Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ACB – Lê

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định” ppt (Trang 40 - 57)

cho khách hàng cá nhân tại ACB – Lê Quang Định:

a) Cơ cấu dư nợ cho vay SXKD dành cho KHCN trong tổng dư nợ cho vay cá nhân.

Năm 2009 Năm 2010 Thay đổi so với 2009

Trị giá Tỉ trọng Trị giá Tỉ trọng Giá trị Tỉ lệ

thay đổi

Cho vay KHCN 91,5 100% 183,7 100% 92,2 100,77%

Cho vay SXKD dành cho KHCN 50,1 54,75% 96,6 52,59% 46,5 92,81% Cho vay phi sản xuất kinh doanh 41,4 45,25% 87,1 47,41% 45,7 110,39%

Nguồn: ACB-Lê Quang Định

Biểu đồ cơ cấu cho vay KHCN năm 2009 và 2010

Đvt: tỷ đồng

Hình 2.1

Ở cả hai năm 2009 và 2010 thì trong mảng khách hàng cá nhân, cho vay để sản xuất kinh doanh chiếm ưu thế hơn so với cho vay phi sản xuất kinh doanh (tiêu dùng và các mục đích khác như mua bất động sản). Xét về mặt giá trị thì so với năm 2009, doanh số cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân ở ACB phòng giao dịch Lê Quang Định có sự tăng trưởng mạnh mẽ: từ 50,1 tỷ lên 96,6 tỷ, tăng trưởng đến 92,81%.

Tuy nhiên xét về tỷ trọng trong mảng cho vay dành cho khách hàng cá nhân thì lại có phần sụt giảm, nhưng không đáng kể (52,59% so với 54,75% của năm 2009).

Nhìn lại tình hình hoạt động của phòng giao dịch, xét về đối tượng khách hàng ta có bảng sau:

Bảng 2.2: tình hình cho vay theo nhóm đối tượng khách hàng

Đơn vị tính: tỷ VNĐ 2009 2010 Thay đổi so với 2009 Tỉ lệ thay đổi so với 2009 Đóng góp vào tăng trưởng doanh số Doanh số cho vay 280,2 394,7 114,5 40,86% Doanh số cho vay KHCN 91,5 183,7 92,2 100,77% 32,9% Doanh số cho vay KHDN 188,7 211 22,3 11,82% 7,96%

Có thể thấy mảng khách hàng cá nhân trong năm 2010 đã có sự phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng của tổng doanh số so với năm 2009 chỉ đạt 40,86%, nhưng cho vay dành cho khách hàng cá nhân tăng tới hơn 100%, đóng góp lớn vào việc thúc đẩy tình hình kinh doanh của phòng giao dịch (làm doanh số tăng đến 32,9%).

Ta có thể làm một phép tính đơn giản để thấy được mức độ đóng góp của mảng cho vay sản suất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân vào việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch bằng cách nhân tỉ lệ đóng góp vào tăng trưởng doanh số của cho vay khách hàng cá nhân với tỷ trọng cho vay sản xuất kinh doanh nằm trong mảng

Như vậy, tuy có sụt giảm đôi chút về tỷ trọng nhưng cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân đóng đã đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch.

Một điều có thể dễ dàng nhận ra đó là cơ cấu dòng cho vay đang đổ về phía khách hàng cá nhân khi có sự tăng trưởng mạnh trong năm 2010. ACB Lê Quang Định đang có xu hướng nhắm đến đối tượng khách hàng cá nhân nhiều hơn để “tích tiểu thành đại”.

b) Cơ cấu dư nợ cho vay SXKD dành cho KHCN trong tổng dư nợ cho vay SXKD:

Cho vay SXKD bao gồm cho vay sản xuất gia công chế biến, thương mại và dịch vụ là hoạt động cho vay giữ vị trí then chốt trong hoạt động cho vay phân theo ngành nghề của ngân hàng.Bảng 2.3: cơ cấu cho vay sản xuất kinh doanh và phi sản xuất kinh doanh phân theo đối tượng khách hàng:

Năm Đối tượng KH 2009 2010 Vay SXKD phi sxkd Vay SXKD phi sxkd Giá trị Giá trị/tổng cho vay SXKD Giá trị Giá trị/ tổng cho vay SXKD KHCN 50.1 27,44% 41.4 96.6 35,46% 87.1 KHDN 132.5 72,56% 56.2 175.8 64,54% 35.2 TỔNG 182.6 100% 97.6 272.4 100% 122.3 Tỉ lệ so với tổng 65,17% 34,83% 69,01% 30,99%

doanh số cho vay

Cho vay sản xuất kinh doanh đóng góp khá mạnh và giữ vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch: năm 2009 doanh số cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỉ trọng 65,17% trong tổng doanh số cho vay, đạt mức 182,6 tỷ. Sang năm 2010, cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỉ trọng 69,01% trong tổng doanh số cho vay, đạt con số 272,4 tỷ. Cho vay SXKD được mở rộng đồng nghĩa với việc các chủ thể kinh doanh mở rộng quy mô phát triển việc sản xuất kinh doanh của mình, từ đó góp phần đưa nền kinh tế đi lên, dần thoát ra khỏi những khó khăn và phục hồi sau khủng hoảng.

Biểu đồ cơ cấu cho vay SXKD 2009 & 2010

Đvt: tỷ VNĐ

Trong năm 2009 cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân chiếm tỉ trọng 27,44% trong tổng cho vay sản xuất kinh doanh. Bước sang năm 2010 có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng lẫn tỉ trọng. Như đã thấy khi đã xem xét trong phần cho vay dành cho đối tượng khách hàng cá nhân, cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tăng trưởng đến 92,81% so với năm 2009 đạt con số 96,6 tỷ, và chiếm tỷ trọng 35,46% trong tổng cho vay sản xuất kinh doanh của phòng giao dịch. Sự tăng trưởng này, cùng với tăng trưởng của mảng cho vay dành cho khách hàng cá nhân cho thấy phòng giao dịch đang dần chuyển hướng sang mảng khách hàng cá nhân.

c) Hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân phân theo phương thức cho vay:

Phương thức cho vay áp dụng cho sản phẩm cho vay SXKD dành cho KHCN gồm ba phương thức là cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng (HMTD) và cho vay trả góp.

Bảng 2.4: cho vay sản xuất kinh doanh dành cho KHCN phân loại theo phương thức cho vay.

Năm

2009 2010

doanh số tỉ trọng dư nợ doanh số tỉ trọng dư nợ

Cho vay từng lần 44.4 24.32% 1.7 48.7 17.88% 1.1

Cho vay theo

HMTD 62.4 34.17% 3.2 101.6 37.30% 3.4

Cho vay trả góp 75.8 41.51% 7.1 122.1 44.82% 8

Với nguồn trả nợ là từ phương án sản xuất và mang đặc điểm của cho vay dành cho khách hàng cá nhân là nguồn thu nhập nhỏ và thường xuất phát đều đặn nên cũng dễ hiểu khi thấy cho vay trả góp chiếm tỉ trọng cao nhất trong các phương thức cho vay SXKD dành cho khách hàng cá nhân. Tỷ trọng cho vay trả góp trong tổng cho vay SXKD dành cho KHCN trong năm 2009 và năm 2010 không biến động nhiều, chiếm hơn 40%, tiếp theo là cho vay theo HMTD, cho vay từng lần chiếm tỷ trọng nhỏ nhất.

Biểu đồ tỷ trọng cho vay SXKD dành cho KHCN phân theo phương thức năm 2009 và 2010:

Hình 2.3

Nhìn về tổng thể, tất cả các hình thức cho vay ra của mãng cho vay SXKD dành cho khách hàng cá nhân đều có được sự tăng trưởng về doanh số.

Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy: tỷ trọng cho vay từng lần sụt giảm một cách đáng kể (từ 24.32% xuống còn 17.88%), thay vào đó, tỷ trọng cho vay theo HMTD và cho vay trả góp tăng lên.

Giải thích cho điều này là do cho vay theo HMTD là hình thức cho vay hiện đại, có nhiều ưu thế vượt trội, hơn hẳn cho vay từng lần, thuận tiện cho cả khách hàng và ngân hàng: Chỉ thẩm định hồ sơ một lần, giải ngân được nhiều lần, thủ tục giải ngân nhanh chóng, đáp ứng được những nhu cầu thường xuyên, ngắn hạn của khách hàng.

Đây là một tín hiệu đáng mừng, vì cho vay theo HMTD và cho vay trả góp làm tăng sự gắn bó giữa khách hàng với ngân hàng. Hơn nửa, những khách hàng sử dụng sản phẩm vay theo HMTD là những khách hàng thực sự có nhu cầu lớn, thường xuyên.

Trong tương lại, sự dịch chuyển như thế này là cần thiết để nâng cao doanh thu cũng như hiệu quả hoạt động đối với một ngân hàng hiện đại.

d) Hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân phân theo thời hạn cho vay:

Bảng 2.5: cơ cấu theo thời hạn cho vay SXKD dành cho khách hàng cá nhân.

Năm

2009 2010

doanh số tỉ trọng dư nợ doanh số tỉ trọng dư nợ

Ngắn hạn 115,6 63,31% 5 197,7 72,58% 5.3

Trung & dài hạn 67 36,69% 7 74,7 27,42% 7,2

Biểu đồ tăng trưởng doanh số cho vay SXKD dành cho khách hàng cá nhân theo thời hạn vay:

Hình 2.4 Nhận xét:

Doanh số cho vay ngắn hạn tăng trưởng mạnh hơn nhiều so với cho vay trung & dài hạn. Cụ thể: năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn tăng hơn so với năm 2009 là 82,1 tỷ (tương đương mức tăng 71% so với 2009), đạt con số 197,7 tỷ, trong khi đó cho vay trung và dài hạn chỉ tăng có 7,7 tỷ (tăng 11% so với 2009).

Với sự chuyển biến này thì khả năng thanh khoản của phòng giao dịch sẽ được đảm bảo hơn, đồng thời đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn của ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng giao dịch.

Về mặt vĩ mô, việc đẩy nhanh vòng xoay đồng tiền góp phần vào tăng hiệu quả cung tiền M0 do NHNN phát hành, giảm lạm phát, giúp NHNN dễ dàng hơn trong công tác điều hành chính sách tiền tệ.

Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng, hạn chế rủi ro khoản vay SXKD nói chung và dành cho khách hàng cá nhân nói riêng.

3.1: Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ACB-phòng giao dịch Lê Quang Định.

3.1.1: Những kết quả đạt được.

 Hoạt động kinh doanh đạt được tốc độ tăng trưởng tốt, đặt biệt là phía khách hàng cá nhân. Cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân đạt được tỉ lệ tăng trưởng mạnh, cơ cấu cho vay theo các phương thức có sự phân phối hợp lí với chuyển biến tích cực, phát triển được kĩ thuật cho vay, và phát triển được mối quan hệ với khách hàng.

 Cơ cấu theo thời hạn của các khoản vay đạt được khả năng thanh khoản tốt, giảm thiểu được rủi ro.

 Chất lượng các khoản vay cũng rất tốt, tỉ lệ nợ quá hạn thấp.

 ACB-phòng giao dịch Lê Quang Định thật sự đã đáp ứng rất tốt nhu cầu tài chính cho đối tượng khách hàng cá nhân, tăng cường được mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng và ngân hàng, phục vụ tốt cho những khách hàng quen thuộc. Giúp đỡ khách hàng trong sản xuất kinh doanh cũng chính giúp đỡ nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn.

Hiện nay các NHTM phải thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất và áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo điểm b khoản 2 Chỉ thị số 01/CT-NHNN_ Tại điểm b khoản 2 Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 của Thống đốc NHNN có quy định tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất của TCTD so với tổng dư nợ đến 30/6/2011 tối đa là 22% và đến 31/12/2011 tỷ trọng này tối đa là 16%. Như vậy nguồn

3.1.2: Các tồn tại và khó khăn gặp phải.

Bước sang năm 2011 ACB chuyển đối tượng vay là chủ doanh nghiệp tư nhân sang nhóm khách hàng doanh nghiệp thay vì là nhóm khách hàng cá nhân như trước đây, điều này sẽ làm sụt giảm đáng kể tỉ trọng các khoản cho vay ở mảng khách hàng cá nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh.

Trước mắt nền kinh tế đang phải đối mặt với lạm phát tăng cao, lãi suất thị trường cao khiến cho các đối tượng thiếu vốn khó tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng, đặc biệt với đối tượng là khách hàng cá nhân, do quy mô tài chính nhỏ nên việc vay vốn ngân hàng trong điều kiện lãi suất cao lại càng khó khăn.

Đồng thời việc hạn chế tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 chỉ ở mức 20% theo nghị quyết số 11/NQ-CP kí ngày 24/02/2011 thì việc mở rộng tín dụng lại gặp nhiều hạn chế. Do những khó khăn từ nền kinh tế và các yếu tố vĩ mô đem lại, cộng với đặc điểm của nhóm khách hàng cá nhân là công tác quản lý, dự báo tài chính và kế toán … còn gặp nhiều hạn chế nên cung và cầu vốn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ở nhóm khách hàng này vẫn còn rất nhiều hạn chế

3.2 Những kiến nghị nâng cao chất lượng, hạn chế rủi ro khoản vay SXKD nói chung và dành cho khách hàng cá nhân nói riêng.

Với những gì đã xảy ra trong những năm vừa qua, trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, đầu tư công thất thoát, lãng phí và hiệu quả thấp, thậm chí là lỗ vốn; luật pháp còn nhiều cái chưa rõ ràng, chế tài chưa đủ mạnh để răn đe. Mặt khác, nguồn vốn đầu tư FDI đổ vào Việt Nam khá mạnh trong thời gian gần đây, tăng trưởng GDP luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, hứa hẹn thị trường tài chính – tiền tệ ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong vài năm tới

Trước những cơ hội và thách thức đó, nhằm mục đích hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng ACB nói riêng có thể hoạt động hiệu quả, ngoài sự nổ lực của các NHTM, NHNN cũng cần có những bước cải tiến. Cụ thể như:

• Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về ngân hàng.

• Chủ động xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam, chiến lược hội nhập quốc tế của ngành ngân hàng, có kế hoạch hành động cụ thể, rõ ràng.

• Cải cách tổ chức và hoạt động của NHNN phải phù hợp với cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng - tiền tệ.

• Phát triển đồng bộ và vận hành có hiệu quả thị trường tiền tệ.

• Đẩy mạnh việc cơ cấu lại các NHTM theo các đề án đã được chính phủ phê duyệt.

Đối với Ngân hàng ACB – PGD Lê Quang Định:

Những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011, trong hoàn cảnh nền kinh tế vĩ mô còn tồn tại nhiều bất cập: Lạm phát cao, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng đột biến, tỷ giá ngoại tệ tăng mạnh, khan hiếm USD…v.v. Trước hoàn cảnh đó, NHNN đã ban hành nhiều chính sách để kiềm chế lạm phát như: đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2011 chỉ là 20%, tăng các lãi suất chủ chốt như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, tăng dự trữ bắt buộc… làm cho lãi suất huy động/cho vay trên thị trường cũng liên tục tăng cao. Lãi suất huy động lên đến 14%/năm, lãi suất cho vay có lúc đạt 22%/năm, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn và gây khó khăn cho khách hàng vay tiền tại ngân hàng, mức độ rủi ro từ đó cũng tăng lên

Đứng trước hoàn cảnh này, để có thể hoạt động ổn định, hiệu quả và có lợi nhuận, nhất thiết ngân hàng ACB –PGD Lê Quang Định phải có những giải pháp, chiến thuật hợp lý. Xin được đề cử một số giải pháp như sau:

quả: bằng cách tăng cường công tác tiếp thị sản phẩm, chương trình khuyến mãi ở khu vực đông dân cư, khu vực có nền kinh tế phát triển (khu vực Bạch Đằng, Điện Biên Phủ, Xô Viết Nghệ Tĩnh…), có nhiều hình thức và biện pháp hữu hiệu khơi tăng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư. Thực hiện tốt phương châm "đi vay để cho vay" đáp ứng mọi nhu cầu của người vay.

2. Làm tốt công tác khách hàng, xây dựng và bảo vệ mối quan hệ với khách hàng. Luôn chủ động tìm kiếm khách hàng trên từng thị trường thích hợp, nhằm mục đích tăng uy tín của ngân hàng và thu hút khách hàng

3. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát:

Đưa công tác kiểm tra, kiểm soát đi vào chiều sâu và thường xuyên nhằm mục đích giúp cho người vay sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, giúp cho ngân hàng thu hồi vốn đúng thời hạn và hạn chế được nợ quá hạn phát sinh. Ngăn chặn nợ quá hạn mới

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định” ppt (Trang 40 - 57)