1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định” ppt

56 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Đề tài Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch LêQuang Định... -Xin chân thành gửi lời cảm

Trang 1

Đề tài Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê

Quang Định

Trang 2

Mục lục

MỞ ĐẦU 8

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU PHÒNG GIAO DỊCH LÊ QUANG ĐỊNH 9

1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB): 9

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: 10

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của ACB: 15

1.1.3 Nhiệm vụ và chức năng của ngân hàng: 16

1.1.4 Một số kết quả hoạt động chủ yếu của ACB từ 2007 đến 2009: 16

1.2 Giới thiệu về PGD Lê Quang Định: 22

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 22

1.2.2 Nhiệm vụ và chức năng: 23

1.2.3 Cơ cấu tổ chức: 24

1.2.4 Sơ bộ về tình hình hoạt động của ACB phòng giao dịch Lê Quang Định 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – PGD LÊ QUANG ĐỊNH: 29

2.1 Giới thiệu về bộ phận tín dụng tại ACB - Lê Quang Định: 29

2.1.1 Cơ cấu nhân viên phòng tín dụng: 29

2.1.2 Quy trình cách thức thực hiện công việc 29

2.2 Hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân 32

2.2.1 Các sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh dành cho cá nhân: 32

2.2.2 Quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng cá nhân: 36 2.2.3 Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá

Trang 3

Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng, hạn chế rủi ro khoản vay SXKD nói chung và dành cho khách hàng cá nhân nói riêng 50 3.1: Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ACB-phòng giao dịch Lê Quang Định 50 3.1.1: Những kết quả đạt được 50 3.1.2: Các tồn tại và khó khăn gặp phải 51 3.2 Những kiến nghị nâng cao chất lượng, hạn chế rủi ro khoản vay SXKD nói chung và dành cho khách hàng cá nhân nói riêng 51

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

 

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Tài chính ngân hàng trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy trong suốtthời gian tôi học tập tại trường

-Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể các anh chị nhân viên của ngân hàngThương mại cổ phần Á Châu - phòng giao dịch Lê Quang Đinh, địa chỉ: 342-344 LêQuang Định Đặc biệt là anh Tô Văn Thụy - giám đốc phòng giao dịch, các PFC: anhNguyễn Thọ Sơn và anh Nguyễn Nhược Bảo, CA: chị Trần Hồ Ngọc Hân và các anh chịphòng tín dụng đã tạo điều kiện tốt và nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành đợt thực tập này

TP.Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2011

Sinh viên

Ngô Văn Lãm

Trang 5

Tp HCM, ngày… tháng… năm 2011

Trang 6

Nhận xét của khoa Tín dụng trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Tp HCM, ngày… tháng… năm 2011

Trang 7

KQKD: Kết quả kinh doanh.

KSVTD: Kiểm soát viên tín dụng

RA: nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp

SXKD: sản xuất kinh doanh

VLĐ: vốn lưu động

VND/ VNĐ: Việt Nam đồng

USD: Đô la Mỹ

Trang 8

M Đ U Ở ĐẦU ẦU

Từ cuối năm 2010 đặc biệt là quý 1 năm 2011, lạm phát cao trở thành vấn đềđáng lo ngại của nền kinh tế, ngày 24/02/2011 thủ tướng chính phủ đã kí nghị quyết vềnhững giải pháp chủ yếu kềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xãhội, trong đó nêu rõ phải tập trung thúc đẩy sản xuất

Theo đó Ngân hàng nhà nước cũng đã có chỉ thị 01/CT – NHNN yêu cầu các tổchức tín dụng phải xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2011 phù hợp vớimục tiêu tốc độ tăng tín dụng dưới 20%, đồng thời thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư

nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứngkhoán; đến 30 tháng 6 năm 2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so vớitổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31 tháng 12 năm 2011, tỷ trọng này tối đa là 16%

Nhận thấy tầm quan trọng của lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh trong hoạtđộng ngân hàng năm 2011, đồng thời được phân bổ thực tập ở vị trí chuyên viên tư vấntài chính cá nhân (PFC) tại phòng giao dịch Lê Quang Định của ngân hàng thương mại

cổ phần Á Châu nên tôi đã chọn đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinhdoanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phònggiao dịch Lê Quang Định” là đề tài báo cáo thực tập của mình

Do thời gian và số liệu hạn chế nên đề tài chỉ tập trung phân tích hoạt động chovay sản xuất kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - phòng giao dịch

Lê Quang Định trong hai năm 2009 và 2010

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bài báo cáo được chia làm ba chương:

Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch LêQuang Định

Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cánhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định.Chương 3: Những kiến nghị nâng cao chất lượng, hạn chế rủi ro khoản vay SXKD nóichung và dành cho khách hàng cá nhân nói riêng

Trang 9

Ch ương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ ng 1: T NG QUAN V NGÂN HÀNG TH ỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ Ề NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ ƯƠNG MẠI CỔ NG M I C ẠI CỔ ỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PH N Á CHÂU PHÒNG GIAO D CH LÊ QUANG Đ NH ẦU ỊCH LÊ QUANG ĐỊNH ỊCH LÊ QUANG ĐỊNH.

1.1 Gi i thi u chung v Ngân hàng Th ới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á ệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á ề Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á ương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ ng m i C ph n Á ại Cổ phần Á ổ phần Á ần Á Châu (ACB):

- Tên tổ chức NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU.

- Tên giao dịch quốc tế ASIA COMMERCIAL BANK

- Trụ sở chính 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q 3, TP Hồ Chí Minh

- Mạng lưới kênh phân phối:

Gồm 285 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toànquốc:

▪ Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 103 phòng giao dịch

▪ Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Ninh,Quảng Ninh, Vĩnh Phúc): 15 chi nhánh và 59 phòng giao dịch

Trang 10

▪ Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai, Khánh Hòa,Ninh Thuận, Hội An, Huế, Nghệ An, Lâm Đồng): 12 chi nhánh và 23 phòng giaodịch

▪ Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp,

An Giang, Kiên Giang và Cà Mau): 8 chi nhánh, 10 phòng giao dịch (Ninh Kiều,Thốt Nốt, An Thới)

▪ Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu): 4 chinhánh và 20 phòng giao dịch

▪ Trên 1.800 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạtđộng

▪ 1003 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union

1.1.1 Quá trình hình thành và phát tri n: ển:

Tháng 5 năm 1990, Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về Ngânhàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành, tạodựng một khung pháp lý cho hoạt động của ngân hàng thương mại tại ViệtNam, từ đó tạo điều kiện cho việc thành lập và phát triển các NHTMCP Trongbối cảnh đó, ACB được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngânhàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993 cùng Giấy phép số 553/GP-UB

do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993, đến ngày04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động Qua hơn 17 năm hoạt động,ACB đã khẳng định là một trong những NHTMCP phát triển hàng đầu của ViệtNam, tạo dựng được hình ảnh, thương hiệu vững mạnh, có vị thế cao trongngành ngân hàng và vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước, đặc biệtngân hàng luôn đi đầu trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp

Trang 11

Các cột móc đáng nhớ:

Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB.

Ngày 04/06/1993: ACB chính thức đi vào hoạt động

Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân

và doanh nghiệp trong khu vực tư, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đivào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyểntiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng)

Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngânhàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt độnggiao dịch

Năm 2000, ACB thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược pháttriển trong nửa đầu thập niên 2000 Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinhdoanh và hỗ trợ Ngoài các khối, còn có một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếpchỉ đạo Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (Tp.HCM) Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩmđược quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạnkhách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro

Giai đoạn 2001 – 2005:

Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi làTCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất

Trang 12

cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùngchung cơ sở

dữ liệu tập trung

Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vayngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở

Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ

kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB ACB triển khai giaiđoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phầnnâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phầnmềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có, và lắp đặt hệ thống máyATM

Giai đoạn 2006 đến 2009:

ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng11/2006.Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác vớicác đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi,hợp tác với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tácvới SCB về phát hành trái phiếu ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷđồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng

Năm 2008, ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác vớiAmerican Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB Cũngtrong năm này, ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng

ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008” do Tạp chíEuromoney trao tặng tại Hong Kong

- Riêng trong năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn

Trang 13

hướng bán hàng Tăng thêm 51 chi nhánh và phòng giao dịch Hệ thống chấm điểm tíndụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hoàn thành và áp dụng chínhthức, hệ thống bàn trợ giúp (help desk) bắt đầu được triển khai Và lần đầu tiên tại ViệtNam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt nam năm 2009 ” do

6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn (Asiamoney, FinanceAsia,Global Finance, Euromoney, The Asset và The Banker)

- Tính đến ngày 09/10/2010, ACB nhận được 4 giải thưởng Ngân hàng tốt nhất

Việt Nam 2010, từ các tạp chí tài chính danh tiếng là Asiamoney, FinanceAsia, TheAsian Banker và Global Finance

Bảng 1.1 Thành tích của ngân hàng Á Châu từ 1997-2010

1997 Chứng nhận “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” Tạp chí Euromoney

1999 Chứng nhận “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” Tạp chí Global Finance

Magazine (USA)

2001 Một trong 500 ngân hàng hàng đầu Châu Á Tạp chí Asiaweek

2002

- Giải thưởng Chất lượng Việt Nam

- Bằng khen về thành tích nâng cao chất lượng hoạt

động sản xuất, kinh doanh ổn định, và nâng cao

chất lượng sản phẩm dịch vụ

Hội đồng xét duyệt Quốc gia

Thủ tướng Chính phủ

2005 Ngân hàng tốt nhất Việt nam

Tạp chí The Banker, thuộctập đoàn Financial Times,Anh quốc

2006

- Bằng khen trong việc đẩy mạnh ứng dụng phát

triển công nghệ thông tin, góp phần vào sự nghiệp

xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc

- Huân chương lao động hạng III

Thủ tướng Chính phủ

Chủ tịch Nước

2007 - Cúp thủy tinh về Thành tựu về lãnh đạo trong

ngành ngân hàng Việt Nam năm 2006 The Asian Banker

2008 Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007 Tạp chí Euromoney

2009 - Huân chương lao động hạng Nhì Chủ tịch nước

Trang 14

- Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009

Tạp chí Global Finance,Tạp chí Euromoney,Tạp chí Asiamoney,Tạp chí FinanceAsia

2010

- Ngân Hàng có dịch vụ thanh toán vượt trội

năm 2010

- Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam 2010

- Ông Lý Xuân Hải - Tổng Giám đốc ACB nhận

giải thưởng "Lãnh đạo Ngân hàng xuất sắc nhất

Việt Nam 2010"

- Ngân Hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010

- Ngân Hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm

Tạp chí FinanceAsia

(Nguồn: Bảng cáo bạch năm 2010 của ngân hàng Á Châu)

1.1.2 C c u t ch c c a ACB: ơng 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ ấu tổ chức của ACB: ổ phần Á ức của ACB: ủa ACB:

Sơ đồ tổ chức ngân hàng Á Châu:

Trang 16

1.1.3 Nhi m v và ch c năng c a ngân hàng: ệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á ụ và chức năng của ngân hàng: ức của ACB: ủa ACB:

Là một ngân hàng thương mại, Á Châu là cầu nối giữa cung vốn và cầu vốn trên thịtrường tài chính, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển

ACB thực hiện các chức năng:

▪ Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiềngửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chứctín dụng trong và ngoài nước; Cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu,công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế;

▪ Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;

▪ Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc;

▪ Thanh toán quốc tế, bao thanh toán;

▪ Môi giới và đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bàolãnh phát hành;

▪ Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tàichính và các dịch vụ ngân hàng khác

1.1.4 M t s k t qu ho t đ ng ch y u c a ACB t 2007 ột số kết quả hoạt động chủ yếu của ACB từ 2007 ố kết quả hoạt động chủ yếu của ACB từ 2007 ết quả hoạt động chủ yếu của ACB từ 2007 ả hoạt động chủ yếu của ACB từ 2007 ại Cổ phần Á ột số kết quả hoạt động chủ yếu của ACB từ 2007 ủa ACB: ết quả hoạt động chủ yếu của ACB từ 2007 ủa ACB: ừ 2007

đ n 2009: ết quả hoạt động chủ yếu của ACB từ 2007

ACB là một trong những ngân hàng TMCP có mức vốn hoá cao và hoạt độnghiệu quả, quy mô ngân hàng liên tục được mở rộng, các sản phẩm ngày càng phong phú

đa dạng, chất lượng sản phẩm không ngừng được cải tiến và nâng cao, đáp ứng đượcnhu cầu của khách hàng, nhờ đó mà thương hiệu ACB ngày càng được khẳng định trênthị trường Tình hình hoạt động của ACB trong những năm gần đây có thể đánh giáthông qua các chỉ số và chỉ tiêu tài chính của ngân hàng:

Trang 17

Tăng trưởng Giá trị

Tăng trưởng

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB 2007 – 2009

Từ năm 2007 đến 2009, tổng tài sản cũng như vốn điều lệ và các quỹ dự trữ củaACB đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ Cụ thể tổng tài sản năm 2008 là 115.241 tỷ đồng,tăng gần 35% so với 85.391 tỷ ở năm 2007, năm 2009 tiếp tục tăng trưởng thêm xấp xỉ45% so với năm trước Vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của ACB giai đoạn này cũng tăngmạnh, tốc độ tăng của năm 2007 và 2008 còn nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng tàisản Cụ thể năm 2007 vốn điều lệ và cách quỹ dự trữ của ngân hàng tăng hơn 247% ( từ

1287 tỷ năm 2006 lên 4822 tỷ )

Hình 1: Tổng tài sản của ACB giai đoạn 2007-2009

Trang 18

0 50.000 100.000 150.000 200.000 Năm 2007

Đi cùng với sự tăng trưởng về quy mô, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ACBgiai đoạn này cũng tăng lên đáng kể, lợi nhuận trước thuế năm 2008 tăng hơn 20% sovới năm 2007, năm 2009 tăng 11,03% so với năm 2008 Đặc biệt năm 2007 – năm thịnhvượng của ngành ngân hàng, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 2.126 tỷ đồng, tăng gấp

3 lần so với năm 2006 (683 tỷ đồng), cùng với việc liên tục nâng vốn chủ sở hữu nhằmđảm bảo chỉ tiêu an toàn vốn và đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, tăng trưởng tàisản có Vốn điều lệ của ACB tăng thêm 1.530 tỷ đồng từ các nguồn: trái phiếu chuyểnđổi (1.100 tỷ đồng), quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (330 tỷ đồng), và phát hành cổ phiếuphổ thông (100 tỷ đồng), điều này đã góp phần mang lại nguồn lợi nhuận tích luỹ đáng

kể, nâng cao sức mạnh tài chính của ACB

Hình 2 - Biểu đồ vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, lợi nhuận trước thuế của ACBgiai đoạn 2007-2009:

Trang 19

0 1.000

ở năm 2009 (tăng 79,02% so với năm 2008)

Hình 3 – Biểu đồ tổng dư nợ và tổng huy động của ACB giai đoạn 2007-2009

Tổng dư nợ

Tổng huy động 0

Trang 20

Tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm không đồng đều, chịu ảnh hưởng của các yếu tốkinh tế vĩ mô chung Cụ thể, năm 2008 - một năm đáng nhớ trong hoạt động ngân hàngvới việc nhiều biến số kinh tế có những thay đổi trái chiều nhau trong cùng một năm:lạm phát đầu năm tăng rất cao, cuối năm xuất hiện hiện tượng thiểu phát, chính sách tiền

tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 cũng chuyển dần sang nới lỏngmột cách thận trọng những tháng cuối năm Đi cùng với quá trình này là tần suất cao của

sự điều chỉnh các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, tập trung ở các lãi suất chủ chốt,

tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá, phát hành tín phiếu bắt buộc và đặc biệt là cơ chế lãisuất trần trong hoạt động cho vay Những biến động khó lường nêu trên của môi trườngkinh doanh làm cho việc cân bằng cả ba mục tiêu lợi nhuận, an toàn và tăng trưởng củaACB nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung gặp rất nhiều khó khăn Lãi suấthuy động và cho vay liên tục được điều chỉnh, có thời điểm lãi huy động lên đến18%/năm rồi giảm xuống còn 7,5-8%/năm, lãi suất cho vay thực tế giảm từ 21%/nămxuống còn 10-12,5%/năm trong vòng 4-6 tháng, làm cho tốc độ tăng trưởng của tổng dư

nợ và tổng huy động năm 2008 giảm so với 2007: tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ vàtổng huy động 2007 là 44,03% và 74,39%, trong khi đó số liệu này của năm 2008 là39,28% và 46,53%

Năm 2009 kinh tế thế giới dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tếtoàn cầu 2008 Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyểnhướng chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng là yếu tố tạo điều kiện để ngành ngânhàng phục hồi đà tăng trưởng trong năm 2009, đặc biệt là về tín dụng Bên cạnh đó, sovới năm 2008 diễn biến chính sách tiền tệ năm 2009 cũng có phần ổn định hơn với chỉ 2lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, quy định chấm dứt các hoạt động kinh doanh vàng tàikhoản, hoạt động của các trung tâm giao dịch vàng làm cho thị trường ngân hàng năm

2009 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến lãi biên, lợi nhuậncũng như tăng trưởng quy mô của ngân hàng Năm 2009 tuy ACB chỉ gần đạt được chỉtiêu đề ra về tổng tài sản, tổng dư nợ tín dụng và huy động nhưng tốc độ tăng trưởng huyđộng tiền gửi khách hàng và cho vay của ACB đều cao hơn tốc độ tăng trưởng của năm

Trang 21

là 79,02%, tăng gấp 2 lần tốc độ tăng 39,28% của năm 2008 Huy động tiền gửi kháchhàng của Tập đoàn năm 2009 tăng trưởng 45% bằng 1,6 lần của ngành (27%), và dư nợcho vay khách hàng tăng trưởng 79%, gấp 2 lần của ngành (38%).

Nguồn: báo cáo thường niên ACB 2007-2009

Những năm gần đây ngân hàng Á Châu luôn đạt được những chỉ số rất tốt về suấtsinh lời trên tổng tài sản, suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỉ lệ nợ xấu và tỉ lệ an toànvốn Năm 2007, lợi nhuận tăng gấp 3 lần như đã trình bày ở phần trên đã cho phép chỉ sốROA bình quân tăng 1,3% so với 2006, đạt 3,3% Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu(ROE) bình quân nhờ vậy đạt 53,8%, mức cao nhất kể từ ngày thành lập đến nay Năm

2008, những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành tài chính ngân hàng góp phầnlàm cho ROA giảm 0,6% về mức 2,7%; còn ROE giảm từ 53,8% xuống 36,5%, mộttrong những nguyên nhân quan trọng làm cho các chỉ số liên quan đến suất sinh lời củatập đoàn đều giảm so với năm trước là do vốn chủ sở hữu tăng nhanh Tuy nhiên số liệucuối năm 2008 cho thấy ACB vẫn có chỉ số ROA và ROE cao nhất trong ngành ngânhàng Năm 2009 ROA có giảm nhẹ so với 2008 nhưng vẫn ở mức hợp lý

ACB là ngân hàng thực hiện tốt chính sách quản lý chất lượng tín dụng, thể hiệnqua tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ khá thấp, năm 2007 tỷ lệ này chỉ là 0,08%, phần lớn cáckhoản nợ được đảm bảo bằng bất động sản thương mại nên có nhiều khả năng thu hồi.Tuy năm 2008 chỉ số này tăng lên mức 0,9%, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức bình

Trang 22

quân của toàn ngành ngân hàng trong năm này là 3,5% Đây cũng có thể xem là mộtthành công của ACB nếu đặt trong bối cảnh môi trường kinh doanh biến động như năm

2008 Tỷ lệ nợ xấu của Tập đoàn cuối năm 2009 chỉ là 0,4% Với kết quả này, ACB tiếptục là ngân hàng duy nhất trong nhóm các NHTM cổ phần hàng đầu có tỷ lệ nợ xấu dưới0,5% Chất lượng tín dụng của ACB tiếp tục được khẳng định Trong khi nhiều NHTM

bị tác động mạnh bởi quy định mới của NHNN là giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được

sử dụng để cho vay trung dài hạn, đồng thời thay đổi theo hướng thắt chặt cách tínhtoán, thì năm 2009 là năm thứ sáu liên tiếp ACB duy trì được tỷ lệ này ở mức thấp với

độ an toàn cao

Mặc dù mức độ rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ngày càng cao, nhưng tỉ lệ antoàn vốn của ACB trong suốt những năm qua vẫn giữ ở mức cao hơn mức tối thiểu 9%ngân hàng nhà nước quy định Điều này góp phần củng cố thêm lòng tin và sự an tâmcủa khách hàng cũng như nhà đầu tư đối với ACB

1.2 Gi i thi u v PGD Lê Quang Đ nh: ới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á ệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á ề Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á ịnh:

hỗ trợ không ngừng được đổi mới và nâng cao, góp phần làm cho quy trình nghiệp vụ vàvấn đề quản lý trở nên nhanh chóng, thuận tiện và chuyên nghiệp hơn

Trang 23

Hiện nay với hơn 24 nhân viên của mình, ACB – PGD Lê Quang Định đang nỗ lựcđem đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, góp phần cũng cố vàkhẳng định cho phương châm hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu “ACB – ngân hàng của mọi nhà”

1.2.2 Nhi m v và ch c năng: ệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á ụ và chức năng của ngân hàng: ức của ACB:

Ngân hàng Á Châu - Phòng giao dịch Lê Quang Định hoạt động với các chức năng:

- Nhận tiền gửi bằng VND, ngoại tệ, vàng

- Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng

- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union

- Thu đổi ngoại tệ

- Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa (ACB Card)

- Các dịch vụ ngân hàng khác

- Phòng giao dịch Lê Quang Định được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chinhánh trong hệ thống Ngân hàng Á Châu Khách hàng của Phòng giao dịch Lê QuangĐịnh có thể gửi tiền và rút tiền ở mọi nơi trong toàn hệ thống Ngân hàng Á Châu, đượccung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (home banking, phone banking, internetbanking, mobile banking)

Trang 24

1.2.3 C c u t ch c: ơng 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ ấu tổ chức của ACB: ổ phần Á ức của ACB:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

vụ KH tiền gửi

Kiểm soát viên tín dụng

NV dịch

vụ KH vận hành

NV phân tích tín dụng

NV quan

hệ KH

cá nhân

NV quan

hệ KH doanh nghiệp

Trang 25

+ Giám đốc/ Phó giám đốc:

- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát hoạt động của Phòng Giao dịch

- Tổ chức thực hiện việc tiếp thị và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của ACB chokhách hàng

- Quản lý và phát triển nhân viên trong Đơn vị

- Giải quyết thắc mắc và khiếu nại của khách hàng

- Thực hiện giải ngân, thu nợ tiền vay (vốn, lãi) tiền mặt, vàng và chuyển khoản

- Thực hiện mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi khác chokhách hàng

- Thực hiện thủ tục cung ứng sản phẩm, dịch vụ về tiền gửi, dịch vụ thanh toáncho khách hàng

- Quản lý, cung cấp thông tin giao dịch và thực hiện công việc khác có liên quanđến tài khoản tiền gửi của khách hàng

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ thông tin khách hàng giao dịch tiền gửi/sử dụng dịch vụthanh toán

+ Bộ phận ngân quỹ:

- Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, vàng, ấn chỉ, giấy tờ quan trọng

- Thu chi tiền mặt

Trang 26

+ Bộ phận tín dụng:

- Tư vấn khách hàng khi có nhu cầu vay vốn

- Thẩm định, xét duyệt, kiểm tra và cho vay

- Thu hồi vốn, lãi cho vay, xử lý các khoản nợ khó đòi

- Phối hợp với cách bộ phận khác để thu hồi tốt nợ của khách hàng

- Hướng dẫn khách hàng làm đơn vay vốn

- Một số nghiệp vụ khác có liên quan

Trang 27

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 % thay đổi so

(Nguồn: ACB- PGD Lê Quang Định)

Doanh số huy động của ACB Lê Quang Định tăng trưởng khá tốt trong năm 2010với mức tăng 22.36% từ 492 tỷ năm 2009 lên 602 tỷ Nếu so sánh với tốc độ tăng trưởngcủa toàn hệ thống ACB năm 2010 là 26.5% (từ 108.992 tỷ năm 2009 đến 137.881 tỷnăm 2010) thì tốc độ tăng trưởng của ACB Lê Quang Định thấp hơn và bằng 85% củatoàn hệ thống

Trong đó, tăng trưởng về huy động chủ yếu bắt nguồn từ tăng trưởng tiền gửi tiếtkiệm có kỳ hạn Đây là dòng tiền mang tính ổn định cao Việc tiền gửi tiết kiệm có kỳhạn tăng mạnh làm cho ngân hàng nâng cao được tính thanh khoản, tính ổn định, có thểgiảm bớt dự trữ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn huy động

Nguồn tiền huy động được phần lớn bắt nguồn từ khách hàng cá nhân (chiếm 98%).Điều này là dễ hiểu bởi khách hàng cá nhân có nguồn tiền nhàn rỗi không muốn gánhchịu rủi ro thường gửi tiết kiệm; còn đối với doanh nghiệp, tiền được sử dụng để kinhdoanh kiếm lời, tiền quay vòng càng nhanh càng tốt…nên tiền gửi của doanh nghiệp ởngân hàng thường không nhiều và thường là tiền gửi thanh toán Ngoài ra thì lãi suất huyđộng của ACB không cao so với mặt bằng chung của toàn hệ thống ngân hàng, nhưng

Trang 28

chất lượng dịch vụ thì rất tốt, ACB được tạp chí Global Finance bình chọn là ngân hàngbán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2010, cộng với lợi thế về uy tín và quy mô trên thị trường

do vậy mà thu hút được khá nhiều khách hàng cá nhân

Hòa với đà phục hồi của nền kinh tế Việt Nam năm 2010, cũng như trên toàn hệthống, tại ACB_ Lê Quang Định_doanh số cho vay đặc biệt có sự tăng trưởng mạnh mẽtrong năm 2010, đạt mức hơn 40% từ 280 tỷ năm 2009 lên mức 394,7 tỷ năm 2010.Mức tăng này cao hơn 1% so với toàn hệ thống ACB Cơ cấu cho vay cũng có sự chuyểnbiến, tỉ trọng cho vay khách hàng cá nhân tăng lên so với cho vay khách hàng doanhnghiệp (doanh số cho vay doanh nghiệp năm 2010 đạt 53.46%, trong khi năm 2009 đạt67.09%)

Công tác thu hồi nợ tốt, cũng như chất lượng các món vay được nâng cao thể hiệnqua tỉ lệ nợ quá hạn nhỏ Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2010 là 1.54% giảmđáng kể so với năm 2009 (2.86%)

Tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng nhanh hơn tốc độ huy động vốn, cộng với tỉ lệ

nợ quá hạn giảm và việc phát triển các dịch vụ ngân hàng khác đã làm cho lợi nhuậnnăm 2010 của PGD Lê Quang Định tăng hơn gấp đôi so với năm 2009, đạt con số 2 tỷthay vì gần 1 tỷ ở năm 2009

Nhìn chung tình hình hoạt động của ngân hàng Á Châu phòng giao dịch Lê Quang Địnhđang diễn biến theo chiều hướng rất tốt

CH ƯƠNG MẠI CỔ NG 2: TH C TR NG HO T Đ NG CHO VAY KHÁCH HÀNG ỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG ẠI CỔ ẠI CỔ ỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG

CÁ NHÂN T I NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – PGD LÊ QUANG ẠI CỔ

Ngày đăng: 01/08/2014, 05:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Thành tích của ngân hàng Á Châu từ 1997-2010 - Đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định” ppt
Bảng 1.1 Thành tích của ngân hàng Á Châu từ 1997-2010 (Trang 13)
Sơ đồ tổ chức ngân hàng Á Châu: - Đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định” ppt
Sơ đồ t ổ chức ngân hàng Á Châu: (Trang 14)
Hình 1: Tổng tài sản của ACB giai đoạn 2007-2009 - Đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định” ppt
Hình 1 Tổng tài sản của ACB giai đoạn 2007-2009 (Trang 17)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức: - Đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định” ppt
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức: (Trang 25)
Bảng 2.2: tình hình cho vay theo nhóm đối tượng khách hàng - Đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định” ppt
Bảng 2.2 tình hình cho vay theo nhóm đối tượng khách hàng (Trang 42)
Bảng 2.4: cho vay sản xuất kinh doanh dành cho KHCN phân loại theo phương thức   cho vay. - Đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định” ppt
Bảng 2.4 cho vay sản xuất kinh doanh dành cho KHCN phân loại theo phương thức cho vay (Trang 45)
Bảng 2.5: cơ cấu theo thời hạn cho vay SXKD dành cho khách hàng cá nhân. - Đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định” ppt
Bảng 2.5 cơ cấu theo thời hạn cho vay SXKD dành cho khách hàng cá nhân (Trang 48)
Hình 2.4 Nhận xét: - Đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định” ppt
Hình 2.4 Nhận xét: (Trang 49)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w