Giới thiệu về bộ phận tín dụng tại ACB-Lê Quang Định:

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định” ppt (Trang 29 - 56)

2.1.1. Cơ cấu nhân viên phòng tín dụng:

Với quy mô là một phòng giao dịch nên cơ cấu cũng như các chức danh ở bộ phận tín

của chi nhánh, tuy nhiên ACB – Lê Quang Định vẫn có các chức danh cần thiết và đầy đủ để thực hiện quy trình công việc và duy trì hoạt dộng của mình.

Tại PGD Lê Quang Định không có chức danh trưởng phòng tín dụng mà tất cả hoạt động đều dược điều hành bởi Giám đốc PGD.

2.1.2. Quy trình cách thức thực hiện công việc

Bộ phận tín dụng hiện có các chức danh với vai trò và nhiệm vụ cụ thể như sau:  Kiểm soát viên tín dụng (KSV TD):

 Kiểm soát hồ sơ cấp tín dụng đã được phê duyệt:

 Kiểm soát việc thực hiện đầy đủ các điều kiện cấp tín dụng theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

 Kiểm soát hồ sơ theo thủ tục nghiệp vụ kiểm soát tín dụng, quy định ACB: kiểm soát nội dung soạn thảo; kiểm soát việc sử dụng đúng mẫu biểu, ký kết của các bên trên hồ sơ quy định; kiểm soát việc tuân thủ quy trình của NV CSR, PLCT, QLTS, ký kiếm soát các HĐ tín dụng, HĐ bảo đảm ... trong phạm vi hạn mức được giao.

 Kiểm soát nội dung và tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay.

 Báo các với cấp trên, xin ý kiến để giải quyết các vướng mắc, trường hợp ngoại lệ tín dụng phát sinh trong quá trình kiểm soát.

 Kiểm soát, quản lý và theo dõi khắc phục các trường hợp được chấp thuận ngoại lệ tín dụng phát sinh tại đơn vị.

 Chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung kiểm soát.

 Kiểm soát tài khoản cho vay, bao thanh toán, bảo lãnh... được tạo mới trên TCBS so với nội dung trên chứng từ.

 Kiếm soát điều chỉnh tài khoản.

 Kiểm soát tài khoản bảo đảm được tạo mới, nhập, xuất trên TCBS so với nội dung trên chứng từ.

 Các công việc khác

 NV dịch vụ khách hàng vận hành (CSR-VH):

 Thao tác trên TCBS liên quan đến khoản cấp tín dụng đã được phê duyệt.  Thực hiện các thủ tục về sản phẩm, dịch vụ tín dụng cho khách hàng.  Quản lý hồ sơ và khoản cấp tín dụng đã được thực hiện của khách hàng.  Quản lý bản chính hồ sơ tài sản bảo đảm của khách hàng.

 NV phân tích tín dụng (CA):

 Thu thập thông tin, chứng từ có liên quan đến hồ sơ tín dụng của khách hàng.  Thẩm định và phân tích thông tin đã thu thập.

 Nhận xét và đưa ra đề xuất đối với nhu cầu tín dụng của khách hàng.

 Tư vấn cho khách hàng việc lựa chọn sản phẩm của ACB, các điều kiện liên quan cho hợp lý.

 Trình hồ sơ tín dụng cho các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 Giải quyết các công việc có liên quan trong quá trình cho vay (tái thẩm định, kiểm tra sau giải ngân, nhắc/ thúc/ đòi nợ).

 Tiếp nhận và phản hổi về đơn vị những ý kiến đóng góp của khách hàng đối với đơn vị.

 Báo cáo định kì và đột xuất về công việc theo yêu cầu của lãnh đạo.  Thực hiện công việc khác do lãnh đão uỷ quyền hoặc giao phó.

 NV quan hệ khách hàng cá nhân (PFC): Hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh cá nhân được giao hàng năm theo định mức công việc- bao gồm số dư tiền gửi, dư nợ tín dụng và phí dịch vụ- thông qua các nội dung:

 Tư vấn, cung cấp sản phẩn dịch vụ của ACB.  Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng.

 Duy trì quan hệ, chăm sóc khách hàng hiện hữu và phát triển khách hàng mới.  NV quan hệ khách hàng doanh nghiệp (RA):

 Tổ chức tiếp thị bán hàng thông qua phát triển khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng:

 Tìm hiểu, thu thập thông tin tổng quát của khách hàng tiềm năng.

 Lập kế hoạch tiếp thị, trực tiếp tiếp xúc khách hàng để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

 Hướng dẫn khách hàng hoàn tất các thủ tục vay vốn, thủ tục sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ACB như thanh toán quốc tế, bảo lãnh, thẻ …

 Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng:

 Thu thập các thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, năng lực và uy tín khách hàng, thông tin ngành và thị trường có liên quan.

 Thẩm định khách hàng theo qui trình nghiệp vụ, lập tờ trình, phối hợp với chuyên viên phân tích tín dụng đề xuất cấp tín dụng và các vấn đề liên quan.

2.2 Hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách

hàng cá nhân.

2.2.1 Các sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh dành cho cá nhân: nhân:

Cho vay SXKD và dịch vụ Cho vay trả góp SXKD Đối tượng sử dụng Cá nhân người Việt Nam, hộ

gia đình, tổ hợp tác, DNTN: - Đang hoạt động kinh doanh (Có hoặc không có GPKD)

Cá nhân người Việt Nam, hộ gia đình, DNTN:

- Đang hoạt động kinh doanh (có hoặc không có GPKD), không kinh doanh các ngành nghề trong danh mục hạn chế cho vay theo quy định hiện hành của ACB.

- Có thời gian kinh doanh ổn định, liên tục từ 12 tháng trở lên.

- Có dự án/phương án kinh doanh khả thi. - Khả năng tài chính đảm bảo hoàn trả nợ vay. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có tài sản thế chấp phù hợp quy định của ACB.

Đặc tính sản phẩm

- Mục đích sử dụng: - Phương thức cho vay:

Tuỳ thuộc vào phương án kinh doanh của KH:

+ Hạn mức tín dụng + Cho vay từng lần

+ Cho vay trả góp + Cho vay theo dự án

- Thời hạn cho vay: Được xác định phù hợp với chu kì sản xuất, kinh doanh và khả năng hoàn trả của KH: ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn (có thể lên đến 144 tháng đối với đầu tư TSCĐ/dự án)

Được xác định phù hợp với chu kì sản xuất, kinh doanh và khả năng hoàn trả của KH.

Thời gian vay tối đa 84 tháng, không có thời gian ân hạn

- Mức cho vay: Căn cứ vào:

+ Phương án SXKD. + Trị giá TSBĐ.

+ Khả năng thanh toán nợ vay của KH. + Khả năng nguồn vốn của ACB. Mức cho vay tối đa: Khách hàng không có GPKD

1 tỷ đồng (hoặc tương đương).

Khách hàng có GPKD

Không hạn chế. 10 tỷ đồng ( hoặc tương đương). - Phương thức trả nợ: + Trả lãi hàng tháng, vốn trả cuối kì (vay ngắn hạn). + Trả dần vốn và lãi định kì. + Trả lãi: hàng tháng. + Trả vốn gốc: trả góp đều theo định kỳ (không quá 6 tháng/kỳ) hoặc trả góp bậc thang tăng dần với mức tăng vốn gốc tối đa 20%/năm.

Vàng SJC.

- Lãi suất: Theo quy định hiện hành của ACB. - Tài sản bảo

đảm:

+ Bất động sản, nhà ở, đất ở, nhà xưởng, văn phòng, đất thuê. + Tài sản đảm bảo khác: máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa.

+ Chứng từ có giá.

Bất động sản (nhà, đất, nhà xưởng, văn phòng…) thuộc sở hữu của chính người vay hoặc thân nhân người vay.

- Giấy đề nghị vay vốn: Theo mẫu của ACB. - Hồ sơ pháp lý:

+ CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu/KT3, Giấy đăng ký kết hôn/xác nhận độc thân, … của người vay, người hôn phối và bên bảo lãnh (nếu có) + Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy khai thuế/ đóng thuế hoặc Giấy xác nhận của UBND Phường/ Xã/ Thị trấn.

+ Chứng từ sở hữu tài sản đảm bảo.

Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn:

+ Hợp đồng mua hàng, hóa đơn, chứng từ (nếu có), …

+ Phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và kế hoạch trả nợ vay.

Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính, chứng minh thu nhập: Hợp đồng mua, bán hàng; biên lai thuế; hóa đơn; chứng từ ... (nếu có).

biệt - Lãi suất hấp dẫn.

- Sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, tăng cường sự thuận tiện: Phone Banking, Mobile Banking, ACB Online.

- Nhân viên tư vấn và hướng dẫn tận tình, tận nơi. - Thời gian vay lên đến 144

tháng (12 năm) đối với đầu tư tài sản cố định/ dự án.

- Phương thức trả nợ linh hoạt phù hợp với đặc điểm kinh doanh của khách hàng.

Kể từ năm 2011, ACB chuyển đối tượng vay là doanh nghiệp tư nhân sang nhóm khách hàng doanh nghiệp thay cho nhóm khách hàng cá nhân như từ trước đến hết năm 2010.

2.2.2. Quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng cá nhân:

Bước 1: Hướng dẫn thủ tục vay vốn cá nhân và tiếp nhận hồ sơ

 Khách hàng có nhu cầu vay vốn liên hệ với phòng khách hàng cá nhân (KHCN) tại sở giao dịch; hoặc phòng tín dụng, phòng KHCN tại các chi nhánh; hoặc bộ phận tín dụng tại phòng giao dịch.

 PFC, CSR-VH tìm hiểu, tư vấn và hướng dẫn khách hàng (KH) làm bộ hồ sơ tín dụng (HSTD) đầy đủ:

 Hồ sơ TSĐB: chuyển cho bộ phận thẩm định  HSTD: giao cho CA thẩm định

Kết quả:

 Biên nhận hồ sơ vay vốn ( Xem phụ lục 1)

 Hồ sơ vay vốn của khách hàng. Bao gồm:

 Giấy đềnghịvay vốn (Xem phụ lục 2 – Giấy đề nghị cấp tín dụng).  Hồ sơ pháp lý.

 Hồ sơ chứngminh mục đích sử dụng vốn (Xem phụ lục 3 – Phương án sử dụng

vốn vay bồ sung vốn SXKD).

 Chứng từ sở hữu tài sản đảm bảo.

 Dữ liệu trên CSML (Hệ thống quản lý thông tin KH mà ACB sử dụng)

 Kết quả thông tin truy xuất TCBS, CIC (Xem phụ lục 4 – Báo cáo thông tin quan hệ tín dụng trên CIC)

Bước 2 - Thẩm định tín dụng và lập tờ trình:

Thẩm định tín dụng: do CA thực hiện.

CA xem xét hồ sơ, biết tính chất của ngành nghề kinh doanh để từ đó tham khảo, liên hệ phỏng vấn trực tiếp KH, thẩm định/ phân tích tín dụng và nhận các chứng từ bổ sung nếu cần thiết.

Tờ trình thẩm định KH vay được lập theo biểu mẫu quy định của ACB, có đầy đủ chữ kí hữu quyền. Tình hình về KH, nhu cầu vốn, TSĐB, lịch sử giao dịch với ACB và các TCTD khác phải được trình bày rõ ràng, dễ hiểu và có số liệu chứng minh.

Trong quá trình lập hồ sơ nếu có vướng mắc về các quy định pháp luật có liên quan đến hợp đồng kinh tế, giấy tờ sở hữu của tài sản thế chấp, cầm cố… thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm chuyển đến bộ phận pháp chế tham vấn, kiểm tra cho ý kiến.

Thẩm định TSĐB: có thể thực hiện đồng thời với thẩm định tín dụng. Nếu vượt thẩm quyền định giá của đơn vị, hồ sơ TSĐB sẽ phải chuyển cho phòng định giá TSĐB hội sở.

Kết quả:

Tờ trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân với các khoản mục được trình bày chi tiết:

I. Thông tin về khách hàng (xem phụ lục 5.1)

II. Hiện trạng – kiến nghị cấp tín dụng (xem phụ lục 5.2)

III. Lịch sử/uy tín giao dịch của khách hàng (xem phụ lục 6.1)

IV. Mô tả nhận xét phương án sử dụng vốn vay (xem phụ lục 6.2)

V. Tình hình tài chính cá nhân của khách hàng (xem phụ lục 7.1)

VI. Nguồn trả nợ (xem phụ lục 7.2)

VII. Nhận xét chung về HSTD và các chỉ số rủi ro (xem phụ lục 8.1)

VIII.Kiến nghị (xem phụ lục 8.2)

Bước 3: Xét duyệt hồ sơ vay:

 Đăng kí trình HSTD: CA trình cho cấp kiểm soát phù hợp sau khi được thông qua bởi KSV-TD:

 Đối với hồ sơ vay nhỏ hơn 200 triệu đồng: trình cho GĐ/PGĐ phòng giao dịch.  Đối với hồ sơ vay từ 200 đến 300triệu đồng: trình cho ban tín dụng chi nhánh

(Nếu bị từ chối vẫn có thể trình tiếp lên ban tín dụng hội sở).

 Đối với hồ sơ vay trên 300t riệu đồng: trình cho ban tín dụng hội sở.  Phê duyệt HSTD và thông báo kết quả cho KH:

Sau khi có ý kiến phê duyệt của cấp kiểm soát tương ứng:

Nếu trong trường hợp không cho vay: CA thông báo từ chối trình lãnh đạo ký, trong đó nêu rõ lý do từ chối cấp tín dụng.

Bước 4: Hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, hẹn khách hàng công chứng TSĐB, đăng kí giao dịch đảm bảo và kí kết HĐTD:

 Hồ sơ đã được phê duyệt, CA sẽ chuyển cho bộ phân pháp lí chứng từ (PLCT).

 Nếu là hồ sơ từ chối: PLCT sẽ chuyển cho CSR-VH và CSR-VH sẽ tạo hồ sơ từ chối trên TCBS về TK bị từ chối theo phê duyệt

 Nếu là hồ sơ được phê duyệt vay: PLCT soạn hồ sơ hẹn KH đi công chứng và soạn hợp đồng.

 Nhân viên PLCT giao hồ sơ cho KSV-TD và CRS-VH kiểm tra. Hợp đồng tín dụng đã được kí kết và đóng dấu sẽ được chuyển lại cho nhân viên PLCT để đi công chứng thế chấp.Việc công chứng đăng kí TSĐB do nhân viên PLCT thực hiện theo thủ tục quy định.

 Thực hiện các thủ tục khác (nếu có):  Mua bảo hiểm.

 Làm văn bản cam kết.

 Nhận bổ sung chứng từ còn thiếu.

Bước 5: Giải ngân theo HĐTD:

CSR-VH nhận lại hồ sơ đã được kí kết và công chứng từ nhân viên PLCT và soạn khế ước nhận nợ, tạo tạo tài khoản cho vay của khách hàng trên TCBS. Sau đó, CSR-VH sẽ thông báo và hẹn KH giải ngân.

CSR-VH kiểm tra các điều kiện giải ngân trong phê duyệt, khi đầy đủ chuyển cho bộ phận giao dịch thực hiện thủ tục chi tiền.

Bộ phận giao dịch giải ngân cho khách hàng và chuyển lại các chứng từ lưu cho Loan – CSR.

Sau khi giải ngân, khoản vay được bộ phận trung tâm thu nợ quản lý quá trình nợ. Lưu trữ hồ sơ vay.

Lưu trừ hồ sơ vay theo quy định ACB. Lưu bản chính giấy tờ liên quan đến TSBĐ.

Bước 6: Giám sát kiểm tra sử dụng vốn vay:

CA, CSR-VH phụ trách hồ sơ tiến hành theo dõi, nhắc nhở và đôn đốc KH bỏ sung đầy đủ các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Định kì theo dõi danh sách KH đến kì hạn trả nợ trên TCBS và nhắc nhở KH trả đúng hạn.

CA, PFC còn phải định kỳ kiểm tra tại cơ sở kinh doanh của khách hàng. Qua việc kiểm tra cán bộ tín dụng có thể đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không để có những biện pháp xử lý thích hợp.

Bước 7: Quản lý và lưu trữ hồ sơ vay:

Hồ sơ vay do CSR-VH chịu trách nhiệm quản ký và lưu trữ.

Trong bìa hồ KH vay: hồ sơ nhân thân, hồ sơ vay, hồ sơ TSĐB, hồ sơ tài chính, hồ sơ pháp lý được sắp xếp, phân loại theo đúng quy định.

Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng:

VSR-VH thực hiện:

 KH tất toán khoản vay, CSR-VH kiểm tra TCBS về TSĐB, giải chấp TSĐB.  Lưu hồ sơ thanh lý.

2.2.3. Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ACB – Lê Quang Định: cho khách hàng cá nhân tại ACB – Lê Quang Định:

a) Cơ cấu dư nợ cho vay SXKD dành cho KHCN trong tổng dư nợ cho vay cá nhân.

Năm 2009 Năm 2010 Thay đổi so với 2009

Trị giá Tỉ trọng Trị giá Tỉ trọng Giá trị Tỉ lệ

thay đổi

Cho vay KHCN 91,5 100% 183,7 100% 92,2 100,77%

Cho vay SXKD dành cho KHCN 50,1 54,75% 96,6 52,59% 46,5 92,81% Cho vay phi sản xuất kinh doanh 41,4 45,25% 87,1 47,41% 45,7 110,39%

Nguồn: ACB-Lê Quang Định

Biểu đồ cơ cấu cho vay KHCN năm 2009 và 2010

Đvt: tỷ đồng

Hình 2.1

Ở cả hai năm 2009 và 2010 thì trong mảng khách hàng cá nhân, cho vay để sản xuất

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định” ppt (Trang 29 - 56)