XUẤT HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VIETTEL

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược kinh doanh tập đoàn viễn thông viettel (Trang 41 - 43)

3.1 Chiến lược hội nhập hàng ngang:

Chiến lược kết hợp theo chiều ngang là tìm kiếm quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với đối thủ cạnh tranh cho phép tăng hiệu quả về phạm vi và làm tăng trao đổi các nguồn tài nguyên, năng lực, tăng vị thế cạnh tranh hoặc tính độc quyền, từ đó có thể nâng cao thị phần và kiểm soát thị trường

Khả năng: Viettel có tiềm lực về tài chính và thị trường có năng lực quản lý thành công một tổ chức được mở rộng.

Tiến hành: Trước hết Viettel có thể áp dụng hình thức liên kết với các đối thủ cạnh tranh trong thị trường nước ngoài. Đa phần các thị trường này đều có 3-4 nhà cung cấp khác. Đầu tiên là liên kết giữa các nhà mạng giữa các đối thủ cạnh tranh trong cùng thị trường với nhau để hệ thống viễn thông quốc gia thông suốt (từng áp dụng tại Campuchia), tạo được ấn tượng tốt với khách hàng cũng như gia tăng thị phần áp đảo.

Liên kết dưới hình thức hỗ trợ kỹ thuật lẫn nhau hoặc cho thuê cơ sở hạ tầng Viettel sẵn có với điều kiện là Viettel có quyền sở hữu một lượng cổ phẩn trong công ty đối thủ => dần thực hiện các chiến lược hội nhập hàng ngang

3.2 Chiến lược hội nhập phía trước:

Hội nhập thuận chiều (về phía trước): chiến lược tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua con đường hội nhập thuận chiều là chiến lược tiến hành mua lại, nắm quyền sở hữu hoặc tăng sự kiểm soát đối với các nhà tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp như hệ thống bán và phân phối sản phẩm.

Phương cách hiệu quả để thực thi chiến lược kết hợp này là nhượng quyền kinh doanh.

Thực hiện qua các phương án:

a/ Các hợp đồng ngắn hạn và đấu giá cạnh tranh

 Đấu giá nhà phân phối trong thời gian ngắn hạn cũng phù hợp với hệ thống phân phối rộng khắp hiện tại

b/ Hợp đồng dài hạn

Cả hai bên cam kết sẽ thực hiện các biện pháp cố gắng hạ chi phí và nâng cao năng suất dịch vụ và phân phối.

Lợi ích:

- Tạo ra được rào cản nhập cuộc đối với các đối thủ cạnh tranh mới - Tạo sự khác biệt rõ ràng hơn

- Làm cho việc lập kế hoạch được linh hoạt và cải thiện

- Giảm được chi phí Marketing: rõ ràng nếu hội nhập sẽ giảm được chi phí mua hàng và

bán hàng.

Khó khăn:

- Chi phí quản lý cao

- Dễ tạo ra tính ỷ lại trong các kênh phân phối độc quyền/nhà phân phối trực thuộc công ty -> không tiềm cách nâng cao hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.

3.3 Phát triển sản phẩm:

Tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ ví dụ như D-com 3G của Viettel có chất lượng chưa ổn định

Phát triển sản phẩm mới cũng như cung cấp nhiều dịch vụ mới theo kịp nhu cầu thị trường. Mạng đi động tiên tiến 4G còn chưa phổ biến.

VD: thâm nhập vào thị trường truyền hình cáp còn rất nhiều tiềm năng và hiện nay các nhà cung cấp khác đanh cung cấp với chất lượng chưa tốt và giá còn tương đối cao bởi thói quen xem TV không trả phí của người dân.

Viettel có thế mạnh khác để thâm nhập vào thị trường trên chính là hệ thống cáp quang sẵn có.

3.4 Phát triển thị trường:

Việc phát triển thị trường ở các nước Campuchia, Lào, Haiti, Mozambique, Peru được xác định là giai đoạn thử nghiệm trước khi bước chân sâu vào thị trường thế giới. Có được những thành công nhất định chứng tỏ các chiến lược Viettel áp dụng là hợp lý và trong thời gian tới

Viettel sẽ bước vào giai đoạn bùng nổ, thâm nhập sâu hơn vào thị trường mới với những nét tương đồng với thị trưởng cũ như:

- Myanmar

- Đông Timo

- Tanzania

- Etiopia và các nước cận sahara

- Kennya

- El Sanvador

Viettel đang bày tỏ mối quan tâm tới các thị trường Triều Tiên, Cuba, Venezuela, Slovakia, Paraguay và Cameroon.

Viettel sẽ chọn thị trường hiện có làm trung tâm sau đó phát triển lan rộng ra.

Điều này giúp công ty có khả năng quản lý hiệu quả hơn theo khu vực, trao đổi kinh nghiệm học tập lẫn nhau, cũng như thực hiện các gói Roaming giữa các quốc gia trong khu vực giúp tăng thế mạnh cạnh tranh so với các đối thủ khác trong khu vực cũng như phát triển thế mạnh theo nhóm giúp danh tiếng thương hiệu của Viettel có sức ảnh hưởng mạnh hơn.

3.5 Phát triển nhân sự kết hợp với việc phát triển thị trường:

Bên cạnh việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bằng các biện pháp đào tạo… Viettel có thể tận dụng ưu thế từ các thị trường có trước.

Như khi phát triển thị trường theo hình thức mở rộng từ trung thâm thì Viettel nên sử dụng nhân sự đã qua đào tạo của thị trường trung tâm có trước để có sự thích nghi về văn hóa và ngôn ngữ dễ dàng hơn.

3.6 Giữ chân thị phần:

Cung cấp chuyển tự do các gói cước bằng các cú pháp đơn giản sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng trong từng giai đoạn thay vì phải đến trung tâm/đại lý để đăng ký như hiện nay. Sim Student cung cấp cho các sinh viên trong thời hạn nhất định, sau khi hết thời hạn Viettel có thể tự động chuyển thuê bao đó sang gói cước Corporate phù hợp hơn khi sinh viên có việc làm và nhu cầu sử dụng dịch vụ khác.

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược kinh doanh tập đoàn viễn thông viettel (Trang 41 - 43)