phân tích chiến lược kinh doanh tập đoàn viễn thông viettel

43 3.1K 35
phân tích chiến lược kinh doanh tập đoàn viễn thông viettel

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

8 Mục lục Mục lục 1 LỜI NÓI ĐẦU 3 1. GIỚI THIỆU CÔNG TY VIETTEL 4 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 4 1.1.1 Giới thiệu chung về công ty 4 1.1.2 Chặng đường phát triển: 4 1.1.3 Hoạt động kinh doanh 5 1.2 Sứ mệnh và tầm nhìn 5 1.2.1 Sứ mạng 5 1.2.2 Quan điểm phát triển 5 1.2.3 Giá trị cốt lõi 5 1.2.4 Tầm nhìn thương hiệu 5 1.3 Tính hình kinh doanh 6 1.3.1 Doanh thu Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2010 6 1.3.2 Kinh phí đầu tư cho viễn thông của Viettel giai đoạn 2000 – 2010 6 1.3.3 Lợi nhuận của Viettel giai đoạn 2000 – 2010 6 1.3.4 Thống kê chung ngành Viễn thông 6 2. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIETTEL 7 2.1 Phân tích môi trường bên ngoài 7 2.1.1 Môi trường vĩ mô 8 2.1.2 Môi trường vi mô 10 2.2 Phân tích môi trường bên trong 12 2.2.1 Văn hóa công ty 12 2.3 Nhận dạng chiến lược của công ty Viettel 20 2.3.1 Chiến lược cấp công ty 20 2.3.2 Chiến lược cấp SBU: Dẫn đầu chi phí thấp 30 2.3.3 Chiến lược cấp chức năng 33 2.4 Đánh giá chiến lược kinh doanh 37 2.4.1 Cấp công ty 37 2.4.2 Cấp SBU: Dẫn đầu chi phí thấp 40 8 3. ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VIETTEL 41 3.1 Chiến lược hội nhập hàng ngang: 41 3.2 Chiến lược hội nhập phía trước: 41 3.3 Phát triển sản phẩm: 42 3.4 Phát triển thị trường: 42 3.5 Phát triển nhân sự kết hợp với việc phát triển thị trường: 43 3.6 Giữ chân thị phần: 43 8 LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế Việt Nam những năm qua có sức tăng trưởng cao dù đang gặp phải những khó khăn ngoại vi cũng như nội tại. Đó cũng là sự nỗ lực và phấn đấu của các doanh nghiệp nội địa mong muốn trụ vững trên thị trường cũng như các chính sách hỗ trợ tích cực từ phía chính phủ quốc gia. Với sự tăng trưởng của nền công nghiệp trong nước như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc phát triển và củng cố vị thế tại thị trường nội địa, cũng đang tìm cơ hội mở rộng thị trường quốc tế tại những quốc gia mới tiềm năng. Một trong những ví dụ điển hình đó chính là Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel). Qua 10 năm phát triển và hình thành, công ty đã thành công khi chiếm lĩnh thị phần từ các đối thủ nặng kí có kinh nghiệm trong lĩnh vực Viễn thông, cũng như chiếm cả trái tim người tiêu dùng Việt Nam. Với những chiến lược đúng đắn, cùng sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, công ty Viettel từng bước đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực này với mong muốn mang lại giá trị phục vụ tốt nhất cho người dân. Từ những năm 2006, Viettel trở thành người tiên phong trong lĩnh vực Viễn thông Việt Nam khi đầu tư tại thị trường nước ngoài. Các nước như Lào, Campuchia, Mozambique, Haiti được xem là thị trường đầy triển vọng cho công ty phát triển và mở rộng. Với tham vọng mở rộng mạng lưới thuê bao sử dụng đạt 1 tỷ người (1/8 dân số thế giới) vào năm 2020, thì đây chính là những bước đi đầu tiên để Viettel có thể làm nên điều kì diệu đó. Vì thế, việc phân tích nguyên nhân vì sao Viettel đã đạt những thành tựu xuất sắc đó, cũng như những chiến lược mà Viettel sử dụng để đạt được vị thế ngày hôm nay chính là mục tiêu nghiên cứu của đề tài chúng tôi. Về ý nghĩa của đề tài, chúng tôi thông qua việc tìm hiểu, phân tích các chiến lược mà công ty Viettel sử dụng tại thị trường nội địa và quốc tế để từ đó đánh giá những mặt thuận lợi và khó khăn mà Viettel đang gặp phải. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề xuất những giải pháp mang tính chiến lược cho công ty để khắc phục và phát triển trong những năm sắp tới để đạt được mục tiêu đã đề ra. 8 Dù có những thiếu sót về việc hạn chế thông tin cũng như kinh nghiệm, nhưng chúng tôi vẫn mong đề tài nghiên cứu này vẫn có thể sử dụng với giá trị tham khảo khi nghiên cứu về Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel). 1. GIỚI THIỆU CÔNG TY VIETTEL 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1.1.1 Giới thiệu chung về công ty Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT). Với slogan "Hãy nói theo cách của bạn", Viettel luôn cố gắng nỗ lực phát triển vững bước trong thời gian hoạt động. 1.1.2 Chặng đường phát triển: Thời gian Hoạt động 1/6/1989 Thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO), tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) 1995 Doanh nghiệp mới duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam. 31/5/2002 Công ty Điện thoại di động Viettel (Viettel Mobile) được thành lập trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) 5/4/2007 Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập , trên cở sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel 2009 Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thành lập theo quyết định 2097/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 14 tháng 12 năm 2009, là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu 8 tượng và điều lệ tổ chức riêng. 1.1.3 Hoạt động kinh doanh • Cung cấp dịch vụ Viễn thông; • Truyền dẫn; • Bưu chính; • Phân phối thiết bị đầu cuối; • Đầu tư tài chính; • Truyền thông; • Đầu tư Bất động sản; • Xuất nhập khẩu; • Đầu tư nước ngoài. 1.2 Sứ mệnh và tầm nhìn 1.2.1 Sứ mạng Sáng tạo để phục vụ con người – Caring Innovator 1.2.2 Quan điểm phát triển - Kết hợp chặt chẽ kinh tế với Quốc phòng. - Chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng. - Kinh doanh định hướng khách hàng. - Phát triển nhanh, liên tục cải cách để bền vững. - Lấy con người làm yếu tố cốt lõi. 1.2.3 Giá trị cốt lõi - Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý. - Trưởng thành qua những thách thức và thất bại. - Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh. - Sáng tạo là sức sống. - Tư duy hệ thống. - Kết hợp Đông - Tây. - Truyền thống và cách làm người lính. - Viettel là ngôi nhà chung. 1.2.4 Tầm nhìn thương hiệu. Tầm nhìn thương hiệu được cô đọng từ việc thấu hiểu những mong muốn của khách hàng và những nỗ lực đáp ứng của Viettel. Viettel hiểu rằng, khách hàng luôn muốn được lắng nghe, quan tâm chăm sóc như những cá thể riêng biệt. Vì thế công ty sẽ nỗ lực để sáng tạo phục vụ những nhu cầu riêng biệt ấy với một sự chia sẻ, thấu hiểu nhất và khuyến khích khách hàng nói theo cách mà họ mong muốn và bằng tiếng nói của chính mình – “Hãy nói theo cách của bạn”.s 8 1.3 Tính hình kinh doanh 1.3.1 Doanh thu Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2010 1.3.2 Kinh phí đầu tư cho viễn thông của Viettel giai đoạn 2000 – 2010 1.3.3 Lợi nhuận của Viettel giai đoạn 2000 – 2010 1.3.4 Thống kê chung ngành Viễn thông 8 Biểu đồ tỉ lệ thị phần doanh thu năm 2011 ngành Viễn thông Tổng doanh thu ngành năm 2011 là 145.626 tỷ đồng trong đó thị phần doanh thu của VIỆT NAMPT chiếm 51,65%; Viettel là 40,26%; FPT Telecom 2,4%; Hà Nội Telecom 2,68% và doanh thu tổng của cả Gtel, VTC, CMC TI, SPT và EVIỆT NAM Telecom là 1,54%. Biểu đồ tỉ lệ thị phần theo thuê bao điện thoại cố định năm 2011 Biểu đồ tỷ lệ thị phần theo thuê bao điện thoại di động năm 2011 2. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIETTEL 2.1 Phân tích môi trường bên ngoài 8 2.1.1 Môi trường vĩ mô 2.1.1.1 Tình hình kinh tế Trong những năm vừa qua, tình hình chính trị ổn định; kinh tế - xã hội phục hồi trong năm 2010 sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ngay sau đó giá hàng hóa, dầu mỏ và một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao và diễn biến phức tạp. Ở trong nước, lạm phát và mặt bằng lãi suất cao gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư. Vào năm 2012, tiếp tục chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công kéo dài ở châu Âu, kinh tế thế giới diễn biến không thuận lợi. Tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đạt mức thấp. Lạm phát, lãi suất ở mức cao. Sản xuất có dấu hiệu suy giảm trong một vài tháng đầu năm do tiêu thụ hàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng. Vốn huy động thiếu cùng với thị trường tiêu thụ giảm sút gây sức ép cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với ngành Bưu Chính – Viễn Thông, vào năm 2011, số thuê bao điện thoại phát triển mới đạt 11,8 triệu thuê bao, giảm 12,9% so với năm 2010. Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 12/2011 ước tính đạt 133,1 triệu thuê bao, tăng 3,9% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 15,5 triệu thuê bao cố định, tăng 0,1% và 117,6 triệu thuê bao di động, tăng 4,4%. Số thuê bao internet băng rộng trên cả nước tính đến cuối tháng 12/2011 ước tính đạt 4,2 triệu thuê bao, tăng 16,1% so với cùng thời điểm năm trước. Số người sử dụng internet tại thời điểm cuối tháng 12/2011 đạt 32,6 triệu người, tăng 22% so với cùng thời điểm năm trước. Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông năm 2011 ước tính đạt 167,1 nghìn tỷ đồng, tăng 19,3% so với năm 2010. Sự phát triển của mạng lưới Bưu Chính – Viễn Thông diễn ra với tốc độ nhanh chóng và kinh hoàng. Hiện tại với dân số Việt Nam khoảng 83,22 triệu người nhưng số thuê bao di động trong nước cán mốc trên 116 triệu (số liệu Tổng cục Thống kê cuối năm 2011), bằng gần 1,5 lần quy mô dân số, mà còn thể hiện rõ ở mức biến động giá dịch vụ viễn thông luôn ở mức âm trong rổ hàng hóa CPI vốn tăng không ngừng trong nhiều năm qua. Như vậy thị trường trong nước đang có xu hướng bão hòa. 8 2.1.1.2 Tình hình chính trị Việt Nam giữ vững được ổn định, phát triển khu vực tư nhân năng động, tích cực tham gia kinh tế quốc tế, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, gỡ bỏ các rào cản trong kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài. Chính sách đổi mới, mở cửa cùng với sự ổn định về chính trị, môi trường sống an toàn, an ninh là những nguyên nhân cơ bản khiến lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Chương trình tổng thể cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam trong 10 năm qua, đặc biệt là trong 3 năm gần đây, kể từ khi bắt đầu thực hiện Đề án 30. Chương trình cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam là một quyết tâm chính trị lớn, nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Quan trọng hơn, để từ đó góp phần thêm vào trình tự cải cách thể chế. Về đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã được triển khai một cách chủ động, toàn diện và hiệu quả, nắm bắt cơ hội, hóa giải thách thức, mang lại những kết quả quan trọng. Ngoại giao kinh tế được đẩy mạnh với việc lồng ghép các nội dung kinh tế thực chất vào các chuyến thăm cấp cao của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước; tổ chức thành công Diễn đàn Kinh tế Đông Á, các Hội nghị Bộ trưởng Mekong – Mỹ và Mekong – Nhật; tham gia và đóng góp tích cực vào hội nghị thượng đỉnh G-20. Việt Nam đã đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch ASEAN 2010. Với chủ đề "Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ Tầm nhìn tới Hành động", Việt Nam đã chủ trì tổ chức thành công các Hội nghị cấp cao ASEAN 16 và 17, Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA 31), các hội nghị bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng quốc phòng và các hoạt động liên quan. Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong APEC. Đây cũng là khu vực dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Hầu hết các đối tác chiến lược quan trọng và các đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của ta là các nền kinh tế thành viên của APEC. Do đó APEC đóng vai trò quan trọng trong chiến lược hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. 8 2.1.1.3 Tình hình pháp luật Với sự mở cửa của nước nhà, hệ thống pháp luật Việt Nam đang dần hoàn thiện để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Bằng chứng là việc ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, Nghị định 78/2006/NĐ-CP và Luật Đầu tư 2005 đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi đầu tư ra nước ngoài việc quản lý còn nhiều bất cập. Nơi cấp giấy đầu tư ra nước ngoài chỉ tập trung tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gây tốn kém thời gian và tiền bạc cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, nhiều thủ tục bất hợp lý có liên quan đến cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, mở tài khoản, chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư. Bên cạnh đó, đại diện của Chính phủ VIỆT NAM ở nước ngoài chưa thật sự hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tại đất nước đó, nên các nhà đầu tư trong nước cảm thấy lạc long và khó khăn khi triển khai dự án ở nước ngoài. Về Luật Viễn Thông, Việt Nam đã xây dựng và ban hành được hai luật quan trọng gồm Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện cùng hàng loạt nghị định và văn bản pháp lý về các vấn đề để quản lý Internet, tin nhắn rác, quản lý thuê bao di động trả trước. Dù vậy vẫn có khoảng cách giữa việc thực hiện pháp luật đế đời sống mà nguyên nhân chủ yếu là bản thân các cơ quan có trách nhiệm vẫn chưa nỗ lực thực hiện. Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan vẫn chưa chặt chẽ khi Bộ Công thương vẫn chưa thể ban hành văn bản pháp quy liên quan đến việc khuyến mại trong lĩnh vực di động cũng như Bộ TTTT cũng như đơn vị quản lý vẫn chưa thể kết nối dữ liệu với cơ quan công an để kiểm tra, đối chiếu thông tin cá nhân thuê bao cho chính xác để quản lý. 2.1.2 Môi trường vi mô 2.1.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại . Nhận dạng chiến lược của công ty Viettel 20 2.3.1 Chiến lược cấp công ty 20 2.3.2 Chiến lược cấp SBU: Dẫn đầu chi phí thấp 30 2.3.3 Chiến lược cấp chức năng 33 2.4 Đánh giá chiến lược kinh doanh. tiêu chí tiếp cận kinh doanh, Chiến lược định vị và tiêu chí tiếp cận kinh doanh “Vì khách hàng trước, vì mình sau” là 2 nguyên nhân dẫn đến thành công của Viettel. Chiến lược định vị: giá thấp,. 2,5) 2. Chiến lược phát triển sản phẩm (S 2,6,8 – O 3) 3. Chiến lược thâm nhập thị trường (S 3,5,6 – O 4). 1. Chiến lược hội nhập hàng ngang (Khắc phục W1 để nắm bắt O1, O3.) 2. Chiến lược kinh

Ngày đăng: 30/07/2014, 14:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • 1. GIỚI THIỆU CÔNG TY VIETTEL

    • 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

      • 1.1.1 Giới thiệu chung về công ty

      • 1.1.2 Chặng đường phát triển:

      • 1.1.3 Hoạt động kinh doanh

      • 1.2 Sứ mệnh và tầm nhìn

        • 1.2.1 Sứ mạng

        • 1.2.2 Quan điểm phát triển

        • 1.2.3 Giá trị cốt lõi

        • 1.2.4 Tầm nhìn thương hiệu.

        • 1.3 Tính hình kinh doanh

          • 1.3.1 Doanh thu Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2010

          • 1.3.2 Kinh phí đầu tư cho viễn thông của Viettel giai đoạn 2000 – 2010

          • 1.3.3 Lợi nhuận của Viettel giai đoạn 2000 – 2010

          • 1.3.4 Thống kê chung ngành Viễn thông

          • 2. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIETTEL

            • 2.1 Phân tích môi trường bên ngoài

              • 2.1.1 Môi trường vĩ mô

                • 2.1.1.1 Tình hình kinh tế

                • 2.1.1.2 Tình hình chính trị

                • 2.1.1.3 Tình hình pháp luật

                • 2.1.2 Môi trường vi mô

                  • 2.1.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại

                  • 2.1.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

                  • 2.1.2.3 Khách hàng tiêu thụ

                  • 2.1.2.4 Nhà cung cấp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan