1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng hệ thống kênh phân phối sữa mead johnson nutrition tại công ty tnhh hà thọ

63 952 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 524 KB

Nội dung

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Huy Tuân LỜI MỞ ĐẦU Việc phân phối và tiêu thụ ngày nay đã chiếm được một vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.Tất nhiên không nằm ngoài điều đó hoạt động phân phối với các chức năng, vai trò của nó đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của nhiều doanh nghiệp.Thông qua hoạt động phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp sẽ tiếp cận được với khách hàng một cách nhanh chóng nhằm đáp ứng cho các nhu cầu của khách hàng cũng như đạt được các mục tiêu kinh doanh của công ty.Tuy nhiên làm thế nào để hoạt động phân phối đạt được hiệu quả, đáp ứng được các mục tiêu của doanh nghiệp, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng đòi hỏi phải có những nghiên cứu, đánh giá được các vấn đề cần thiết qua đó mới có thể đưa ra được các giải pháp hợp lý cho hoạt động phân phối. Công ty TNHH Hà Thọ một trong những công ty có thế mạnh trong lĩnh vực kinh doanh hàng thực phẩm, đã và đang lên kế hoạch cho một hoạt động kinh doanh mới của mình là việc kinh doanh sữa Mead Johnson.Với thị trường mục tiêu Quảng Bình, khách hàng của công ty rất đa dạng và có những nhu cầu khác nhau chính vì vậy việc đáp ứng những điều này là vô cùng quan trọng. Từ những hiểu biết trên cũng như được sự đồng ý của công ty em đã chọn vấn đề phân phối làm mục tiêu nghiên cứu của mình trong qua trình thực tập tại đơn vị.Với vấn đề này em đã chọn đề tài: “XÂY DỰNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI SỮA MEAD JOHNSON NUTRITION TẠI CÔNG TY TNHH HÀ THỌ“ Mục tiêu của đề tài: Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng tại công ty ,việc nghiên cứu thực hiện đề tài nhằm đưa ra giải pháp cho vấn đề phân phối sữa Mead Johnson tại thị trường Quảng Bình, góp phần vào việc hoàn thiện kế hoạch kinh doanh sản phẩm của công ty trong thời gian tới. SVTH: Đặng Thị Anh Đào - Lớp: K14QTM Trang 1 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Huy Tuân Giới hạn của đề tài :Với thời gian còn hạn chế để có thể hiểu rõ được các vấn đề của công ty, cũng như kiến thức còn hạn hẹp nên em đã chọn một vấn đề để cố gắng nghiên cứu, hiểu rõ hơn.Với vấn đề phân phối , đề tài đã chủ yếu tập trung vào các vấn đề: xác định hình thức phân phối, thiết kế kênh phân phối, tuyển chọn các trung gian. Nội dung của đề tài Phần I: Cơ sở lý luận Phần II:Giới thiệu tổng quan và tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Hà Thọ. Phần III: Xây dựng hệ thống kênh phân phối sữa Mead Johnson tại công ty TNHH Hà Thọ. Với trình độ, kiến thức còn hạn chế việc thực hiện đề tài khó có thể tránh được những thiếu sót, hạn chê.Rất mong được sự chỉ dẫn, giúp đỡ của các thầy cô,các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh, các chị của công ty TNHH Hà Thọ đã giúp em hoàn thành đề tài này. Sinh viên thực hiện Đặng Thị Anh Đào SVTH: Đặng Thị Anh Đào - Lớp: K14QTM Trang 2 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Huy Tuân PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MARKETING 1. Định nghĩa marketing Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ nó mà các cá nhân và các nhóm người khác nhau nhận được cái mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với những người khác 2. Marketing-mix Marketing-Mix là tập hợp các phương tiện (công cụ) Marketing có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp phối hợp sử dụng tạo nên sự đáp ứng cần thiết trong thị trường mục tiêu nhằm đạt được mục tiêu Marketing của mình Marketing-mix gồm bốn yếu tố: • Sản phẩm (product): là sự kết hợp vật phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cống hiến cho thị trường mục tiêu gồm có:đặc điểm , phẩm chất, nhãn hiệu • Giá cả (price): là số tiền mà khách hàng bỏ ra để có được sản phẩm.Giá cả phải tương xứng với gía trị, nếu không người mua sẽ tìm mua của người sản xuất khác • Phân phối(place): bao gồm những hoạt động khác nhau của doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng . • Cổ động( promotion): là những hoạt động thông đạt những giá trị của sản phẩm và thuyết phục được khách hàng mục tiêu mua mua sản phẩm ấy.Nó bao gồm các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng trực tiếp, II. CÁC VẤN ĐỀ VỀ PHÂN PHỐI A. Khái niệm Phân phối: Phân phối là một khái niệm về kinh doanh, nhằm định hướng và chuyển giao quyền sở hữu giữa người bán và người mua, đồng thời thực hiện tổ chức điều hoà, phối hợp các tổ chức trung gian khác nhau đảm bảo cho hàng hoá tiếp cận và khai thác tối đa các loại nhu cầu của thị trường. SVTH: Đặng Thị Anh Đào - Lớp: K14QTM Trang 3 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Huy Tuân B. Hệ thống trung gian và kênh phân phối 1. Hệ thống trung gian phân phối. 1.1. Khái niệm trung gian phân phối. Người trung gian là các doanh nghiệp độc lập trợ giúp người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng trong thực hiện các chức năng đàm phán và công việc phân phối khác. 1.2. Các loại trung gian phân phối. a) Trung gian bán lẽ: là những doanh nghiệp thương mại mà doanh số chủ yếu là từ việc bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng b) Trung gian bán sĩ: là những doanh nghiệp thương mại mà doanh số chủ yếu là từ việc bán hàng hoá cho người bán lại, cho các xí nghiệp và cơ quan công quyền 2. Kênh phân phối 2.1 Khái niệm Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở kinh doanh phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra và chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng 2.2.Vai trò của các trung gian phân phối Có nhiều lý do để những người sản xuất chuyển giao một phần công việc tiêu thụ cho những người trung gian phân phối. -Nhiều nhà sản xuất không có đủ nguồn lực tài chính để phân phối trực tiếp sản phẩm của mình đến tận người tiêu dùng cuối cùng, vì việc phân phối đầu tư rất nhiều tiền bạc và nhân lực. -Khi sử dụng các trung gian phân phối khối lượng bán sẽ tăng hơn do đảm bảo được việc phân phối rộng khắp và đưa sản phẩm đến được các thị trường mục tiêu một cách nhanh chóng. SVTH: Đặng Thị Anh Đào - Lớp: K14QTM Trang 4 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Huy Tuân -Ngay cả khi người sản xuất có đủ điều kiện để thiết lập riêng kênh phân phối của mình, nhưng có khả năng đạt nhiều lợi nhuận hơn bằng cách tăng thêm vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh chính của mình thì họ vẫn lựa chọn cách phân phối sản phẩm thông qua các trung gian. -Nhờ quan hệ tiếp xúc, kinh nghiệm việc chuyên môn hoá và qui mô hoạt động, các trung gian phân phối sẽ làm lợi cho nhà sản xuất nhiều hơn là khi những người sản xuất tự đảm nhận việc phân phối sản phẩm của chính mình. -Sự xuất hiện các trung gian phân phối làm giảm bớt các giao dịch trong trao đổi xét trên phạm vi toàn xã hội. Trên quan điểm hệ thống kinh tế, vai trò cơ bản của các trung gian phân phối là biến những nguồn cung ứng khác nhau trong thực tế thành những loại sản phẩm mà người mua muốn mua. 2.3. Chức năng của kênh phân phối Một kênh phân phối làm công việc chuyển hàng hoá từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng.Họ lấp được các khoản cách về thời gian, không gian và quyền sở hữu giữa người tiêu dùng với các sản phẩm ( hay dịch vụ ). Những thành viên của kênh phân phối thực hiện một số chức năng chủ yếu sau: -Thông tin: thu thập thông tin cần thiết để hoạch định marketing và tạo thuận tiện cho sự trao đổi sản phẩm và dịch vụ. -Cổ động: triển khai và phổ biến những thông tin có sức thuyết phục về sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. -Tiếp xúc: tìm ra và truyền thông đến khách hàng tương lai -Cân đối: định dạng nhu cầu và phân phối sản phẩm thích ứng với nhu cầu của khách hàng.Việc này bao gồm những hoạt động như sản xuất, xếp hàng, tập hợp và đóng gói. -Thương lượng: cố gắng để đạt được sự thoả thuận cuối cùng về giá cả và những điều kiện khác liên quan để có thể thực hiện được việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng sản phẩm. SVTH: Đặng Thị Anh Đào - Lớp: K14QTM Trang 5 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Huy Tuân -Phân phối vật phẩm: vận chuyển và tồn kho hàng hoá -Tài trợ: huy động và phân bố nguồn vốn cần thiết để dự trữ, vận chuyển, bán hàng,và thanh toán các chi phí hoạt động của kênh phân phối. -Chia sẽ rủi ro: chấp nhận những rủi ro liên quan tới việc điều hành hoạt động của kênh phân phối. 2.4. Những dòng lưu chuyển trong kênh phân phối Những bộ phận trong kênh phân phối kết nối với nhau bằng dòng lưu chuyển.Quan trọng nhất là những dòng lưu chuyển vật chất, lưu chuyển sở hữu, lưu chuyển thanh toán, lưu chuyển thông tin và lưu chuyển cổ động -Lưu chuyển vật chất là việc chuyển sản phẩm vật chất từ khi còn nguyên liệu thô cho đến khi chế biến thành sản phẩm thích hợp cho việc tiêu dùng của khách hàng. -Lưu chuyển sở hữu là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm từ một bộ phận này sang bộ phận khác trong kênh phân phối -Lưu chuyển thanh toán là quá trình khách hàng thanh toán hoá đơn qua ngân hàng các cơ sở tài chính khác cho những người phân phối, những người phân phối thanh toán cho người sản xuất, người sản xuất thanh toán cho các nhà cung ứng. -Lưu chuyển thông tin là quá trình các bộ phận trong kênh phân phối trao đổi thông tin với nhau ở các giai đoạn của tiến trình đưa sản phẩm và dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng -Lưu chuyển cổ động là những dòng ảnh hưởng có định hướng ( quảng cáo, bán hàng cá nhân, khuyến mãi, tuyên truyền) từ bộ phận này đến bộ phận khác trong kênh phân phối. 3. Hệ thống kênh phân phối 3.1. Các dạng kênh phân phối: SVTH: Đặng Thị Anh Đào - Lớp: K14QTM Trang 6 Người tiêu dùngNhà sản xuất Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Huy Tuân Kênh không cấp ( kênh phân phối trực tiếp) gồm người sản xuất bán hàng trực tiếp cho khách hàng cuối cùng.Những hình thức của marketing trực tiếp chính là bán hàng lưu động, marketing qua điện thoại, bán hàng qua internet và các cửa hàng của người sản xuất. Kênh một cấp( kênh phân phối gián tiếp) có một người trung gian như người bán lẽ.Trong thị trường kỷ nghệ , trung gian này thường là đại lý bán hàng cho doanh nghiệp. Kênh hai cấp có hai người trung gian.Trên thị trường hàng tiêu dùng thì đó thường là người bán sỉ và một người bán lẻ Kênh ba cấp có ba người trung gian.Giữa người bán sỉ và người bán lẽ có thể có thêm một người bán sỉ nhỏ. Ngoài ra có thể có kênh phân phối nhiều cấp hơn.Tuy nhiên số cấp của kênh tăng lên thì việc thu nhận thông tin về những người sử dụng cuối cùng và thực hiện việc kiểm soát các trung gian sẽ khó khăn hơn. 3.2. Tổ chức và hoạt động kênh phân phối 3.2.1. Tổ chức kênh phân phối a. Kênh marketing truyền thống: Một kênh marketing truyền thống bao gồm nhà sản xuất, nhà bán sỉ và nhà bán lẽ độc lập, trong đó, mỗi người là một thực thể kinh doanh riêng biệt luôn tìm cách tăng tối đa lợi nhuận của mình, cho dù có làm giảm lợi nhuận của cả hệ thống.Không có thành viên nào của kênh phân phối có quyền kiểm soát hoàn toàn SVTH: Đặng Thị Anh Đào - Lớp: K14QTM Trang 7 Nhà sản xuất Nhà bán lẻ Người tiêu dùng Nhà sản xuất Nhà bán sỉ Nhà bán lẻ Người tiêu dùng Nhà sản xuất Nhà bán sỉ 1 Nhà bán lẻ Người tiêu dùng Nhà bán sỉ 2 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Huy Tuân hay đáng kể đối với các thành viên khác.Những kênh marketing truyền thống đó thiếu sự lãnh đạo mạnh, có đặc điểm là hoạt động kém hiệu quả và có nhiều mâu thuẩn phức tạp. b. Hệ thống marketing dọc: Một hệ thống marketing dọc(VMC) bao gồm nhà sản xuất, nhà bán sỉ và nhà bán lẽ hoạt động như một thể thống nhất.Hoặc một thành viên này là chủ sở hữu của các thành viên khác, hay trao cho họ độc quyền kinh tiêu, hoặc có quyền lực mạnh đến nổi các thành viên kia phải hợp tác.Hệ thống marketing dọc có thể đặt dưới quyền kiểm soát của một người sản xuất, một người bán sỉ hay một người bán lẽ.Hệ thống marketing dọc là một mạng lưới kế hoạch hoá tập trung và quản lý có nghiệp vụ chuyên môn, được thiết kế với ý đồ đảm bảo tiết kiệm trong khai thác và đạt mức tối đa ảnh hưởng của thị trường.Hệ thống marketing dọc đang tiến tới kiểm soát hành vi của kênh và loại trừ mâu thuẩn phát sinh do các thành viên độc lập của kênh theo đuổi những mục tiêu riêng của mình.Nó tiết kiệm được là nhờ qui mô, khả năng thương lượng và loại trừ được những dịch vụ trùng lập. c. Hệ thống marketing ngang Một bước phát triển nữa về mặt tổ chức kênh là sự sẵn sàng của hai hay nhiều doanh nghiệp ở một cấp hợp lại với nhau để khai thác một cơ hội marketing mới xuất hiện.Mỗi doanh nghiệp đều có thể thiếu vốn, bí quyết kỷ thuật, năng lực sản xuất và các nguồn lực marketing để kinh doanh độc lập, hoặc là họ ngại rủi ro, hoặc vì nhìn thấy tác dụng to lớn khi hợp tác với các doanh nghiệp khác.Các doanh nghiệp có thể làm việc với nhau trên cơ sở tạm thời hay lâu dài, hoặc lập một doanh nghiệp riêng. d. Hệ thống marketing đa kênh. SVTH: Đặng Thị Anh Đào - Lớp: K14QTM Trang 8 Nhà sản xuất Nhà bán sỉ Nhà bán lẻ Khách hàng Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Huy Tuân Marketing đa kênh là cách thức phân phối, theo đó một doanh nghiệp sử dụng hai hay nhiều kênh phân phối cho những nhóm khách hàng khác nhau. Bằng cách bổ sung thêm nhiều kênh phân phối, các doanh nghiệp có thể tăng được phạm vi bao quát thị trường, giảm chi phí hoạt động của kênh phân phối và gia tăng khả năng thoả mãn theo ý muốn của khách hàng.Các doanh nghiệp thường bổ sung thêm một kênh phân phối nhằm tiếp cận được một nhóm khách hàng mà kênh phân phối hiện có chưa vươn tới được. Tuy nhiên những kênh phân phối mới cũng gây nên những khó khăn nhất định trong việc quản trị hệ thống kênh.Chúng có thể làm nảy sinh những mâu thuẩn khi các kênh phân phối tranh giành nhau cùng một số khách hàng, và việc kiểm soát cũng trở nên phức tạp hơn khi những kênh phân phối mới mang tính độc lập hơn. 3.2.2 Hoạt động của kênh phân phối Một số kênh phân phối là sự liên kết các cơ sở khác nhau lại vì lợi ích chung, mỗi thành viên trong kênh đều dựa vào các thành viên khác.Mỗi thành viên trong kênh giữ một vai trò riêng và chuyên thực hiện một hay nhiều chức năng. a. Các loại mâu thuẩn trong kênh phân phối Mâu thuẩn chiều dọc tồn tại khi có các cấp khác nhau trong kênh phân phối . Mâu thuẩn chiều ngang là những mâu thuẩn nảy sinh giữa các thành viên trong cùng một cấp của kênh phân phối Mâu thuẩn đa kênh thường xảy ra khi người sản xuất thiết lập hai hay nhiều kênh cạnh tranh với nhau trong việc bán hàng trên cùng một thị trường b. Các nguyên nhân gây mâu thuẩn trong kênh phân phối Nguyên nhân chủ yếu là sự sung khắc về mục đích.Đây là loại mâu thuẩn khó giải quyết Mâu thuẩn có thể sinh ra do vai trò quyền hạn của các thành viên được xác định không rõ ràng Mâu thuẩn có thể phát sinh từ những khác biệt về nhận thức SVTH: Đặng Thị Anh Đào - Lớp: K14QTM Trang 9 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Huy Tuân Mâu thuẩn còn nảy sinh do lợi ích của các trung gian phân phối phụ thuộc quá nhiều vào người sản xuất. c. Giải quyết mâu thuẩn trong kênh phân phối. Những mâu thuẩn trong kênh phân phối thường gây ra những trở ngại cho việc vận hành có hiệu quả hoạt động phân phối sản phẩm của doanh nghiệp.Nhưng cũng có một số mâu thuẩn tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động của kênh.Chúng có thể đòi hỏi phải cải tiến kênh phân phối, làm cho nó năng động và thích ứng linh hoạt hơn với môi trường đã thay đổi.Vấn đề không chỉ là loại bỏ mâu thuẩn, mà là quản lý tốt hơn mâu thuẩn đó. Giải pháp quan trọng nhất để quản lý mâu thuẩn có hiệu quảï là chấp nhận những mục tiêu cơ bản.Các thành viên của kênh phân phối phải thoả thuận được với nhau về mục tiêu cơ bản mà họ cùng theo đuổi. Một cách khác nữa để xứ lý mâu thuẩn là tiến hành việc trao đổi người giữa hai hay nhiều cấp của kênh phân phối, tức là người của một cấp này có thể làm việc ở một cấp khác hay ngược lại.Như vậy họ có thể hiểu và thông cảm quan điểm của nhau hơn trong công việc hợp tác. Khi mâu thuẩn đã trở nên nghiêm trọng, thì các thành viên của kênh phân phối có thể phải sử dụng biện pháp ngoại giao, trung gian hoà giải hay trọng tài phân xử . Cuối cùng để toàn bộ kênh phân phối hoạt động tốt, cần chuyên hoá vai trò của mỗi thành viên và các xung đột phải được điều giải một cách hiệu quả. III. THIẾT KẾ KÊNH PHÂN PHỐI 1. Xác định những mục tiêu và ràng buộc của kênh. 1.1 Xác định mục tiêu của kênh: Đó là xác định thị trường nào mà hệ thống phân phối cần vươn tới, ở đó mức độ phục vụ khách hàng tới đâu các trung gian phải hoạt động như thế nào.Mỗi nhà sản xuất triển khai những mục tiêu của mình trong những điều kiện ràng buộc từ SVTH: Đặng Thị Anh Đào - Lớp: K14QTM Trang 10 [...]... Ơ Tên Công ty CP bánh kẹo Hải Hà Công ty TNHH WIPRO UNZA Việt Nam Công ty chuỗi thực phẩm TH Công ty TNHH TM & SX Hoàng Mai Công tyTNHH Hoa Mai Công ty TNHH MIWON VN Côngty TNHH Ánh Dương Công ty VPP Hồng Hà Công ty bia Huế Công ty Thị Anh Đào - Lớp: SVTH: Đặng CP sữa HaNoiMilk K14QTM Trang 32 Địa chỉ Hà Nội Bình Dương Nghệ An Hà Nội TP ĐN Phú Thọ Bắc Ninh Hà Nội Huế Hà Nội Chuyên đề thực tập GVHD:... vấn đề phân phối nhằm đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng và các mục tiêu của công ty. Chính vì lẽ đó việc xây dựng kênh phân phối trở nên cấp thiết nhằm đáp ứng cho việc kinh doanh sản phẩm sữa trong thời gian tới SVTH: Đặng Thị Anh Đào - Lớp: K14QTM Trang 34 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Huy Tuân PHẦN III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI SỮA TẠI CÔNG TY TNHH HÀ THỌ I THIẾT KẾ KÊNH PHÂN PHỐI 1 Xác... Bình Công ty TNHH HÀ THỌ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.Hoạt động kinh doanh chính của công ty chủ yếu là nhận hàng hoá trực tiếp từ nhà sản xuất và thực hiện phân phối hàng hoá nhận từ nhà sản xuất tại thị trường Quảng Bình Lịch sử phát triển: - Năm 1991: Thành lập NPP - Năm 2003: Trở thành Công ty TNHH Hà Thọ - Năm 2006: Xây dựng và khai trương siêu thị mini G7 Mart - Năm 2009: Khởi công. .. chuối sấy • Công ty VPP Hồng Hà: sách, vở, thước, bút, đồ dùng học sinh… • Công ty TNHH Hoa Mai: Rượu Vodka, rượu Vang Pháp, rượu Chile, rượu Mỹ & các loại rượu nhập khẩu • Công ty sữa HaNoimilk: sữa IZZI, sữa YO-TUTI, sữa YOHA, sữa HANOIMILK, sữa DINOMILK • Công ty TNHH TM& SX Hoàng Mai: socola, LOT 100, bánh, kẹo hộp sắt… C ĐỐI TÁC MÀ CÔNG TY LÀM NPP BẢNG CÁC NHÀ CUNG CẤP HÀNG HÓA Ơ Tên Công ty CP bánh... công ty đều phải vay thêm vốn từ cộng đồng tài chính, trong đó ngân hàng là chủ yếu Công ty đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp với ngân hàng nên rất thuận lợi cho việc vay vốn dài hạn và ngắn hạn đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của đơn vị Công ty hiện đang có tài khoản tại khá nhiều ngân hàng : Ngân hàng nông nghiệp , ngân hàng BIDV và ngân hàng Ngoại Thương Quảng Bình Trong những năm gần đây, công ty. .. của công ty. Đây là thị trường được công ty đánh giá là có quy mô và tiềm năng lớn, là nơi khởi đầu cho việc kinh doanh phân phối sữa Chính vì vậy khách hàng là điều không thể thiếu đối với mọi hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty được phân định như sau - Khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình (khách hàng tiêu dùng) là những người thường mua sản phẩm của công ty nhằm... nên việc vay vốn ngân hàng thuận lợi - Nguồn cung ứng hàng hóa: các mặt hàng mà công ty làm NPP có xuất xứ từ Mỹ, Hàn Quốc,… nhưng đa phần là của trong nước Tình hình cạnh tranh hiện nay của công ty là khá thuận lợi, công ty đã phát huy được thế mạnh của mình trong lĩnh vực kinh doanh hàng thực phẩm, là công ty có uy tín và được nhiều người biết đến Nhìn chung hoạt động công ty đã có những bước phát... phát huy và kế thừa những thành tựu của công ty trong những năm qua, tiếp tục phát triển ngày một đáp ứng được trình độ phát triển của công ty. Với lực lượng này những năm qua công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng kể VD: Năm 2008: được chứng nhận là NPP xuất sắc của công ty mỹ phẩm UNZA và của công ty bánh kẹo HẢI HÀ Năm 2009: được chứng nhận là NPP xuất sắc của công ty Mỹ phẩm UNZA Năm 2010: được... cố gắng vươn xa hơn V THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI TẠI CÔNG TY 1 Công tác marketing SVTH: Đặng Thị Anh Đào - Lớp: K14QTM Trang 28 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Huy Tuân Công tác marketing ở công ty TNHH Hà Thọ đi vào nề nếp, ổn định Trong công ty mới thành lập phòng marketing nhưng chức năng chưa rõ ràng, mang những hạn chế nhất định, còn sự chi phối của phòng Quản trị kinh doanh Hoạt động tiếp... đốc - Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động kinh doanh của công ty - Trực tiếp quản lý nhân viên trong công ty - Trưc tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty - Có nghĩa vụ và quyền hạn của công ty trước pháp luật - Ra các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty để các phòng ban thực hiện - Là người tìm kiếm cơ hội phát triển của công ty như: tìm kiếm và kí . công ty em đã chọn vấn đề phân phối làm mục tiêu nghiên cứu của mình trong qua trình thực tập tại đơn vị.Với vấn đề này em đã chọn đề tài: “XÂY DỰNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI SỮA MEAD JOHNSON NUTRITION. hình hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Hà Thọ. Phần III: Xây dựng hệ thống kênh phân phối sữa Mead Johnson tại công ty TNHH Hà Thọ. Với trình độ, kiến thức còn hạn chế việc thực hiện đề tài. NUTRITION TẠI CÔNG TY TNHH HÀ THỌ“ Mục tiêu của đề tài: Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng tại công ty ,việc nghiên cứu thực hiện đề tài nhằm đưa ra giải pháp cho vấn đề phân phối sữa Mead Johnson tại

Ngày đăng: 01/08/2014, 22:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CÁC NHÀ CUNG CẤP HÀNG HểA - xây dựng hệ thống kênh phân phối sữa mead johnson nutrition tại công ty tnhh hà thọ
BẢNG CÁC NHÀ CUNG CẤP HÀNG HểA (Trang 32)
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC TRUNG GIAN     T.Chuẩn - xây dựng hệ thống kênh phân phối sữa mead johnson nutrition tại công ty tnhh hà thọ
hu ẩn (Trang 48)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w