Trong thời gian vừa qua, sinh viên, lớp Đ6AHN-chúng em được sự quantâm của trường, khoa Điện đã tổ chức đi thực tập nhận thức tại công ty thủyđiện Hòa Bình, trong thời gian thực tập thăm
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 : TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN 3
1.1 LỊCH SỬ THÀNH LẬP VÀ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA NHÀ MÁY 3
1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CHUNG CỦA NHÀ MÁY 5
1.2.1 Tập đoàn điện lực Việt Nam 6
1.2.2 Hội đồng Quản trị 6
1.2.3 Ban kiểm soát 6
1.2.4 Ban Giám Đốc 6
1.2.5 Các phòng/ban nghiệp vụ: 6
1.3 VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA NHÀ MÁY TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA 7
1.3.1.Vai trò 7
1.3.2.Khả năng làm việc trong hệ thống 8
1.4 VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NHÀ MÁY TRONG ĐỒ THỊ PHỤ TẢI HỆ 8
THỐNG 8
CHƯƠNG 2 : TÌM HIỂU VỀ CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT 9
2.1 SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH CỦA TRAM BIẾN ÁP 9
2.1.1 Giới thiệu chung 9
2.1.2 Nhiệm vụ của trạm phân phối 12
2.1.3 Đặc điểm của trạm 220/110/35kV 12
2.2 THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA CÁC PHẦN TỬ CHÍNH TRONG TRAM PHÂN PHỐI 12
2.2.1 Máy cắt 220 kV 12
2.2.2 Máy cắt 110 kV 14
2.2.3 Dao cách ly 220kV 15
2.2.4.Dao cách ly 110kV 15
2.2.5.Máy biến áp tự ngẫu 220/110/35kV (AT1, AT2) 16
2.2.6.Máy biến áp tự dùng 35/6kV (TD61, TD62) 18
2.2.7.Máy biến điện áp 220kV 19
Trang 22.2.8.Máy biến điện áp 110kV 20
2.2.9 Máy biến dòng 220 kV 20
2.2.10.Máy biến dòng điện 110kV 21
2.3 HỆ THỐNG BẢO VỆ RƠ LE TRONG TRẠM BIẾN ÁP (OPY) 22
2.3.1.Bảo vệ các đường dây 220kV 22
2.3.2 Bảo vệ các đường dây 110 kV 25
2.3.3 Các bảo vệ máy biến áp tự ngẫu AT1 và AT2 32
2.3.4 Các bảo vệ của MBA tự dùng TMH (TD61,62) 33
2.3.5 Hệ thống làm mát MBA tự ngẫu 33
2.4 HỆ THỐNG BẢO VỆ CHỐNG SÉT CHO TRẠM BIẾN ÁP 34
2.4.1.Chống sét van 220kV 34
2.4.2.Chống sét van 110kV 35
2.5 Hệ thống nối đất trên tram OPY 35
2.5.1 Hệ thống nối đất làm việc 36
2.5.2 Hệ thống nối đất an toàn 36
2.6 Phương thức vận hành trạm OPY ở chế độ bình thường 37
2.7 Phương thức vận hành ở chế độ sự cố 37
2.8 Vai trò,nhiệm vụ của các nhân viên vận hành trong trạm biến áp 38
2.9 Hệ thống ắc quy trong trạm OPY 39
2.9.1 Giới thiệu chung: 39
2.9.2.Công dụng: 39
2.9.3.Thông số kỹ thuật 39
2.9.4 Nguyên lý LV của ắc quy khô SMG 600: 40
2.10 Các kênh thông tin được sử dụng trong vận hành 41
KẾT LUẬN 42
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Những buổi thí nghiệm, thực hành và đặc biệt là những đợt thực tập luôn
là những chủ đề hấp dẫn đối với mỗi sinh viên
Đó là 1 cơ hội rất thiết thực và bổ ích để chúng em có thể cọ sát, làm quen với môi trường thực tế, trao dồi và cũng cố kiến thức của mình Giúp sinh viên
nhận thức được công việc, ngành nghề mà mình đã chọn theo học
Trong thời gian vừa qua, sinh viên, lớp Đ6AHN-chúng em được sự quantâm của trường, khoa Điện đã tổ chức đi thực tập nhận thức tại công ty thủyđiện Hòa Bình, trong thời gian thực tập thăm quan học hỏi chúng em đã tìmhiểu và nắm được sâu sắc thực tế công việc của người kĩ sư và chế độ vận hànhcủa nhà máy
Mục đích của việc tham quan nhà máy thuỷ điện Hoà Bình để giúp chúng em hiểu rõ cấu tạo, chức năng hoạt động, tầm quan trọng của nhà máy đối với hệ thống điện Việt nam và đối với tình hình kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của quốc gia Việc tham quan các trạm điện giúp cho chúng em hiểu biết rõ về các phần tử trong hệ thống điện, tác dụng và hoạt động của các phần tử và toàn bộ hệ thống điện
Sau một tuần thực tập tại công ty thủy điện Hòa Bình, được sự quan tâm giúp đỡ của các bác lãnh đạo và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ công nhân viên trong công ty, đến nay chúng em đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập theo đúng yêu cầu của nhà trường đề ra
Trong bản báo cáo này nhóm em trình bày tóm tắt, sơ lược những kiến thức hiểu biết trong thời gian thực tập tại công ty thủy điện Hòa Bình Do thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp chỉ bảo chân thành của cán bộ nhân viên trong công ty và các thầy cô giáo bộ môn để tạo điều kiện cho nhóm em hoàn thành bản báo cáo thực tập này
Nhóm em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 02 năm 2016
Nhóm thực hiện
Nhóm IV
Trang 4CHƯƠNG 1 : TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
1.1 LỊCH SỬ THÀNH LẬP VÀ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA NHÀ MÁY
Sau khi đất nước thống nhất (1975) Đảng và Nhà nước ta ra sức đẩy mạnhnền kinh tế xã hội phát triển đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế
do hậu quả của chiến tranh để lại Muốn phát triển nền kinh tế xã hội thì vấn đềquan tâm hàng đầu là năng lượng điện Vì vậy mà các mô hình nhà máy Thuỷđiện và Nhiệt điện dần dần được hình thành và góp phần thúc đẩy nền kinh tế
xã hội Việt Nam với các nhà máy Thuỷ điện như: Hoà Bình, Thác Bà,YALY và các nhà máy Nhiệt điện như: Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình Nóiđến nhà máy Thuỷ điện thì nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là nhà máy được kểđến hàng đầu Đây là một trong những nhà máy lớn nhất Việt Nam hiện nay.Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được quyết định xây dựng vào năm 1979 dưới
sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản , Liên Bang Xô Viết cũ Thuỷ điện Hòa Bìnhnằm trên bậc thang Thuỷ điện Sông Đà bao gồm Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu
Do điều kiện kinh tế và kỹ thuật nên Thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng trước
và đến ngày 6/11/1979 Thủ Tướng Phạm Văn Đồng ra lệnh khởi công trìnhthế kỷ này
Trang 5Hình 1.Ngăn sông xây đập
Trang 6Sau gần 10 năm xây dựng, 8 tổ máy lần lượt hoà lưới điện quốc gia:
Máy 1: ngày 31-12- 1988 Máy 5: ngày 15-01- 1993
Máy 2: ngày 04-11- 1989 Máy 6: ngày 29-06- 1993 Máy 3: ngày 27-03-1991 Máy 7: ngày 07-12- 1993 Máy 4: ngày 19-12-1991 Máy 8: ngày 04-04-1994
Đến ngày 27/05/1994 trạm 500kV Bắc Nam được đưa vào vận hành Sau 18năm xây dựng công trình, trong đó có 9 năm vừa quản lý vận hành vừa giámsát thi công các tổ máy, những người xây dựng và vận hành Nhà máy đã trảiqua bao năm tháng thăng trầm lịch sử của thời ký quá độ
Hình 2 Khánh thành thủy điện Hòa Bình Ngày 20/12/1994 Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đã long trọng tổ chức lễ
khánh thành
Việc hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành công trình Thuỷ điện HoàBình đánh dấu một bước phát triển mới của ngành năng lượng và sự nghiệpcông nghiệp hoá đất nước, đánh dấu những mức son để lại cho thế hệ con cháumai sau, đồng thời là niềm tự hào vô hạn của đội ngũ cán bộ, công nhân các
Trang 7ngành xây dựng, thuỷ lợi, năng lượng, đánh dấu sự trưởng thành của cán bộ,công nhân Việt Nam
Các máy phát đồng bộ phát điện lên thanh cái nhờ việc biến đổi thuỷ năng thành cơ năng và hệ thống kích từ một chiều (108 bình ắc quy) Thanh cái
có mức điện áp là15,75kV, lượng điện sản xuất ra được phân làm hai luồng phân phối: Phân phối ngoài trời và phân phối trong gian máy để tự dùng
Phân phối ngoài trời gồm hai trạm 220kV và 500kV được truyền tải lênlưới điện quốc gia
Do nhà máy có tỷ trọng lớn, khả năng thích ứng trong mọi sự thay đổi của phụ tải về công suất hữu công cũng như về điện áp Hệ thống điều khiển nhóm về tổ máy theo công suất hữu công (AXPMA) và điện áp (AXPH) của nhà máy đảm bảo cho nhà máy làm việc tốt nhiệm vụ điều tần của hệ thống
1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CHUNG CỦA NHÀ MÁY
Sơ đồ tổ chức các phòng ban
Hình 3.Sơ đồ tổ chức nhà máy thủy điện Hòa Bình
Trang 81.2.1 Tập đoàn điện lực Việt Nam
Tập đoàn điện lực Việt Nam là một trong 9 Tổng công ty thuộc nhà nước
Là lá cờ đầu chỉ huy sự phát triển của ngành điện Việt Nam cũng như các
ngành kinh tế trọng điểm khác Trong đó, công ty thủy điện Hòa Bình hoạt
động theo kế hoạch mà tập đoàn đề ra
1.2.3 Ban kiểm soát
Kiểm soát viên là những người thay mặt Tập đoàn để kiểm tra tính hợp lý,hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh Công ty; trong ghichép sổ sách kế toán tài chính của Công ty nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp chocác cổ đông
1.2.4 Ban Giám Đốc
Ban Giám đốc là cấp quản lý điều hành hoạt động của Công ty, đứng đầu
là Giám đốc do Hội đồng Quản trị lựa chọn và bổ nhiệm
1.2.5 Các phòng/ban nghiệp vụ:
• Phòng tổng hợp
Có chức năng nhiệm vụ thực hiện lập kế hoạch tài chính cho công ty,thực hiện việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong suốt quá trìnhhoạt động của công ty, lập các báo cáo tài chính phục vụ công tác quản lý vàtheo chế độ quy định Giám sát việc thực hiện lưu ký Chứng khoán
Có chức năng nhiệm vụ thực hiện về nhân sự, đào tạo, hành chính, quản
lý tài sản công ty
• Phòng kế hoạch – kỹ thuật
Có chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch dài hạn, kếhoạch sản xuất, kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch duy tu, bảo dưỡng và tổnghợp kế hoạch triển khai các dự án đầu tư của Công ty Quản lý công tác kỹthuật
• Bộ phận sản xuất
Trang 9Có chức năng tổ chức quản lý điều hành sản xuất các nhà máy thủy điện liêntục – an toàn – hiệu quả theo kế hoạch sản lượng hàng năm của Công ty
Hình 4 Nhà điều hành nhà máy TĐHB
1.3 VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA NHÀ MÁY TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
QUỐC GIA 1.3.1.Vai trò
Nhà máy có tám tổ máy với tổng công suất 1.920 MW, mỗi năm cungcấp cho đất nước trung bình hơn 8,16 tỷ kW giờ điện, là công trình điện quantrọng bậc nhất của đất nước trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổimới Sau 23 năm vận hành tổ máy 1, nhà máy đã sản xuất hơn 150 tỷ kW giờđiện, tham gia cắt hơn 100 trận lũ lớn, bảo đảm an toàn cho hạ du, nhất là đồngbằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội Mặc dù nhiệm vụ phát điện đứng ở vị trí thứhai song có vai trò cực kỳ quan trọng bởi Thuỷ điện Hoà Bình có công suất lớnmang tính quyết định, là trụ cột cho hệ thống điện Việt Nam Những năm trướckhi chưa có Thuỷ điện Hoà Bình, hệ thống điện Việt Nam vừa nhỏ, vừa manhmún, các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thường xuyên bị cắt điệnluân phiên Từ khi khởi động tổ máy đầu tháng 12-1988 với công suất240MW, hệ thống điện miền bắc nhanh chóng được cải thiện và khi cả tám tổmáy đi vào hoạt động đã đáp ứng nhu cầu điện năng ở miền bắc, bắt đầu tìnhtrạng thừa điện Đến tháng 5-1994, khi đường dây 500 kV bắc-nam đi vào vậnhành, điện Hoà Bình đã cung cấp điện cho miền trung, miền nam, bảo đảm cho
Trang 10đường dây này vận hành ổn định và an toàn Nhà máy còn tự hào là nơi đào tạođội ngũ cán bộ, công nhân vận hành cho các công trình điện của đất nước nhưThuỷ điện Yaly, Tuyên Quang, Sơn La , là nơi thực tập cho một số trường đạihọc chuyên ngành
1.3.2.Khả năng làm việc trong hệ thống
Do nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là nhà máy có tỷ trọng lớn trong hệ thống điện, khả năng thích ứng trong mọi sự thay đổi của phụ tải về công suất hữu công cũng như điện áp Hệ thống điều khiển nhóm tổ máy theo công suất hữu công và điện áp của nhà máy đảm bảo cho nhà máy làm việc tốt nhiệm vụ điều tần của hệ thống điện
Cùng với việc đưa vào đường dây siêu cao áp 500KV Bắc – Nam vào vậnhành với khả năng truyền tải công suất lớn đã đặt ra vấn đề là khi đường dây 500KV đang mang tải lớn mà bị sự cố thì có thể đe doạ tới sự ổn định của hệ thống do tần số tăng cao Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình cũng đã được trang bị các thiết bị tự động chống sự cố nhằm ngăn ngừa và khăc phục các sự cố có liên quan đến sự thay đổi về chế độ làm việc không cho phép của hệ thống
điện
Chính vì vậy mà khi đường dây 500KV bị cắt sự cố hoặc do 1 nguyên nhân nào khác, khi phục hồi lại phải quan tâm tới 1 điều rằng điện áp 500KV, 220KV không được tăng quá giới hạn cho phép của các thiết bị trong suốt quả trình Điện áp đó là : 550KV cho toàn đường dây , 242KV tại Hoà Bình và Phú Lâm và các giới hạn khác trong hệ thống điện Do đường dây 500KV có dung lượng nạp lớn, chỉ được bù một phần nhờ kháng bù, vì vậy, điện áp sẽ tăng một cách đáng kể khi đóng điện cho đường dây 500KV Ngoài ra còn phảiđảm bảo rằng công suất vô công do đường dây 500KV sinh ra có thể hấp thụ được bởi các máy phát đồng bộ thuỷ điện Hoà Bình trước khi đóng điện từ
Hoà Bình và của các máy phát tại Trị An, Thủ Đức, Bà Rịa trước khi đóng
điện từ Phú Lâm Nếu dự trữ công suất vô công không đảm bảo sẽ dẫn tới hiện tượng quá điện áp khi đường dây dây được đóng điện
1.4 VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NHÀ MÁY TRONG ĐỒ THỊ PHỤ TẢI HỆ
THỐNG
Thủy điện Hòa Bình là công trình lớn trọng điểm của quốc gia là nhà máysản suất điện quy mô lớn, do đặc tính là nhà máy thủy điện và tình hình cơ cấu
Trang 11điện Việt Nam mà thủy điện Hòa Bình đóng vai trò rất quan trọng trong hệ
thống điện nước ta
Vì nhà là nhà máy thủy điện công suất lớn nên thủy điện Hòa Bình đóng vai trò chạy nền hầu hết trong đồ thị phụ tải, luôn duy trì điện áp và điều tần cho hệ thống điện tuy nhiên do đăc tính của thủy điện là phụ thuộc và lưu
lượng nước trong đập nên vai trò thủy điện Hòa Bình cũng mang tính chất mùavụ:
- Vào mùa mưa, lũ khi thủy điện Hòa Bình dư thừa nước thì ngoài chạy nền thủy điện Hòa Bình còn đóng vai trò chạy nữa đỉnh và có khi là phủ đỉnh trong đồ thị phụ tải hệ thống
Vào mùa khô khi mà thủy điện ít nước bắt buộc phải dự trữ nước đảm bảo antoàn cho sản xuất thì thủy điện Hòa Bình gần như phải huy động công suất từcác nhà máy nhiệt điện Phú Lâm, Trị An, Nên gần như 1 phần kết hợp nhàmáy nhiệt điện chạy nền, 1 phần cho tự dùng Vào những mùa khô thì nhà maythủy điện Hòa Bình chiếm tỷ trọng nhỏ trong đồ thị phụ tải, điện được huyđộng chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện nên chi phí sản xuất điện cao hơn
CHƯƠNG 2 : TÌM HIỂU VỀ CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT 2.1 SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH CỦA TRAM BIẾN ÁP.
2.1.1 Giới thiệu chung
Thuỷ điện Hoà Bình bao gồm 8 tổ máy với công suất đặt 1920 MW Đểtruyền tải công suất trên đến các hộ tiêu thụ điện, sử dụng trạm phân phối220/110/35 kVvà trạm 500 kV hòa lưới điên quốc gia Sơ đồ nối điện trạm220kV sử dụng sơ đồ 3/4
Đến thời điểm này, trạm phân phối bao gồm :
- Hệ thống hai thanh cái 220kV làm việc song
- Hệ thống thanh cái 110kV hai phân đoạn có dao cách ly liên lạc, làm việc độc
lập
-02 đường dây 500kV:
+ Đường dây T1 đi TPHCM
+ Đường dây T2 đi Sơn La
- 07 đường dây 220kV :
+ Đường dây 270 đi Nho Quan
+ Đường dây 271 đi Ninh Bình
Trang 12+ Đường dây 272 đi Việt Trì
+ Đường dây 273 đi Chèm
+ Đường dây 274,275, 276 đi Hà đông - 03 đường dây 110 kV :
+ Đường dây 171, 172 đi Hoà Bình
+ Đường dây 173 đi Sơn La
- Hai lộ nối lên trạm 500kV Hoà Bình trực tiếp vào hai thanh cái 220kV
- Hai máy biến áp tự ngẫu 220/110/35 kV, công suất mỗi máy 63.000 kVA
- Hai máy biến áp tự dùng 35/6 kV, công suất mỗi máy 6.300 kVA, cung cấp điện tự dùng cho toàn bộ nhà máy
Trang 13Hình 5 Sơ đồ nối điện chính của nhà máy TĐHB.
Trang 142.1.2 Nhiệm vụ của trạm phân phối
Trạm phân phối 220/110/35kV, Thuỷ điện Hoà Bình làm nhiệm vụ :
- Cung cấp điện lên trạm 500kV Hoà Bình, liên lạc hệ thống điện quốc gia qua
có sự cố xảy ra Các tổ máy phát được được ghép nối bộ với máy biến áp, sau
đó hai tổ máy được ghép thành khối ghép đôi đưa lên trạm phân phối Sơ đồ
3-4 với hệ thống hai thanh cái 220 kV làm việc song, đảm bảo rất linh hoạt và antoàn cung cấp điện
Mỗi phần tử của sơ đồ đều được cấp đến bằng 2 máy cắt, sơ đồ này cho phépsửa chữa bất kỳ một máy cắt nào thì phụ tải cũng không bị mất điện Khi có sự
cố trên bất kỳ phần tử nào, thì chỉ mất điện phần tử đó, các phần tử còn lại vẫnlàm việc bình thường Khi sửa chữa một thanh cái, thanh cái còn lại làm việcbình thường,các phụ tải vẫn được cung cấp điện bình thường
2.2 THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA CÁC PHẦN TỬ CHÍNH TRONG TRAM
PHÂN PHỐI 2.2.1 Máy cắt 220 kV
Máy cắt làm nhiệm vụ đóng cắt mạch điện trong chế độ làm việc bìnhthường, tự động cắt khi có sự cố trên thiết bị được bảo vệ Hiện nay Trạm phânphối 220/110/35 kV đã tiến hành nâng cấp hoàn toàn hệ thống máy cắt khôngkhí bằng máy cắt SF6
Máy cắt SF6 là loại máy cắt dùng khí trơ SF6 để dập tắt hồ quang, còn dùngnăng lượng nén lò xo để đống máy cắt Ưu điểm của loại máy cắt này gọn nhẹ,thời gian đóng cắt nhỏ Tại trạm 220/110/35kV hiện nay có 2 loại máy cắtSF6 :
*Máy cắt SF6 loại 3AP1-FI do hãng SIEMENS sản xuất (cho các máy cắt
Trang 15- Áp lực SF6 báo tín hiệu : 5,2 bar
- Áp lực SF6 khoá thao tác : 5,0 bar
Trang 16- Áp lực SF6 báo tín hiệu : 5,2 bar
- Áp lực SF6 khoá thao tác : 5,0 bar
* Máy cắt SF6 loại ELFSL2-1II do Trung quốc sản xuất (cho các máy cắt 171)
Trang 17- Thời gian đóng : 135 ms
- Thời gian cắt : 30 ms
- Áp lực khí SF6 định mức ở 20C : 0,7 MPa
- Áp lực SF6 báo tín hiệu : 0,63 MPa
- Áp lực SF6 khoá thao tác : 0,61 Mpa
- Dòng điện ổn định nhiệt định mức: 50kA
- Lực kéo chịu được: <1200N
Trang 18Hình 7 Dao cách ly
2.2.5.Máy biến áp tự ngẫu 220/110/35kV (AT1, AT2)
Máy biến áp tự ngẫu 3 pha, 3 cuộn dây kiểu T1, dùng để chuyên tải và liên lạc công suất giữa các cấp điện áp
Các MBA tự ngẫu được đặt tại trạm OPY-220/110/35kV, cao độ 95m Trên
sơ đồ nối điện chính được ký hiệu là AT1 (AT2)
Trang 19- Khối lượng dầu TK : 45,5 tấn
Hình 8 Máy biến áp tự ngẫu AT1(AT2)
Trang 202.2.6.Máy biến áp tự dùng 35/6kV (TD61, TD62)
Máy biến áp tự dùng 3 pha, 2 cuộn dây kiểu TMH-6300/35-T1, được đấuvào các cuộn dây 35kV của MBA tự ngẫu và các thanh dẫn đầu ra của máyphát điện M1 (M8), dùng để biến đổi điện áp từ 35kV (15,75kV) xuống 6kVcung cấp cho hệ thống điện tự dùng của NMTĐ Hoà Bình
Hai MBA tự dùng có cuộn dây cao áp đấu vào phía 35kV của các MBA tựngẫu đặt tại trạm OPY-220/110/35kV, cao độ 95m Trên sơ đồ nối điện chínhđược ký hiệu là TD61 (TD62)
Làm nhiệm vụ cung cấp tự dùng cho nhà máy
Thông số kỹ thuật
- Mã hiệu: TMH-6300/35T1
- Nước sản xuất: Liên Xô cũ
- Công suất định mức: 6300kVA
- Tần số định mức: 50Hz
- Điện áp định mức: 35/6,3 kV
- Dòng điện định mức: 104/577 A
- Số pha: 3 pha
- Tổ dấu dây: Y/-11
- Điều chỉnh điện áp dưới tải cuộn Cao áp
- Số nấc điều chỉnh điện áp 6x1,5%
- Khối lượng dầu TK : 4650 kg
Trang 21Hình 9.Máy biến áp tự dùng TD61(TD62).
2.2.7.Máy biến điện áp 220kV
Làm nhiệm vụ biến đổi điện áp từ 220kV xuống điện áp tiêu chuẩn phụ
vụ cho công việc điều khiển, bảo vệ, làm nhiệm vụ cách ly mạch điện áp caovới điện áp thứ cấp Nhờ đó mà các thiết bị đo lường, điều khiển và bảo vệphía thứ cấp được chế tạo tiêu chuẩn, gọn nhẹ, làm việc độc lập với mạch thứcấp
- Công suất định mức: 2000VA
- Tổ đấu dây Y-0/Y-0/
- Loại dầu TK
- Khối lượng dầu: 360 kg
- Số tầng sứ: 02
Trang 222.2.8.Máy biến điện áp 110kV