm môitrường
- Sự cách biệt giữa khu vực phát triển và kém phát triển trong đô thị,giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn
- Nhu cầu phát triển đô thị lớn nhưng nguồn lực và khả năng cung cấpvốn còn hạn chế
Trang 36Trong tương lai, cùng với sự hình thành và phát triển của các khu kinh
tế, khu công nghiệp, khu du lịch,… dự báo quá trình đô thị hóa của vùng sẽtiếp tục diễn ra rất mạnh mẽ với tốc độ cao, đặc biệt khi Việt Nam gia nhậpWTO, nhu cầu đầu tư nước ngoài ngày càng lớn, vì vậy những hạn chế nêutrên là một thách thức đối với quá trình phát triển của vùng
4.2 Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Theo số liệu thống kê năm 2005, toàn vùng có 626 xã với tổng diện tíchđất khu dân cư nông thôn 237.717 ha, là địa bàn cư trú của 4.350,5 nghìn
người, tập trung nhiều nhất ở tỉnh Quảng Nam (chiếm trên 38% dân số nông
thôn toàn vùng) Nhìn chung các khu dân cư được phát triển theo những hình
thức khác nhau như thôn, bản, ấp và được phân bố dưới các dạng:
- Điểm dân cư tập trung: phát triển như các thị tứ, trung tâm cụm xã,trung tâm xã, trung tâm kinh tế xã và các nông trường quốc doanh
- Điểm dân cư theo tuyến: phát triển dọc theo các trục giao thông quan
trọng (các nút giao thông) hoặc ở các trung tâm khu kinh tế mới, trung tâm
xã, nông trường, trung tâm cụm xã
- Các điểm dân cư nông thôn còn lại chủ yếu nằm dưới dạng phân tán,
quy mô nhỏ (vài chục nóc nhà/điểm) rất khó xác định được ranh giới khu dân
cư
Việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án như: Chương trình
327, 773, chương trình xóa đói giảm nghèo, dự án xây dựng trung tâm cụm
xã, dự án định canh định cư, trong những năm qua đã từng bước làm thayđổi bộ mặt nông thôn của vùng và được thể hiện thông qua một số chỉ tiêusau:
- Tỷ lệ xã có điện toàn vùng đạt 98,91%, trong đó Đà Nẵng, Bình Địnhđạt 100%, thấp nhất là Quảng Nam đạt 98,05%
- Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm toàn vùng đạt 96,73%, trong đó
Đà Nẵng, Quảng Ngãi đạt 100%, thấp nhất là Thừa Thiên Huế đạt 90,67%
- Tỷ lệ xã có trường tiểu học toàn vùng đạt 99,86%, trong đó riêngThừa Thiên Huế đạt 99,33%, còn lại đạt 100%
- Tỷ lệ xã có trường THCS toàn vùng đạt 85,15%, trong đó Đà Nẵngđạt 100%, còn lại từ 64 - 96%
- Tỷ lệ xã có trạm y tế toàn vùng đạt 99,86%, trong đó riêng QuảngNam đạt 99,51%, còn lại đạt 100%
- Tỷ lệ xã có điện thoại toàn vùng đạt 97,55%, trong đó riêng QuảngNam đạt 91,22%, còn lại đạt 100%
Trang 37- Trừ Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế là 2 địa phương có hệ thống giao
thông nông thôn khá tốt (tỷ lệ bê tông hóa cao tương ứng đạt 80% và 70%),
còn lại các tỉnh khác hầu hết giao thông nông thôn có kết cấu đường đất, lội
về mùa mưa, bụi về mùa khô, gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân
- Phần lớn nhà ở trong các khu dân cư được phân bố rải rác, khó khăn
cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, nước ) nhằm nâng cao đời sống cho
nhân dân
- Nhà ở được xây dựng theo lối cổ truyền, phụ thuộc tập quán của từngdân tộc, có điều kiện sống thấp, tỷ lệ nhà kiên cố thấp, chủ yếu là nhà bánkiên cố và nhà tạm
5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
5.1 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
a Thực trạng phát triển giao thông
* Giao thông đường bộ: Ngoài tuyến hành lang chiến lược đường Hồ
Chí Minh đã và đang xây dựng chạy qua trên địa bàn, hệ thống giao thôngđường bộ của vùng những năm gần đây khá phát triển; nhiều tuyến được làmmới, nâng cấp và sửa chữa thông qua các dự án 135, 747 , phát huy hiệu quảđến các vùng sâu, vùng xa
Toàn vùng hiện có 1.274 km quốc lộ, trong đó có nhiều tuyến quan trọng,mang ý nghĩa quyết định trong việc giao lưu thông thương phát triển kinh tếnhư:
- Quốc lộ 1A chạy dọc suốt theo chiều dài vùng - đây là tuyến đườnghuyết mạch nối liền 2 miền Nam - Bắc của nước ta
- Quốc lộ 14, 14B, 24, 19 chạy theo bề ngang của vùng, kết nối các tỉnhtrong vùng với Tây Nguyên, thông thương lên biên giới Việt - Lào
Cùng với hệ thống quốc lộ, trên địa bàn vùng còn có mạng lưới tỉnh lộvới tổng chiều dài trên 1.300 km và các tuyến đường liên huyện, liên xã… đãtạo cho vùng một hệ thống cơ sở hạ tầng thông suốt, phục vụ đắc lực trongviệc vận tải lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân
* Giao thông đường sắt: Trên địa bàn vùng hiện có tuyến đường sắt
Trang 38thống nhất Bắc - Nam chạy qua với tổng chiều dài qua vùng là 371 km, kèmtheo hệ thống các nhà ga, trong đó:
- Ga chính: gồm các ga Huế, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Quảng Ngãi và DiêuTrì với chức năng chính là trung chuyển hành khách và hàng hoá Ngoài ra,
ga Đà Nẵng còn có chức năng kỹ thuật và lập tầu
- Ga phụ: gồm các ga Kim Liên, Lệ Trạch (Đà Nẵng) có chức năng kỹ thuật và lập tầu; ga Hương Thuỷ, Văn Xá (Thừa Thiên Huế), ga Tam Quan (Bình Định) có chức năng tiếp nhận và vận chuyển hàng hoá…
* Giao thông hàng không: Toàn vùng hiện có 4 sân bay đang hoạt
động, bao gồm:
- Sân bay Phú Bài (Thừa Thiên Huế): đạt tiêu chuẩn cấp 4 với công
suất khoảng 0,3 - 0,5 triệu hành khách/năm
- Sân bay Đà Nẵng: là sân bay hỗn hợp quân sự và dân dụng với nănglực đón 600.000 lượt khách/năm Đây cũng là điểm trợ giúp quản lý điều hànhbay, cung ứng dịch vụ không lưu cho các tuyến bay Quốc tế Đông Tây quaViệt Nam
- Sân bay Chu Lai (Quảng Nam): trước đây là sân bay quân sự , hiện đã
khôi phục đưa vào khai thác hoạt động dân sự nhưng năng lực chưa đáng kể
- Sân bay Phù Cát (Bình Định): năng lực đón 60.000 lượt khách/năm Ngoài ra còn có sân bay Quy Nhơn (Bình Định) nhưng hiện đã được
quy hoạch chuyển sang các mục đích dân sinh kinh tế khác
* Giao thông đường thủy: Ngoài hệ thống đường sông với các tuyến
chủ yếu như sông Hương, sông Ba ; trên địa bàn vùng còn có hệ thống cảng
biển, cảng sông khá phát triển, bao gồm: cảng Thuận An, Chân Mây (Thừa
Thiên Huế); cụm cảng Đà Nẵng (cảng Tiên Sa, cảng sông Hàn); cảng Kỳ Hà
(Quảng Nam); cảng Quy Nhơn, Thị Nại, Đống Đa (Bình Định)…
* Nhận xét chung:
Những năm qua, hệ thống giao thông vùng KTTĐMT không ngừngđược đầu tư xây dựng, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xãhội, trong đó có nhiều công trình mang tầm cỡ quốc gia và khu vực như: hầmđường bộ Hải Vân, đường Hồ Chí Minh…; đã và đang hoàn thành nhiều dự
án lớn như đường Trà Bồng - Trà Phong, cầu Cộng Hoà, cầu Trà Khúc 2
(Quảng Ngãi), đường Quy Nhơn - Sông Cầu, Nhơn Hội - Tam Quan (Bình
Định)…; cải tạo và nâng cấp nhiều tuyến đường như: nhựa và bê tông hoá
đường giao thông nông thôn (Thừa Thiên Huế đạt 70%, Đà Nẵng đạt 80% ), nâng cấp các tuyến quốc lộ (Đà Nẵng 67 km, Quảng Ngãi 185 km), tỉnh lộ
Trang 39(Bình Định 467 km)…
Tuy nhiên, giao thông của vùng đang đứng trước một thực trạng, đó là:
- Chất lượng đường bộ còn thấp, nhiều tuyến chưa đảm bảo tiêu chuẩn
kỹ thuật, vẫn còn 3,27% số xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, giaothông vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn nhiều khó khăn
- Chất lượng đường sắt nhiều đoạn xuống cấp, chưa đảm bảo tiêu chuẩnquy định, chạy qua khu dân cư, không cách ly, gây ồn, ảnh hưởng đến hiệuquả vận tải và đời sống người dân ven đường
- Hệ thống sân bay đa phần có quy mô nhỏ, năng lực vận tải hạn chế;sân bay Đà Nẵng có vị trí nằm trong thành phố nên đã gây trở ngại cho cuộcsống dân cư xung quanh cũng như việc phát triển mở rộng thành phố trongtương lai
- Giao thông đường thuỷ chưa được khai thác hiệu quả, hệ thống cácbến cảng, kho tàng bến bãi và thiết bị bốc xếp còn thiếu và yếu kém về nhiềumặt…
Tất cả các vấn đề nêu trên đã hạn chế lớn đến khả năng lưu thông vậntải, đi lại của nhân dân, đặc biệt trong việc thông thương quan hệ thương mạiquốc tế Vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế vùng KTTĐMTthì việc hoàn chỉnh hệ thống giao thông là điều kiện tiên quyết, nhất là khiViệt Nam đã gia nhập WTO
b Thực trạng phát triển thuỷ lợi
Công tác thuỷ lợi giữ vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành bạitrong sản xuất nông nghiệp của vùng Thời gian qua Nhà nước cùng với cáctỉnh đã đầu tư phát triển nhiều công trình thuỷ lợi, góp phần phát triển sảnxuất nông nghiệp, tạo ra một khối lượng nông sản phong phú, đa dạng
Việc kiên cố hoá hệ thống kênh mương, hệ thống trạm bơm đã phát huyhiệu quả, cung cấp và thoát nước kịp thời, tạo điều kiện khai hoang tăng vụ,chuyển vụ, đảm bảo tưới cho sản xuất và cải thiện môi trường sinh thái Các
hồ chứa được xây dựng như hồ Truồi (Thừa Thiên Huế), hồ Việt An, hồ Phú Ninh (Quảng Nam), công trình thuỷ lợi Thạch Nham (Quảng Ngãi), hồ Vạn Hội (Bình Định) , ngoài việc đảm bảo nguồn cung cấp nước, còn góp phần
quan trọng trong việc giảm lũ, hạn chế ngập lụt ở vùng hạ du…
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thuỷ lợi của vùng vẫn cònnhiều hạn chế:
- Việc tưới tiêu vẫn chủ yếu cho vùng đồng bằng, vùng núi còn thụđộng; một số địa phương hầu như chưa được tưới chủ động mà còn phụ
Trang 40thuộc nước trời.
- Việc sử dụng đập dâng ngăn nước sông để tưới tự chảy hoặc làmnguồn cho các trạm bơm chiếm đa số là chưa hợp lý, đặc biệt trong điều kiệnlượng mưa phân hoá theo mùa, gây thiếu nước vào mùa khô
- Chất lượng công trình thấp, gây hậu quả xấu cho sản xuất và đời sống,
nhất là các vùng úng ở Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam), vùng dọc sông Thóa
ở Mộ Đức, Đức Phổ (Quảng Ngãi), vùng úng tuyến đê Đông (Bình Định)
- Hệ thống thuỷ lợi và đê ngăn mặn cho vùng ven biển (nhất là vùng
nuôi trồng thuỷ sản) còn thiếu và có nhiều bất cập, vốn đầu tư thấp.
- Các công trình tưới nước tự chảy, nước chảy tràn bờ từ ruộng caoxuống ruộng thấp và chảy xuống mương tiêu đã dẫn đến tình trạng chất dinhdưỡng bị rửa trôi, đất nghèo dần và hiệu quả đầu tư thấp…
c Thực trạng phát triển năng lượng, bưu chính - viễn thông
Việc phát triển hệ thống tải điện rộng khắp với sự hoàn thành xây dựng
hệ thống đường dây 220 KV, 110 KV và hệ thống lưới điện hạ thế đã tạo điềukiện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt, nâng caotrình độ dân trí, văn hoá tinh thần cho cộng đồng dân cư trên địa bàn vùng
Đến nay, 100% số huyện, 98,91% số xã trong vùng đã có điện, song tỷ
lệ số hộ dân được dùng điện mới chỉ đạt khoảng 85% Các địa phương có100% xã có điện là Đà Nẵng, Bình Định Điện năng thương phẩm tiêu thụ chocông nghiệp khoảng 40%, nông nghiệp khoảng 15%, sinh hoạt 45%
Bên cạnh đó, hệ thống thông tin liên lạc bưu chính - viễn thông củavùng cũng không ngừng phát triển, chất lượng thông tin được nâng cao Hệthống bưu chính được củng cố và hiện đại hóa với kỹ thuật tiên tiến Năm
2005 toàn vùng có 717.928 số máy điện thoại; các điểm bưu điện - văn hóa xã
đã và đang được xây dựng phát triển rộng khắp trên địa bàn vùng đã góp phầnrút ngắn thời gian thư báo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
5.2 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng xã hội
a Thực trạng phát triển giáo dục - đào tạo
Thực hiện mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, trongnhững năm qua công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực lâu dài cho vùng đã đượcchú trọng, trong đó đáng chú ý là việc tăng cường vốn đầu tư nâng cấp hệthống cơ sở vật chất trường lớp Theo số liệu thống kê năm 2005, thực trạnggiáo dục - đào tạo trên địa bàn vùng như sau:
B NG 9: S TRẢNG 3: TỐC ĐỘ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) ỐC ĐỘ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP (%) ƯỜI KỲ 1996 -NG H C, L P H C, GIÁO VIÊN ỌNG ỚP HỌC, GIÁO VIÊN ỌNG
VÀ H C SINH CÁC C P N M 2005ỌNG ẤU GDP (%) ĂM