1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 2015) quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội

84 850 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Một số công tác trọng tâm của chính quyền các cấp trên địa bàn quận có thể kể đến như việc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện đề án về phát triển mạng lưới dịch vụ thương mại quận

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Sự cần thiết của dự án

Đất đai là nguồn vốn, nguồn nội lực to lớn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành quy định "Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả"

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất…vv, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Đồng thời việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm quản lý sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệ môi trường

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và kế hoạch số 44/KH – UBND ngày 9 tháng 5 năm 2007 của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) của thành phố

Hà Nội và các quận, huyện, thành phố trực thuộc, UBND quận Thanh Xuân tiến

hành lập "Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) - quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội"

* Tổ chức thực hiện quy hoạch:

- Cơ quan xét duyệt: UBND thành phố Hà Nội

- Cơ quan thẩm định: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

- Cơ quan chủ đầu tư: UBND quận Thanh Xuân

- Cơ quan tư vấn: Công ty Cổ phần Tài nguyên Môi trường Việt Hòa

2 Căn cứ pháp lý

Phương án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) quận Thanh Xuân được xây dựng trên cơ sở:

- Luật Đất đai năm 2003;

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định số 69/2009/NĐCP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung

về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư;

- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định khi thành lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất;

Trang 3

- Định mức Kinh tế - Kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm

2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường);

- Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011 của Quốc Hội về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp Quốc gia;

- Quyết định 1081/QĐ – TTg ngày 06/7/2011 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 (được Thủ Tướng Chính Phủ Phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg, ngày 26/7/2011);

- Quyết định 2412/QĐ – TTg ngày 19/12/2011 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển triển KT-XH trên địa bàn cả nước giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định 222/QĐ – TTg ngày 22/2/2012 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm

- Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của thành phố

Hà Nội;

- Quyết định 695/QĐ - UBND ngày 01/02/2013 của UBND thành phố Hà Nội

về việc phân bổ các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố Hà Nội;

- Báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ quận Thanh Xuân nhiệm kỳ 2011-2015;

- Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội quận Thanh Xuân đến năm

2020, định hướng đến năm 2030;

- Quy hoạch chi tiết quận Thanh Xuân (Phần Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật) tỷ

lệ 1/2000 được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 112/1999/QĐ- UBND ngày 28/12/1999;

Trang 4

- Căn cứ Quyết định số 85/2006/QD-UBND ngày 01/6/2006 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết phường Nhân Chính quận Thanh Xuân, tỷ lệ 1/500;

- Căn cứ Quyết định số 892, 890, 891/QĐ-UBND ngày 11/05/2010 của UBND quận Thanh Xuân về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đô thị lô số 01, lô 02 và lô 03 phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội;

- Căn cứ Quyết định số 1289, 1290, 1291/QĐ - UBND ngày 30/06/2010 của UBND quận Thanh Xuân về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đô thị lô số 19, lô 20 và lô 22 phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội;

- Căn cứ Quyết định số 895, 896/QĐ-UBND ngày 12/05/2010 của UBND quận Thanh Xuân về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đô thị

lô số 01 và lô 02 phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội;

Bố cục của báo cáo thuyết minh tổng hợp "Quy hoạch sử dụng đất đến năm

2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) - quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội" bao gồm các phần sau:

Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai

Phần III: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn sử dụng đất

Phần IV: Phương án quy hoạch sử dụng đất

- Đánh giá toàn diện hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai của kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất liền kề trước Rà soát thực hiện kết quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước; xác định các chỉ tiêu chưa thực hiện được đối với phần diện tích được bổ sung sử dụng cho các mục đích khác nhau; kết quả phân tích phải chuyển đổi mục đích sử dụng theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước; các chỉ tiêu không có khả năng thực hiện trong kỳ kế hoạch cuối; các chỉ tiêu phải điều chỉnh, bổ sung trong quy hoạch đến năm 2020

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 -

Trang 5

2015) quận Thanh Xuân đánh giá tổng quát về nguồn tài nguyên đất đai hiện có; xây dựng phương án sử dụng đất hiệu quả, bền vững làm cơ sở cho việc chuyển đổi sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả phục vụ tốt nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương

3.2 Yêu cầu của dự án

- Quy hoạch phải được xây dựng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về triển kinh tế -

xã hội, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa trên địa bàn quận Thanh Xuân và thành phố Hà Nội, trên cơ sở phù hợp với các quy hoạch của thành phố (Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành Phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) thành phố Hà Nội; …)

- Quy hoạch sử dụng đất quận Thanh Xuân làm cơ sở cho việc lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông, thủy lợi và các quy hoạch khác trên địa bàn quận Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận được duyệt, các phường phải triển khai các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cơ sở mình cùng kỳ

- Nội dung dự án cần phải thể hiện rõ:

+ Xác định rõ diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế –

xã hội, quốc phòng, an ninh

+ Xác định diện tích phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án

+ Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng, … từ đó có giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất hiệu quả, bền vững

sử dụng đất của quận đối với giai đoạn 10 năm trước

- Đánh giá tiềm năng đất đai sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ của quận

- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước giai đoạn 2006 – 2010

- Xác định mục tiêu, phương hướng sử dụng đất trong kỳ quy hoạch

- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

- Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất

- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất

- Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu

Trang 6

- Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

5 Sản phẩm của dự án

- Báo cáo tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng

đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) quận Thanh Xuân.(trong đó có các bản đồ thu nhỏ, bảng biểu kèm theo)

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quận Thanh Xuân năm 2010 tỷ lệ 1/5.000 in mầu

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất sử dụng đất quận Thanh Xuân đến năm 2020

tỷ lệ 1/5.000 in mầu

- 02 đĩa CD ghi báo cáo tổng hợp và dữ liệu bản đồ (bản đồ hiện trạng và bản

đồ quy hoạch)

Trang 7

Phần I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG:

1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý

Quận Thanh Xuân là 1 trong các quận trung tâm của thành phố Hà Nội, nằm chếch về trục phía Tây Nam của Thành phố Hà Nội Địa giới hành chính của quận như sau:

- Phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy

- Phía Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Hà Đông

- Phía Nam giáp quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì

- Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng

Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định số 74/NĐ-CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ, quận gồm 11 đơn vị hành chính cấp phường là: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Khương Đình, Nhân Chính, Phương Liệt, Hạ Đình, Kim Giang, Khương Mai, Khương Trung, Thượng Đình (có 3 phường được thành lập từ các xã ngoại thành của 2 huyện Từ Liêm và Thanh Trì, còn lại là các phường cũ của quận Đống Đa chuyển sang)

1.1.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình của quận Thanh Xuân tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ

5 - 6 mét so với mực nước biển, phía Bắc độ cao tuyệt đối khoảng 5 - 5,6 m Khu vực phía Nam độ cao thấp hơn, khoảng 4,7 - 5,2 m, một số khu vực ao hồ, đầm trũng có độ cao khoảng 3,0 - 3,5 m

Điều kiện địa hình quận Thanh Xuân tương đối thuận tiện cho việc xây dựng

cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đô thị

Trên địa bàn quận Thanh Xuân có quốc lộ số 6 chạy qua, bắt đầu từ Ngã Tư

Sở qua Thanh Xuân đến quận Hà Đông và đi các tỉnh miền Tây Bắc như Hòa Bình, đi Phú Thọ theo Quốc lộ 21 Trên địa bàn quận có 5 tuyến đường giao thông chính đi qua như: đường Giải phóng, đường Nguyễn Trãi, đường vành đai 3, đường Trường Chinh, đường Láng Hạ - Thanh Xuân Ngoài ra trên địa bàn quận còn có một mạng lưới giao thông nội bộ nối liền giữa các trục giao thông chính và các phường trong toàn quận với các quận, huyện giáp ranh Vị trí này rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh doanh - thương mại - dịch vụ

Quận Thanh Xuân có 2 con sông thoát nước chính của Thành phố Hà Nội là sông Tô Lịch và sông Lừ Sét Bên cạnh đó còn có một số hồ ao tự nhiên tương đối

Trang 8

lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu nước cục bộ và gĩữ vai trò điều hòa như Đầm Hồng, hồ Dẻ Quạt, hồ Rùa và dự án công viên hồ Điều Hòa Nhân Chính đang được triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thành phố Hà Nội

Khí hậu quận Thanh Xuân cũng ghi nhận những biến đổi bất thường Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại quận được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8°C Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất 2,7°C

1.1.4 Thuỷ văn

Quận Thanh Xuân có 2 con sông thoát nước chính của Thành phố Hà Nội, chảy qua từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây là sông Tô Lịch và sông Lừ Sét Bên cạnh đó còn có một số hồ ao tự nhiên tương đối lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết nước giữa các mùa, tiêu nước cục bộ và giữ vai trò điều hòa sự dao động của mực nước cho khu vực như: đầm Hồng (Khương Đình), đầm Bờ Vùng (Hạ Đình), hồ Dẻ Quạt (Hạ Đình), hồ Rùa và hồ Thượng (Phương Liệt), dự

án công viên hồ Điều Hòa Nhân Chính đang được đầu tư, cải tạo theo chỉ đạo của Thành phố Hà Nội

1.2 Các nguồn tài nguyên

1.2.1 Tài nguyên đất

Thổ nhưỡng vốn liên quan đến đặc tính phù sa, quá trình phong hóa, chế độ bồi tích và đến hoạt động nông nghiệp Dưới tác động của các yếu tố trên, quận Thanh Xuân hiện nay có 2 loại đất chính, đó là đất phù sa trong đê và đất bạc màu Đất phù sa trong đê do có hệ thống đê nên không được các sông bồi đắp thường xuyên Nhóm đất bạc màu phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ là loại đất chua, nghèo dinh dưỡng, không kết cấu, thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc khi khô hạn, kết

Trang 9

dính khi ngập nước, nếu sản xuất nông nghiệp cho năng suất cây trồng thấp Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất đai đã chuyển đổi sang các mục đích phi nông nghiệp

1.2.2 Tài nguyên nước

Tô Lịch không còn thông với sông Hồng nữa Hiện tại sông bắt nguồn từ Cầu Giấy tới sông Nhuệ Sông Tô Lịch là 1 sông cổ của Thăng Long Từ khi sông bị lấp, sông chỉ là 1 dòng thoát nước thải và nước mưa của Thành phố nên bị ô nhiễm nặng

- Sông Lừ cổ là 1 phân lưu của sông Kim Ngưu, ngày nay dài khoảng 10km, lòng sông rộng từ 10-20m, nhánh hội lưu với sông Tô Lịch, càng gần đến chỗ hội lưu thì dòng chảy càng bị thu hẹp lại

- Sông Sét cổ là 1 phân lưu của sông Kim Ngưu, sông Sét nhiều năm bị bùn bồi lắng và bị các công trình xây dựng lấn bờ, nên bề rộng và độ sâu của sông đã giảm đáng kể Từ năm 2003, sông Sét được nạo vét và cống hóa với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản trong dự án thoát nước, cải thiện môi trường Hà Nội giai đoạn

1.2.3 Tài nguyên nhân văn

Quận Thanh Xuân là quê hương của nhiều danh nhân, nhà văn, nhà giáo Tiêu biểu nhất là Đặng Trần Côn với tác phẩm "Chinh phụ ngâm", ; Vũ Trọng Phụng với tác phẩm "Số đỏ", "Vỡ đê" ; Nguyễn Tuân với tác phẩm "Vang bóng một thời",

Quận Thanh Xuân là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng như đình Vòng, đình Khương Trung, đình Quan Nhân, Cự Chính và đặc biệt nhất là Gò Đống Thây, đây là nơi nghĩa quân Lam Sơn do tướng Lê Thiệu

Trang 10

chỉ huy tại Cầu Mọc qua sông Tô Lịch (ở thế kỷ 15) đã chôn xác quân Minh, giết chết tướng giặc Vi Lượng

1.3 Thực trạng môi trường

Thực trạng môi trường trên địa bàn quận ở một số khu vực có dấu hiệu ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước mặt ở các sông, hồ, ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường cục bộ đang có dấu hiệu gia tăng

Trong những năm qua công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn quận đã được quan tâm và thực hiện có hiệu quả, tăng cường chỉ đạo phối hợp với các chuyên ngành thường xuyên duy trì thu gom rác sinh hoạt đạt tỷ lệ 97,5%, tiến hành kiểm tra vệ sinh môi trường các phường Kết quả 100% các hộ đều sử dụng nhà vệ sinh, nước sinh hoạt hợp vệ sinh, xử lý các thùng rác đúng quy định Tổ chức nhiều chiến dịch vệ sinh môi trường tại các phường, khống chế tốt các ổ dịch xuất huyết, tiêu chảy cấp Phối hợp với chuyên ngành chỉ đạo giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng đoạn đầu đường Khương Đình, hạn chế ngập úng tại đường Khương Trung, Quan Nhân

Trên địa bàn quận có nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư vào công nghệ

xử lý các loại chất thải hiện đại, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đối với doanh nghiệp Nhà nước đã từng bước thay đổi công nghệ sản xuất

cũ, lạc hậu bằng những công nghệ sản suất mới, hiện đại đồng thời đầu tư cả công nghệ xử lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, một số những doanh nghiệp trên địa bàn quận do nguồn vốn hạn chế hoặc những lý do khác nên không thay đổi công nghệ sản xuất lạc hậu và chưa quan tâm đầu tư hệ thống xử lý các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường hoặc đầu tư chưa hiệu quả Hàng ngày một lượng nhỏ các chất thải rắn khu công nghiệp và nước thải khu công nghiệp, khí thải công nghiệp chưa được xử lý triệt để đã xả ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm cục bộ, các hoạt động giao thông quá tải là các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường cục bộ (chất thải rắn, nước thải, không khí, tiếng ồn) một số điểm trên địa bàn quận

Với tốc độ phát triển đô thị và gia tăng dân số như hiện nay, lượng chất thải sinh hoạt trên địa bàn quận gia tăng rất nhanh Về cơ bản chất thải rắn, rác thải sinh hoạt không mang tính độc hại Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn này thực hiện chưa tốt nên có nhiều khu vực mất vệ sinh, ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực, sức khỏe của nhân dân Đời sống của người dân trong quận ngày một nâng cao, lượng chất thải rắn sinh hoạt gia tăng, thành phần chất vô cơ, hữu cơ khó phân hủy chiếm tỷ lệ ngày một tăng

Trang 11

Hiện nay chưa có hệ thống thoát nước bẩn riêng, nước thải chủ yếu trong các khu dân cư thoát trực tiếp ra hệ thống sông, mương, hồ ao không qua xử lý Trên địa bàn quận việc thu gom rác thải do Công ty môi trường đô thị Hà Nội thực hiện

II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Kinh tế của quận được duy trì và phát triển theo đúng định hướng cơ cấu trong 5 - 10 năm gần đây với xu hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp và tăng dần

tỷ trọng dịch vụ Trong đó, kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng trưởng cả về số lượng, quy mô và hiệu quả (năm 2006

số doanh nghiệp thực tế quản lý thu thuế là 2.456 doanh nghiệp và số hộ kinh doanh thu thuế là 3.806 hộ, đến năm 2009, ước số doanh nghiệp thực tế quản lý thu thuế là 4.970 doanh nghiệp và số hộ kinh doanh thu thuế là 5.700 hộ) Dịch vụ thương mại phát triển rộng khắp trên địa bàn phục vụ nhu cầu dân sinh Nhiều dịch

vụ chất lượng cao, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng tài chính phát triển

2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh kinh tế nước ta bị ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu Một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn vẫn ổn định sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, mặt khác do kết quả thực hiện gói kích cầu của Chính phủ nên nhiều doanh nghiệp đã đầu tư có chiều sâu và duy trì phát triển sản xuất

UBND Quận đã chủ động xây dựng triển khai thực hiện chương trình hành động về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh Triển khai thực hiện kế hoạch tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và thành lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể để chỉ đạo thực hiện Tiếp tục rà soát, kiểm tra các hộ cá thể sau đăng ký kinh doanh tại địa bàn các phường và thực hiện các bước

kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ Tổ chức bàn giao Chợ Thượng Đình cho Tổng công ty Thương mại Hà Nội để đầu tư xây dựng Trung tâm Thương mại dịch vụ Thượng Đình theo quyết định của UBND Thành phố

Trang 12

Bảng 1.1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn quận giai đoạn 2005-2010

vị

Thực hiện năm

2005

Giai đoạn 2006-2010

Kế hoạch 2006-

Trong đó: Công nghiệp

ngoài quốc doanh

Trong đó: Công nghiệp

ngoài quốc doanh " 1,131 1,339 1,586 3,022 3,233 3,460

5 Cơ cấu giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế (giá hiện hành)

Quốc doanh Trung

Trang 13

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội

2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ, trong đó chủ yếu là các dịch vụ cao cấp gia tăng nhanh

- Các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn có xu hướng chuyển hướng sang sản xuất những sản phẩm không ô nhiễm môi trường, khai thác nhiều chất

xám; hoặc phải đổi mới công nghệ để giảm ô nhiễm

Bảng 1.2: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn quận

Đơn vị tính : %

vụ mũi nhọn Quá trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ, việc hình thành các trung

Trang 14

tâm thương mại còn chậm so với tiến độ đề ra Quản lý nhà nước về kinh tế, quản

lý hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp chưa đồng bộ và thường xuyên

Trong giai đoạn 2006-2008, thu ngân sách trên địa bàn quận hoàn thành vượt mức dự toán thu Thành phố giao, bình quân hàng năm tăng trên 60% Hai năm 2009 và 2010, thu ngân sách trên địa bàn hoàn thành và vượt kế hoạch giao, nhưng mức tăng không cao so với giai đoạn 2006-2008 Ước thực hiện giai đoạn 2006-2010 thu ngân sách trên địa bàn đạt 2.497 tỷ đồng, tăng bình quân 42% Chi ngân sách đảm bảo kịp thời, đúng quy định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của quận

2.2.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp

2.2.1.1 Trồng trọt

Theo số liệu hiện trạng sử dụng đất, diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn 15,36 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm khác là 15,05 ha Trên thực tế, diện tích này phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn rất ít, chủ yếu là sử dụng vào mục đích khác như làm kho, trạm, xây dựng các khu kinh doanh buôn bán tạm Bởi vậy

nguồn thu nhập từ ngành sản xuất nông nghiệp là không đáng kể

2.2.1.3 Nuôi trồng thủy sản

2.2.2 Khu vực kinh tế công nghiệp

Trong giai đoạn 2006-2008, kinh tế trên địa bàn quận tiếp tục tăng trưởng, đạt

và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra: giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16% Tuy nhiên từ cuối năm 2008, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp khó lường Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế trong cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội (trong đó có quận Thanh Xuân) nói riêng Vì vậy, trong năm 2009-2010, kinh

tế tuy vẫn tăng trưởng nhưng tỷ lệ đạt thấp, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân khoảng 7,5% Thực hiện giai đoạn 2006-2010 giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân khoảng 12,6%/năm

Trên địa bàn quận Thanh Xuân hiện nay tập trung nhiều nhà máy được xây dựng từ nửa cuối thế kỷ XX, trong đó lớn nhất là khu công nghiệp Cao - Xà - Lá (Công ty Cổ phần Cao su Sao vàng, Công ty Cổ phần xà phòng Hà Nội, Nhà máy thuốc lá Thăng Long) Ngoài ra, còn có Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên giày Thượng Đình, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông (Hạ Đình), Công ty dệt len Mùa Đông

2.2.3 Khu vực kinh tế dịch vụ

Trong những năm qua ngành dịch vụ - thương mại có bước phát triển sâu và rộng trên địa bàn quận đáp ứng nhu cầu dân sinh Nhiều dịch vụ chất lượng cao,

Trang 15

đặc biệt là dịch vụ ngân hàng tài chính phát triển Trong đó kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng trưởng cả về số lượng, quy mô và hiệu quả (năm 2006 số doanh nghiệp thực tế quản lý thu thuế là 2.456 doanh nghiệp và số hộ kinh doanh thu thuế là 3.806 thì năm 2009 ước số doanh nghiệp thực tế quản lý thu thuế là 4.970 doanh nghiệp và số hộ kinh doanh thu thuế là 5.700 hộ) Giá trị thương mại dịch vụ tăng bình quân 13%

Chính quyền các cấp trên địa bàn quận đã tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, gian lận thương mại trên địa bàn.; tiếp tục rà soát, kiểm tra các hộ cá thể sau đăng ký kinh doanh tại địa bàn các phường và thực hiện các bước kế hoạch chuyển đổi mô hình quản

lý chợ Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo 127, tăng cường công tác quản lý thị trường, quản lý chợ

Một số công tác trọng tâm của chính quyền các cấp trên địa bàn quận có thể

kể đến như việc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện đề án về phát triển mạng lưới dịch vụ thương mại quận giai đoạn 2005-2010, tổ chức đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại - dịch vụ Khương Đình, tổ chức bàn giao chợ Thượng Đình về Tổng công ty Thương mại Hà Nội để đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại - dịch vụ Thượng Đình, bàn giao chợ tạm Nhân Chính cho HTX Dịch vụ tổng hợp Nhân Chính tổ chức kinh doanh khai thác chợ từ tháng 2/2007, chuẩn bị tổ chức đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại - dịch vụ Hạ Đình góp phần vào phát triển mạng lưới thương mại - dịch vụ của quận

2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Năm 2010, dân số của quận là 235.791 người (cuối năm 2010), trong đó nữ giới là 117.836 người chiếm 49,97%, nam chiếm 50,03% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình trong vòng 5 năm qua là 1,05%, tỷ lệ sinh con thứ 3 dưới mức 1,44%, tỷ

lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 8,83% Dân số của quận tăng nhanh chủ yếu là tăng cơ học, do những năm qua thu hút được số lượng đáng kể lao động

từ các địa phương đến làm việc trong các ngành dịch vụ, công nghiệp trên địa bàn quận Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 1%/năm, số hộ thoát nghèo đạt bình quân 78 hộ/năm Thực hiện chương trình quốc gia về giải quyết việc làm bằng nguồn vốn cho vay, tạo việc làm cho 23.886 lao động, bình quân hàng năm có 4.800 người được giải quyết việc làm, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện

2.4 Thực trạng phát triển đô thị

Trang 16

So với các quận của Hà Nội, thực trạng phát triển đô thị quận Thanh Xuân

đã có bước phát triển mạnh, tiến bộ, quận Thanh Xuân là quận nằm ở trục phía Tây Nam của thủ đô có vị trí địa lý khá thuận lợi, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư, hiện tại có nhiều dự án phát triển đô thị đã và đang triển khai trên địa bàn các phường

đã mang sắc thái mới cho diện mạo đô thị của quận

2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư, nâng cấp, trên địa bàn đã hình thành các khu công nghiệp, trung tâm thương mại hiện đại Một số khu đô thị mới hình thành giúp thay đổi bộ mặt của quận theo hướng hiện đại hóa Thanh Xuân hiện đang là địa chỉ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận

Tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng luôn được giữ

vững Trong lĩnh vực xã hội có nhiều chuyển biến, nhiều chỉ tiêu xã hội đạt cao và

về trước kế hoạch như: chất lượng giáo dục được nâng cao; mức hưởng thụ về các

dịch vụ y tế tăng cao, tỷ lệ các hộ dân được sử dụng nước sạch tăng nhanh

2.5.1 Giao thông

Trên địa bàn quận có 5 tuyến đường giao thông chính đi qua như: đường Giải phóng, đường Nguyễn Trãi, đường Vành đai 3, đường Trường trinh, đường Láng Hạ - Thanh Xuân Ngoài ra trên địa bàn quận còn có một mạng lưới giao thông nối liền giữa các trục giao thông chính, giữa các phường trong toàn quận và các quận, huyện giáp gianh

Trong những năm qua, hệ thống đường giao thông của quận Thanh Xuân đã được đầu tư nâng cấp mạnh như đổ atphan hoặc bê tông xi măng hoặc cấp phối Các tuyến đường do phường quản lý hầu hết đã được bê tông hóa

2.5.2 Cấp - Thoát nước

Nước sạch luôn là một trong những sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ của mọi tầng lớp dân cư sinh sống trên địa bàn Hà Nội nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng Khả năng cung cấp nước sạch trên địa bàn quận vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Trong giai đoạn tới, hệ thống cấp nước sạch trên địa bàn quận cần được đầu tư nâng cấp nhằm

đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cá nhân và các tổ chức

Thanh Xuân có hệ thống tiêu thoát nước được phân bố đều trên địa bàn các phường, tuy nhiên do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh trong những năm gần đây, khi xuất hiện những trận mưa lớn và tập trung, do hệ thống tiêu thoát nước chưa được đầu tư đồng bộ nên vẫn còn nhiều điểm ngập úng cục bộ, đây là vấn đề cần phải đầu tư nhằm khắc phục hạn chế này trong giai đoạn tới

Trang 17

Về mạng lưới thủy văn: trên địa bàn quận có 2 con sông thoát nước chính

của Thành phố chảy qua từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây là sông Tô Lịch

và sông Lừ Sét Bên cạnh đó còn có một số hồ ao tự nhiên tương đối lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu nước cục bộ và giữ vai trò điều hòa như Đầm Hồng, hồ Dẻ Quạt, hồ Rùa và dự án công viên hồ điều hòa Nhân Chính

2.5.3 Giáo dục - Đào tạo

Trên địa bàn quận có trên 20 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp Mạng lưới các cơ sở giáo dục - đào tạo được phân bố ở các phường trong toàn quận với tổng diện tích là 40,27 ha

Chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững và có những mặt phát triển, chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng lên Thanh Xuân là quận đạt chỉ tiêu cao so với toàn Thành phố về tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi; chất lượng dạy và học cũng như giáo dục toàn diện được đánh giá là cao với các quận, huyện khác trong thành phố Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các cấp học trong quận đã được đào tạo tương đối cơ bản với mức chuẩn khá cao

a Bậc giáo dục mầm non

Năm học 2009 -2010, có 19 trường mầm non với 6.914 trẻ và 193 cô nuôi dạy trẻ, 4 trường mẫu giáo với 8.951 học sinh và 531 giáo viên giảng dậy Đảm bảo 100% trẻ em dưới 5 tuổi được hưởng chương trình giáo dục mầm non

b Bậc tiểu học

Công tác giáo dục bậc tiểu học phát triển tốt, trường lớp khang trang, sạch đẹp, thiết bị dạy học khá đầy đủ, tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày đạt 100% Tỷ

lệ học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học đạt 100% Năm 2009 - 2010 có

14 trường tiểu học, toàn quận có 11.613 học sinh tiểu học đến trường và có 414 giáo viên giảng dạy

c Bậc Trung học cơ sở

Trên toàn quận có 12 trường (cả công lập và dân lập) với 9.054 học sinh và

569 giáo viên giảng dạy, tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày đạt 42% Tỷ lệ học sinh công nhận tốt nghiệp THCS đạt 99,8%, duy trì phổ cập THCS

d Bậc đại hoạc cao đẳng

Trên địa bàn quận có 20 trường đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp

2.5.4 Y tế

Sự nghiệp y tế có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị từng bước được nâng cấp Đội ngũ cán bộ, các trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được củng cố kiện toàn; hoạt động y tế cơ bản hoàn thành nhiệm

vụ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn

Trang 18

Triển khai thực hiện tốt các kế hoạch, các chương trình y tế hàng năm Giám sát, phát hiện, triển khai kịp thời các biện pháp phòng dịch, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng, phối hợp với Sở Y tế tổ chức diễn tập phương án phòng chốn dịch cúm A-H1N1 tại phường Nhân Chính Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh

an toàn thực phẩm, kiểm tra các cơ sở hành nghề y dược tư nhân và trực cấp cứu, không để xảy ra phát dịch và ngộ độc thực phẩm trên địa bàn Tổ chức chiến dịch cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi uống Vitamin A đạt 99,9%, tiêm chủng đầy đủ cho các trẻ em dưới 1 tuổi đạt 64,4% Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống còn 9,33% vượt 0,02% so với kế hoạch Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho học sinh các trường tiểu học và THCS trong quận đạt kết quả tốt

Trung tâm y tế và các trạm Y tế phường: toàn quận có 11 trạm y tế các phường:

Trên địa bàn quận có bệnh viện quận, trung tâm y tế quận và mạng lưới các trạm y tế phường Tuy nhiên, đội ngũ y, bác sĩ còn thiếu nhiều (đặc biệt các bác sĩ chuyên khoa sâu) và không được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên; cơ

sở vật chất nhìn chung khó khăn Về cơ bản địa điểm làm việc của các cơ sở y tế chưa có hoặc chưa ổn định, đặc biệt hệ thống các trạm y tế phường với cơ sở vật chất chắp vá Thiết bị dụng cụ y tế thiếu Sự phát triển lực lượng y tế tư nhân chưa mạnh nên chưa hỗ trợ tích cực cho lực lượng y tế chính thức

Về cán bộ y tế: Tại trung tâm y tế Thanh Xuân có 177 người, biên chế và hợp đồng dài hạn là 130 người, cán bộ hợp đồng ngắn hạn là 47 người Trong đó bác sỹ là 34 người (4 thạc sỹ, 4 bác sỹ chuyên khoa I, 2 bác sỹ chuyên khoa II) Các bác sỹ và cán bộ chuyên môn từng bước được chuẩn hóa về đào tạo và nâng cao năng lực công tác và nghiệp vụ chuyên môn

2.5.5 Văn hóa

Các phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới được triển khai tích cực và sôi động, đạt kết quả tốt và bước đầu đi vào nền nếp Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao được tổ chức sâu rộng, thiết thực, góp phần khơi dậy và phát triển nhiều nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Nhiều cơ sở vật chất được xây dựng Một số lĩnh vực có bước phát triển tốt và chuyển biến rõ nét

Đầy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, tuyên truyền vận động xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa và thực hiện nếp sống văn minh trong đám cưới, việc tang lễ, tổ chức lễ hội và giữ gìn vệ sinh môi trường đạt kết quả tốt theo tiêu chí mới, nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, năm 2009, 2010 tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 84%, tỷ lệ tổ dân phố văn hóa đạt 51%, tỷ lệ cơ quan đơn vị

Trang 19

văn hóa đạt 86% Các công trình văn hóa: Đến nay toàn quận có 11 nhà văn hóa phường và hệ thống nhà văn hóa của các tổ dân phố, tuy nhiên, hầu hết nhà văn hóa chủ yếu là cải tạo, hoặc tận dụng từ hội trường của các phường, các công trình

sẵn có của địa phương

2.5.6 Thể dục - thể thao

Các phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới được triển khai tích cực và sôi động, đạt kết quả tốt và bước đầu đi vào nền nếp Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao được chính quyền các cấp tổ chức sâu rộng, thiết thực, góp phần khơi dậy

và phát triển nhiều nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Nhiều cơ sở vật

chất được xây dựng Một số lĩnh vực có bước phát triển tốt và chuyển biến rõ nét

2.5.7 Năng lượng

Hiện trạng hệ thống cung cấp điện của toàn quận đủ dùng cho sinh hoạt và sản xuất với tiêu chuẩn thấp, hệ thống cấp điện cần được đầu tư nâng cấp nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận

2.5.8 Bưu chính - viễn thông

Các hoạt động văn hoá, thông tin, thể thao được tập trung chỉ đạo, có chuyển biến tích cực với nhiều hình thức phong phú, đáp ứng phục vụ các nhiệm vụ chính trị của quận Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được quan tâm, đổi mới đã có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Các di tích lịch sử văn hoá, bản sắc, văn hoá truyền thống các dân tộc được bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng Cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt cộng đồng ở cụm dân

cư được quan tâm, toàn quận đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả các nhà văn hoá tổ dân phố Chỉ đạo các phường tổ chức các lễ hội đảm bảo văn minh, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm Công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh các dịch vụ văn hoá, quảng cáo được tăng cường

Đài truyền thanh quận duy trì đều đặn các chương trình phát thanh hàng ngày, chất lượng tin bài có tiến bộ; cơ sở vật chất kỹ thuật của đài truyền thanh từ quận đến phường được đầu tư đồng bộ, đảm bảo phủ sóng ổn định ở 100% số phường trong quận, đáp ứng yêu cầu phục vụ các nhiệm vụ chính trị của quận Đã phối hợp chỉ đạo triển khai mạng Truyền hình cáp Hà Nội tại các phường

Tuy nhiên, hiện tại các thiết chế văn hóa - thể thao của quận và cơ sở còn thiếu và yếu Công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo cơ sở thể thao - văn hóa chưa được quan tâm đúng mức Đội ngũ cán bộ chuyên trách còn thiếu về số lượng, hạn chế

về chuyên môn từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào chung của toàn quận Việc quy hoạch đất cho các thiết chế văn hóa, thể thao ở nhiều nơi vẫn chưa thực hiện được

Trang 20

2.5.9 Quốc phòng và an ninh:

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận được giữ vững Bảo vệ an toàn các mục tiêu, địa bàn trọng điểm, duy trì tốt trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng Duy trì thực hiện nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng chiến đấu Bảo đảm an toàn các sự kiện chính trị diễn ra trên địa bàn Thành phố và quận Đảm bảo công tác quốc phòng, quân sự địa phương, chủ động phòng ngừa, không

để xảy ra các đột biến, khủng bố, phá hoại, bạo loạn; phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của quận

III ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

3.1 Các lợi thế cơ bản

Thanh Xuân có vị trí thụân lợi, nằm ở trục phía Tây Nam Thủ đô, là điểm giao nối giữa Thủ Đô với các tỉnh miền Tây Bắc Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, lại nằm liền kề với thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn của cả nước Thanh Xuân có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hóa, phát triển công nghệ, lao động kỹ thuật, thu hút đầu tư Vị trí thuận lợi là một lợi thế quan trọng của quận Thanh Xuân nên cần khai thác tốt lợi thế này

Hệ thống giao thông đối ngoại đang dần hoàn thiện là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận

Trên địa bàn quận đã và đang phát triển công nghiệp, các khu đô thị, thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận, nguồn nhân lực khá dồi dào, được giáo dục và đào tạo tương đối cơ bản; người dân khá năng động, ham học hỏi, cần cù, nhạy bén trong chuyển đổi sản xuất và làm kinh tế

3.2 Khó khăn, bất lợi

Kết cấu hạ tầng bên trong phát triển chậm, thiếu đồng bộ, chất lượng hệ thống cấp điện, nước chưa theo kịp yêu cầu phát triển, chưa tương xứng với vị trí của 1 quận của thủ đô; giao thông chưa đấu nối với các huyết mạch, tỷ lệ sử dụng đất giao thông còn thấp đã hạn chế sự phát triển của quận trong tương lai

Các dịch vụ hậu cần sản xuất: Vận tải, tài chính và hạ tầng xã hội còn bộc lộ những yếu kém, gây cản trở sản xuất kinh doanh Thương mại - dịch vụ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng; chưa theo kịp tốc độ phát triển của công nghiệp và chưa được đầu tư khai thác hiệu quả Vấn đề mấu chốt là cần có được một chiến lược phát triển thương mại - dịch vụ đồng bộ theo sát với phát triển công nghiệp và nằm trong định hướng phát triển của thành phố

Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về chuyên môn nghiệp vụ tuy đã có nhiều

Trang 21

cố gắng để bắt kịp với phương thức quản lý và công nghệ mới, song cũng còn nhiều bất cập với yêu cầu thực thế cần được đào tạo bồi dưỡng

Cần phải thấy rằng những lợi thế so sánh, những hạn chế cho việc phát triển chỉ là tương đối Có nghĩa là lợi thế so sánh nếu không biết khai thác tận dụng, hoặc khai thác tận dụng thiếu khoa học sẽ biến thành những bất lợi Ngược lại, những hạn chế không phải là vĩnh viễn, nếu biết khắc phục nó sẽ trở thành lợi thế cho phát triển

Trang 22

Phần II TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Năm 2001, UBND quận Thanh Xuân giao cho các Phòng, ban có liên quan phối hợp với đơn vị tư vấn lập quy hoạch chi tiết 3 phường tỉ lệ 1/500 là phường Khương Đình, Hạ Đình và Nhân Chính Hiện tại UBND thành phố đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 phường Nhân Chính và 2 phường còn lại là Hạ đình và Khương đình đang trình UBND thành phố phê duyệt, sau khi được phê duyệt sẽ tổ chức cắm mốc giới ngoài thực địa để quản lý đất đai, xây dựng theo quy hoạch

Trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2010, tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai có liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất đã được thực hiện khá tốt, quy hoạch sử dụng đất được duyệt là cơ sở để UBND các cấp tiến hành công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch và pháp luật

II HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT

2.1 Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất

Quận Thanh Xuân có tổng diện tích đất tự nhiên là 908,32 ha chiếm 0,28% tổng diện tích tự nhiên của thủ đô Hà Nội, bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người là 39,59 m2 Diện tích đất tự nhiên của các phường trong quận phân bố không đồng đều, lớn nhất là phường Nhân Chính 160,40 ha, chiếm 17,66% diện tích đất toàn quận, nhỏ nhất là phường Kim Giang 21,78 ha, chiếm 2,39% diện tích đất toàn quận Hiện nay, quận Thanh Xuân đã khai thác đưa vào sử dụng đất cho nhu cầu các cá nhân, các tổ chức là 848,81 ha, bằng 93,45% diện tích tự nhiên

2.1.1 Đất nông nghiệp

Thanh Xuân có diện tích đất nông nghiệp 54,2 ha, chiếm 5,97% tổng diện tích đất tự nhiên Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người 2,36 m2

Hiện trạng sử dụng và quản lý đất nhóm đất nông nghiệp thuộc các phường Hạ

Trang 23

Đình, Khương Đình, Phương Liệt, Kim Giang

a Đất sản xuất nông nghiệp: 15,36 ha, chiếm 28,00% diện tích đất nông nghiệp

b Đất nuôi trồng thủy sản: 29,69 ha chiếm 54,60 % đất nông nghiệp

c Đất nông nghiệp khác: 9,15 ha chiếm 17,40 đất nông nghiệp

Bảng 2.1: Diện tích cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2010

Hiện trạng năm 2010 Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

2.1.2 Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất dùng cho các mục đích phi nông nghiệp năm 2010 là 848,81 ha, chiếm 93,45% tổng diện tích đất tự nhiên

2.1.2.1 Đất ở

Đất ở đô thị 325,1321 ha chiếm 35,79% diện tích đất phi nông nghiệp

2.1.2.2 Đất chuyên dùng

Diện tích đất chuyên dùng năm 2010 là 484,8497 ha, chiếm 57,60% diện

tích đất phi nông nghiệp

Bảng 2.1: Diện tích cơ cấu sử dụng đất chuyên dùng năm 2010

Hiện trạng năm 2010 Diện

tích (ha) Cơ cấu (%)

Trang 24

c Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp:

Tổng diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 121,75 ha, chiếm 25,11 % diện tích đất chuyên dùng, 13,4% tổng diện tích đất tự nhiên

d Đất có mục đích công cộng:

Diện tích đất có mục dích công cộng là 241,68 ha, chiếm 49,84% diện tích đất chuyên dùng, chiếm 26,61% diện tích tự nhiên

2.1.2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng

Hiện trạng năm 2010, Thanh Xuân có 4,93 ha đất tôn giáo, tín ngưỡng,

chiếm 0,54% diện tích đất tự nhiên

2.1.2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Toàn quận hiện có 4,75 ha đất nghĩa trang - nghĩa địa, chiếm 0,52% diện

tích đất tự nhiên

2.1.2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

Trên địa bàn quận hiện có 28,93 ha, chiếm 3,18% diện tích đất tự nhiên

2.1.2.6 Đất phi nông nghiệp khác

Đất phi nông nghiệp khác trên địa bàn quận là 0,22 ha chiếm 0,02% diện tích đất tự nhiên

2.1.3 Đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng của quận còn 5,32 ha chiếm 0,59% tổng diện tích đất tự nhiên

2.2 Phân tích, đánh giá biến động các loại đất

Đất đai trong quá trình quản lý và sử dụng luôn luôn biến động bởi các yếu

tố khách quan và chủ quan Qua tổng hợp số liệu biến động đất giai đoạn 2000 -

2010 cho thấy:

:

với năm 2000, nguyên nhân do kỳ kiểm kê năm 2000 tổng hợp số liệu kiểm kê bằng phương pháp thủ công nên có sự sai lệch về số liệu ở một số địa phương

Trang 25

Bảng 2.3: Biến động các loại đất giai đoạn 2000 - 2010

Đơn vị: ha

STT Mục đích sử dụng đất Mã

Diện tích năm

Diện tích năm 2000

Tăng(+) giảm(-)

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh

Trang 26

Biến động đất nông nghiệp:

Diện tích đất nông nghiệp năm 2010 là 54,20 ha Trong giai đoạn 2000- 2010 diện tích đất nông nghiệp giảm 68,45 ha, bình quân mỗi năm giảm 6,845 ha Nguyên nhân chính của việc giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp là chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, chủ yếu là đất ở đô thị, đất sản xuất thương mại - dịch vụ, đất giao thông và các công trình phúc lợi Diện tích các loại đất nông nghiệp trong giai đoạn 2000 - 2010 tăng, giảm cụ thể như sau:

- Đất lúa giảm 76,61 ha;

- Đất hàng năm khác tăng 13,79ha;

- Đất trồng cây lâu năm giảm 2,73ha;

- Đất nuôi trồng thủy sản giảm 11,50 ha;

- Đất nông nghiệp khác tăng 8,60 ha

Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 là 848,81 ha, tăng 75,63 ha so với năm 2000 Diện tích đất phi nông nghiệp tăng chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp và một phần đất chưa sử dụng, diện tích các loại đất phi nông nghiệp trong giai đoạn

2000 - 2010 tăng, giảm cụ thể như sau:

- Đất đô thị giảm 12,42 ha;

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 7,10 ha;

- Đất quốc phòng giảm 8,60 ha;

- Đất an ninh tăng 3,14 ha;

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp giảm 3,41 ha;

- Đất có mục đích công cộng tăng 80,75 ha

Nguyên nhân biến động lớn từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là

do trong thời kỳ 2000 - 2010, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa trên địa bàn quận Thanh Xuân diễn ra nhanh chóng Trong vòng 10 năm, thành phố và quận đã thu hồi 74,02 ha đất nông nghiệp và đất

Trang 27

chưa sử dụng để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn quận

2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của việc sử dụng đất; tính hợp lý của việc sử dụng đất

2.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của việc sử dụng đất

Hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất trên địa bàn quận được cải thiện đáng kể thông qua quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực ngày càng tăng, là tiền đề để quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, nhờ đó công tác thu hồi đất, giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ… được thuận lợi, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quận

- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất thể hiện rõ qua việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn quận theo hướng tăng dần tỷ trọng sử dụng đất thương mại - dịch

vụ, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, là quận có đóng góp lớn vào ngân sách của thành phố, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập

Tuy nhiên một số mặt hạn chế có thể kể đến như tình trạng ô nhiễm cục bộ ở một số khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, một số điểm dân cư tập trung

và các đường giao thông lớn, điều này cần được sớm khắc phục

Hơn nữa sự thiếu đồng bộ trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đã gây ô nhiễm môi trường cục bộ ở một số điểm công nghiệp và dân cư

2.3.2 Tính hợp lý của việc sử dụng đất

a, Cơ cấu sử dụng đất

Cơ cấu sử dụng đất chung của quận đang có hướng chuyển dịch theo huớng hợp lý hơn phù hợp điều kiện tự nhiên của quận và đáp ứng phần nào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Đất nông nghiệp: 54,2 ha, chiếm 5,96% tổng diện tích đất tự nhiên

Đất phi nông nghiệp: 848,8079 ha chiếm 93,44 % tổng diện tích đất tự nhiên Đất chưa sử dụng: 5,3171 ha chiếm 0,59 % tổng diện tích đất tự nhiên (đất bằng chưa sử dụng)

Trang 28

§Êt phi n«ng nghiÖp 93,45%

§Êt n«ng nghiÖp 5,97%

§Êt b»ng ch-a

sö dông 0,58%

§Êt n«ng nghiÖp

§Êt phi n«ng nghiÖp

§Êt ch-a sö dông

Biểu đồ: Cơ cấu diện tích đất quận Thanh Xuân năm 2010

Tỷ lệ đất phi nông nghiệp trong cơ cấu sử dụng đất nói chung cao (93,45% diện tích tự nhiên), một phần lớn diện tích này có mục đích sản xuât kinh doanh dịch vụ - thương mại, diện tích đất chuyên dùng chiếm gần 57,12% diện tích đất phi nông nghiệp, điều đó cho thấy hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản đã đáp ứng được phần nào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện tại nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trọng tâm phát triển thương mại – dịch vụ trong thời gian tới

Nhìn chung sự chuyển biến của cơ cấu sử dụng đất đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa phù hợp với tiềm năng thế mạnh của quận cũng như khai thác hết tiềm năng đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận

b, Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội:

Đối với đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp hiện trạng toàn quận là 54,20 ha chủ yếu là đất nuôi trồng thuỷ sản và đất hàng năm còn lại, về nông nghiệp toàn bộ diện tích này không phát huy hiệu quả do tốc độ công nghiệp hoá, quá trình đô thị hoá trên địa bàn quận trong giai đoạn vừa qua diễn ra nhanh chóng Tuy nhiên trong giai đoạn mới đây là quỹ đất cơ bản phục vụ cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận

Đất phi nông nghiệp

Trang 29

Diện tích đất phi nông nghiệp toàn quận là 848,81 ha, chiếm 93,45% tổng diện tích tự nhiên Quỹ đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất công nghiệp, đô thị dịch vụ trên địa bàn quận đang phát huy hiệu quả rõ rệt Điều đó chứng tỏ rằng việc chuyển phần lớn diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sang đất phi nông nghiệp là phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Trong giai đoạn mới, tiếp tục quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang quỹ đất nông nghiệp đang sử dụng kém hiệu quả phục vụ cho các tiêu chuẩn phát triển kinh tế - xã hội theo hướng văn minh, hiện đại như đất dành cho hệ thống giao thông, thuỷ lợi, y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao vv nhằm tạo động lực mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo bộ mặt

đô thị văn minh, hiện đại trên địa bàn quận

Quỹ đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng còn lại của phường là 5,32 ha chiếm 0,58% tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là diện tích đất bằng chưa sử dụng, trong thời kỳ quy hoạch sẽ cần có biện pháp hữu hiệu nhằm đưa quỹ đất này vào sử dụng cho

các mục đích phù hợp

Qua thực tế hiện trạng sử dụng đất cho thấy về trước mắt cơ cấu sử dụng đất

là tương đối hợp lý Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới Việc cần thiết phải quy hoạch chuyển đổi phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất công nghiệp nhằm tới mục tiêu sử dụng đất đai tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường là một quy luật tất yếu

c, Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất

Trong ngành sản xuất phi nông nghiệp, đặc biệt là quá trình đô thị hóa diễn

ra mạnh trên địa bàn quận Sự phát triển nhanh về công nghiệp và đô thị là do quận

đã xác định được hướng đi đúng Đó là tập trung phát triển công nghiệp nhằm tạo

sự tăng trưởng cao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn quận, tăng thu ngân sách Qua đó có điều kiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh tốc

độ đô thị hóa

Từ hướng đi đúng, quận đã chọn bước đi thích hợp và tìm ra được giải pháp đột phá, đó là tập trung cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh nhằm thu hút mạnh các nguồn lực cho đầu tư phát triển quận Thanh Xuân Tính đến nay, theo số liệu Ban quản lý dự án cung cấp, trên địa bàn quận đến năm

2010 đã thu hút được 107 dự án đầu tư phân bố tại 11 phường của quận, việc sử dụng đất ngày càng hiệu quả hơn

2.4 Những tồn tại trong việc sử dụng đất

Quỹ đất dành cho các hoạt động văn hoá, thể thao, y tế, giáo dục, công

Trang 30

viên, cây xanh, hệ thống giao thông trên địa bàn quận chưa được bố trí thỏa đáng

và hợp lý, nhiều nơi, quỹ đất này bị thu hẹp do bị lấn chiếm để sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp khác

Trong quá trình quản lý việc sử dụng đất có lúc, có nơi chưa thật sự chặt chẽ, nhất là ở cấp cơ sở đã dẫn đến sử dụng đất chưa hợp lý, kém hiệu quả

Chính sách thu hồi đất bồi thường tái định cư chưa hợp lý, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất nên gây nhiều khó khăn khi nhà nước thu hồi đất, đặc biệt khi thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội

Nhận thức của người dân về chính sách đất đai không đồng đều, ý thức của người sử dụng đất chưa cao, một số chưa chấp hành nghiêm pháp luật đất đai

Môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ ở các điểm nút giao thông trọng điểm, các nhà máy, xí nghiệp, các khu dịch vụ III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC

3.1 Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

Thực hiện Nghị quyết số 28/2008/NQ-CP ngày 04/12/2008 của Chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) cho thành phố Hà Nội Đảng

bộ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân quận đã chỉ đạo, thực hiện theo kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển về kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2006 – 2010, cụ thể: Cải tạo và xây dựng 13 trường học, 10 câu lạc bộ, nhà hội họp khu dân cư; các

di tích lịch sử, văn hoá được tôn tạo, mở rộng; hệ thống giao thông được đầu tư cải tạo, xây dựng trên 100 tuyến đường, một số tuyến lớn như đường Vành đai 3, đường Lê Văn Lương, đường Tôn Thất Tùng, đường Nguyễn Tuân,… giải phóng mặt bằng nút giao thông Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, dự án thoát nước sông Tô Lịch; Xây dựng trung tâm dịch vụ - thương mại Khương Đình, Hạ Đình tuy nhiên mạng lưới thương mại - dịch vụ phát triển còn chậm Tuy nhiên công tác đầu tư, triển khai thực hiện một số dự án, công trình chậm tiến độ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư Một số dự án đã được giao nhưng chưa triển khai thi công để đất hoang hoá, làm chậm tốc độ phát triển kinh tế của quận so với kế hoạch đề ra Cụ thể đã thực hiện được như sau:

Trang 31

Bảng 2.4: Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

giai đoan 2006-2010

Diện tích hiện trạng năm

2005 (ha)

Diện tích đƣợc duyệt đến

2010 (ha)

Diện tích thực hiện đƣợc đến năm

2010 (ha)

Chỉ tiêu thực hiện tăng (+) , giảm (-)

Kết quả thực hiện tăng (+), giảm (-)

Tỷ lệ đạt đƣợc (%)

2 Đất phi nông nghiệp PNN 836.61 906.75 848.81 70.14 12.20 17.39

2.1 Đất ở tại đô thị ODT 315.38 265.87 325.13 -49.51 +9.75 -19.70

2.4 Đất cơ sở sản xuất, kinh

Trang 32

3.1.1 Đất nông nghiệp

- Diện tích đất nông nghiệp năm 2005 là 63,27 ha, diện tích đƣợc duyệt đến năm 2010 là 1,07 ha, diện tích thực hiện đƣợc đến năm 2010 là 54,20 ha; chỉ tiêu giảm 62,65 ha, thực hiện giảm 9,52 ha đạt 15% chỉ tiêu quy hoạch, trong đó:

+ Đất trồng lúa: Diện tích năm 2005 là 63,27 ha, diện tích đƣợc duyệt đến năm 2010 là 1,07 ha, diện tích thực hiện đƣợc đến năm 2010 là 54,20 ha; chỉ tiêu giảm 27,99 ha, thực hiện giảm 27,68 ha đạt 15% chỉ tiêu quy hoạch.;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản : Diện tích năm 2005 là 33,84 ha, diện tích đƣợc duyệt đến năm 2010 là 0,00 ha, diện tích thực hiện đƣợc đến năm 2010 là 29,69 ha; chỉ tiêu giảm 33,84 ha, thực hiện giảm 4,15 ha đạt 12,26% chỉ tiêu quy hoạch

3.1.2 Đất phi nông nghiệp

- Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2005 là 836,61 ha, diện tích đƣợc duyệt đến năm 2010 là 906,75 ha, diện tích thực hiện đƣợc đến năm 2010 là 848,81 ha; chỉ tiêu tăng 70,14 ha, thực hiện tăng 12,20 ha đạt 17,39% chỉ tiêu quy hoạch, trong đó:

+ Đất ở đô thị: Diện tích năm 2005 là 315,38 ha, diện tích đƣợc duyệt đến năm 2010 là 265.87 ha, diện tích thực hiện đƣợc đến năm 2010 là 325,13 ha; chỉ tiêu giảm 49,51 ha, thực hiện tăng 9,75 ha đạt -19,70% chỉ tiêu quy hoạch;

+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: Diện tích năm 2005 là 21,29 ha, diện tích đƣợc duyệt đến năm 2010 là 25,41 ha, diện tích thực hiện đƣợc đến năm

2010 là 23,81 ha; chỉ tiêu tăng 4,12 ha, thực hiện tăng 2,52 ha đạt 61,16% chỉ tiêu quy hoạch;

+ Đất quốc phòng, an ninh: Diện tích năm 2005 là 105,47 ha, diện tích đƣợc duyệt đến năm 2010 là 106,68 ha, diện tích thực hiện đƣợc đến năm 2010 là 97,62 ha; chỉ tiêu tăng 1,21 ha, thực hiện giảm 7,86 ha đạt -649,17% chỉ tiêu quy hoạch;

+ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: Diện tích năm 2005 là 139,55 ha, diện tích đƣợc duyệt đến năm 2010 là 132,66 ha, diện tích thực hiện đƣợc đến năm 2010 là 121,75 ha; chỉ tiêu giảm 6,89 ha, thực hiện giảm 17,80 ha vƣợt 258,38% chỉ tiêu quy hoạch;

+ Đất giao thông: Diện tích năm 2005 là 154,89 ha, diện tích đƣợc duyệt đến năm 2010 là 205,30 ha, diện tích thực hiện đƣợc đến năm 2010 là 171,94 ha; chỉ tiêu tăng 50,41 ha, thực hiện tăng 17,05 ha đạt 33,82% chỉ tiêu quy hoạch;

+ Đất thủy lợi: Diện tích năm 2005 là 0,0 ha, diện tích đƣợc duyệt đến năm

2010 là 28,55 ha, diện tích thực hiện đƣợc đến năm 2010 là 5,35 ha; chỉ tiêu tăng 28,55 ha, thực hiện tăng 5,35 ha đạt 10,16% chỉ tiêu quy hoạch;

Trang 33

+ Đất cơ sở văn hóa: Diện tích năm 2005 là 9,39 ha, diện tích được duyệt đến năm 2010 là 35,02 ha, diện tích thực hiện được đến năm 2010 là 12,00 ha; chỉ tiêu tăng 25,63 ha, thực hiện tăng 2,61 ha đạt 10,16% chỉ tiêu quy hoạch;

+ Đất cơ sở y tế: Diện tích năm 2005 là 2,15 ha, diện tích được duyệt đến năm 2010 là 4,19 ha, diện tích thực hiện được đến năm 2010 là 2,22 ha; chỉ tiêu tăng 2,04 ha, thực hiện tăng 0,05 ha đạt 2,38% chỉ tiêu quy hoạch;

+ Đất cơ sở giáo dục – đào tạo: Diện tích năm 2005 là 39,01 ha, diện tích được duyệt đến năm 2010 là 42,33 ha, diện tích thực hiện được đến năm 2010 là 40,27 ha; chỉ tiêu tăng 3,32 ha, thực hiện tăng 1,26 ha đạt 38,03% chỉ tiêu quy hoạch;

3.1.3 Đất chưa sử dụng:

- Diện tích đất chư sử dụng năm 2005 là 8,61 ha, diện tích được duyệt đến năm 2010 là 0,82 ha, diện tích thực hiện được đến năm 2010 là 5,32 ha; chỉ tiêu giảm 7,79 ha, thực hiện giảm 3,29 ha đạt 42,27% chỉ tiêu quy hoạch

Nhìn chung, công tác thực hiện phương án quy hoạch kỳ trước quận Thanh Xuân đã hoàn thành tốt công tác giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đúng quy hoạch và đạt được kết quả cao ở các chỉ tiêu như: Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất giao thông, đất giáo dục – đào tạo, đất chưa sử dụng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện thời kỳ 2006-2010 Bên cạnh đó vẫn còn những chỉ tiêu thực hiện quy hoạch chưa đạt được như: Đất ở đô thị, đất cơ sở văn hóa, đất cơ sở y tế, đất chợ,

3.2 Đánh giá nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Nguyên nhân không đạt được các chỉ tiêu quy hoạch đề ra

Có nhiều nguyên nhân, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không thực hiện mục tiêu đặt ra, có thể do nhiều nguyên nhân, cụ thể như sau:

Nguyên nhân xuất phát từ chính hệ thống chính sách pháp luật trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai làm chậm tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận, việc khó khăn trong các quy trình thủ tục đầu tư của doanh nghiệp, công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn bất cập chưa được các cấp chính quyền tháo gỡ kịp thời

Một nguyên nhân từ sự thiếu vốn đầu tư của Nhà nước trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng cũng là trở ngại cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận

Trang 34

Tuy vậy, đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhìn chung, việc chuyển đổi quyền và mục đích sử dụng đất trong thời gian qua tại quận Thanh Xuân cơ bản là có nhiều cố gắng và đã đem lại hiệu quả nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, vẫn còn một số tổ chức kinh tế chậm đưa đất vào sử dụng, đầu tư thực hiện

dự án chậm so với tiến độ đã ghi trong dự án đầu tư so với quy định gây lãng phí đất đai, bỏ hoang hoá là những hạn chế cơ bản cần sớm khắc phục trong thời gian tới

Công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn do chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng bất cập lại hay thay đổi, nhận thức của người dân về pháp luật đất đai còn hạn chế cũng như ý thức trách nhiệm của một số công dân chưa tốt

- Thủ tục hành chính trong việc thu hồi đất giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn phức tạp, chậm được cải cách

Trang 35

Phần III ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG

DÀI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT

I ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

Căn cứ vào vị trí địa lý, tổ chức hành chính và cơ cấu kinh tế - xã hội, xem

xét quận Thanh Xuân trong cơ cấu kinh tế của toàn Thành phố Hà Nội thấy rằng:

Hiện trạng, Thanh Xuân là quận công nghiệp, tính chất thương mại chưa hình

thành rõ nét như các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng và không có lợi thế

về du lịch như các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ

Song, quận Thanh Xuân nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam Thành phố, có hai

đường giao thông huyết mạch nối với các tỉnh phía Tây – Tây Bắc và phía Nam,

rất có lợi thế để phát huy vai trò động lực kinh tế của Thành phố Hà Nội về cả hai

phía

Quỹ đất Thanh Xuân có hạn, khả năng đáp ứng về số lượng đất đai cho các

mục đích sử dụng là rất hạn chế, vì vậy, định hướng từ nay đến năm 2020 quận sẽ

tập trung mọi nguồn lực đầu tư khai thác qũy đất chưa sử dụng, quỹ đất nông

nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng trọng nội bộ quỹ đất phi nông nghiệp, khai

thác tiềm năng đất đai, sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đồng thời quan tâm đến công

tác cải tạo, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển

KTXH ổn định, bền vững trong tương lai

1.1 Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông nghiệp

1.1.1 Ngành nông nghiệp và thuỷ sản

Diện tích đất nông nghiệp còn ít (54,2 ha), một phần diện tích không sử

dụng đúng mục đích là sản xuất nông nghiệp, mà sử dụng vào các mục đích phi

nông nghiệp như xây nhà lán tạm, kinh doanh trái phép nhỏ lẻ Tiềm năng phát

triển nông nghiệp trên địa bàn quận là rất hạn chế

Diện tích đất chưa sử dụng còn không đáng kể (5,32 ha), khả năng chuyển

sang sản xuất nông nghiệp là hạn chế, quỹ đất đai dành cho các mục đích sử dụng

phi nông nghiệp rất hạn chế

Tốc độ đô thị hóa cao, diện tích đất nông nghiệp luôn có chiều hướng bị

giảm để chuyển sang đất phi nông nghiệp

Môi trường sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng nhiều bởi chất thải xây dựng

như bụi, cát, gạch vụn làm giảm độ phì của đất, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất

cây trồng dẫn đến năng suất và thu nhập từ nông nghiệp không đạt như mong muốn

1.2 Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển thương mại

Trang 36

dịch vụ và mở rộng các khu dân cư đô thị

Đất đai dành cho các mục đích phi nông nghiệp không phụ thuộc nhiều vào các đặc điểm lý, hóa tính của đất, mà phụ thuộc vào các yếu tố chính sau:

- Vị trí phân bố của khu đất

- Địa hình và cấu tạo địa chất

- Kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước vv

- Hiện trạng sử dụng đất và đặc thù phát triển kinh tế -xã hội của địa phương

- Chủ trương đầu tư phát triển của Nhà nước, Thành phố, Quận

* Cấu tạo địa chất: Thanh Xuân là vùng đồng bằng sông Hồng, cấu tạo địa chất ổn định, có sức chịu nén tốt, việc đầu tư xử lý nền móng cho các công trình xây dựng cơ bản, công nghiệp đô thị ít tốn kém so với các địa bàn thuộc vùng Đồng bằng ven sông Hồng

* Vị trí phân bố: Thanh Xuân là quận có hệ thống đường bộ tương đối thuận lợi, là vùng đệm giữa trung tâm thành phố Hà Nội và các huyện ngoại thành tạo cho Thanh Xuân lợi thế phát triển thương mại dịch vụ và mở rộng các khu dân cư đô thị

* Quỹ đất: Thanh Xuân hiện vẫn còn quỹ đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đây là một lợi thế hơn hẳn của quận so với các quận nội thành Hà Nội trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất Ngoài ra quận vẫn còn quỹ đất phi nông nghiệp

là các doanh nghiệp công nghiệp (phần nhà xưởng) sản xuất kém hiệu quả cũng cần chuyển hướng sang sản xuất những sản phẩm tinh xảo, tốn ít nguyên vật liệu, ít phế thải và kết tinh nhiều lao động chất xám theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

1.3 Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển du lịch

Thanh Xuân có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển các trung tâm thương mại cao cấp, thu hút các nhà đầu tư lớn, đẩy nhanh ngành kinh tế dịch vụ

Đối với các các công trình di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn Quận phải được tiếp tục tu bổ, tôn tạo, đưa các hộ dân ra khỏi di tích Đồng thời tiếp tục đề nghị xếp hạng các di tích lịch sử văn hoá

Đối với công tác phát huy giá trị của các di tích lịch sử, hiện nay đa số các di tích đều do địa phương quản lý, việc phát huy tác dụng được thực hiện tự phát tuỳ thuộc vào sự hiểu biết, sáng tạo của những người tham gia quản lý mà chưa có định hướng, kế hoạch, biện pháp cụ thể

1.4 Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng

Quỹ đất hạn chế 908,32 ha, cơ cấu diện tích đất nông nghiệp trên tổng quỹ đất tự nhiên còn rất ít 5,97 %, chủ yếu là đất mặt nước nuôi trồng thủy sản kết hợp là

Trang 37

nơi tiêu thoát nước từ các khu dân cư, đây cũng là điểm hạn chế cho việc chuyển đổi

cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và trong nội bộ các ngành

Quỹ đất nông nghiệp vẫn còn là một thuận lợi riêng của quận so với các quận nội thành Hà Nội cho việc phát triển đô thị, song cơ cấu sử dụng đất hiện nay vẫn chưa hợp lý, một số khu dân cư đan xen hoặc bao bọc xung quanh các doanh nghiệp công nghiệp Một số khu nhà tập thể cũ được xây dựng từ những năm 1970 đến nay vẫn tiếp tục sử dụng trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng Trên địa bàn Quận quỹ đất cho phát triển công trình công cộng còn hạn chế, tỷ lệ đất dành cho giao thông còn quá thấp so với tiêu chuẩn của các đô thị hiện đại, trong khi chi phí GPMB ngày càng tăng nhanh Do vậy, nếu GPMB càng chậm, sẽ càng tăng chi phí GPMB về đất đai Ngoài ra, nếu không cắm mốc quản lý ranh giới qui hoạch các công trình xây dựng, sẽ làm tăng chi phí đền bù các công trình kiến trúc khi GPMB Cuộc chạy đua với thời gian, theo đó là với chi phí GPMB cho việc xây dựng các công trình công cộng đang là thách thức lớn trong phát triển kinh tế -

xã hội quận Thanh Xuân

Các chỉ tiêu chủ yếu

* Về kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng GTSX chung bình quân hàng năm trên địa bàn từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 2011-2015 từ 16 đến 17%/năm

- Giai đoạn 2016-2020 là: 15 đến 16%năm

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng tiến bộ: dự báo cơ cấu kinh

tế đến năm 2020, tỷ trọng ngành công nghiệp sẽ giảm xuống khoảng 30%; dịch vụ tăng lên đạt khoảng 43% trong cơ cấu GTSX toàn Quận

Trang 38

Bảng 3.1: Định hướng chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn quận

Đơn vị tính : %

- Lĩnh vực giáo dục, đào tạo đến năm 2020

+ 100% trẻ đến độ tuổi mẫu giáo đi học, 100% trẻ 5 tuổi đi học

+ Giữ vững 100% học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày

Trang 39

định; Đến 2030, trở thành vùng đô thị, trung tâm thương mại - dịch vụ, có hệ thống

hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đời sống người dân đạt mức cao môi trường sống trong lành

2.1.2 Phương hướng phát triển

- Đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn quận, duy trì chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “công nghiệp - dịch vụ” trong đó tăng nhanh tỷ trọng ngành dịch vụ Phát triển một số Trung tâm thương mại, mạng lưới dịch vụ có chất lượng cao Chỉ đạo phối hợp đồng bộ thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, tập trung cao cho công tác thu thuế Thường xuyên rà soát, khai thác tốt các nguồn thu, đảm bảo thu đúng thu đủ mức thuế và tăng cường công tác thanh tra thuế, phấn đấu hoàn thành và vượt mức kế hoạch thu Thành phố giao Tăng cường công tác quản

lý thị trường, phòng chống gian lận thương mại Đẩy mạnh công tác phối hợp việc

di dời các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn hoạt động kém hiệu quả, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp, tăng cường quỹ đất đô thị, quỹ đất phát triển hạ tầng xã hội và hạ tầng đô thị

- Tập trung cho đầu tư phát triển, trọng tâm là xây dựng mạng lưới đường giao thông theo quy hoạch, Đầu tư xây dựng một số trường học mới để đáp ứng sự tăng nhanh dân số cơ học Thực hiện tốt cơ chế phân cấp đầu tư theo luật định, đảm bảo đủ năng lực quản lý thực hiện dự án của Chủ đầu tư

- Thực hiện đồng bộ công tác cấp Giấy phép xây dựng phù hợp với quy hoạch và tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng; Tăng cường công tác quản

lý, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Thực hiện đúng quy chế phối hợp giữa Thanh tra xây dựng và UBND các phường trong quản lý, xử

lý vi phạm TTXD Đẩy nhanh tốc độ hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất theo kế hoạch của Thành phố Thực hiện tốt việc quản lý sử dụng đất của các phường và quận theo kế hoạch sử dụng đất Khai thác đưa vào sử dụng quỹ đất có hiệu quả Đề xuất các cơ chế sử dụng đất trong thời gian chưa thực hiện quy hoạch của các dự án còn kéo dài nhằm phát huy hiệu quả quỹ đất hiện có Đẩy nhanh thực hiện các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để huy động vốn đầu tư theo kế hoạch, góp phần tăng thu ngân sách

- Thực hiện quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị kết hợp với việc triển khai các dự án đầu tư theo quy hoạch, giải quyết ách tắc giao thông, chống úng ngập cục bộ, cải thiện vệ sinh môi trường, phát triển xây dựng các tuyến phố văn minh đô thị Phát triển mạng lưới cây xanh trên các tuyến sông Lừ, sông Tô Lịch, khu vui chơi ở các khu dân cư Lập và thực hiện các dự án các khu công viên Đầm Hồng, Hạ Đình, Nhân Chính phù hợp quá trình phát triển dân cư trong các khu đô thị

Trang 40

mới Tăng cường tính chủ động và hiệu quả trong công tác GPMB Coi trọng việc tuyên truyền, vận động, giải thích đối với nhân dân, chuẩn bị đầy đủ nhà tái định

cư và các điều kiện cần thiết phục vụ công tác GPMB đồng thời tập trung và kiên quyết thực hiện đúng các quy định pháp luật trong công tác GPMB

- Phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh Chú trọng giáo dục về thể chất, văn hoá, đạo đức, kỷ luật Nâng cao trình độ văn hoá

và chuyên môn, có tính sáng tạo, khả năng nhạy bén nắm bắt thông tin, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại của người lao động vào công tác và đời sống

- Giải quyết tốt các vấn đề bức xúc dân sinh như nước sạch, nước thải, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn giao thông, chiếu sáng đô thị

- Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, công tác tư pháp và thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội

Sử dụng đất phải thích ứng với phát triển kinh tế xã hội và phù hợp với đặc điểm cụ thể của quận, đảm bảo sử dụng tiết kiệm hiệu quả các công trình hiện có, đồng thời đáp ứng đầy đủ diện tích cho xây dựng mới các công trình công cộng, tạo diều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống nhân dân

Khai thác triệt để quỹ đất chưa sử dụng để dưa vào sản xuất, sử dụng nguồn tài nguyên đất một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất

Trong xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, việc chuyển chức năng sử dụng đất công nghiệp kém hiệu quả trên địa bàn quận sang các mục đích phù hợp hơn là quy luật tất yếu Đối với những doanh nghiệp công nghiệp phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận trong những năm tới,

Ngày đăng: 24/03/2016, 09:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w